Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất

Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim đang trở thành một bệnh lý quan trọng của người cao tuổi với tỉ

lệ mắc cao và tần suất tăng dần theo tuổi, trong đó có nhiều rối loạn nhịp tim nặng đe dọa tính

mạng bệnh nhân.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa Nội Tim

mạch Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.

Phương pháo nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu cắt ngang mô tả, thực hiện đọc

lại toàn bộ điện tâm đồ thường quy trên 1024 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện

Thống Nhất từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.

Kết quả: Tỉ lệ rối loạn nhịp tim trong nhóm ≥60 tuổi là 51%; với nam 52,1% và nữ là 49,7%, khác

biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 30,6%, rối loạn dẫn truyền 22,3% và rối

loạn nhịp thất là 6,6%. Rung nhĩ chiếm 10,7%. Tỷ lệ rối loạn nhịp ở nhóm chứng (<60 tuổi) là 46%

và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhóm nghiên cứu (p>0,05).

Kết luận: Rối loạn nhịp tim là phổ biến ở người cao tuổi, tỉ lệ nam tương đương nữ. Rung nhĩ là

rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người cao tuổi và tăng dần ở nam giới sau 60 tuổi. Không có

sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ rối loạn nhịp chung giữa người cao tuổi và người trẻ.

Từ khoá: rối loạn nhịp tim, điện tâm đồ, người cao tuổ

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 1

Trang 1

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 2

Trang 2

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 3

Trang 3

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 4

Trang 4

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 5

Trang 5

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 6

Trang 6

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 7

Trang 7

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10280
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất

Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(2):44-51
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
1Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam
2Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam
3Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
Liên hệ
Nguyễn Đức Công, Bệnh viện Thống Nhất,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: cong1608@gmail.com
Lịch sử
 Ngày nhận: 30-7-2020
 Ngày chấp nhận: 20-12-2020
 Ngày đăng: 27-12-2020
DOI :
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Tỉ lệ các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú
tại khoa timmạch - Bệnh viện Thống Nhất
Hồ Sĩ Dũng1, Trần Quang Bách2, Mai Bá Gia Hữu2, Đỗ Thị Mỹ Phúc2, Lê Phương2, Trần Bảo Trinh2,
Nguyễn Đức Công3,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim đang trở thành một bệnh lý quan trọng của người cao tuổi với tỉ
lệ mắc cao và tần suất tăng dần theo tuổi, trong đó có nhiều rối loạn nhịp tim nặng đe dọa tính
mạng bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa Nội Tim
mạch Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
Phương pháo nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu cắt ngang mô tả, thực hiện đọc
lại toàn bộ điện tâm đồ thường quy trên 1024 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Timmạch Bệnh viện
Thống Nhất từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn nhịp tim trong nhóm 60 tuổi là 51%; với nam 52,1% và nữ là 49,7%, khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 30,6%, rối loạn dẫn truyền 22,3% và rối
loạn nhịp thất là 6,6%. Rung nhĩ chiếm 10,7%. Tỷ lệ rối loạn nhịp ở nhóm chứng (<60 tuổi) là 46%
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhóm nghiên cứu (p>0,05).
Kết luận: Rối loạn nhịp tim là phổ biến ở người cao tuổi, tỉ lệ nam tương đương nữ. Rung nhĩ là
rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người cao tuổi và tăng dần ở nam giới sau 60 tuổi. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ rối loạn nhịp chung giữa người cao tuổi và người trẻ.
Từ khoá: rối loạn nhịp tim, điện tâm đồ, người cao tuổi
ĐẶT VẤNĐỀ
Rối loạn nhịp tim hiện đang trở thành một bệnh lý
quan trọng ở người cao tuổi với tần suất tăng dần theo
tuổi, trong đó rung nhĩ và rối loạn nhịp thất là các rối
loạn nhịp hàng đầu ở người cao tuổi. Rung nhĩ là một
trong những rối loạn nhịp rất thường gặp, chiếm 6%
ở người cao tuổi và khoảng 10% ở người từ trên 85
tuổi1. Tỉ lệ rối loạn nhịp tim bao gồm cả rung nhĩ ở
nhóm người cao tuổi là rất thường gặp so với người
trẻ. Rung nhĩ gặp ở 1-2% người cao tuổi không có
bệnh tim và nguy cơ tăng gấp đôi cho mỗi 10 năm
tiếp theo2.
Tuổi thọ trung bình năm 2019 của dân số Việt Nam là
73,6 tuổi, tăng 0,4 tuổi so với kết quả điều tra dân số
năm 2014 3. Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân
số từ năm 2011 với tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm hơn
9,9% và đến năm 2018, tỉ lệ này là 11,9%. Sự thoái hóa
hệ tim mạch tuân theo quy luật tuổi tác, do đó, bệnh
lý tim mạch cũng như các rối loạn nhịp tim là một
vấn đề phổ biến ở người cao tuổi với tỉ lệ mắc bệnh
nhiếu gấp ba lần so với người trẻ tuổi. Không giống
như người trẻ tuổi, các rối loạn nhịp ở người cao tuổi
thường có triệu chứng lâm sàng thay đổi, không đặc
hiệu dẫn đến khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu khảo sát tỉ lệ các rối loạn nhịp tim
trên điện tâm đồ bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú
tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất - TP.
Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thêm thông tin và nâng
cao hiệu quả cho quá trình chẩn đoán, điều trị và tiên
lượng của các bác sĩ lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tỉ lệ các rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân cao
tuổi điều trị tại khoa Nội Timmạch Bệnh việnThống
Nhất - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng
01/2016 đến tháng 12/2016.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội Tim
