Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam

TÓM TẮT

Hiện nay, hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer) đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam,

đang phát triển rầm rộ trong vòng hai năm trở lại đây. Hình thức cho vay này thực tế đã xuất hiện

rất lâu trên thế giới, từ năm 2005 tại Anh đã đánh dấu sự xuất hiện của cho vay ngang hàng với

công ty Zopa. Ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hình thức cho vay này, hơn nữa

chúng ta chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý cho vay ngang hàng. Và khi vận hành

chúng ta còn có nhiều vấn đề bất cập xoay quanh hình thức cho vay ngang hàng, đặc biệt là vấn

đề pháp lý. Bài viết tập trung hệ thống hóa lý thuyết hình thức cho vay ngang hang, đồng thời nêu

lên tình hình cho vay ngang hàng số quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, các nước khối châu Âu, từ

đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam kết hợp trong phần giải pháp, bên cạnh đó mô

tả thực trạng hình thức cho vay ngang hàng, tình hình hoạt động của các nền tảng cho vay này tại

Việt Nam hiện nay với một thực tế là các nền tảng cho vay tại Việt Nam chưa hoạt động đúng với

bản chất của cho vay ngang hàng, trên cơ sở phân tích những tồn tại về hình thức cho vay ngang

hàng tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này trong tương lai.

