Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng (SDD) trên người cao tuổi là một vấn đề nổi lên ở Việt Nam cũng như toàn

cầu. SDD còn là một trong mười yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong ở Việt Nam. Do đó, đánh

giá tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi là rất quan trọng để xác định và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại

bệnh viện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 236 người cao tuổi đến khám

ngoại trú tại Bệnh viện Tuy Phong từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. Thông tin được thu thập bằng bộ câu

hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ bệnh án.

Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi theo phương pháp MNA-SF là 14,4% và 25,9% có nguy cơ

suy dinh dưỡng. Có mối liên quan giữa SDD theo MNA-SF với các yếu tố: nhóm tuổi, mức sống kinh tế, thói

quen ăn uống và BMI.

Kết luận: Tầm soát tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đến khám ngoại trú nên được thực

hiện hàng năm để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, từ đó can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và

hiệu quả hơn.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 1

Trang 1

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 2

Trang 2

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 3

Trang 3

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 4

Trang 4

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 5

Trang 5

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 6

Trang 6

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 7

Trang 7

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8800
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 87
TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ 
TẠI MỘT BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2020 
Võ Văn Tâm1, Nguyễn Thị Kim Vệ2, Phạm Thị Lan Anh1 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng (SDD) trên người cao tuổi là một vấn đề nổi lên ở Việt Nam cũng như toàn 
cầu. SDD còn là một trong mười yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong ở Việt Nam. Do đó, đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi là rất quan trọng để xác định và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại 
bệnh viện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận năm 2020. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 236 người cao tuổi đến khám 
ngoại trú tại Bệnh viện Tuy Phong từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. Thông tin được thu thập bằng bộ câu 
hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ bệnh án. 
Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi theo phương pháp MNA-SF là 14,4% và 25,9% có nguy cơ 
suy dinh dưỡng. Có mối liên quan giữa SDD theo MNA-SF với các yếu tố: nhóm tuổi, mức sống kinh tế, thói 
quen ăn uống và BMI. 
Kết luận: Tầm soát tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đến khám ngoại trú nên được thực 
hiện hàng năm để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, từ đó can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và 
hiệu quả hơn. 
Từ khóa: suy dinh dưỡng, người cao tuổi 
ABSTRACT 
PREVALENCE OF MALNUTRITION AND RELATED FACTORS OF THE ELDER OUTPATIENT AT A 
DISTRICT HOSPITAL IN BINH THUAN PROVINCE 2020 
Vo Van Tam, Nguyen Thi Kim Ve, Pham Thi Lan Anh 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 87 - 94 
Backgrounds: Malnutrition among the elderly is an emerging problem in Vietnam as well as globally. 
Malnutrition is also one of the top ten risk factors for disability and death in Vietnam. Therefore, assessing the 