mạch Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Đủ hồ sơ bệnh án nội trú và kí duyệt của Trưởng
khoa Nội Tim mạch.
Trích dẫn bài báo này: Dũng H S, Bách T Q, Hữu M B G, Phúc D T M, Phương L, Trinh T B, Công N D. Tỉ lệ
các rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch - Bệnh viện Thống
Nhất. Sci. Tech. Dev. J. - Health Sci.; 1(2):44-51.
44
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(2):44-51
- Có ít nhất từ 01 điện tâm đồ trở lên và đủ chất lượng
để đọc.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không được đo điện tâm đồ.
- Điện tâm đồ không đủ chất lượng để kết luận loại
rối loạn nhịp.
- Không có kí duyệt của lãnh đạo khoa.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu kết hợp tiến cứu cắt ngang mô tả.
Các bước tiế ... ú ở
một bệnh viện mà bệnh nhân đa số là người lớn tuổi
và cán bộ hưu trí.
Phânbố rối loạnnhịp tim theonhómtuổi và
giới tính
Tỉ lệ rối loạn nhịp tim trong nhóm60 tuổi là không
có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm <60 tuổi.
Tỉ lệ rối loạn nhịp tim trong nghiên cứu của chúng tôi
tương tự với nghiên cứu của Charles Fisch (cũng thực
hiện trên ECG thường quy), nghiên cứu của Mano-
lio và Camm (thực hiện trên holter ECG) 8–10. Tỉ lệ
rối loạn nhịp tim trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu củaNguyễnChíHiếu vàNguyễnĐức
Hoàng có thể do đối tượng nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Chí Hiếu là rung nhĩ và rối loạn nhịp thất
trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm cả rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp thất và rối
loạn dẫn truyền5. Sự khác biệt so với nghiên cứu
của NguyễnĐứcHoàng do nghiên cứu thực hiện trên
mẫu bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện
Hương Trà, còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
trên mẫu bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội Tim
mạch bệnh việnThống Nhất11 (Bảng 5).
Tỉ lệ rối loạn nhịp tim ở nam giới cao hơn nữ giới
(52,3% so với 47,6%) nhưng không có ý nghĩa thống
kê. Các nghiên cứu khác của tác giảNguyễnChíHiếu,
Manolio cũng cho thấy tỉ lệ rối loạn nhịp tim ở nam
cao hơn nữ5,10.
Mối liên quan giữa các rối loạn nhịp tim với
giới tính và các nhóm tuổi
Tuổi tác ảnh hưởng lên bệnh lí tim mạch theo nhiều
cách, bao gồm xơ cứng và dày thành đông mạch, phì
đại thất trái. Chúng tôi ghi nhận có 30,1% rối loạn
nhịp nhĩ, 6,6% rối loạn nhịp thất và 22,8% rối loạn
dẫn truyền. Theo Yamaguchi I. và cộng sự nghiên
cứu mối quan hệ giữa tuổi và các bất thường về điện
tâm đồ cũng như rối loạn nhịp trên ECG 12 chuyển
đạo, được phân tích trên 3174 ca (1778 nam và 1396
nữ, độ tuổi 17-87) không có các bệnh tim thực thể
rõ ràng, ghi nhân tỉ lệ ECG bình thường giảm dần
theo tuổi tác, đạt đến mức tối thiếu là 20,0% ở nam
và 22,7% ở nữ sau tuổi 75 12. Tần suất rối loạn nhịp
trên thất, rối loạn nhịp thất, rung nhĩ, block nhánh
trái, nhánh phải và phân nhánh trái trước gia tăng
theo tuổi. Riêng nhịp chậmxoang và hôi chứngWolff-
Parkinson-White không theo xu hướng chung này tuy
có sự gia tăng theo tuổi đến 55 tuổi. Block độ 2 và đô 3
rất hiếm ở nhóm dân số nghiên cứu này. Block nhánh
phải có kèm block phân nhánh trái trước không ghi
nhận trước tuổi 35 có thể xem là hậu quả của tuổi tác
ở nhóm tuổi cao hơn. Có thể kết luân rằng, lão hóa
là một yếu tố quan trọng trong rối loạn nhịp tim ghi
nhận trong ECG 12 chuyển đạo.
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người
cao tuổi với tần suất 10,7%. Theo nghiên cứu của tác
47
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(2):44-51
Bảng 3: Cơ cấu các rối loạn nhịp tim theo 03 nhóm tuổi ở đối tượng 60 tuổi
Nữ60 tuổi Nam60 tuổi
Tổng
n = 392
60-70
n = 103
71-80
n = 156
>80
n = 133
p Tổng
n = 432
60-70
n = 133
71-80
n = 158
>80
n = 141
p
Có rối
loạn
nhịp
tim
n (%)
195
(49,5)
50
(48,5)
70
(44,9)
75
(56,4)
0,143 225
(52,1)
60
(45,1)
81
(51,3)
84
(59,6)
0,055
Có rối
loạn
nhịp
nhĩ
109
