Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng, trong đó tỉnh

Long An có tỉ lệ THA khá cao so với cả nước, tỉ lệ mắc THA ở nhóm tuổi trên 60 chiếm 52,5%. Huyện Thủ Thừa

thuộc tỉnh Long An là một trong những huyện có số lượt bệnh nhân đến bệnh viện khám về THA ngày một gia

tăng.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc THA và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) tại huyện Thủ Thừa,

tỉnh Long An, năm 2014.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 780 trong tổng số 8359 người

cao tuổi thường trú tại huyện Thủ Thừa – Long An từ tháng 4 - 8/2014.

Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc THA ở người cao tuổi là 65%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ

THA giữa hai giới nam và nữ. Có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, hút thuốc lá, thói quen ăn mặn và tình

trạng vận động thể lực của NCT. Những người hút thuốc lá, ăn mặn và hoạt động tĩnh tại có tỉ lệ THA cao hơn

nhóm còn lại.

Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh THA ở NCT tại huyện Thủ Thừa là cao, đặc biệt cao hơn ở nhóm đối tượng có hút

thuốc lá, có thói quen ăn mặn và hoạt động thể lực tĩnh tại. Ngành y tế huyện cần đặc biệt chú trọng quan tâm

đến đối tượng NCT trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống Tăng huyết áp tại địa phương.

