Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020

Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) và các biến chứng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của tàn tật

và hậu quả là người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (Activities of Daily Living –

ADL) nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá tỉ lệ

hạn chế ADL ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) của bệnh nhân ĐTĐ type 2

từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 110 bệnh nhân ĐTĐ type 2

từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh từ 18/05/2020 đến

12/06/2020. Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận trong bệnh án điện tử của

đối tượng nghiên cứu.

Kết quả: Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (HĐSHHN) cơ bản là 15,5%. Kết quả nghiên cứu

cho thấy có mối liên quan giữa hạn chế HĐSHHN cơ bản với tuổi và bệnh cơ xương khớp.

Kết luận: Tỉ lệ hạn chế HĐSHHN cơ bản ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi là đáng chú ý. Cần có chương

trình điều trị, tập luyện thích hợp để làm chậm tốc độ xuất hiện cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những

hạn chế này lên cuộc sống của bệnh nhân.

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 1

Trang 1

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 2

Trang 2

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 3

Trang 3

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 4

Trang 4

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 5

Trang 5

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 6

Trang 6

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 7

Trang 7

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 17480
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020

Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 126 
TỈ LỆ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CƠ BẢN 
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN 
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020 
Phan Như Quỳnh1, Đoàn Duy Tân1, Phạm Nhật Tuấn1, Nguyễn Văn Thuận2 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) và các biến chứng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của tàn tật 
và hậu quả là người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (Activities of Daily Living – 
ADL) nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá tỉ lệ 
hạn chế ADL ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) của bệnh nhân ĐTĐ type 2 
từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 110 bệnh nhân ĐTĐ type 2 
từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh từ 18/05/2020 đến 
12/06/2020. Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận trong bệnh án điện tử của 
đối tượng nghiên cứu. 
Kết quả: Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (HĐSHHN) cơ bản là 15,5%. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy có mối liên quan giữa hạn chế HĐSHHN cơ bản với tuổi và bệnh cơ xương khớp. 
Kết luận: Tỉ lệ hạn chế HĐSHHN cơ bản ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi là đáng chú ý. Cần có chương 
