Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhiễm giun truyền qua đất năm 2017 và

xác định các yếu tố liên quan ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh

Yên Bái.

Phương pháp: nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 247 trẻ 24-59 tháng tuổi

tại và mẹ của trẻ tại 4 xã thuộc huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun chung của trẻ là 47,4%, trong đó gần một nửa là đa nhiễm giun. Các yếu tố

liên quan đến tình trạng nhiễm giun bao gồm trẻ được tẩy giun, điều kiện kinh tế hộ gia đình, điều kiện

vệ sinh hộ gia đình và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ.

Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun của trẻ ở địa bàn nghiên cứu là cao. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông

về phòng chống nhiễm giun, giám sát tình trạng uống thuốc tẩy giun và tiến hành rà soát, cải thiện công

trình vệ sinh trên địa bàn nghiên cứu.

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 5

Trang 5

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 6

Trang 6

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 19160
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
64
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giun truyền qua đất (GTQĐ) là một trong 
những bệnh phổ biến nhất khi con người sống 
trong điều kiện vệ sinh kém, nhất là ở những 
quốc gia đang phát triển (1). Nhiễm GTQĐ phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như: địa lý, điều kiện 
khí hậu, tập quán vệ sinh cửa người dân, trình 
độ dân trí, điều kiện kinh tế, tình trạng tẩy giun 
của cá nhân. Các nước có khí hậu nhiệt đới rất 
thuận tiện cho sự phát triển, sinh trưởng của 
giun (2). Bệnh GTQĐ có tác hại trực tiếp tới 
sức khoẻ con người nhất là trẻ nhỏ. Giun chiếm 
chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển 
thể chất ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ và tinh 
thần. Ngoài ra trường hợp nhiễm giun nặng còn 
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc 
mật do giun, giun chui ống mật, rối loạn tiêu 
hóa và có khả năng tái nhiễm nhanh(3). Việt 
Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho 
bệnh GTQĐ tồn tại, phát triển và lây lan trong 
cộng đồng. Tỷ lệ nhiễm giun cao nhất ở khu vực 
miền núi phía bắc (chiếm 65,3%) (2). Mù Cang 
Chải và Trạm Tấu là 2 huyện vùng cao đặc biệt 
khó khăn của tỉnh Yên Bái, người dân tộc Mông 
chiếm trên 80% dân số. Do đặc điểm điều kiện 
địa lý đồi núi, khó khăn, hiểm trở và nhận thức 
của đồng bào chưa cao nên công tác chăm sóc 
sức khỏe nhân dân tại đây gặp rất nhiều khó 
khăn. Suy dinh dưỡng, các bệnh viêm đường hô 
hấp và bệnh tiêu hóa, giun sán ở trẻ em khá phổ 
biến, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi (4). Chương 
trình uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm 
cho trẻ em lứa tuổi tiểu học và mầm non được 
triển khai tại đây từ năm 2006. Tuy nhiên, công 
tác tẩy giun cho nhóm trẻ tuổi mầm non tại các 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhiễm giun truyền qua đất năm 2017 và 
xác định các yếu tố liên quan ở trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh 
Yên Bái. 
Phương pháp: nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 247 trẻ 24-59 tháng tuổi 
tại và mẹ của trẻ tại 4 xã thuộc huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun chung của trẻ là 47,4%, trong đó gần một nửa là đa nhiễm giun. Các yếu tố 
liên quan đến tình trạng nhiễm giun bao gồm trẻ được tẩy giun, điều kiện kinh tế hộ gia đình, điều kiện 
vệ sinh hộ gia đình và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ. 
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun của trẻ ở địa bàn nghiên cứu là cao. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông 