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 16040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam
1247 
THỰC TRẠNG VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Hồng Ngọc, Bùi Quang Huy, Nguyễn Như Quỳnh, 
Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Thu Trang 
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Phạm Hải Nam 
TÓM TẮT 
Hiện nay, hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer) đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, 
đang phát triển rầm rộ trong vòng hai năm trở lại đây. Hình thức cho vay này thực tế đã xuất hiện 
rất lâu trên thế giới, từ năm 2005 tại Anh đã đánh dấu sự xuất hiện của cho vay ngang hàng với 
công ty Zopa. Ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hình thức cho vay này, hơn nữa 
chúng ta chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý cho vay ngang hàng. Và khi vận hành 
chúng ta còn có nhiều vấn đề bất cập xoay quanh hình thức cho vay ngang hàng, đặc biệt là vấn 
đề pháp lý. Bài viết tập trung hệ thống hóa lý thuyết hình thức cho vay ngang hang, đồng thời nêu 
lên tình hình cho vay ngang hàng số quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, các nước khối châu Âu, từ 
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam kết hợp trong phần giải pháp, bên cạnh đó mô 
tả thực trạng hình thức cho vay ngang hàng, tình hình hoạt động của các nền tảng cho vay này tại 
Việt Nam hiện nay với một thực tế là các nền tảng cho vay tại Việt Nam chưa hoạt động đúng với 
bản chất của cho vay ngang hàng, trên cơ sở phân tích những tồn tại về hình thức cho vay ngang 
hàng tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả đề 
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này trong tương lai. 
Từ khoá: Ngân hàng, ngang hàng, peer - to - peer,... 
1 GIỚI THIỆU 
Cho vay ngang hàng (P2P lending) là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo, được 
thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với 
người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài. 
Theo đó, doanh nghiệp cho vay ngang hàng cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến để người vay 
kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay 
và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số 
hoá. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những DN hoạt 
động theo loại hình này sử dụng công nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía 
người cho vay và người đi vay. 
Sự phát triển nhanh chóng của mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới trong khoảng một thập 
niên trở lại đây đã tạo ra một kênh cung ứng vốn hoàn toàn mới trên thị trường và góp phần thúc 
đẩy tài chính toàn diện phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005, đến nay, cho 
1248 
vay ngang hàng đã phát triển ở nhiều quốc gia với nhiều dạng thức khác nhau. Ngân hàng Phát 
triển châu (2018) đưa ra một thông tin đáng chú ý: Thị trường cho vay ngang hàng toàn cầu ước 
tính sẽ có mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và có thể đạt tới giá trị 490 tỷ USD vào năm 2020, riêng 
tại Trung Quốc giai đoạn 2014-2017, dư nợ cho vay P2P đã đạt xấp xỉ 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. 
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Tại Trung Quốc, sau một thời 
gian bùng nổ (trước năm 2016) nay đã có rất nhiều DN cho vay ngang hàng sụp đổ bởi nhiều DN lợi 
dụng hoạt động này để lừa các nhà đầu tư. Thống kê cho thấy, có tới hơn 95% các dự án cho vay 
ngang hàng ở nước này là giả mạo. 
Theo Nikkei, trong năm 2018, số lượng các công ty cho vay ngang hàng tại Trung Quốc giảm 25%, 
xuống còn hơn 1.000 công ty. Reuters cũng dẫn nguồn tin cho biết, Dianrong - một trong những 
công ty cho vay ngang hàng lớn nhất Trung Quốc đang chuẩn bị đóng cửa 60/90 chi nhánh. Thị 
trường cũng ghi nhận việc Goldman Sachs, Citigroup, JPMorgan và Credit Suisse đã đồng loạt huỷ 
bỏ thoả thuận làm bảo lãnh cho các công ty cho vay ngang của Trung Quốc do lo ngại về tương lai 
đầy bất ổn của loại hình này. 
Trước những rủi ro như vậy, nhiều quốc gia đã nghiên cứu, đưa ra chính sách để giám sát và quản 
lý đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Tháng 8/2016, Chính phủ Trung Quốc đã quy định các 
biện pháp tạm thời quản lý hoạt động kinh doanh của các trung gian thông tin cho vay ngang 
hàng. Tháng 12/2017, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và y ban Quản lý Ngân hàng Trung 
Quốc cũng ban hành các quy định mới đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Các quy định quản 
lý được đưa ra đã khiến số DN cho vay ngang hàng giảm nhanh chóng, từ khoảng 3.500 DN xuống 
chỉ còn 1.600 DN như hiện nay. 
Hiện nay, một số nước ASEAN cũng đã ban hành hoặc đang có nghiên cứu và hoàn thiện để ban 
hành khung khổ quy dịnh về cho vay ngang hàng. Chẳng hạn, năm 2016, Ngân hàng Trung ương 
Thái Lan ban hành Cẩm nang triển khai Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho vay ngang hàng; Năm 
2017, Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính của Indonesia đã ban hành các quy định về cho vay ngang 
hàng... Thậm chí, mới đây, Cơ quan này còn công bố một danh sách khoảng 200 DN cho vay 
ngang hàng bất hợp pháp đang hoạt động tại nước này... 
2 THỰC TRẠNG CHO VAY NGANG HÀNG Ở VIỆT NAM 