trình điều trị, tập luyện thích hợp để làm chậm tốc độ xuất hiện cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những 
hạn chế này lên cuộc sống của bệnh nhân. 
Từ khóa: hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đái tháo đường, người cao tuổi 
ABSTRACT 
THE PREVALENCE OF ACTIVITIES OF DAILY LIVING LIMITATIONS 
AMONG ELDERLY PATIENTS WITH DIABETES TYPE 2 
IN OUTPATIENT CLINIC OF THONG NHAT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY IN 2020 
Phan Nhu Quynh, Pham Nhat Tuan, Doan Duy Tan, Nguyen Van Thuan 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 125 - 132 
Background: Diabetes and its complications are proved as risk factors of disabilities and the result is patients 
experience difficulties in performing their activities of daily living (ADL) without help from other people. Up to 
now, there have been no studies in Viet Nam reporting the prevalence of ADL limitation among elderly patients 
with diabetes type 2. 
Objectives: This study aims to determine the prevalence of activities of daily living (ADL) limitations 
among patients aged 60 years and older with diabetes type 2 in outpatient clinic of Thong Nhat hospital, Ho Chi 
Minh City in 2020. 
Methods: This cross-sectional study consisted of 110 patients with type 2 diabetes mellitus aged 60 years 
and above who were being treated at outpatient clinic of Thong Nhat hospital, Ho Chi Minh City between May 
18th, 2020 and June 12th, 2020. Data were collected through directly interview and electrical medical records. 
1Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Phan Như Quỳnh ĐT: 0938325216 Email: quynhphan96@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 127 
Result: The prevalence of ADL limitation among elderly patients with diabetes type 2 was 15.5%. ADL 
impairments were associated with age and muscle, bone and skeleton diseases. 
Conclusions: The proportion of ADL limitation among elderly patients with diabetes type 2 was significant. 
There is a need for an intervention program to improve the functional status of the eldely. 
Keywords: activities of daily living, diabetes, elderly 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành một 
vấn đề lão khoa đáng chú ý với tỉ lệ mắc cao và 
đang gia tăng ở người cao tuổi(1). ĐTĐ và các 
biến chứng đã được chứng minh là yếu tố nguy 
cơ của tàn tật và hậu quả là người bệnh gặp khó 
khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày 
(HĐSHHN) nếu không có sự trợ giúp từ người 
khác(2). Tỉ lệ hạn chế HĐSHHN ở bệnh nhân 
ĐTĐ cao tuổi khác nhau ở những quốc gia và ở 
các cộng đồng khác nhau. Tại Tây Ban Nha, có 
19,3 đến 20,9% bệnh nhân ĐTĐ trên 65 tuổi có 
hạn chế trong thực hiện các HĐSHHN cơ bản(3). 
Tại Mỹ, tỉ lệ này là 37,2% ở nhóm bệnh nhân 
ĐTĐ từ 60 tuổi trở lên(4). Ở Việt Nam, đã có một 
số tác giả báo cáo tỉ lệ hạn chế chức năng ở người 
cao tuổi trong cộng đồng dao động từ 7,3% đến 
21,7% với HĐSHHN cơ bản(5,6,7,8,9,10,10,12). Tuy 
nhiên, chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào 