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 1

Trang 1

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 2

Trang 2

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 3

Trang 3

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 4

Trang 4

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 5

Trang 5

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 6

Trang 6

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16700
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 126
TỈ LỆ HIỆN MẮC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN 
Nguyễn Thị Hoa*, Phạm Nguyễn Ngọc Anh**, Châu Ngọc Hoa*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng, trong đó tỉnh 
Long An có tỉ lệ THA khá cao so với cả nước, tỉ lệ mắc THA ở nhóm tuổi trên 60 chiếm 52,5%. Huyện Thủ Thừa 
thuộc tỉnh Long An là một trong những huyện có số lượt bệnh nhân đến bệnh viện khám về THA ngày một gia 
tăng. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc THA và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) tại huyện Thủ Thừa, 
tỉnh Long An, năm 2014. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 780 trong tổng số 8359 người 
cao tuổi thường trú tại huyện Thủ Thừa – Long An từ tháng 4 - 8/2014. 
Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc THA ở người cao tuổi là 65%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ 
THA giữa hai giới nam và nữ. Có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, hút thuốc lá, thói quen ăn mặn và tình 
trạng vận động thể lực của NCT. Những người hút thuốc lá, ăn mặn và hoạt động tĩnh tại có tỉ lệ THA cao hơn 
nhóm còn lại. 
Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh THA ở NCT tại huyện Thủ Thừa là cao, đặc biệt cao hơn ở nhóm đối tượng có hút 
thuốc lá, có thói quen ăn mặn và hoạt động thể lực tĩnh tại. Ngành y tế huyện cần đặc biệt chú trọng quan tâm 
đến đối tượng NCT trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống Tăng huyết áp tại địa phương. 
Từ khóa: THA, yếu tố nguy cơ. 
ABSTRACT 
PREVELENCE OF AND RELATED FACTORS TO HYPERTENSION AMONG ELDERLY PEOPLE IN 
THU THUA DISTRICT, LONG AN PROVINCE 
Nguyen Thi Hoa, Pham Nguyen Ngoc Anh, Chau Ngoc Hoa 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 126 - 132 
Background: Prevalence of hypertension in Vietnam has been increasing, compared to the country profile 
Long An is among the high prevalence, where the prevalence of hypertension among elderly people ≥ 60 years old 
is 52.5%. Especially, in Thu Thua district, the number of patients coming to hospitals for hypertension treatment 
is raising. 
Objectives: To determine about prevalence of and the related factors to hypertension among the elderly 
people living in Thu Thua District, Long An Province in 2014. 
Methods: Cross-sectional study was conducted on 780 people selected among the total 8,359 elderly people ≥ 
60 years old living in Thu Thua District - Long An Province from April to August 2014. 
Result: The overall prevalence of hypertension is 64.5%, there is no statistical significance between male and 
female gender. There are correlation between hypertension and the age groups, smoking, salty eating habit, and 
physical exercises. The prevalence of hypertension among the smokers, salty eating habit, physical inactivity 
* Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa tỉnh Long An 
** Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh – TP.HCM *** Đại học Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Hoa ĐT: 0917676181 Email: hoathuthua@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 127
people are higher than other groups. 
Conclusion: The prevalence of hypertension in Thu Thua district is high, particularly among the smokers, 
salty eating habit people, and physical inactivity people. District health authorities should pay well attention for 
the elderly health according to the national target health programs on cardiovascular diseases and hypertension. 
Keywords: hypertension, risk factor. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng huyết áp hiện nay đã trở thành một 
vấn đề y tế công cộng toàn cầu, THA không chỉ 
xảy ra ở các nước phát triển mà có xu hướng 
ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. 
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 
THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu tử vong (12,7% 
số ca tử vong là do THA)(8). Mỗi năm có ít nhất 
7,1 triệu người chết do hệ lụy từ THA(7). Tại Việt 
Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, NCT mắc trung 
bình 2,7 bệnh(1) trong đó THA là một bệnh 
thường gặp. THA không chỉ gây nhiều biến 
chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng con 
người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
*Chất lượng cuộc sống người bệnh(5) cả về 
sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Long An vốn là 
tỉnh có tỉ lệ THA khá cao so với tỉ lệ THA chung 
của cả nước, tỉ lệ THA ở nhóm tuổi trên 25 là 
28,41%(6) và THA cũng tăng dần theo quá trình 
tích tuổi, ở nhóm tuổi trên 60 là 52,5%(3). Huyện 
Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An chưa có nghiên 
cứu nào về lĩnh vực y tế công cộng được thực 
hiện trong khi chương trình tim mạch và THA 
tại huyện đã được triển khai. Từ những lý do 
nêu trên nghiên cứu được thực hiện nhằm cung 
cấp các thông tin hữu ích làm cơ sở đưa ra kiến 
nghị, đề xuất cũng như giải pháp cho những nhà 
quản lý về y tế xây dựng và quản lý tốt chương 
trình mục tiêu y quốc gia phòng, chống THA 
trên địa bàn huyện. 
Mục ... i độ tin cậy 
95% thì Z(1-α/2) = 1,96; p = 0,52; Theo kết quả nghiên cứu 
của tác giả Nguyễn Văn Hoàng vào năm 2009(3) tỉ lệ NCT 
mắc bệnh THA là 52% chọn p = 0,52; d: là sai số của ước 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 128
lượng được lấy ở mức 0,05 
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu tính được là: 384 
người. 
Vì sử dụng kỹ thuật chọn mẫu cụm nên cỡ 
mẫu ước tính tăng lên gấp 2 lần: 384 người x 2 = 
768 người và được làm tròn thành 780 để đủ chia 
đều cho mỗi cụm là 26 đối tượng. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Huyện Thủ Thừa có 62 ấp gồm 8359 người 
cao tuổi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp 
chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ theo dân số với cụm 
là ấp. Với cỡ mẫu 780 người được chia đều cho 
30 cụm chọn được, mỗi cụm khảo sát 26 NCT. 
Trong mỗi cụm, dựa vào danh sách NCT do 
trạm y tế xã cung cấp, chia làm 2 nhóm theo giới 
tính, mỗi nhóm giới tính chọn ngẫu nhiên hệ 
thống lấy 13 nam và 13 nữ. Đối tượng tham gia 
nghiên cứu được mời đến trạm y tế nếu gần 
trạm y tế hoặc đến nhà dân có địa điểm trung 
tâm của cụm để tiện cho việc đi lại và thu thập 
thông tin. 
Phân tích thống kê 
Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả 
biến THA, các biến về đặc điểm dân số xã hội 
(nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, 
nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, BMI, béo phì 
vùng bụng), thói quen hút thuốc lá, thói quen 
uống rượu/bia, ăn mặn, tình trạng vận động thể 
lực, tiền sử gia đình mắc các bệnh THA, tai biến 
mạch máu não và bệnh mạch vành của đối 
tượng nghiên cứu. 
Kiểm định chi bình phương được dùng để so 
sánh tỷ lệ THA theo các đặc điểm dân số xã hội 
(nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề 
nghiệp, tình trạng hôn nhân, BMI, béo phì vùng 
bụng), thói quen hút thuốc lá, thói quen uống 
rượu/bia, ăn mặn, tình trạng vận động thể lực, 
tiền sử gia đình mắc các bệnh THA, tai biến 
mạch máu não và bệnh mạch vành. Kiểm định 
chính xác Fisher được dùng để so sánh tỷ lệ 
THA giữa các nhóm dân tộc. Nghiên cứu còn sử 
dụng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance 
Ratio) với khoảng tin cậy 95% để đo lường mức 
độ liên quan. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên 
cứu (n=780) 
Đặc tính n (%) 
Nhóm tuổi 
60-69 290 (37,2) 
70-79 294 (37,7) 
≥80 196 (25,1) 
Giới tính 
Nam 379 (48,6) 
Nữ 401 (51,4) 
Trình độ 
học vấn 
Mù chữ 170 (21,8) 
Tiểuhọc 444 (56,9) 
THCS 127 (16,3) 
THPT trở lên 39 (6) 
Dân tộc 
Kinh 769 (98,6) 
Hoa 11 (1,4) 
Nghề 
nghiệp 
Không khả năng LĐ 349 (44,8) 
Nội trợ 195 (25) 
Nông dân 120 (15,4) 
Nghề tự do 57 (7,3) 
Hưu trí 36 (4,6) 
Buôn bán 23 (2,9) 
BMI 
18,5 < BMI 162 (20,8) 
18,5 ≤ BMI < 23 409 (52,4) 
23 ≤ BMI < 25 102 (13,1) 
25 ≤ BMI 107 (13,7) 
Béo phì vùng bụng 329 (42,2) 
Đối tượng nghiên cứu có nhóm tuổi ≥ 80 
chiếm tỉ lệ thấp nhất (25,1%), trình độ học vấn 
tiểu học chiếm đa số (56,9%), hơn phân nửa đối 
tượng nghiên cứu còn đủ vợ/chồng (58,5%) và 
chủ yếu là dân tộc Kinh (98,6%), NCT không có 
khả năng lao động chiếm tỉ lệ cao nhất (44,7%) 
và hơn phân nửa NCT có BMI nằm trong giới 
hạn bình thường (52,4%). 
Bảng 2: Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 
(n=780) 
Đặc tính n (%) 
Gia đình có người mắc bệnh THA 212 (27,2) 
Gia đình có người từng bị TBMMN 88 (11,3) 
Gia đình có người mắc bệnh mạch vành 43 (5,5) 
Đã từng hút thuốc lá 323 (41,4) 
Đang hút thuốc lá 277 (35,5) 
Đã từng uống rượu/bia 234 (30) 
Uống rượu/ bia trong 12 tháng vừa qua 143 (18,3) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 129
Đặc tính n (%) 
Mức độ 
uống 
rượu/bia 
trong 12 
tháng qua 
≥ 5 ngày/tuần 19 (2,4) 
1- 4 ngày/tuần 16 (2,1) 
1-3 ngày/tháng 33 (4,2) 
<1 ngày/tháng 75 (9,6) 
Có lạm dụng rượu 46 (5,9) 
Có ăn mặn 312 (40) 
Vận động 
thể lực 
Tĩnh tại 363 (46,5) 
Trung bình và nặng 417 (53,5) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 27,2% NCT 
có tiền sử gia đình mắc bệnh THA, gia đình từng 
có người bị TBMMN chiếm 11,3%. Tỉ lệ NCT 
hiện đang hút thuốc lá là 35,5% và tỉ lệ NCT có 
uống rượu bia trong 12 tháng qua là 18,3%. 
Tỉ lệ NCT ăn mặn vẫn còn cao (40%), hơn 
phân nửa NCT vận động thể lực ở mức trung 
bình và nặng (53,5%). 
Bảng 3: Tỉ lệ THA ở người cao tuổi (n=780) 
Đặc tính Tần số Tỉ lệ % 
Không THA 273 35 
Tăng huyết áp 507 65 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 65% NCT 
bị THA, tỉ lệ NCT không mắc bệnh THA 
chiếm 35%. 
Bảng 4: Mối liên quan giữa THA và đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=780) 
Đặc tính 
THA (n=507) 
Tần số (%) 
Không THA (n=273) 
Tần số (%) 
Tổng cộng p PR (KTC 95%) 
Nhóm tuổi 
60-69 165 (56,9) 125 (43,1) 290 1 
70- 79 214 (72,8) 80(27,2) 294 0,001 1,28(1,13– 1,45) 
≥ 80 128 (65,3) 68 (34,7) 196 0,06 1,15(0,99 – 1,32) 
Giới 
Nam 243 (64,1) 136 (35,9) 379 0,61 0,97(0,88-1,08) 