về phòng chống nhiễm giun, giám sát tình trạng uống thuốc tẩy giun và tiến hành rà soát, cải thiện công 
trình vệ sinh trên địa bàn nghiên cứu. 
Từ khoá: giun truyền qua đất, trẻ em, Yên Bái
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 
từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
Đỗ Thị Hạnh Trang1*, Phạm Minh Huế2
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC
*Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Hạnh Trang
Email: dtht@huph.edu.vn
1Trường Đại học Y tế công cộng
2Bệnh viện đa khoa Phương Đông
Ngày nhận bài: 16/3/2020
Ngày phản biện: 26/3/2020
Ngày đăng bài: 28/6/2020
65
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
xã vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn. Tại 
nhiều khu vực đồng bào dân tộc, nhóm trẻ tuổi 
mầm non không được đến trường mà chăm 
sóc tại nhà nên việc tiếp cận và kiểm soát việc 
uống thuốc tẩy giun của nhóm tuổi này gặp rất 
nhiều hạn chế (4, 5). Do vậy, chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng 
nhiễm GTQĐ ở trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện 
Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 
2017 và xác định một số yêu tố liên quan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực 
hiện với thiết kế cắt ngang.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Số liệu được 
thu thập tại hai huyện của tỉnh Yên Bái là Mù 
Cang Chải (xã Hồ Bốn và Dế Xu Phình) và Trạm 
Tấu (xã Trạm Tấu và Túc Đán) trong thời gian từ 
tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. 
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em trong độ tuổi từ 
24 đến 59 tháng tuổi, có mặt ở địa điểm nghiên 
cứu tại thời điểm nghiên cứu và người chăm sóc 
chính (nghiên cứu này 100% là mẹ trẻ). 
Cỡ mẫu, chọn mẫu: Cỡ mẫu được tính toán sử 
dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ 
lệ với ước tính tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ p=0,361 
(dựa trên tỷ lệ nhiễm giun của trẻ 12-36 tháng 
tại Đakrông, Quảng Trị (6)), mức ý nghĩa α = 
0,05, sai số d=0,08, hệ số thiết kế DE=1,5 (do 
chọn mẫu nhiều giai đoạn), tỷ lệ dự phòng từ 
chối tham gia nghiên cứu NR=0,2. Cỡ mẫu tối 
thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 248 trẻ và 
248 bà mẹ. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ 
thống theo danh sách trẻ 24 – 59 tháng tuổi của 
4 xã nghiên cứu. Trên thực tế, tổng cộng có 247 
trẻ và 247 bà mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu. 
Biến số/chỉ số/ nội dung/chủ đề nghiên cứu: 
Các nhóm biến số chính của nghi ... ác biến số độc lập 
được đưa vào mô bao gồm: tuổi, giới, nơi cư 
trúm tình trạng được tẩy giun của trẻ, các yếu 
tố HGĐ (điều kiện kinh tế, nguồn nước chính, 
vật liệu làm nền nhà, loại hình nhà tiêu, tình 
trạng hợp vệ sinh của nhà tiêu, nguy cơ ô 
nhiễm nguồn nước, thực trạng sử dụng phân 
người trong nông nghiệp), các đặc điểm của bà 
mẹ (nghề nghiệp, trình độ học vấn, tần suất 
rửa tay và thực hành chăm sóc trẻ). Mô hình 
cuối cùng là mô hình đơn giản nhất sau khi loại 
bỏ tất cả các yếu tố không có ý nghĩa trong mô 
hình bằng phương pháp backward stepwise. 
Bảng 5 dưới đây trình bày kết quả phân tích 
đa biến về các yếu tố liên quan đến tình trạng 
nhiễm giun của trẻ. 
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
67
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
Bảng 5. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm GTQĐ của trẻ
Yếu tố liên quan OR thô OR hiệu chỉnh95% CI p
Nơi cư trú
Mù Cang Chải* 1 1
0,012
Trạm Tấu 3,13 (1,80-5,29) 3,13 (2,10-50)
Tẩy giun trong 
vòng 6 tháng 
Có* 1 1
0,019
Không 2,40 (1,38-4,31) 5,78 (1,30-25,05)