cung cấp số liệu về tỉ lệ hạn chế HĐSHHN trên 
đối tượng bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi ở Việt Nam. 
Vì lý do trên, nghiên cứu được tiến hành tại 
phòng khám ngoại trú bệnh viện Thống Nhất, 
TP. Hồ Chí Minh nhằm xác định tỉ lệ hạn chế 
HĐSHHN cơ bản (ADL) ở đối tượng bệnh nhân 
ĐTĐ type 2 từ 60 tuổi trở lên. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Được tiến hành trên 110 bệnh nhân ĐTĐ 
type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại t ...  đái tháo đường type 2 
(n=110) 
Đặc điểm Tần số Phần trăm 
Khoảng thời gian mắc đái tháo đường 
≤ 10 năm 70 63,6 
> 10 năm 40 36,4 
Chỉ số HbA1c 
Kiểm soát kém (> 7%) 63 57,3 
Kiểm soát tốt (≤ 7%) 47 42,7 
Chỉ số đường huyết đói 
Kiểm soát kém (> 7mmol/l) 65 59,1 
Kiểm soát tốt (≤ 7mmol/l) 45 40,9 
Điều trị hiện tại 
Uống thuốc viên 78 70,9 
Tiêm insulin 11 10 
Cả 2 21 19,1 
Bảng 4: Tình trạng hút thuốc lá và chuyển hóa lipid 
(n=110) 
Đặc điểm Tần số Phần trăm 
Hút thuốc lá 
Chưa từng hút thuốc 72 65,5 
Từng hút nhưng đã bỏ 28 25,4 
Vẫn đang hút thuốc 10 9,1 
Cholesterol cao (n=109) 
≥ 5,3 mmol/l 25 22,7 
< 5,3 mmol/l 85 77,3 
Triglycerid cao 
a\> 2,3 mmol/l Q 30 
≤ 2,3 mmol/l 77 70 
LDL cao 
≥ 3,4 mmol/l 16 14,6 
< 3,4 mmol/l 94 85,4 
HDL thấp 
<0,9 mmol/l 20 18,2 
≥ 0,9 mmol/l 90 81,8 
Bảng 5: Bệnh lý đi kèm và biến chứng 
Loại bệnh 
Có (n=228) Không (n=872) 
Tần số % Tần số % 
Tăng huyết áp 97 88,2 13 11,8 
Cơ xương khớp 42 38,2 68 61,8 
Biến chứng thần kinh 
ngoại biên 
23 20,9 87 79,1 
Bệnh khác* 19 17,3 91 82,7 
Bệnh lý võng mạc 17 15,5 93 84,5 
Suy thận 13 11,8 97 88,2 
Loại bệnh 
Có (n=228) Không (n=872) 
Tần số % Tần số % 
Đột quỵ 6 5,5 104 94,5 
Nhồi máu cơ tim 5 4,5 105 95,5 
Ung thư 1 0,9 109 99,1 
Chưa ghi nhận bệnh đi 
kèm hoặc biến chứng 
5 4,5 105 95,5 
* Bệnh khác gồm: Gút, viêm gan mạn, COPD, lao phổi 
đang điều trị, suy giáp, cường giáp, cushing 
Đa số bệnh nhân chưa từng hút thuốc. Ở 
các chỉ số chuyển hóa lipid, tỉ lệ bệnh nhân 
không đạt mục tiêu điều trị là từ 30% trở 
xuống (Bảng 4). 
Tăng huyết áp là bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất, 
ung thư là bệnh có tỉ lệ mắc thấp nhất. Chỉ có 
4,5% bệnh nhân chưa ghi nhận có bệnh lý đi 
kèm hay biến chứng (Bảng 5). 
Bảng 6: Tỉ lệ và phân loại hạn chế hoạt động sinh 
hoạt hàng ngày cơ bản (chỉ số Katz ADL) (n=110) 
Hoạt động 
Phụ thuộc (0 
điểm) (n=49) 
Độc lập (1 điểm) 
(n=721) 
Tần số % Tần số % 
Tắm 10 9,1 100 90,9 
Mặc quần áo 0 0 110 100 
Đi vệ sinh 2 1,8 108 98,2 
Đi lại 13 11,8 97 88,2 
Tự chủ đại/tiểu tiện 7 6,4 103 93,6 
Ăn uống 0 0 110 100 
ADL 17 15,5 93 84,5 
Hoạt động có tỉ lệ phụ thuộc cao nhất là hoạt 
động đi lai, không có bệnh nhân nào phụ thuộc 
ở hoạt động ăn uống và mặc quần áo. Có 15,5% 
số bệnh nhân đái tháo đường type 2 hạn chế 
ADL (tức có phụ thuộc ít nhất 1 hoạt động trong 
6 hoạt động trên) (Bảng 6). 
Không có mối liên quan giữa hạn chế ADL 
với các đặc điểm dân số - xã hội – nhân trắc của 
đối tượng: giới tính, tôn giáo, nơi sống, nghề 
nghiệp, trình độ học vấn, người sống cùng, tình 