nutritional status of the elderly is very important to identify and provide timely intervention. 
Objectives: to determine the prevalence of malnutrition and related factors of the elder outpatient in Tuy 
Phong Hospital - Binh Thuan province, 2020. 
Method: A cross-sectional study was conducted in 236 the older people in Tuy Phong hospital from January 
to March 2020. Information was collected using a face-to-face interview questionnaire and investigating the 
medical record. 
Results: The proportion of malnutrition by MNA-SF was 14.4% and 25.9% at risk nutrition. There was a 
relationship between nutrition status by MNA-SF and related factors: age, age groups, economic, eating habits, 
anthropometric indicators such as BMI, average weight and arm circumference. 
1Bộ môn Dinh dưỡng – Thực phẩm, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM 
2Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Võ Văn Tâm ĐT: 0376545712 Emaill: vantam.yds@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 88
Conclusion: Screening for the elderly malnutrition status should be done annually to assess the status of 
malnutrition, thereby timely, appropriate and effective nutritional intervention. 
Keywords: malnutrition, the elder 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy dinh dưỡng (SDD) là một vấn đề 
nghiêm trọng trên toàn cầu(1). Trên Thế giới, dân 
sô người cao tuổi không ngừng tăng lên và cùng 
với đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng ngày càng gia 
tăng, với tỉ lệ hiện mắc chung là 22,6%(2). Tại Việt 
Nam, suy dinh dưỡng là một trong mười yếu tố 
nguy cơ hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong(3). 
SDD ở người cao tuổi là tình trạng thường 
gặp do tác động lão hóa dẫn đến những thay đổi 
về tâm lý, sinh lý, thể chất(4). Không những thế, 
suy dinh dưỡng liên quan đến bệnh tật ở người 
cao tuổi còn ảnh hưởng xấu tới quá trình và chất 
lượng điều trị(5). Đối với người cao tuổi thì MNA 
được coi là công cụ sàng lọc dinh dưỡng hữu 
hiệu nhất. Thực tế, công cụ này được giản đơn 
thành MNA-SF được coi là công cụ sàng lọc độc 
lập, nhanh chóng và có độ tin cậy cao(6). Một số 
nghiên cứu trên Thế giới ở người cao tuổi sử 
dụng MNA-SF cho kết quả khá cao: 16,9-26,9% 
bị SDD. 
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho 
thấy có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với 
các yếu tố ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tại Việt 
Nam chưa có nhiều nghiên cứu nói về vấn đề 
này. Chính vì lí do đó chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu: “Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố 
liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú 
tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình 
Thuận năm 2020” đề từ đó nhằm can thiệp dinh 
dưỡng sớm hơn, góp phần cải thiện chất lượng 
cuộc sống cho người cao tuổi. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Những bệnh nhân đến khám ngoại trú 
phòng khám Nội khoa bệnh viện Tuy Phong từ 
đủ 60 tuổi trở lên trong thời gian nghiên cứu từ 
tháng 01/2020 đến  ...  
Tôn giáo 
Không tôn giáo 
Phật giáo 
Đạo Bà Ni 
Đạo Bà La Môn 
Thiên Chúa giáo 
145 
73 
9 
6 
3 
61,5 
30,9 
3,8 
2,5 
1,3 
Trình độ học vấn 
Dưới cấp 1 
Cấp 1 
47 
125 
19,9 
53,0 
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) 
Cấp 2 
Cấp 3 
Trên cấp 3 
40 
20 
4 
17,0 
8,4 
1,7 
Đối tượng sống chung 
Sống chung với vợ/ chồng và con cháu 
Sống chung với con cháu 
Sống với vợ/ chồng 
Sống một mình 
Sống chung với người khác 
90 
71 
52 
21 
2 