Hộ nghèo
Không* 1 1
0,009
Có 3,75 (1,92-7,70) 1,11 (1,80-62,50)
Loại nhà tiêu
Tự hoại* 1 1
Hai ngăn 0 0
Chìm có ống 
thông hơi
9,6 (2,1-43,6) 270,00 (5,40-13357,10) 0,050
Thấm dội nước 0,57 (0,10-2,70) 4,00 (0,31-52,50) 0,285
Hố xí đất 3,80 (1,1-12,6) 37,20 (1,90- 726,06) 0,017
Thực hành 
chăm sóc trẻ
Đạt* 1 1
0,035
Không đạt 1,90 (1,08-3,5) 137,40 (1,42-13261,5)
Thực hành rửa 
tay
Không* 1 1
0,210
Đạt 2,03 (1,15-3,5) 10,00 (1,7-1000)
Giới
Nam * 1 1
0,070
Nữ 1,35 (0,82-2,24) 3,40 (0,90-13,50)
Cỡ mẫu (N=247) ; (*) nhóm so sánh; Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy Hosmer & 
Lemeshow Test: p = 0,525, χ2= 7,1, df = 8
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
Kết quả kiểm định Hosmer & Lemeshow Test 
cho thấy mô hình phù hợp để tìm hiểu các yếu 
tố liên quan đến thực trạng nhiễm GTQĐ của 
trẻ (p>0,05). Có 6 yếu tố được xác định là có 
mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê đến 
tình trạng nhiễm GTQĐ của trẻ, bao gồm: nơi 
cư trú và tình trạng tẩy giun, loại nhà tiêu, tình 
trạng hộ nghèo, thực hành trong chăm sóc trẻ 
và thực hành rửa tay của bà mẹ và nơi cư trú. 
Cụ thể, chênh của nhiễm giun ở những trẻ sống 
ở huyện Trạm Tấu cao hơn 3,125 lần so với 
chênh của nhiễm giun ở trẻ sống ở Mù Cang 
Chải (OR=3,125; 95%CI: 2,1-50). Chênh của 
nhiễm giun ở những trẻ không được tẩy giun 
trong vòng 6 tháng cao hơn 5,782 lần so với 
chênh của nhiễm giun ở những trẻ không được 
uống thuốc tẩy giun (OR=5,782; 95% CI: 1,3-
25,0). Chênh của nhiễm giun ở trẻ có mẹ có 
thực hành chăm sóc không đạt cao hơn 137 
lần so chênh của nhiễm giun ở các trẻ còn lại 
(OR= 137,40; 95%CI:1,42-13261,50). Chênh 
của nhiễm giun ở những trẻ có mẹ thực hành 
rửa tay không đạt cao hơn 10 lần so với chênh 
của nhiễm giun ở các trẻ còn lại (OR= 10,00; 
95%CI: 1,70-1000,00). Bên cạnh đó, trẻ ở các 
hộ nghèo thì có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 
1,11 lần so với trẻ còn lại (95% CI:1,80-62.5). 
Chênh của nhiễm giun ở trẻ sinh sống trong các 
hộ có sử dụng nhà tiêu chìm có ống hơi cao hơn 
270 lần so chênh của nhiễm giun ở trẻ sống tại 
68
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
hộ gia đình dùng nhà tiêu tự hoại (OR=270,00; 
95% CI: 5,4-13357,1). Chênh của nhiễm giun 
ở trẻ sống trong các hộ sử dụng hố xí đất cao 
hơn 37,20 lần so với chênh của nhiễm giun ở trẻ 
sống trong các hộ gia đình dùng nhà tiêu tự hoại 
(OR=37,20; 95% CI:1,9-726,06). 
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm 
giun chung ở trẻ là 47,3%. Tỷ lệ nhiễm giun 
đũa, giun tóc, giun móc/ mỏ lần lượt là 44,9%, 
14,1%, 2,4%. Các kết quả này thấp hơn một 
số kết quả của các nghiên cứu được thực hiện 
tại một số tỉnh khu vực miền núi phía bắc như 
nghiên cứu tại huyện Văn Chấn, Yên Bái năm 
2007 (tỷ lệ nhiễm giun chung là 91%, nhiễm 
giun đũa là 39,4%, giun tóc là 31% và giun móc 
là 29,6%) (5), nghiên cứu tại Sơn La năm 2013 
(tỷ lệ nhiễm giun chung là 93,4%, giun đũa là 
85,85%, giun tóc là 24,52% và giun móc là 
18,9%) (8), nghiên cứu tại Lào Cai (tỷ lệ nhiễm 
giun là 56,7%, tỷ lệ nhiễm các loại giun đũa, 
giun tóc, giun móc lần lượt là 23,2%, 38,8%, 
29,8% (9). 
Theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng 
– Côn trùng Trung ương từ năm 2011 đến 2012 
cho thấy tỉ lệ nhiễm chung của bệnh giun truyền 
qua đất ở cộng đồng tại vùng Trung du và miền 
núi phía Bắc luôn cao hơn các vùng khác, chiếm 
tỷ lệ khoảng 65,3%, đồng bằng sông Hồng là 
58,2%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 
là 42,2%, Tây Nguyên là 30,2%, Đông Nam Bộ 
là 29% và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 