trạng kinh tế, chỉ số BMI. Tỉ lệ hạn chế ADL ở 
nhóm tuổi 70-79 tuổi cao gấp 5,09 lần so với 
nhóm 60-69 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê với p=0,008 (Bảng 7). 
Không có mối liên quan giữa hạn chế ADL 
với các đặc điểm của bệnh lý ĐTĐ còn lại được 
khảo sát gồm: thời gian mắc đái tháo đường, 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 130 
HbA1c, chỉ số đường huyết đói, điều trị hiện tại (Bảng 8). 
Bảng 7: Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) và mối liên quan với các đặc điểm dân số - xã hội 
– nhân trắc (n=110) 
Đặc điểm 
Hạn chế ADL 
Giá trị p 
PR 
(KTC 95%) Có (%) Không (%) 
Giới tính 
Nam 7 (12,7) 48 (87,3) 0,429 0,70 (0,29-1,71) 
Nữ 10 (18,2) 45 (81,8) 
Nhóm tuổi 
60-69 tuổi 3 (6) 47 (94) 1 
70-79 tuổi 11 (30,6) 25 (69,4) 0,008 5,09 (1,52-17,04) 
Từ 80 tuổi trở lên 3 (12,5) 21 (87,5) 0,348 2,08 (0,45-9,64) 
Tôn giáo 
Có tôn giáo 9 (20,5) 35 (79,5) 0,236 1,69 ( 0,71-4,04) 
Không tôn giáo 8 (12,1) 58 (87,9) 
Nơi sống 
Thành thị 15 (15,3) 83 (84,7) >0,999* 0,92 (0,24-3,55) 
Nông thôn 2 (16,7) 10 (83,3) 
Nghề nghiệp 
Già, nghỉ hưu 15 (15,8) 80 (84,2) >0,999* 1,18 (0,30-4,67) 
Vẫn đang làm việc 2 (13,3) 13 (86,7) 
Trình độ học vấn 
Tiểu học 3 (14,3) 18 (85,7) 1 
THCS +THPT 7 (20,6) 27 (79,4) 0,565 1,44 (0,42-5,00) 
Trên THPT 7 (12,7) 48 (87,3) 0,858 0,89 (0,25-3,15) 
Người sống cùng 
Sống cùng người thân 16 (15,4) 88 (84,6) 0,92 (0,15-5,84) 
Sống một mình 1 (16,7) 5 (83,3) >0,999* 
Tình trạng kinh tế 
Không đủ sống 3 (14,3) 18 (85,7) 1 
Đủ sống 13 (18,6) 57 (81,4) 0,658 1,30 (0,41-4,16) 
Dư dả 1 (5,3) 18 (94,7) 0,371 0,37 (0,04-3,28) 
Phân loại BMI (n=108) 
Thừa cân 12 (19,1) 51 (80,9) 0,143 2,14 (0,74-6,22) 
Bình thường 4 (8,9) 41 (91,1) 
*Kiểm định chính xác Fisher 
Bảng 8: Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sử dụng cơ bản (ADL) và mối liên quan với đặc điểm bệnh lý 
đái tháo đường type 2 (n=110) 
Đặc điểm 
Hạn chế ADL 
Giá trị p PR (KTC 95%) 
Có (%) Không (%) 
Thời gian mắc đái tháo đường 
> 10 năm 3 (7,5) 37 (92,5) 0,081 0,38 (0,11-1,23) 
≤ 10 năm 14 (20) 56 (80) 
Nhóm chỉ số HbA1c (n=106) 
Kiểm soát kém (>7%) 13 (20,6) 50 (79,4) 0,082 2,42 (0,84-6,96) 
Kiểm soát tốt (≤7%) 4 (8,5) 43 (91,5) 
Nhóm chỉ số đường huyết đói 
Kiểm soát kém (>7mmol/l) 11 (16,9) 54 (83,1) 0,609 1,27 (0,51-3,18) 
Kiểm soát tốt (≤mmol/l) 6 (13,3) 39 (86,7) 
Điều trị hiện tại 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 131 
Đặc điểm 
Hạn chế ADL 
Giá trị p PR (KTC 95%) 
Có (%) Không (%) 
Uống thuốc viên 12 (15,4) 66 (84,6) 1 
Tiêm insulin 2 (18,2) 9 (81,8) 0,810 1,18 (0,30-4,62) 
Cả 2 3 (14,3) 18 (85,71) 0,902 0,93 (0,29-3,01) 
Bảng 9: Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) và mối liên quan với tình trạng hút thuốc lá và 
chuyển hóa lipid (n=110) 
Đặc điểm 
Hạn chế ADL 
Giá trị p PR (KTC 95%) 
Có (%) Không (%) 
Hút thuốc lá 
Chưa từng hút thuốc 12 (16,7) 60 (83,3) 1 
Từng hút nhưng đã bỏ 4 (14,3) 24 (85,7) 0,773 0,86 (0,30-2,45) 
Vẫn đang hút thuốc 1 (10) 9 (90) 0,606 0,60 (0,09-4,17) 
Cholesterol cao (n=109) 
Có 5 (20) 20 (80) 0,531* 1,41 (0,55-3,64) 