38,1 
30,1 
22,0 
8,9 
0,9 
Mức sống hiện tại 
Nghèo, cận nghèo 
Trung bình 
Giàu, khá 
23 
179 
34 
9,7 
75,9 
14,4 
*: Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Bảng 2 cho thấy tuổi trung bình của đối 
tượng là 69,2±7,9 tuổi, trong đó nhóm tuổi 60-69 
tuổi chiếm phần lớn với 57,2%. Tỉ lệ nữ giới 
(53,8%) tham gia nhiều hơn nam giới (46,2%). 
Tình trạng không tôn giáo chiếm 61,5%. Trình 
độ học vấn dưới cấp 2 chiếm gần ¾ dân số tham 
gia và có 8,9% người cao tuổi (NCT) đang sống 
một mình. Về tình trạng kinh tế, thì đa số NCT 
có mức sống trung bình, chiếm 75,9%. Tuy 
nhiên, có gần 10% NCT có mức sống nghèo và 
cận nghèo. 
Bảng 3: Đặc điểm lối sống, thói quen tình trạng sức 
khỏe – bệnh lý (n=236) 
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) 
Hút thuốc lá 
Đang HTL 
Đã từng HTL 
Không HTL 
44 
57 
135 
18,6 
24,2 
57,2 
Sử dụng rượu/bia 
Có 
Không 
44 
192 
18,6 
81,4 
Số ly nước uống mỗi ngày (1 ly= 200ml) 7,5±3,3* 
Thói quen ăn uống 
Tốt 
Khá tốt 
Chưa tốt 
142 
81 
13 
60,2 
34,3 
5,5 
Trung bình số bệnh đồng mắc 
2,8 
±1,1* 
Các bệnh lý hiện mắc 
Tăng huyết áp 
Bệnh đường tiêu hóa 
Đái tháo đường 
Bệnh động mạch vành 
Bệnh rối loạn chuyển hóa 
Bệnh xương khớp 
Bệnh mạch máu não 
188 
98 
87 
74 
66 
48 
19 
79,7 
41,5 
36,9 
31,4 
28,0 
20,3 
8,1 
Có đang điều trị thuốc 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 91
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) 
Có 
Không 
236 
0 
100,0 
0 
Số loại thuốc uống trong ngày 4,5 ± 1,6* 
Chứng khó nuốt 
Có 
Không 
4 
232 
1,7 
98,3 
Vấn đề SKRM 
Có 
Không 
188 
48 
79,7 
20,3 
 *: Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Bảng 3 cho thấy có 57,2% NCT chưa bao 
giờ hút thuốc lá và có 81,4% hiện tại không có 
sử dụng rượu, bia. Trung bình mỗi ngày NCT 
uống khoảng 1,5 lít nước và chỉ có 5,5% NCT 
có thói quen ăn uống chưa tốt. Trung bình mỗi 
NCT có 3 bệnh đồng mắc. Trong đó, có khoảng 
60% NCT có từ 3 bệnh đồng mắc trở lên và 
hơn ¼ NCT có từ 4 bệnh đồng mắc. Trong số 
các bệnh lý thì bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 
nhiều nhất gần 80% và trung bình mỗi ngày 
một NCT uống 4,5±1,6 loại thuốc. Chỉ có 
khoảng 2% NCT có chứng khó nuốt. Tuy 
nhiên, tỉ lệ NCT có vấn đề về sức khỏe răng 
miệng chiếm khá cao với 79,7% như: gãy răng, 
mang răng giả hay đau buốt khi ăn. 
Bảng 4 cho thấy tỉ lệ NCT có tình trạng suy 
dinh dưỡng chiếm 14,4% và có 25,9% NCT có 
nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp 
MNA-SF. Trong khi đó, đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng theo BMI của WHO thì tỉ lệ NCT có SDD 
chỉ chiếm 11,5%. 
Bảng 5 cho thấy tình trạng SDD theo MNA-
SF có mối liên quan với nhóm tuổi (p=0,007), 
nhóm tuổi càng tăng thì tỉ lệ SDD càng cao. Và 
kết quả còn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa SDD với mức sống hiện tại 
(p <0,001), NCT có mức sống hiện tại thuộc 
nghèo hoặc cận nghèo thì càng có nguy cơ mắc 
SDD cao hơn. Không tìm thấy mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa SDD với các đặc tính mẫu 
nghiên cứu: giới tính, tôn giáo, trình độ học vấn 
và đối tượng sống chung với p >0,05. 
Bảng 4: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MNA-SF và BMI (n=236) 
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) KTC 95% 
MNA-SF 
Dinh dưỡng bình thường (MNA-SF từ 12- 14 điểm) 
Có nguy cơ SDD (MNA-SF từ 8- 11 điểm) 
SDD (MNA-SF dưới 8 điểm) 
141 
61 
34 
59,7 
25,9 
14,4 
53,3 – 65,9 
20,6 – 31,9 
10,5 – 19,5 
BMI (kg/m
2
) 
Suy dinh dưỡng (BMI <18,5) 
Bình thường (BMI= 18,5- 24,9) 
Thừa cân, béo phì (BMI ≥25) 
27 
140 
69 
11,5 
59,3 
29,2 