Nữ 264 (65,8) 137 (34,2) 401 5 
Trình độ học 
vấn 
Mù chữ 112 (65,9) 58 (34,1) 170 0,475 1 
Tiểu học 279 (62,8) 167 (37,2) 444 0,44 0,95(0,84-1,09) 
THCS 89 (70,1) 38 (29,9) 127 0,68 1,06(0,91-1,24) 
Từ THPT trở lên 27 (69,2) 12 (30,8) 39 1,05(0,83 –1,33) 
Trình trạng 
hôn nhân 
Đủ vợ/chồng 290 (63,6) 166 (36,4) 456 0,33 0,95(0,86 – 1,05) 
Độc thân/góa/ly dị/ly thân 217 (67,0) 107 (33,0) 324 
Dân tộc 
Kinh 500 (65,0) 269 (35,0) 769 0,58* 1,02 (0,65 – 1,60) 
Hoa 7(63,3) 4 (36,4) 11 
* Kiểm định Fisher
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên 
quan quan giữa THA và nhóm tuổi của đối 
tượng nghiên cứu, trong đó nhóm người từ 70 – 
79 tuổi có tỉ lệ THA cao hơn 1,28 lần nhóm người 
từ 60 – 69 tuổi (PR = 1,28; KTC95% = 1,13– 1,45). 
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không tìm thấy 
mối liên quan giữa THA với giới tính, trình độ 
học vấn, tình trạng hôn nhân và dân tộc của đối 
tượng nghiên cứu (p<0,05). 
Bảng 5: Mối liên quan giữa THA và đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=780) 
Đặc tính 
THA n=507 
Tần số (%) 
Không THA n=273 
Tần số (%) 
Tổng cộng p PR (KTC 95%) 
Nghề nghiệp 
Nông dân 66 (55,0) 54 (45,0) 120 1 
Không có khả năng LĐ 237 (67,9) 112 (32,1) 349 0,01 1,23 (1,03 – 1,47) 
Nội trợ 131 (67,2) 64 (32,8) 195 0,03 1,22 (1,01 – 1,48) 
Nghề tự do 39 (68,4) 18 (31,6) 57 0,09 1,24 (0,98 – 1,58) 
Hưu trí 21 (58,3) 15 (41,7) 36 H M 1,06 (0,77 – 1,46) 
Buôn bán 13 (56,5) 10 (43,5) 23 0,89 1,03 (0,69 – 1,52) 
BMI 
18,5 < BMI 86 (53,1) 76 (46,9) 162 1 
18,5 ≤ BMI < 23 257 (62,8) 152 (37,2) 409 0,03 1,18 (1,00 – 1,39) 
23 ≤ BMI < 25 78 (76,5) 24 (23,5) 102 0,001 1,44 (1,02 – 1,72) 
25 ≤ BMI 86 (80,4) 21 (19,6) 107 <0,001 1,51 (1,27 – 1,80) 
Béo phì 
vùng bụng 
Có 243 (73,9) 86 (26,1) 329 <0,001 1,26 (1,14 – 1,40) 
Không 264 (58,8) 187 (41,5) 451 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 130
Tỉ lệ THA không khác nhau nhiều ở các 
nhóm nghề nghiệp, nhưng so sánh với nhóm 
tham chiếu là nông dân thì nhóm nội trợ có tỉ 
lệ THA gấp 1,22 lần (PR = 1,22; KTC 95% = 
1,01-1,48), nhóm NCT không khả năng lao 
động có tỉ lệ THA gấp 1,23 lần (PR = 1,23; KTC 
95% = 1,03-1,47). 
Có mối liên quan giữa THA với chỉ số BMI 
của NCT (p<0,05), trong đó nhóm NCT có chỉ số 
BMI càng tăng thì có tỉ lệ THA càng cao. 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ 
THA ở nhóm NCT có và không bị béo phì vùng 
bụng (p<0,001), trong đó nhóm NCT béo phì 
vùng bụng có tỉ lệ THA gấp 1,26 lần nhóm NCT 
không béo phì vùng bụng (PR = 1,26; KTC 95% = 
1,14-1,40). 
Bảng 6: Mối liên quan giữa THA và tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=780) 
Đặc tính THA (n=507) Tần số (%) Không THA (n=273) Tần số (%) Tổng cộng p PR (KTC95%) 
Gia đình có người 
mắc bệnh THA 
Có 156 (73,6) 56 (26,4) 212 0,002 1,19 (1,07-1,32) 
Không 351 (61,8) 217 (38,2) 568 
Gia đình có người 
từng bị TBMMN 
Có 61 (69,3) 27 (30,7) 88 0,37 1,08 (0,93-1,25) 
Không 446 (64,5) 246 (35,5) 692 
Gia đình có người 
bị bệnh mạch 
vành 
Có 29 (67,4) 14 (32,6) 43 0,73 1,04 (0,84-1,29) 
Không 478 (64,9) 259 (35,1) 737 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ 
THA ở nhóm NCT có và không có tiền sử gia 
đình mắc bệnh THA (p<0,05), trong đó nhóm 
NCT có tiền sử gia đình mắc bệnh THA có tỉ lệ 
THA cao hơn 1,19 lần nhóm NCT không có tiền 
sử gia đình mắc bệnh THA (PR = 1,19; KTC 95% 
= 1,07- 1,32). 
Bảng 7: Mối liên quan giữa THA với thói quen hút thuốc lá, uống rượu/bia của đối tượng nghiên cứu (n=780) 