Không 12 (14,1) 73 (85,8) 
1 
Triglycerid cao 
Có 3 (9,1) 30 (90,9) 0,227 0,5 (0,15-1,62) 
Không 14 (18,1) 63 (81,8) 
1 
LDL cao 
Có 4 (25) 12 (75) 0,268* 1,81 (0,67-4,85) 
Không 13 (13,8) 81 (86,2) 
1 
HDL thấp 
Có 2 (10) 18 (90) 0,733* 0,6 (0,15-2,42) 
Không 15 (16,7) 75 (83,3) 
1 
* Phép kiểm chính xác Fisher 
Bảng 10: Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) và mối liên quan với biến chứng và bệnh lý đi 
kèm (n=110) 
Loại bệnh 
Hạn chế ADL 
p PR (KTC 95%) 
Có (%) Không (%) 
Tăng huyết áp 
Có 15 (15,5) 82 (84,5) >0,999* 1,01 (0,26-3,90) 
Không 2 (15,4) 11 (84,6) 
Suy thận 
Có 2 (14,4) 11 (84,6) >0,999* 1,00 (0,26-3,86) 
Không 15 (15,5) 82 (84,5) 
Nhồi máu cơ tim 
Có 0 (0) 5 (100) >0,999* 0 
Không 17 (16,2) 88 (83,8) 
Đột quỵ 
Có 1 (16,7) 5 (83,3) >0,999* 1,08 (0,17-6,86) 
Không 16 (15,4) 88 (84,6) 
Cơ xương khớp 
Có 16 (38,1) 26 (61,9) <0,001 25,90 (3,56-188,25) 
Không 1 (1,5) 67 (98,5) 
Bệnh lý võng mạc 
Có 5 (29,4) 12 (70,6) 0,136* 2,28 (0,92-5,64) 
Không 12 (12,9) 81 (87,1) 
Biến chứng thần kinh ngoại biên 
Có 4 (17,4) 19 (82,6) 0,752* 1,16 (0,42-3,23) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 132 
Loại bệnh 
Hạn chế ADL 
p PR (KTC 95%) 
Có (%) Không (%) 
Không 13 (14,9) 74 (85,1) 
Bệnh khác 
Có 2 (10,5) 17 (89,5) 0,732* 0,64 (0,16-2,56) 
Không 15 (16,5) 76 (83,5) 
Chưa ghi nhận bệnh đi kèm hoặc biến chứng 
Có bệnh đi kèm 17 (16,2) 88 (83,8) >0,999* 
Chưa ghi nhận 0 (0) 5 (100) 
* Phép kiểm chính xác Fisher 
Không có mối liên quan giữa hạn chế ADL 
và tình trạng hút thuốc lá, chuyển hóa lipid 
(Bảng 9). 
Về các bệnh lý đi kèm và biến chứng, 
không tìm thấy mối liên quan giữa hạn chế 
ADL và tăng huyết áp, suy thận, nhồi máu cơ 
tim, đột quỵ, bệnh lý võng mạc, biến chứng 
thần kinh ngoại biên, bệnh khác, chưa ghi 
nhận bệnh lý đi kèm hay biến chứng. Tỉ lệ hạn 
chế ADL cao gấp 25,9 lần ở nhóm mắc bệnh cơ 
xương khớp so với nhóm không mắc bệnh cơ 
xương khớp sự khác biệt này có ý nghĩa thống 
kê với p <0,001 (Bảng 10). 
Bảng 11: Mô hình hồi quy đa biến giữa hạn chế ADL 
và các yếu tố liên quan 
Hạn chế ADL PR (KTC 95%) Giá trị p 
Nhóm tuổi 
60-69 tuổi 1 
70-79 tuổi 4,81 (1,30-17,85) 0,019 
80 tuổi trở lên 2,29 (0,58-8,96) 0,235 
Phân loại BMI 
Thừa cân 1,65 (0,52-5,18) 0,395 
Thời gian mắc đái tháo đường 
Trên 10 năm 0,65 (0,21-2,02) 0,460 
Chỉ số HbA1c 
Kiểm soát kém 1,88 (0,59-6,03) 0,288 
Cơ xương khớp 
Có 19,35 (2,53-148,15) 0,004 
Bệnh lý võng mạc 
Có 1,03 (0,40-2,65) 0,956 
Kết quả phân tích đa biến cho thấy nhóm từ 
70 đến 79 tuổi có tỉ lệ hạn chế ADL cao hơn 4,81 
lần so với nhóm từ 60 đến 69 tuổi, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p=0,019. (KTC 95% 1,30-
17,85). Ở nhóm có bệnh lý cơ xương khớp, tỉ lệ 
hạn chế ADL tăng lên 19,35 lần so với nhóm 
không mắc (KTC 95% 2,53-148,15) với p=0,004 
(Bảng 11). 
BÀN LUẬN 
Trong tổng số 110 đối tượng tham gia vào 
nghiên cứu, nhóm từ 60 đến 69 tuổi chiếm tỉ lệ 
cao nhất (Bảng 1). Đáng chú ý, một nửa số đối 
tượng có học vấn cao (trên trung học phổ thông) 
và có thu nhập ổn định (Bảng 1). Điều này phù 