7,9 – 16,2 
52,9 – 65,5 
23,8 – 35,4 
Bảng 5: Mối liên quan giữa MNA-SF với đặc điểm dân số xã hội (n=236) 
Đặc tính 
MNA-SF 
p 
SDD n(%) Nguy cơ SDD n(%) Không SDD n(%) 
Tuổi (Mean±SD) 71,4±9,7 70,5±8,6 68,1±6,9 0,008* 
Nhóm tuổi 
60- 69 
70- 79 
≥ 80 
15 (11,1) 
13 (17,3) 
6 (23,0) 
31 (23,0) 
20 (26,7) 
10 (38,5) 
89 (65,9) 
42 (56,0) 
10 (38,5) 
0,007* 
Giới tính 
Nam 
Nữ 
18 (16,5) 
16 (12,6) 
29 (26,6) 
32 (25,2) 
62 (56,9) 
79 (62,2) 
0,623 
χ=0,948 
Tôn giáo 
Có tôn giáo 
Không tôn giáo 
12 (13,2) 
22 (15,2) 
30 (33,0) 
31 (21,4) 
49 (53,8) 
92 (63,4) 
0,141 
χ=3,920 
Trình độ học vấn 
Dưới cấp 1 
Cấp 1 
8 (17,0) 
16 (12,8) 
17 (36,2) 
31 (24,8) 
22 (46,8) 
78 (62,4) 
0162* 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 92
Đặc tính 
MNA-SF 
p 
SDD n(%) Nguy cơ SDD n(%) Không SDD n(%) 
Cấp 2 
Cấp 3 
Trên cấp 3 
7 (17,5) 
2 (10,0) 
1 (25,0) 
9 (22,5) 
3 (15,0) 
1 (25,0) 
24 (60,0) 
15 (75,0) 
2 (50,0) 
Đối tượng sống chung 
Sống một mình 
Sống với người khác 
1 (4,8) 
33 (15,3) 
8 (38,1) 
53 (24,7) 
12 (57,1) 
129 (60,0) 
0,240 
χ=2,852 
Mức sống hiện tại 
Nghèo 
Trung bình 
Khá, giàu 
9 (39,2) 
23 (12,8) 
2 (5,9) 
7 (30,4) 
49 (27,4) 
5 (14,7) 
7 (30,4) 
107 (59,8) 
27 (79,4) 
<0,001* 
*: Hồi quy Logit thứ tự 
Bảng 6: Mối liên quan giữa MNA-SF với đặc điểm lối sống, thói quen tình trạng sức khỏe, bệnh lý (n=236) 
Đặc điểm 
MNA-SF 
p 
SDD n(%) Nguy cơ SDD n(%) Không SDD n(%) 
Hút thuốc lá 
Đang HTL 
Đã từng HTL 
Không HTL 
6 (13,6) 
12 (21,1) 
16 (11,9) 
15 (34,1) 
13 (22,8) 
33 (24,4) 
23 (52,3) 
32 (56,1) 
86 (63,7) 
0,316 
χ=4,730 
Sử dụng rượu/bia 
Có 
Không 
8 (12,9) 
26 (15,0) 
23 (37,1) 
38 (21,8) 
31 (50,0) 
110 (63,2) 
0,061 
χ=5,586 
Thói quen ăn uống 
Chưa tốt 
Khá tốt 
Tốt 
4 (30,8) 
15 (18,5) 
15 (10,6) 
4 (30,8) 
31 (38,3) 
26 (18,3) 
5 (38,4) 
35 (43,2) 
101 (71,1) 
<0,001* 
TB số ly nước/ngày TB ±SD 7,2±3,4 7,5±4,3 7,6±2,8 0,551 
Trung bình số bệnh đồng mắc 2,7±1,2 2,7±1,1 2,8±1,0 0,548* 
TB số loại thuốc uống mỗi ngày 4,6±1,7 4,2±1,7 4,6±1,4 0,390* 
Có đang mắc chứng khó nuốt 
Có 
Không 
2 (50,0) 
32 (13,8) 
0 (0) 
61 (26,3) 
2 (50,0) 
139 (59,9) 
0,096 
χ=4,695 
Có đang mắc vấn đề SKRM 
Có 
Không 
31 (16,5) 
3 (6,2) 
47 (25,0) 
14 (29,2) 
110 (58,5) 
31 (64,6) 
0,194 
χ=3,276 
*: Hồi quy Logit thứ tự 
Bảng 6 cho thấy có mối liên quan giữa tình 
trạng SDD với thói quen ăn uống (p <0,001), 
NCT có thói quen ăn uống càng không tốt càng 
có nguy cơ mắc SDD. Nghiên cứu không tìm 
thấy mối liên quan giữa SDD với các đặc tính lối 
sống, thói quen như hút thuốc lá, uống rượu, bia 
và số ly nước uống mỗi ngày và với các đặc 
điểm tình trạng sức khỏe bệnh lý như số bệnh lý 
hiện mắc, số loại thuốc uống mỗi ngày, chứng 
khó nuốt và tình trạng sức khỏe răng miệng. 
Bảng 7 cho thấy có mối liên quan giữa tình 
trạng dinh dưỡng theo MNA-SF với BMI 
(p <0,001). Nhóm NCT có chỉ số khối cơ thể 
(BMI) <18,5 kg/m2 càng dễ bị suy dinh dưỡng 
theo đánh giá dinh dưỡng MNA-SF hơn nhóm 
NCT có BMI từ 18,5 đến 24,9 kg/m2 và nhóm có 
tình trạng thừa cân, béo phì (BMI ≥25 kg/m2). 
Bảng 7: Mối liên quan giữa MNA-SF với BMI (n=236) 
Đặc điểm 
MNA-SF 
p SDD 
n(%) 
Nguy cơ 
SDD 
n(%) 
Không 
SDD 
n(%) 
BMI (kg/m
2
) 
BMI <18,5 
BMI= 18,5- 24,9 
BMI ≥ 25 
9 (33,3) 
25 (17,8) 
0 (0) 
17 (63,0) 
33 (23,6) 
11 (15,9) 
1 (3,7) 
82 (58,6) 
92 (84,1) 
<0,001* 
*: Hồi quy Logit thứ tự 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 93
BÀN LUẬN 
Qua kết quả cho thấy đặc điểm dân số 
nghiên cứu khá tương đồng với đặc điểm dân số 
người cao tuổi tại tỉnh Bình Thuận nói riêng và 
đặc điểm dân số người cao tuổi tại Việt Nam nói 