(27,8)
28
(27,2)
42
(26,9)
39
(29,3)
0,890 139
(32,2)
34
(25,6)
47
(29,7)
58
(41,1)
0,016
Rung
nhĩ,
38
(9,7)
10
(9,7)
20
(12,8)
8
(6,0)
0,150 50
(11,6)
6
(4,5)
20
(12,7)
24
(17,0)
0,005
Nhịp
nhanh
xoang
34
(8,7)
7
(6,8)
12
(7,7)
15
(11,3)
0,409 31
(7,2)
11
(8,3)
9
(5,7)
11
(7,8)
0,657
Ngoại
tâm
thu nhĩ
18
(4,6)
3
(2,9)
6
(3,8)
9
(6,8)
0,317 22
(5,1)
3
(2,3)
8
(5,1)
11
(7,8)
0,113
Có rối
loạn
nhịp
thất
27
(6,9)
7
(6,8)
10
(6,4)
10
(7,5)
0,933 27
(6,3)
9
(6,8)
11
(7,0)
7
(5,0)
0,743
Ngoại
tâm
thu
thất
27
(6,9)
7
(6,8)
10
(6,4)
10
(7,5)
0,933 26
(6,0)
9
(6,8)
10
(6,3)
7
(5,0)
0,804
Có rối
loạn
dẫn
truyền
89
(22,7)
17
(16,5)
34
(21,8)
38
(28,6)
0,085 99
(22,9)
24
(18,0)
42
(26,6)
33
(23,4)
0,222
Block
nhĩ
thất độ
1
21
(5,4)
3
(2,9)
9
(5,8)
9
(6,8)
0,409 23
(5,3)
8
(6,0)
9
(5,7)
6
(4,3)
0,783
Block
nhánh
trái
6
(1,5)
1
(1,0)
4
(2,6)
1
(0,8)
0,396 16
(3,7)
4
(3,0)
8
(5,1)
4
(2,8)
0,523
Block
nhánh
trái
trước
22
(5,6)
4
(3,9)
8
(5,1)
10
(7,5)
0,458 26
(6,0)
6
(4,5)
11
(7,0)
9
(6,4)
0,665
Block
nhánh
phải
38
(9,7)
7
(6,8)
13
(8,3)
18
(13,5)
0,169 36
(8,3)
6
(4,5)
15
(9,5)
15
(10,6)
0,149
48
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(2):44-51
Bảng 4: Cơ cấu các rối loạn nhịp tim theo 03 nhóm tuổi ở đối tượng 60 tuổi
60-70 tuổi 71-80 tuổi >80 tuổi p
Có rối loạn nhịp nhĩ,
n (%)
62 (26,3) 89 (28,3) 97 (30,1) 0,053
Nữ 28 (27,2) 42 (26,9) 39 (29,3) 0,236
Nam 34 (25,6) 47 (29,7) 58 (41,1)
Rung nhĩ, n (%) 16 (6,8) 40 (12,7) 32 (11,7) 0,066
Nữ 10 (9,7) 20 (12,8) 8 (6,0) 0,009
Nam 6 (4,5) 20 (12,7) 24 (17,0)
Bảng 5: Tỉ lệ rối loạn nhịp tim so sánh với các nghiên cứu khác
Nghiên cứu Tuổi Tỉ lệ rối loạn nhịp tim (%)
Nguyễn Chí Hiếu (n =554) 60 7,8
Nguyễn Đức Hoàng (n =500) 42,5 18 2,8
Camm (n =106) 75 77,0
Fisch C (n =2482) 70 57,0
Manolio (n =1372) 65 50
Chúng tôi (n =824) 60 51,0
giảNguyễnThịDung thì rung nhĩ thường gặp sau tuổi
65 và ở nam giới nhiều hơn, tương tự như kết luận của
chúng tôi13. Tần suất rung nhĩ tăng dần theo tuổi ở
nam giới trong khi ở nữ giới thì không có sự khác biệt.
Chúng tôi ghi nhận tần suất rối loạn nhịp thất ở bệnh
nhân cao tuổi là 6,6%, trong đó chủ yếu là ngoại tâm
thu thất chiếm 6,4%. TheoManolio, rối loạn nhịp thất
ở nữ chiếm tỉ lệ 16% và rối loạn nhịp thất ở nam chiếm
28%10. Cũng theo nghiên cứu này, rối loạn nhịp thất
phố biến ởnamnhiều hơnnữ, khác với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi. Còn theo của nghiên cứu của Gar-
cia và cộng sự ở 94 bệnhnhân trên 70 tuổi ghi nhận rối
loạn nhịp trên thất và rối loạn nhịp thất xảy ra thường
xuyên (91% và 89,4%)14. Khoảng 50% bệnh nhân có
rối loạn nhịp thất phức tạp. Tỉ lệ rối loạn nhịp thất
ở cả hai giới trong nghiên cứu này đều cao hơn kết
quả của chúng tôi. Có thể lí giải rằng, tỉ lệ rối loạn
nhịp thất trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu của hai tác giả là do chỉ theo
dõi trên điên tâm đồ một thời điểm, không phản ánh
giống như rối loạn nhịp đo trên Holter 24 giờ mà hai
nghiên cứu trên sử dụng. Đồng thời, bệnh việnThống
Nhất có 3 khoa liên quan đến timmạch bao gồm khoa
Tim mạch cấp cứu can thiệp là nơi điều trị các bệnh
nặng nên có thể tần suất loạn nhịp thất cao hơn, khoa
Nhịp tim học cũng có tần suất loạn nhịp thất cao hơn
và có thể can thiệp hiệu quả và khoa Nội tim mạch
là nơi chúng tôi tiến hành lấy mẫu chủ yếu là điều trị
các bệnh tim mạch mạn tính ổn định nên tần suất rối
loạn nhịp nặng cũng thấp hơn. Theo Yamaguchi và
cộng sự, ngoại tâm thu trên thất, ngoại tâm thu thất
và rung nhĩ ở nam cao hơn nữ trên người cao tuổi; tuy
nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận sự tương
đồng này ở loạn nhịp kiểu rung nhĩ12.
Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền ở nhóm người
cao tuổi là cao hơn nhóm còn lại (p = 0,022). Trong
các rối loạn dẫn truyền, block nhánh phải chiếm tỷ
lệ cao nhất (8,9%). Các rối loạn dẫn truyền đa phần
nam có tần suất cao hơn nữ, ngoại trừ block nhánh
phải. Theo nghiên cứu của Yamaguchi, rối loạn dẫn