hợp với đặc điểm của địa điểm nghiên cứu là 
bệnh viện Thống Nhất – nơi tiếp nhận điều trị 
cho đối tượng hưu trí ở Thành phố Hồ Chí Minh 
và khu vực phía nam. 
Tỉ lệ hạn chế HĐSHHN cơ bản (ADL) là 
15,5% (Bảng 6). Kết quả này tương đồng với 
nghiên cứu của Maria Huedo ở Tây Ban Nha 
trên đối tượng là người từ 65 tuổi trở lên (dao 
động từ 19,3% đến 20,6% từ năm 2000 đến năm 
2007)(3).Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu báo cáo 
tỉ lệ hạn chế ADL ở người cao tuổi trong cộng 
đồng thấp hơn tỉ lệ được tìm thấy ở nghiên cứu 
này(5,6,7,8,9,10,12). Điều này là hợp lý vì theo tổng 
quan hệ thống và phân tích gộp của Wong, ĐTĐ 
làm tăng nguy cơ hạn chế ADL ở người cao 
tuổi(2). 
Hai hoạt động mặc quần áo và ăn uống 
được đánh giá là độc lập ở tất cả bệnh nhân 
trong nghiên cứu (Bảng 6), có lẽ vì đây là 2 
hoạt động ít gắng sức và ít đòi hỏi sự khéo léo 
nhất. Hoạt động đi lại có tỉ lệ hạn chế cao nhất 
với 11,8%. Điều này có thể do hoạt động này 
tiêu tốn thể lực và sự linh hoạt của cơ xương 
khớp trong khi ở người cao tuổi các yếu tố thể 
chất bị suy giảm do lão hóa tự nhiên. Thêm 
vào đó, ở nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân mắc 
bệnh lý về cơ xương khớp khá cao (38,2%) 
cũng là nguyên nhân làm cho tỉ lệ hạn chế hoạt 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 133 
động ADL đi lại chiếm tỉ lệ cao. 
Không tìm thấy mối liên quan giữa BMI, các 
đặc điểm bệnh lý ĐTĐ type 2, hút thuốc lá, các 
chỉ số lipid và hạn chế HĐSHHN cơ bản. 
Ở nghiên cứu này, tỉ lệ hạn chế ADL có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi 
khác nhau (Bảng 7). Có thể thấy, quá trình lão 
hóa tự nhiên có tác động đáng kể lên khả năng 
thực hiện các HĐSHHN cơ bản ở người cao tuổi 
mắc ĐTĐ. 
Thêm vào đó, tỉ lệ hạn chế ADL tăng lên 
19,35 lần ở nhóm mắc bệnh cơ xương khớp so 
với nhóm không mắc bệnh cơ xương khớp (Bảng 
7). Tác giả Võ Văn Tài khảo sát trên cộng đồng 
người cao tuổi tại thành phố Vũng Tàu cũng cho 
kết quả tương tự(10). Kết quả này là do ADL gồm 
các hoạt động thể hiện sự độc lập về mặt thể chất 
của người cao tuổi, mắc các bệnh lý cơ xương 
khớp dẫn đến giới hạn vận động và gặp khó 
khăn trong các hoạt động ADL. 
Số liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên 
bệnh án điện tử, hạn chế sai lệch thông tin. Tuy 
nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. 
Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang cộng với cỡ 
mẫu nhỏ, nghiên cứu chỉ ghi nhận được tỉ lệ 
hiện mắc và mối liên quan chứ không xác định 
được yếu tố thời gian và quan hệ nguyên nhân 
kết quả. Dù vậy, kết quả nghiên cứu có thể làm 
tiền đề cho những nghiên cứu bệnh chứng và 
đoàn hệ trong tương lai. 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hạn chế 
HĐSHHN cơ bản ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi là 
đáng chú ý. Cần có chương trình điều trị, tập 
luyện thích hợp để làm chậm tốc độ xuất hiện 
cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những 
hạn chế này lên cuộc sống của bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Internation Diabetes Federation (2019). IDF Diabetes Atlas 