chung như: tỉ lệ nữ giới chiếm cao hơn nam giới 
nhưng chênh lệch không đáng kể. Nhóm tuổi từ 
60 đến 69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số 
NCT. Gần 50% dân số NCT có trình độ học vấn 
thấp, từ tiểu học trở xuống. Phần lớn NCT hiện 
tại đang sống chung với người thân trong gia 
đình, số NCT sống một mình không quá 10% 
dân số(7). 
Kết quả cho thấy tuổi trung bình của các đối 
tượng tham gia nghiên cứu là 69,2 ± 7,9 tuổi và 
nhóm tuổi phổ biến là sơ lão từ 60-69 tuổi chiếm 
57,2% có sự khác biệt khá lớn so với nghiên cứu 
của Shum NC khi nhóm đại lão từ 80 tuổi trở lên 
chiếm tỉ lệ cao nhất với 54%(8) điều này có thể lý 
giải do HongKong là một trong những quốc gia 
có dân số già cao nhất Thế giới(9). Tỉ lệ nữ giới 
trong nghiên cứu là 53,8% chiếm tỉ lệ cao hơn so 
với nam giới, kết quả này phù hợp với tình trạng 
“nữ hóa dân số già” của nước ta hiện nay. Trình 
độ học vấn của các đối tượng tham gia nghiên 
cứu khá thấp, chỉ khoảng 10% có trình độ từ 
THPT trở lên, kết quả này thấp hơn rất nhiều so 
với nghiên cứu của Marta M với hơn 80%(10), sự 
khác biệt này có thể do các đối tượng là NCT, 
sống trong thời kì đất nước còn chưa thống nhất, 
nền kinh tế còn khó khăn, nạn mù chữ còn cao. 
Trung bình số bệnh đồng mắc của đối tượng là 
2,8 ±1,1 bệnh và mỗi ngày một NCT uống 4,5 
±1,6 loại thuốc, kết quả thấp hơn nhiều so với 
nghiên cứu của Chatindiara I, Ilana F(11,12). Sự 
khác biệt này có thể được giải thích bởi các 
nghiên cứu trên được thực hiện trên bệnh nhân 
nội trú tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế lão 
khoa, đối tượng có nguy cơ mắc nhiều bệnh và 
uống nhiều loại thuốc theo phác đồ điều trị hơn. 
Theo đánh giá dinh dưỡng bằng thang đo MNA-
SF thì cho thấy 14,4% NCT có tình trạng SDD và 
25,9% có nguy cơ SDD. Trong khi đó, theo phân 
loại chỉ số khối cơ thể của WHO thì kết quả từ 
nghiên cứu chỉ có 11,5% NCT bị suy dinh 
dưỡng. Vì thế, công cụ MNA-SF như một xét 
nghiệm sàng lọc được khuyến khích sử dụng, 
làm cơ sở để đánh giá tình trạng DD. 
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có mối liên 
quan giữa tình trạng SDD theo MNA-SF với 
nhóm tuổi với p=0,009, kết quả này khá tương 
đồng với nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài 
nước(8,14,14). Khi xét về mối liên quan giữa tình 
trạng kinh tế hiện tại của đối tượng tham gia thì 
tìm thấy được mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
với tình trạng dinh dưỡng theo MNA-SF 
(p=0,001), điều kiện kinh tế và xã hội có thể ảnh 
hưởng xấu đến sự lựa chọn chế độ ăn uống và 
các loại thực phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu còn 
tìm thấy được mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
với đặc điểm thói quen ăn uống (p <0,001), NCT 
có thói quen ăn uống càng tốt thì càng ít có nguy 
cơ bị suy dinh dưỡng. Kết quả này khá tương 
đồng với nghiên cứu của Nádia C(15). Thức ăn 
được chia sẻ, ăn cùng với người khác dường như 
sẽ ngon hơn khi ăn một mình và đó có thể là một 
lý do khiến nhiều người cao tuổi sống một mình 
có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Thói quen bỏ bữa 
ăn hay sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn cũng 
là một trong những các yếu tố ảnh hưởng đến 
chất lượng bữa ăn cũng như năng lượng cơ thể 
hấp thu. Điều này càng làm nổi bật tầm quan 
trọng của việc đánh giá chế độ ăn uống như một 
biện pháp phát hiện nguy cơ dinh dưỡng. Tuy 
nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan 
giữa SDD với các đặc tính khác như: tôn giáo, 
trình độ học vấn, đối tượng sống chung, hoạt 
động thể lực, tình trạng sức khỏe bệnh lý và sức 