12% – 14% (10). Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi cũng phù hợp với xu hướng này khi so sánh 
với các nghiên cứu thực hiện gần đây ở các tỉnh 
thuộc các khu vực sinh thái khác như Quảng 
Ninh với tỷ lệ nhiễm giun là 20,7% (11), Hậu 
Giang với tỷ lệ nhiễm giun là 13,4% (12). 
Nghiên cứu này chỉ ra rằng những trẻ không 
được tẩy giun có chênh của nhiễm giun cao hơn 
6,68 lần so với trẻ không được tẩy giun. Kết 
quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu 
của Lương Văn Định, tỷ lệ nhiễm giun chung 
sau can thiệp 6 tháng giảm từ 64,41% xuống 
còn 44,74%. Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loại 
giun riêng biệt cũng giảm đáng kể (14). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định 
sự cần thiết của các can thiệp tẩy giun đối với 
việc giảm tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em. 
Nơi cư trú cũng là yếu tố liên quan đến tình 
trạng nhiễm giun của trẻ. Thực tế tại thời điểm 
nghiên cứu, tỷ lệ trẻ được uống thuốc tẩy giun 
ở Mù Cang Chải là 82%, cao hơn so với tỷ lệ 
trẻ được uống thuốc tại Trạm Tấu là 59,7%, sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) 
(15). Công tác giám sát trẻ uống thuốc tẩy giun 
tại cộng đồng vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt 
là đối với những trẻ không ra lớp hoặc không 
đến buổi uống thuốc định kỳ.
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên 
quan giữa việc sử dụng loại hình nhà tiêu với 
tình trạng nhiễm giun của trẻ. Các trẻ ở các 
HGĐ có sử dụng loại nhà tiêu chìm có ống 
thông hơi có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 547 
lần so với trẻ sống ở các hộ sử dụng nhà tiêu 
tự hoại và các hộ sử dụng hố xí đất thì nguy 
cơ nhiễm giun của trẻ sẽ cao hơn 62,7 lần. Kết 
quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu 
khác thực hiện ở Thanh Hoá, Lào Cai (9), Thái 
Nguyên (16) và Đắc Lắc (17). Điều này có thể 
lý giải do việc sử dụng nhà tiêu HVS sẽ giúp 
quản lý nguồn phân người tốt, giúp giảm nguy 
cơ phát tán trứng giun ra môi trường. Bên cạnh 
đó, nhà tiêu tự hoại thì sẽ không có mùi hôi, 
thối, ruồi nhặng nên người dân sẽ thích sử dụng 
hơn là đi ra ngoài môi trường. 
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy chênh của 
nhiễm giun ở trẻ sống trong các HGĐ nghèo cao 
hơn 1,47 lần so với các trẻ còn lại (OR=1,47; 
95% CI:1,87-12,5). Kết quả này tương đồng với 
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương tại 
Thanh Hóa và Lào Cai, những người thu nhập 
thấp có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 2,4 lần so 
với người có thu nhập cao (9). Có thể lý giải với 
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
69
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
những hộ có thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện 
sử dụng nước sạch, nhà tiêu HVS, có xà phòng 
để rửa tay nên có nguy cơ nhiễm giun thấp hơn. 
Kết quả phân tích đa biến cho thấy, trẻ có bà mẹ 
có thực hành chăm sóc không đạt sẽ có nguy cơ 
nhiễm giun cao hơn. Kết của nghiên cứu của 
chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Lệ tại Đắc Lắc (17) và của Khúc Thị Tuyết 
Hường tại Thái Nguyên (16). Do đặc điểm của 
trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào người lớn, nên 
tình trạng vệ sinh của trẻ phụ thuộc rất nhiều và 
bố mẹ, người thân của trẻ. Trẻ được chăm sóc 
tốt, giữ vệ sinh sạch sẽ nên có ít nguy cơ nhiễm 
giun hơn so với trẻ còn lại.
Ngoài yếu tố về thực hành chăm sóc, việc thực 
hành rửa tay của bà mẹ cũng là một yếu tố liên 
quan đến tình trạng nhiễm giun của trẻ. Việc 
không rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau 
khi đi ngoài, làm nương, dọn dẹp nhà cửa là 
khâu trung gian lây nhiễm trứng giun vào cơ 