Ưu nhược điểm của mô hình cho vay ngang hàng đối với người vay 
Ưu điểm: 
– Có thể vay một cách nhanh chóng. 
– Lãi suất thấp hơn so với ngân hàng. 
– Không bị phạt trả nợ trước hạn. 
– Thủ tục và yêu cầu đơn giản. 
– Hầu hết các khoản vay không yêu cầu tài sản đảm bảo. 
– Sử dụng vốn linh hoạt. 
1249 
Nhược điểm: 
– Lãi suất có thể cao hơn với ngân hàng nếu như xếp hạng tín dụng thấp. 
– Nếu diểm tín dụng thấp có thể không vay được. 
– Không thể vay các khoản vay có giá trị lớn. 
– Thanh toán trễ hạn có thể mất điểm tín dụng và ảnh hưởng đến khoản vay đó. 
Ưu nhược điểm của mô hình cho vay ngang hàng đối với người cho vay 
Ưu Điểm: 
– Lãi suất cao hơn so với tiết kiệm thông thường hoặc chứng chỉ tiền gửi ghi danh. 
– Thêm một kênh lựa chọn đầu tư. 
– Cho phép nhà đầu tư tự động đa dạng hóa danh mục đầu tư. 
Nhược điểm: 
– Rủi ro mất tiền nấu người vay vỡ nợ. 
– Các khoản tiền cho vay không được bảo hiểm như đối với tài khoản tiết kiệm. 
– Vì thời gian cho vay từ 3-5 năm nên tính thanh khoản thấp hơn so với đầu tư trái phiếu hay cổ 
phiếu. 
– Trong tương lai có thể có thể sẽ nhiều biến động. 
Tại Việt Nam, với sự bùng nổ của các Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech), mô hình cho vay 
ngang hàng xuất hiện cách đây khoảng 2 năm với 40 công ty đang hoạt động. Hiện nay, một số 
công ty đang biết đến nhiều trong hoạt động này như Lenbiz, Tima Trong số hơn 40 công ty cho 
vay ngang hàng đang hoạt động trên thị trường, có những mô hình hoạt động khá hiệu quả, nhất 
là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc DNNVV. 
Tuy nhiên, tại Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng điều chỉnh hoạt động 
này, từ đó kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. NHNN cho biết một số công ty trong số 40 DN đang 
hoạt động đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. 
Thực tế cho thấy, những biến tướng dễ xảy ra phần nhiều tới từ các công ty nước ngoài có nguồn 
lực tài chính mạnh. Hiện nay, trong 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động ở Việt Nam, có 
tới 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia, Singapore. 
Mới đây, NHNN cũng đã khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi tham gia mô hình này. Cục Cạnh 
tranh và Bảo vệ người tiêu dùng gần đây cũng đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng, cần cân 
nhắc cẩn trọng trước khi cung cấp các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký khoản vay, nghiên 
cứu kỹ các mục đích sử dụng thông tin khi thực hiện giao dịch cũng như nghiên cứu kỹ nội dung 
hợp đồng trước khi ký, đặc biệt cân nhắc các chi phí phải trả khi tham gia vay trực tuyến, yêu cầu 
gửi bản sao hợp đồng sau khi ký. 
1250 
Thực tế thời gian qua tại Việt Nam cho thấy, đang có nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến hoạt 
động cho vay ngang hàng như: Việc quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung 
cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải; 
Đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia... Đặc biệt, nếu xảy ra tranh 
chấp do việc không đòi được các khoản đã cho vay, người cho vay có thể mất tiền, khó truy đòi 
trách nhiệm từ các công ty cung ứng nền tảng cho vay ngang hàng... 
3 GIẢI PHÁP 
3.1 Nhận diện 
Nhận diện những lợi ích to lớn, cho vay ngang hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, như việc trước khi một cá 
nhân được chấp thuận vay vốn từ công ty cho vay ngang hàng, tất cả các thông tin xung quanh cá 
nhân này sẽ được thu thập qua phần mềm được lập trình. 
Không chỉ dừng lại là thông tin, lý lịch, tiểu sử, hay hoạt động trên các mạng xã hội... mà còn là 
thông tin liên hệ của những người liên quan như cha/mẹ/vợ/chồng/anh chị em... Vấn đề phát sinh 
là khi người đi vay không trả được nợ, thì những người liên quan tới người đi vay cũng dễ bị quấy 
nhiễu, làm phiền để đòi nợ. Đó là chưa kể những rủi ro khi thông tin cá nhân các bên tham gia bị 
đánh cắp do lỗ hổng bảo mật. Không loại trừ khả năng một số đối tượng ẩn danh và núp bóng 
giao dịch trên các nền tảng cho vay ngang hàng để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố, huy động 
tài chính đa cấp, bán dữ liệu cá nhân... 
Trên thực tế, do chưa được cấp phép hoạt động chính thức, các công ty cho vay ngang hàng đều 
đang hoạt động núp bóng tư vấn đầu tư. Vì chưa có khung pháp lý điều chỉnh, lo ngại rủi ro cho cả 
người đi vay và cho vay khi không có cơ quan pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, phải kể đến rủi ro lãi 
suất. Các công ty này đưa ra nhiều hình thức phạt làm độn chi phí cho người vay rất lớn như lãi suất 
phạt chậm trả tiền lãi, gốc Do đó, nếu không tỉnh táo người vay sẽ rơi vào bẫy lãi suất của các 
công ty cho vay ngang hàng. Trương Thanh Đức (2019) cho rằng, rủi ro lớn nhất của mô hình ngang 
hàng là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ 
Ở một số quốc gia, cho vay ngang hàng đã bị lợi dụng, từ đó biến tướng gây bất ổn an ninh kinh tế 
và xã hội. Thay vì làm trung gian kết nối thông tin, có DN huy động tài chính đa cấp để lừa đảo, 
chiếm dụng vốn; huy động vốn để cho vay tràn lan, làm phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh 
toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, lừa đảo... 