cơ tay. Điều này có thể lý giải nghiên cứu thực 
hiện ở mỗi quốc gia khác nhau, phân bố nơi ở, 
địa lý, thói quen, phong tục khác nhau nên có sự 
khác nhau. 
KẾT LUẬN 
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi theo 
phương pháp MNA-SF là 14,4% và 25,9% có 
nguy cơ suy dinh dưỡng. Có mối liên quan giữa 
SDD theo MNA-SF với các yếu tố: nhóm tuổi, 
mức sống kinh tế, thói quen ăn uống và với 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 94
tinhd trạng dinh dưỡng theo BMI. MNA-SF 
được xem như là một công cụ sàng lọc khuyến 
khích sử dụng, làm tiền đề để đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng. Vì thế, khuyến khích bệnh 
nhân từ 60 tuổi hàng năm tầm soát tình trạng 
dinh dưỡng bằng cách trả lời các câu hỏi của 
công cụ MNA-SF. Và lồng ghép các chương 
trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng với hoạt 
động khám chữa bệnh ở người cao tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. WHO (2019). Nutrition for older persons. URL: 
https://www.who.int/nutrition/topics/ageing/en/ index1.html. 
2. Nestlé Nutrition Institute (2019). The Problem- Malnutrition. 
URL: https://www.mna-
elderly.com/the_problem_malnutrition.html. 
3. Institute for Health Metrics and Evaluation (2017). Country 
profiles Vietnam. URL:  
4. Mangels AR (2018). CE: Malnutrition in Older Adults. 
American Journal of Nursing, 118(3):34-41. 
5. Kaiser MJ, Bauer JM, Rämsch C (2010). Frequency of 
malnutrition in older adults: a multinational perspective using 
the mini nutritional assessment. Journal of the American 
Geriatrics Society, 58(9):1734-1738. 
6. Guigoz Y, Vellas B, Garry PJ (1996). Assessing the nutritional 
status of the elderly: The Mini Nutritional Assessment as part 
of the geriatric evaluation. Nutrition Reviews, 54(1):59-65. 
7. Tổng cục thống kê (2018). Điều tra biến động dân số và kế 
hoạch hóa gia đình thời điểm 01/04/2017, pp.22-44, Nhà xuất 
bản Thống Kê, Hà Nội. 
8. Shum NC, Hui WWH, Chu FCS et al (2005). Prevalence of 
malnutrition and risk factors in geriatric patients of a 
convalescent and rehabilitation hospital. Hong Kong Medical 
Journal, 11(4):234-242. 
9. Worldometer (2020). Life Expectancy of the World Population. 
URL: https:// www.worldometers.info/demographics/life-
expectancy/. 
10. Marta M, Gurtowski M, Doroszkiewicz H et al (2019). 
Assessment of the relationship between frailty syndrome and 
the nutritional status of older patients. Clinical Interventions in 
Aging, 14:773-780. 
11. Chatindiara I, Allen J, Popman A (2018). Dysphagia risk, low 
muscle strength and poor cognition predict malnutrition risk 
in older adults at hospital admission. BMC Geriatrics, 18(1):78. 
12. Ilana F, Larisa G, Hana C, et al (2007). Characteristics of 
undernourished older medical patients and the identification 
of predictors for undernutrition status. Nutrition Journal, 
6(1):37. 
13. Lê Trần Diễm Phương (2015). Tình trạng người cao tuổi tại nhà 
dưỡng lão chùa Lâm Quang quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP. 
HCM. 
14. Son N, Kavak B (2018). Evaluation of nutritional status of 
elderly patients presenting to the Family Health Center. 
Pakistan Journal of Medical Sciences, 34(2):446 - 451. 
15. Nádia C, Stefanie K, Matthys C (2016). Risk factors for 
malnutrition in older adults: a systematic review of the 
literature based on longitudinal data. Advances in Nutrition, 
7(3):507-522. 
Ngày nhận bài báo: 16/11/2020 
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 

File đính kèm:

  • pdfti_le_suy_dinh_duong_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_cao_tuo.pdf