Đặc tính 
THA (n=507) 
Tần số (%) 
Không THA (n=273) 
Tần số (%) 
Tổng cộng p PR (95% KTC) 
Đã từng hút thuốc lá 
Có 230 (71,2) 93 (28,8) 323 0,002 
1,17 (1,06 – 
1,30) 
Không 277 (60,6) 180 (39,4) 457 
Đang hút thuốc lá 
Có 205 (74,0) 72 (26,0) 277 0,0001 
1,23 (1,12 – 
1,36) 
Không 302 (60,0) 201 (40,0) 503 
Đã từng uống rượu/bia 
Có 152 (65) 82 (35) 234 0,987 
1,00 (0,80 – 
1,25) 
Không 355 (65) 191 (35) 546 
Uống rượu/ bia trong 12 
tháng vừa qua 
Có 96 (67,1) 47 (32,9) 143 0,554 
1.04 (0.92 – 
1,18) 
Không 411 (64,5) 226 (35,5) 637 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ 
THA ở nhóm NCT đã từng và chưa từng hút 
thuốc lá, giữa nhóm hiện đang hút thuốc lá và 
không hút thuốc lá (p<0,05), nhóm NCT đã 
từng hút thuốc lá có tỉ lệ THA cao gấp 1,17 lần 
nhóm NCT chưa từng hút thuốc lá (PR = 1,17; 
KTC 95% = 1,06 - 1,30) và nhóm NCT đang hút 
thuốc lá có tỉ lệ THA cao gấp 1,23 lần nhóm 
NCT hiện không hút thuốc lá (PR = 1,23; KTC 
95% = 1,12 – 1,36). 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ 
THA ở nhóm NCT có và không có thói quen ăn 
mặn, giữa nhóm hoạt động tĩnh tại và nhóm vận 
động thể lực ở mức trung bình/nặng (p<0,05), 
trong đó nhóm NCT ăn mặn có tỉ lệ THA cao 
gấp 1,16 lần nhóm NCT không ăn mặn (PR = 
1,16; KTC 95% = 1,05-1,28), nhóm NCT hoạt động 
tĩnh tại có tỉ lệ THA cao gấp 1,14 lần nhóm NCT 
vận động thể lực ở mức trung bình và nặng (PR 
= 1,14; KTC 95% = 1,03-1,27). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 131
Bảng 8: Mối liên quan giữa THA với ăn mặn và vận động thể lực của đối tượng nghiên cứu (n=780) 
Đặc tính THA n=507 Tần số (%) Không THA n=273 Tần số (%) Tổng cộng p PR (95% KTC) 
Ăn mặn 
Có 221(70,8) 91(29,2) 312 0,005 1,16 (1,05-1,28) 
Không 286(61,1) 182 (38,9) 468 
Vận động 
 thể lực 
Tĩnh tại 253 (69,7) 110 (30,3) 363 0,01 1,14 (1,03-1,27) 
Trung bình và nặng 254 (60,9) 163 (39,1) 417 
BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng 
nghiên cứu có nhóm tuổi 60-69 và nhóm 70-79 
tuổi tương đương nhau, nhóm ≥ 80 tuổi là ít 
nhất. Về nghề nghiệp, đối tượng không còn khả 
năng lao động và nội trợ chiếm đa số. Chủ yếu là 
dân tộc kinh, trình độ học vấn tiểu học chiếm tỉ 
lệ cao nhất. Có mối liên quan giữa THA và nhóm 
tuổi, trong đó nhóm tuổi 70-79 có tỉ lệ THA gấp 
1,28 lần nhóm 60-69 tuổi. 
Nhóm NCT có chỉ số BMI càng tăng thì tỉ lệ 
THA càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp 
với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Gia 
Khải, Nguyễn Văn Hoàng là khi tăng một mức 
theo phân loại BMI từ gầy lên bình thường, lên 
quá cân, tới béo phì thì tỉ lệ THA cũng gia 
tăng(3,4), do đó vấn đề kiểm soát cân nặng là rất 
cần thiết đặc biệt ở NCT. 
Tỉ lệ NCT béo bụng là 42,2%, kết quả này 
thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lục Duy 
Lạc thực hiện tại TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình 
Dương năm 2012 là 57,5%(2). Tuy nhiên, kết quả 
cho thấy ở những người có béo bụng tỉ lệ THA 
gấp 1,26 lần những người không béo bụng, do 
đó cần thiết phải vận động những đối tượng này 
thay đổi lối sống và thói quen ăn uống nhằm hạn 
chế tỉ lệ béo phì vùng bụng. 
Ở nhóm NCT có tiền sử gia đình mắc bệnh 
THA có tỉ lệ THA cao hơn nhóm còn lại, chính vì 
thế những người có tiền sử gia đình mắc bệnh 
THA càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố 
nguy cơ để phòng tránh THA. 
Ở những đối tượng đang hút thuốc lá có tỉ lệ 