Đối với người vay, do không trả được nợ, để lại những hệ lụy xã hội kéo dài, hết sức nặng nề... 
3.2 Giải pháp 
Thực tiễn cho thấy, cần có cách tiếp cận đúng đắn và phù hợp, không nên và cũng không thể cấm 
hoạt động cho vay ngang hàng mà thay vào đó cơ quan chức năng cần phải có biện pháp quản lý 
phù hợp để hạn chế hình thức này biến tướng thành tín dụng đen, đầu tư đa cấp trá hình, rửa tiền. 
Cụ thể: 
1251 
Đối với Chính phủ 
Cần sớm xây dựng hành lang pháp lý để quản lý, chi phối hoạt động cho vay ngang hàng phù 
hợp. Nghiên cứu những quy định, những biện pháp quản lý rủi ro hệ thống, rủi ro lan truyền trên 
thị trường tài chính – tiền tệ, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý chuẩn áp dụng cho thị trường 
Việt Nam. 
Đối với Ngân hàng Nhà nước 
Ban hành chiến lược toàn diện về tài chính, tăng cường khả năng tiếp cận; nâng cao hơn nữa nhận 
thức, hiểu biết của người dân và DN về dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng như hoạt động cho vay 
ngang hàng. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản chính sách quy định rõ ràng, phù hợp 
với tình hình thực tế; đồng thời, kết hợp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty như 
đối với các ngân hàng thương mại. 
Trước mắt nên quản lý trong phạm vi cho vay ngang hàng kết nối trực tiếp người đi vay với người 
cho vay (nhà đầu tư) như phần lớn các công ty đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, chưa mở 
rộng cho sự tham gia của các tổ chức tài chính và không cho phép các công ty cho vay ngang hàng 
được quyền huy động vốn để cho vay. 
Đối với các công ty triển khai mô hình cho vay ngang hàng 
Đầu tư, xây dựng, mở rộng hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng theo hướng 2 bên cùng có 
lợi. Tuân thủ và phối hợp chặt chẽ cùng với Chính phủ, NHNN trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở 
hạ tầng, cơ sở dữ liệu lớn, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý rủi ro song song với việc xây dựng 
đội ngũ chuyên gia có hiểu biết chuyên sâu cả về lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin. 
Cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các 
cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các hiệp hội, giới truyền thông, nhằm quản lý một cách 
thông suốt, hiệu quả những sản phẩm, dịch vụ tài chính mới nói chung và hoạt động cho vay 
ngang hàng nói riêng. 
Trong quá trình giao dịch, hợp tác với các công ty cho vay ngang hàng, tổ chức tín dụng xem xét đề 
nghị các công ty cho vay ngang hàng công bố đầy đủ, minh bạch, trung thực các thông tin về nội 
dung hợp tác, giao dịch giữa công ty cho vay ngang hàng với tổ chức tín dụng trong tất cả các 
thông điệp và phương tiện quảng cáo, truyền thông, bán hàng mà công ty cho vay ngang hàng 
truyền tải đến người tiêu dùng và các bên có liên quan. 
Ngoài ra, tạm thời nên quản lý trong phạm vi cho vay ngang hàng kết nối trực tiếp người vay với 
người cho vay như phần lớn các công ty đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, chưa mở rộng cho 
sự tham gia của các tổ chức tài chính, đồng thời không cho phép các công ty cho vay ngang hàng 
được quyền huy động vốn để cho vay. 
Bởi hiện nay, theo Điều 8 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010, được bổ sung, sửa đổi năm 2017 
quy định: “(1) Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp 
luật có liên quan được NHNN cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân 
1252 
hàng tại Việt Nam. (2) Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt 
động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng 
khoán”. Như vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng các nền tảng cho vay ngang hàng để thực 
hiện một trong các hoạt động ngân hàng mà không được NHNN cấp phép là vi phạm pháp luật. 
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới, kinh nghiệm quản lý, 
giám sát hoạt động này, từ đó xây dựng khung khổ pháp lý tối ưu để phát huy những mặt tích cực 
của sản phẩm dịch vụ này, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực đến 
các chủ thể tham gia, đảm bảo an toàn cho người dân và DN, từ đó thúc đẩy phát triển tài chính 
toàn diện ở Việt Nam. 
Về phía đối tượng tham gia (DN và người dân), cần cân nhắc kỹ và tính toán cẩn thận để tránh rơi 
vào hệ lụy của cho vay ngang hàng, tín dụng đen Trong đó, người dân, DN nên tìm hiểu kỹ thông 
tin, thận trọng khi tham gia các nền tảng cho vay ngang hàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quốc hội (2017), Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017. 
[2] Triều Anh (2018), Cho vay ngang hàng: Cẩn trọng kẻo mất tiền oan, Thời báo Ngân hàng. 
[3] Trâm Anh (2019), Nguy cơ cho vay ngang hàng biến tướng đa cấp, lừa đảo: Sẽ sớm có hành 
lang pháp lý, báo An ninh Thủ đô. 
[4] Đỗ Lê (2018), Cho vay ngang hàng: Nhận diện tiềm năng, rủi ro, Thời báo Ngân hàng. 
[5] Nguyễn Vũ (2018), Cho vay ngang hàng: Cần kiểm soát chặt, Thời báo Ngân hàng. 
[6] Minh Khuê (2019), Cho vay ngang hàng: Cần khuôn khổ pháp lý phù hợp, Thời báo Ngân 
hàng. 
[7] Cẩm Tú (2018), Việt Nam nở rộ mô hình cho vay ngang hàng, báo Doanh nhân Sài Gòn. 
[8] Một số website: sbv.gov.vn, cafef.vn, thuvienphapluat.vn... 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_vay_ngang_hang_tai_viet_nam.pdf