truyền ở nam cao hơn nữ12. Tuy nhiên block nhánh
trái thường thấy ở nữ nhiều hơn nam trong nhóm
cao tuổi, khác với nghiên cứu của chúng tôi là block
nhánh phải.
HẠN CHẾ
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân có bệnh tim
mạch đang điều trị tại khoa Nội Tim mạch nên tỉ lệ
rối loạn nhịp tim cao hơn tỉ lệ ở cộng đồng. Nghiên
cứu này chỉ phân tích được điện tâm đồ thường quy,
không theo dõi holter ECG liên tục nên khó phát hiện
đầy đủ các rối loạn nhịp. Nghiên cứu được thực hiện
khu trú tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống
Nhất, nơi thường các bệnh nhân bệnh tim mạch diễn
tiến ốn định nên ít ghi nhân được các dạng rối loạn
nhịp tim nghiêm trọng. Ngoài khoa Nội Tim mạch,
49
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(2):44-51
bệnh việnThốngNhất còn có khoa Timmạch cấp cứu
– can thiệp là nơi tập trung những rối loạn nhịp tim
nặng và khoa Nhịp tim học là nơi có các rối loạn nhịp
đặc biệt đồng thời có thể can thiệp chữa trị đặc hiệu.
KẾT LUẬN
Rối loạn nhịp tim là phổ biến ở người cao tuổi, chiếm
tỉ lệ 51%ờbệnhnhân 60 tuổi, tỉ lệ nam tươngđương
nữ. Không có sự khác biệt về tỉ lệ rối loạn nhịp tim
giữa người cao tuổi và người <60 tuổi, tuy nhiên tỉ lệ
rối loạn nhịp thất và rối loạn dẫn truyền ở người cao
tuổi là lớn hơn người trẻ. Rung nhĩ là rối loạn nhịp
tim thường gặp nhất ở người cao tuổi, với tỉ lệ tăng
dần theo tuổi ở nam giới. Ngoài rối loạn nhịp nhĩ, các
rối loạn dẫn truyền cũng thường gặp. Rối loạn nhịp
thất ít gặp, chủ yếu là ngoại tâm thu thất.
LỜI CẢMƠN
Chúng tôi chân thành cảmơn ban giámđốc bệnh viện
ThốngNhất, lãnh đạo và toàn thể nhân viên khoa Nội
Timmạch đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi hoàn
thành được nghiên cứu này.
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Đây là đề tài tốt nghiệp của sinh viên Khoa Y – Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tên các tác
giả bao gồm nhóm nghiên cứu, người hỗ trợ, người
hướng dẫn và đã được sự đồng ý của nhóm nghiên
cứu. Các tác giả không có tranh chấp lợi ích trong
nghiên cứu này.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Nguyễn Đức Công đã giới thiệu đề tài, hướng dẫn,
chỉnh sửa, phân tích nhữngmẫu khó và góp ý cho nội
dung của bài báo.
Trần Quang Bách, Mai Bá Gia Hữu, ĐỗThịMỹ Phúc,
Lê Phương, Trần Bảo Trinh đã đóng góp nội dung,
tham gia lấymẫu, hoàn thành các công việc được giao
để hoàn thiện bài báo.
Hồ Sĩ Dũng hỗ trợ việc lấy mẫu, phân tích các số liệu,
viết báo, kiểm tra và đăng báo.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Chow GV, Marine JE, Fleg JL. Epidemiology of arrhythmias
and conduction disorders in older adults. Clin Geriatr Med.
2012;28(4):539–553. PMID: 23101570. Available from: https:
//doi.org/10.1016/j.cger.2012.07.003.
2. Kannel WB, Benjamin EJ. Status of the epidemiology of atrial
fibrillation. Med Clin North Am. 2008;92(1):17–40. PMID:
18060995. Available from: https://doi.org/10.1016/j.mcna.
2007.09.002.
3. Tổng cục thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm
1/4/2019 - tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ. Nhà xuất bản
Thống Kê. 2019;p. 45–52.
4. Đỗ Trinh T, Đồng TV. Hướng dẫn đọc điện tim. Nhà xuất bản
Y học. 2002;p. 89–104.
5. Hiếu NC, Bình PH, Đức Công N. Cơ cấu rối loạn nhịp ở người
cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống
Nhất năm 2009. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2012;16(1):6–9.
6. Liên TTM, Uyên VTN, Đồng LH. Nghiên cứu rối
loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyêt áp bằng
holter điện tim liên tục 24 giờ tại khoa tim mạch
bệnh viện Thống Nhất TP HCM. 2014;Available from:
benh-nhan-tang-huyet-ap-bang-holter-dien-tim-lien-tuc-
24-gio-tai-khoa-tim-mach-benh-vien-thong-nhat-tp-hcm/].
7. Bình PH, Dũng HT, Vinh CV. Nhân xét về điều trị nhồi máu cơ
tim cấp tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ 01/2009
- 06/2010. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2011;15(2):170–176.