THA cao hơn nhóm không hút thuốc lá. Điều 
này thúc đẩy địa phương cần phải nỗ lực tuyên 
truyền về tác hại của việc hút thuốc lá đến người 
dân dưới mọi hình thức để người dân kiên quyết 
nói không với thuốc lá, ngưng hút thuốc lá đồng 
thời nên áp dụng biện pháp chế tài mạnh hơn 
nếu cần thiết. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ THA ở 
nhóm NCT có thói quen ăn mặn cao hơn nhóm 
người không ăn mặn và sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê. Điều này cho thấy ăn mặn có 
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vì vậy việc 
thầy thuốc tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn 
uống khoa học là điều cần thiết. 
Về tình trạng vận động thể lực, kết quả 
nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tỉ lệ THA ở nhóm NCT hoạt động 
tĩnh tại và nhóm vận động thể lực ở mức trung 
bình/nặng, theo đó nhóm NCT hoạt động tĩnh 
tại có tỉ lệ THA cao hơn nhóm NCT vận động 
thể lực ở mức trung bình và nặng. Điều này góp 
thêm phần khẳng định vận động thể lực và 
luyện tập thể thao có vai trò quan trọng trong 
việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người. 
KẾT LUẬN 
Tỉ lệ THA ở NCT tại huyện Thủ Thừa là 65%, 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ 
THA giữa hai giới nam và nữ. Có mối liên quan 
giữa THA với nhóm tuổi và tiền căn gia đình 
mắc bệnh THA. NCT có chỉ số BMI càng tăng thì 
tỉ lệ THA càng cao, bên cạnh đó NCT béo phì 
vùng bụng có tỉ lệ THA cao hơn những NCT 
không béo phì vùng bụng. Có mối liên quan 
giữa THA với hút thuốc lá, thói quen ăn mặn và 
hoạt động thể lực của người cao tuổi. Những 
người hút thuốc lá, ăn mặn và hoạt động tĩnh tại 
có tỉ lệ THA cao hơn các nhóm còn lại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hội tim mạch Việt Nam (2008). Khuyến cáo 2008 về các bệnh 
lý tim mạch và chuyển hóa. NXB y học chi nhánh TP. Hồ Chí 
Minh. Tr. 1-26, 235-294, 248-502. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 132
2. Lục Duy Lạc (2012). Tăng huyết áp ở người 25-64 tuổi tại 
Thành Phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 2012. Tỉ lệ hiện 
mắc và các yếu tố nguy cơ. Luận án chuyên khoa II, đại học Y 
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 
3. Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Đỗ Nguyên 
(2009). Tần suất nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp 
ở người cao tuổi tại tỉnh Long An. Tr. 109 - 113. 
4. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn (2003). Tần 
suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc 
Việt Nam 2001-2002. Tr. 934. 
5. Phạm Mạnh Hùng (2012). Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp. 
Hội tim mạch học Việt Nam. 
www.vnha.org.vn/tapchi/TimHieuKiemSoatTHA.indd.pdf,6/5/
2012. 
6. Võ Thị Dễ, Đặng Vạn Phước (2007). Tần suất tăng huyết áp và 
các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Long An năm 2005, Thành Phố Hồ 
Chí Minh. Tr. 122-127. 
7. Word Health- Organization (2005). Global Report: Preventing 
Chronic Disease- A Vital Investment. 
8. Word Health- Organization (2009). Global Health Risks 
Summary tables. 
https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome-
instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8. 
Ngày nhận bài báo: 14/6/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2016 
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016 

File đính kèm:

  • pdfti_le_hien_mac_tang_huyet_ap_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi.pdf