thể theo đường phân miệng. Đặc biệt là với trẻ 
nhỏ khi chưa có ý thức tự giữ vệ sinh cá nhân 
và các trẻ sống trong môi trường ô nhiễm bởi 
trứng giun. 
 Nghiên cứu của chúng tôi có điểm hạn chế là 
chưa tiến hành thu thập mẫu đất để xét nghiệm 
tìm trứng giun mà mới chỉ xét nghiệm phân của 
trẻ nên việc này có thể khiến chưa đưa ra được 
các bằng chứng xác thực về mối liên quan của 
môi trường xung quanh đến tình trạng nhiễm 
giun của trẻ. Việc tính toán cỡ mẫu mới chỉ dựa 
trên ước lượng tỷ lệ nhiễm giun chứ chưa dựa 
vào việc tính toán cỡ mẫu để lực mẫu đủ lớn 
cho phép xác định các yếu tố liên quan. Tuy vậy 
nghiên cứu cũng đã phát hiện được một số yếu 
tố liên quan quan trọng, gợi ý cho các can thiệp 
nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun của trẻ tại địa bàn 
nghiên cứu. 
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy 
tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ 24-59 tháng tuổi tại hai 
huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải còn khá cao. 
Tình trạng nhiễm giun của trẻ có liên quan chặt 
chẽ đến nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố thuộc về 
cá nhân trẻ, về hành vi của bà mẹ và đặc điểm hộ 
gia đình. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền 
thông, nâng cao nhận thức về phòng chống 
nhiễm GTQĐ cho trẻ ở phạm vi gia đình lẫn nhà 
trường, đẩy mạnh công tác giám sát tình trạng 
uống thuốc tẩy giun và tiến hành rà soát, cải thiện 
công trình vệ sinh trên địa bàn nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. Soil-transmitted 
helminth infections Geneva: World Health 
Organization; 2020 [Available from: https://
www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/
soil-transmitted-helminth-infections.
2. Cục Quản lý Môi trường Y tế. Vệ sinh nông thôn 
Việt Nam - Báo cáo hội nghị Tổng kết công tác vệ 
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015, 
định hướng giai đoạn 2016-2020 tại Nam Định. 
Hà Nội: Cục Quản lý Môi trường Y tế 2016.
3. Đại học Y Hà Nội. Ký sinh trùng y học. Hà Nội: 
Nhà xuất bản Y học; 2012.
4. Phạm Văn Thành. Nghiên cứu thực trạng kiến 
thức, thái độ, thực hành xử lý phân người hợp 
vệ sinh của người dân khu vực nông thôn tỉnh 
Yên Bái năm 2011-2012, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp ngành. Yên Bái: Trung tâm Y tế 
dự phòng tỉnh Yên Bái 2012.
5. Nguyễn Trọng Phú, Nguyễn Kim Đang. Tình 
hình nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu 
tố nguy cơ nhiễm giun của người dân xã Phù 
Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 
2007, Kỷ yếu công trình khoa học Viện Sốt rét - 
Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương. Hà Nội: 
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung 
ương; 2011.
6. Châu Văn Hiền, Nguyễn Đức Thoả. Tình hình 
nhiễm giun đường ruột ở trẻ em 12-36 tháng 
tuổi tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị năm 
2006 - Báo cáo khoa học Trung tâm y tế huyện 
Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Quảng Trị: Trung tâm 
Y tế huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị 2006.
7. Thông tư quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất 
lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, 50/2015/
TT-BYT (2015).
8. Nguyễn Văn Sơn, Phạm Thị Chiến. Tình hình 
nhiễm giun truyền qua đất tại tỉnh Sơn La. Tạp 
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013;1.
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
70
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 02-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.02-2020)
9. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tình. Thực 
trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột 