Ninth. URL: https://www.idf.org/e-
library/epidemiologyresearch/diabetes-atlas.html. 
2. Wong E, Backholer K, Gearon, et al (2013). Diabetes and risk of 
physical disability in adults: a systematic review and meta-
analysis. Lancet Diabetes Endocrinol, 1(2):106-114 
3. Martinez-Huedo AM, Andres AL, Hernandez-Barrera V, et al 
(2011). Trends in the prevalence of physical and functional 
disability among Spanish elderly suffering from diabetes (2000–
2007). Diabetes Research and Clinical Practice, 94(2):30-33 
4. Kalyani R, Saudek CD, Brancati FL, et al (2010). Association of 
diabetes, comorbidities, and A1C with functional disability in 
older adults: results from the National Health and Nutrition 
Examination Survey (NHANES), 1999-2006. Diabetes Care, 
33(5):1055-1060. 
5. Trần Trọng Đàm (2001). Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt 
hàng ngày của người cao tuổi quận 8, TPHCM năm 2001. Y học 
Thành phố Hồ Chí Minh, 8(1):9-13. 
6. Trần Trọng Đàm (2007). Tình trạng sức khỏe và hoạt động sinh 
hoạt hàng ngày ở người cao tuổi tại Bến Lức, Long An, năm 
2005. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(1):100-104. 
7. Phạm Ngân Giang (2011). Nghiên cứu thực trạng hạn chế hoạt 
động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi, một số yếu tố ảnh 
hướng và thử nghiệm một giải pháp can thiệp dự phòng. Luận 
án Tiến sĩ Y học Chuyên ngành Dịch tễ học, Đại học Y Hà Nội. 
8. Huỳnh Thị Kim Huệ (2017). Tần suất hạn chế chức năng và các 
yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng quận 4 thành 
phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(2):204-209. 
9. Huỳnh Thị Ái Lâm (2014). Tình hình hạn chế hoạt động sinh 
hoạt hàng ngày và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao 
tuổi tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ 
năm 2014. Luận văn Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y 
Dược Cần Thơ. 
10. Nguyễn Thị Hoàng Phụng (2006). Mức độ sinh hoạt thể lực, 
hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi ở xã Thanh 
Phú, Bến Lức, Long An. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1):65-
71. 
11. Võ Văn Tài (2013). Tỉ lệ hạn chế hoạt động trong cuộc sống hàng 
ngày của người cao tuổi tại thành phố Vũng Tàu năm 2013. 
Luận án chuyên khoa II Chuyên ngành Quản lý y tế, Đại học Y Dược 
TP. HCM. 
12. Nguyễn Thị Lan Thanh (2015). Khảo sát tình trạng hạn chế chức 
năng và mối liên quan với các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi 
trong cộng đồng xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM. 
13. Shelkey M, Wallace M. (2000). Katz Index of Independence in 
Activities of Daily Living (ADL). Director, 8(2):72-73. 
14. Arik G, Varan HD, Yavuz BB, et al (2015). Validation of Katz 
index of independence in activities of daily living in Turkish 
older adults. Arch Gerontol Geriatr, 61(3):344-350. 
Ngày nhận bài báo: 16/11/2020 
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 

File đính kèm:

  • pdfti_le_han_che_hoat_dong_sinh_hoat_hang_ngay_co_ban_o_benh_nh.pdf