8. Camm AJ, Evans KE, Ward DE, Martin A. The rhythm of the
heart in active elderly subjects. Am Heart J. 1980;99(5):598–
603. Available from: https://doi.org/10.1016/0002-8703(80)
90733-4.
9. Fisch C. Electrocardiogram in the aged: an independent
marker of heart disease? Am J Med. 1981;70(1):4–6. Available
from: https://doi.org/10.1016/0002-9343(81)90402-2.
10. Manolio TA, Furberg CD, Rautaharju PM, Siscovick D, Newman
AB, Borhani NO, Gardin JM, Tabatznik B. Cardiac arrhythmias
on 24-h ambulatory electrocardiography in older women and
men: the Cardiovascular Health Study. J Am Coll Cardiol.
1994;23(4):916–925. Available from: https://doi.org/10.1016/
0735-1097(94)90638-6.
11. Đức Hoàng N, et al. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim tim ở người
trên 15 tuổi tại bệnh viện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp
chí Y học thực hành. 2010;p. 699–700.
12. Yamaguchi I, Ito I. Electrocardiographic changes and arrhyth-
mias in the elderly. J Cardiol Suppl. 1988;19:49–57.
13. Dung NT, et al. Một số nhận xét qua 585 bệnh nhân bị loạn
nhịp tim điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng 6 tháng
đầu năm 2001. Kỷ yếu toàn văn các đê tải khoa học.Tạp chí
Timmạch. 2002;29:323–330.
14. García A, Valdés M, Sánchez V, Soria F, Hernández A, Vicente
T, Pérez F, Rodriguez P. Cardiac rhythm in healthy elderly sub-
jects. Clin Investig. 1992;70(2):130–135. Available from: https:
//doi.org/10.1007/BF00227354.
50
Science & Technology Development Journal – Health Sciences, 1(2):44-51
Open Access Full Text Article Research article
1Pham Ngoc Thach Univesity of
Medicine, Ho Chi Minh City, Vietnam
2School of Medicine, Vietnam National
University Ho Chi Minh City, Vietnam
3Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh
City, Vietnam
Correspondence
Nguyen Duc Cong, Thong Nhat Hospital,
Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: cong1608@gmail.com
History
 Received: 30-7-2020 
 Accepted: 20-12-2020 
 Published: 27-12-2020
DOI :
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Prevalence of arrhythmias in elderly inpatients at department of
cardiology of Thong Nhat Hospital
Ho Si Dung1, Tran Quang Bach2, Mai Ba Gia Huu2, Do Thi My Phuc2, Le Phuong2, Tran Bao Trinh2,
Nguyen Duc Cong3,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Objectives: To definite prevalence of arrhythmias in elderly inpatients treated at the Department
of Cardiology of Thong Nhat Hospital - Ho Chi Minh City from January 2016 to December 2016 and
the relationship between arrhythmias and some associated diseases.
Methods: Retrospective study incorporating a descriptive cross-sectional study, performing a full
read-back of the routine ECG on 1024 patients treated at the Department of Cardiology of Thong
Nhat Hospital.
Results: The rate of arrhythmias in the age 60 years and more is 51%, with 52.1% male and 49.7%
female, the difference is not statistically significant. Arrhythmias include atrial arrhythmias (30.6%),
conduction disorders (22.3%) and ventricular arrhythmias (6.6%). Atrial fibrillation accounts for
10.7%. The rate of arrhythmias in the control group (younger than 60 years old) was 46% and the
difference was not statistically significant with the research group (p>0.05).
Conclusions: Arrhythmias are frequent in the elderly and equal betweenmen andwonmen. Atrial
fibrillation is themost common arrhythmia in the elderly and gradually increases inmen after age of
60. There is no difference in the prevalence of arrhythmias among the elderly and younger people.
Key words: arrhythmia, electrocardiogram, elderly
Cite this article : Dung H S, Bach T Q, Huu M B G, Phuc D T M, Phuong L, Trinh T B, Cong N D. Prevalence 
of arrhythmias in elderly inpatients at department of cardiology of Thong Nhat Hospital. Sci. Tech. 
Dev. J. - Health Sci.; 1(2):44-51.
51

File đính kèm:

  • pdfti_le_cac_roi_loan_nhip_tim_tren_benh_nhan_cao_tuoi_dieu_tri.pdf