ở trẻ em từ 12-60 tháng tại Thanh Hoá và Lào 
Cai năm 2015. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét 
và các bệnh ký sinh trùng. 2015;1(90):16.
10. Viện Sốt rét- Ký sinh trùng – côn trùng TW. Báo 
cáo tình hình nhiễm giun truyền qua đất tại Việt 
Nam từ 2011-2015, Hà Nội. 2016.
11. Lê Vân Anh, Phạm Ngân Giang, Đỗ Thị Hạnh 
Trang. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và 
một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học 
tại Quảng Ninh, năm 2018. Tạp chí Y tế Công 
cộng. 2019;50:63-73.
12. Phan Thị Thùy Trang. Thực trạng nhiễm giun ở 
học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan tại thị 
xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sỹ Y 
tế Công Cộng, Đại học Y tế Công Cộng. 2017.
13. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến. Nhiễm giun 
đường ruột ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng 
loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên - Huế - 
Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-
1996). Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 1997.
14. Lương Văn Định, Trương Quang Ánh, Nguyễn 
Văn Hinh. Nguyên cứu tình hình nhiễm giun 
truyền qua đất và đánh giá sự tái nhiễm sau 
can thiệp bằng Mebendazole ở trẻ em xã Hồng 
Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2005-
2006. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 
2007;11:24-30.
15. Phạm Minh Huế. Thực trạng và một số yếu tố 
liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 
24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải 
và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2016 [Luận văn 
thạc sĩ y tế công cộng ]. Hà Nội: Trường Đại học 
Y tế Công cộng; 2017.
16. Khúc Thị Tuyết Hường. Nghiên cứu thực trạng 
nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường 
mầm non tại Thái Nguyên và Kết quả tẩy giun 
bằng thuốc Albendazol. Thái Nguyên: Trường 
Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên; 2009.
17. Nguyễn Thị Lệ. Thực trạng nhiễm giun truyền 
qua đất và một số yếu tố liên quan ở học sinh 
tiểu học trường Ngô Gia Tự xã Quảng Hiệp, 
huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lăk năm 2015. Hà 
Nội: Trường Đại học Y tế Công cộng; 2016.
Đỗ Thị Hạnh Trang và cộng sự
Soil-transmitted helminth infection and its associated factors among 
children aged 24 to 59 months in Mu Cang Chai and Tram Tau districts, 
Yen Bai Province
Do Thi Hanh Trang1, Pham Minh Hue2
1 Hanoi University of Public Health
2Phuong Dong Hospital
Objective: This study aimed to estimate the prevalence of and factors associated with soil-transmitted 
helminth infection among children aged 24 to 59 months in Tram Tau and Mu Cang Chai districts, 
Yen Bai Province. Methods: This was a cross-sectional study. The study involved 247 children 
aged 24-59 months and their mothers, residing in four communes of Tram Tau and Mu Cang Chai 
districts. Main findings: The prevalence of soil-transmitted helminth infections was 47.4%, half 
of those infected were with multi-infections. Factors associated with soil-transmitted helminth 
infection included having used anthelminthics, household socio-economic status, household water 
and sanitation conditions and child caring behaviors of mothers. Conclusions: The findings highlight 
the importance of strengthening communication for helminths prevention and control, improving 
monitoring of althelmintics use for children and conducting inventory of and improving water and 
sanitation facilities in Yen Bai province. 
Keywords: soild-transmitted helminths, children, Yen Bai 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_nhiem_giun_truyen.pdf