Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được cấp phép mở lớp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

(Bộ GD-ĐT, 2014). Tháng 6/2016, Trường đã thành lập Tổ dạy tiếng Việt để giúp việc dạy học đạt hiệu quả và chất

lượng. Thành viên lớp học là học viên (HV) dự bị đại học đến từ đất nước Lào. Trước khi nhập học, HV Lào hầu

như chưa biết gì về tiếng Việt nên việc dạy học của giảng viên (GV) và việc học của HV còn gặp nhiều khó khăn,

như: biên soạn giáo trình phù hợp với độ tuổi; trình độ của HV; tạo cảm hứng cho người học; luyện các kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết để HV thành thạo các kĩ năng này và thi đỗ chứng chỉ B2 ngay lần thi đầu tiên. Để khắc phục thực

trạng này, bên cạnh sự phân công GV giảng dạy từng giai đoạn một cách phù hợp thì GV cũng phải sử dụng hiệu

quả các phương pháp dạy học (PPDH) tiếng Việt cho người nước ngoài; đặc biệt là một số phương pháp phù hợp

với đặc thù của HV Lào sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giảng dạy.

Trên cơ sở thực tiễn dạy học tại Trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số PPDH tiếng

Việt phù hợp với HV Lào; đây là những kinh nghiệm rất cần thiết đối với cả GV Tổ dạy tiếng Việt cũng như các HV

Lào đang theo học tại nhà trường.

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 5

Trang 5

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 6

Trang 6

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 7720
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt

Thực trạng và một số phương pháp dạy học hiệu quả tiếng Việt cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại trường Đại học Đà Lạt
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 51-57 ISSN: 2354-0753 
51 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ TIẾNG VIỆT 
CHO HỌC VIÊN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 
Lưu Thị Hồng Việt 
Trường Đại học Đà Lạt 
Email: vietlth@dlu.edu.vn 
Article History 
Received: 02/8/2020 
Accepted: 25/8/2020 
Published: 05/10/2020 
Keywords 
experience, Vietnamese 
language, Lao students, Dalat 
University. 
ABSTRACT 
Vietnamese is a very important module for Lao students studying at Dalat 
University. Vietnamese language modules help Lao students to have 
Vietnamese knowledge to use in daily communication, go to university, pass 
the exam and have the certificate level B2. There were some difficulties when 
we teach listening, speaking, reading and writing skill. This study is proposing 
some teaching methods: the methods of presentation, visualization, repeating, 
discussion, group work, role-playing and problem solving. Using and 
coordinating these methods effectively will contribute to improving the 
quality of Vietnamese language teaching for Lao students at Dalat University. 
1. Mở đầu 
Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được cấp phép mở lớp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 
(Bộ GD-ĐT, 2014). Tháng 6/2016, Trường đã thành lập Tổ dạy tiếng Việt để giúp việc dạy học đạt hiệu quả và chất 
lượng. Thành viên lớp học là học viên (HV) dự bị đại học đến từ đất nước Lào. Trước khi nhập học, HV Lào hầu 
như chưa biết gì về tiếng Việt nên việc dạy học của giảng viên (GV) và việc học của HV còn gặp nhiều khó khăn, 
như: biên soạn giáo trình phù hợp với độ tuổi; trình độ của HV; tạo cảm hứng cho người học; luyện các kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết để HV thành thạo các kĩ năng này và thi đỗ chứng chỉ B2 ngay lần thi đầu tiên. Để khắc phục thực 
trạng này, bên cạnh sự phân công GV giảng dạy từng giai đoạn một cách phù hợp thì GV cũng phải sử dụng hiệu 
quả các phương pháp dạy học (PPDH) tiếng Việt cho người nước ngoài; đặc biệt là một số phương pháp phù hợp 
với đặc thù của HV Lào sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giảng dạy. 
Trên cơ sở thực tiễn dạy học tại Trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số PPDH tiếng 
Việt phù hợp với HV Lào; đây là những kinh nghiệm rất cần thiết đối với cả GV Tổ dạy tiếng Việt cũng như các HV 
Lào đang theo học tại nhà trường. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thực trạng dạy học tiếng Việt cho học viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt 
2.1.1. Mục tiêu, kế hoạch, chương trình và thời gian đào tạo 
Từ những ngày đầu tiên, Tổ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã nhận được sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát 
của Ban điều hành và Ban Giám hiệu nhà trường. Để việc dạy học tiếng Việt cho HV người nước ngoài có kết quả 
tốt, chúng tôi đã xác định rõ mục tiêu giảng dạy như sau: - Trang bị cho HV vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để sử 
dụng trong giao tiếp hàng ngày; rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt trong nhiều môi trường giao tiếp riêng 
biệt; rèn kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản khác nhau bằng tiếng Việt, kĩ năng viết câu, các bài luận với nhiều chủ 
đề từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; - Trang bị cho HV kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam để thích ứng 
với môi trường sinh hoạt và làm việc tại Việt Nam; - Trang bị cho HV vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để dự thi năng 
lực tiếng Việt, để dự tuyển vào các trường đại học ở Việt Nam (đặc biệt là dự tuyển vào các trường có ngành Việt 
Nam học, Văn hoá học, Văn học, Lịch sử, Công tác xã hội, Môi trường, Luật học...). 
Dựa vào đối tượng là HV Lào và thời gian đăng kí học, kế hoạch và chương trình dạy học tiếng Việt cho HV 
được phân bố thời lượng phù hợp gồm: 33 tuần học, với số tiết (gồm cả thi và kiểm tra) là: 1.156 tiết. Các học phần 
trong chương trình gồm: Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3, Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5; việc luyện thi B2 được 
lồng ghép vào trong quá trình dạy các học phần tiếng Việt nêu trên. Hàng năm, các khóa học dành cho HV Lào có 
9 tháng học, thời gian bắt đầu khóa học vào tháng 10 năm trước và kết thúc khóa học vào cuối tháng 6 năm sau. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 51-57 ISSN: 2354-0753 
52 
2.1.2. Tài liệu, sách giáo khoa, nội dung dạy học 
Nội dung dạy học chủ yếu theo nội dung được biên soạn trong bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài 
gồm 5 quyển (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh biên soạn) tương ứng với các trình 
độ, như: Tiếng Việt quyển 1 và quyển 2 (trình độ sơ cấp), Tiếng Việt quyển 3 và quyển 4 (trình độ trung cấp), Tiếng 
Việt quyển 5 (trình độ cao cấp 1). Sau khi học xong, HV sẽ tới một số trường ở TP. Hồ Chí Minh dự thi các kì thi 
năng lực tiếng Việt như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. 
Ngoài ra, Tổ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng sử dụng các giáo trình Tiếng Việt trình độ A tập 1, 2 
(Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2016) ... GV nhiệt tình 
sửa lỗi sai cho HV, HV nhiệt tình học hỏi). 
Đối với phần dạy nghe, GV luôn tận dụng ưu thế của phương pháp lặp lại để luyện cho HV nghe tốt. Nếu lần 1, 
lần 2, HV chưa nghe được thì tiếp tục cho HV nghe lần 3, lần 4 và GV sẽ đưa ra đáp án đúng. Hôm sau, trước khi 
học bài mới, GV sẽ mở bài nghe cũ cho HV nghe lại 1 lần để kiểm tra, nắm được khả năng nghe của HV Các bài 
luyện viết câu, viết thư, viết bài luận, GV sẽ soạn một số bài tập để HV được làm lại từng dạng bài tập để nhớ từ, 
nhớ cách thức viết và huy động vốn từ để hoàn thành bài tập. 
- Đánh giá: Trong quá trình dạy học tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy phương pháp lặp lại rất dễ áp dụng và mang 
lại hiệu quả cao. Sự lặp lại sẽ giúp HV nhớ được các từ, nội dung bài học nhanh nhất. Phương pháp lặp lại được áp 
dụng cho mọi kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. 
- Ví dụ minh họa: Trong Bài 7 có ngữ pháp: “Không aigì” (Nguyễn Văn Huệ, 2004, tr 78). GV đưa ra câu 
hỏi: Có ai muốn làm gì không? và câu trả lời: Không ai muốn làm gì cả. Sau đó, GV giảng cho HV nắm rõ cách sử 
dụng ngữ pháp này và yêu cầu HV lấy ví dụ. Mỗi HV đặt 3 câu có ngữ pháp “không aigì”. Đến tiết dạy kĩ năng 
nói, GV yêu cầu HV chuẩn bị bài nói về thời gian rảnh rỗi của bản thân, trong bài nói GV yêu cầu HV sử dụng câu 
có ngữ pháp “Không aigì”. Với phương pháp lặp lại, HV sẽ nhớ và biết cách sử dụng ngữ pháp này. 
2.2.4. Phương pháp dạy học theo nhóm 
- Khái quát về phương pháp: Theo nghĩa khái quát: “Dạy học nhóm là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học 
mang tính xã hội, lớp học được cấu thành bởi các nhóm nhỏ cùng thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở phân công và 
cộng tác làm việc trong khoảng thời gian xác định. Kết quả làm việc nhóm được từng nhóm giới thiệu và cả lớp đánh 
giá” (Nguyễn Hải Thập, 2017, tr 346). Phương pháp này nhấn mạnh vai trò quan trọng của mỗi thành viên trong quá 
trình làm việc nhóm, các thành viên trong nhóm biết được sự phụ thuộc lẫn nhau, mỗi thành viên trong nhóm tự ý 
thức được phải cố gắng hết mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Số thành 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 51-57 ISSN: 2354-0753 
55 
viên trong nhóm là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng làm việc của nhóm, theo các nhà nghiên cứu: “Số 
người trong mỗi nhóm từ 3-7 người là tốt và hợp lí, số người lí tưởng là 3 người/nhóm đơn giản, nhất trí cao. Số 
người 4-7 người phức tạp, nhiều ý (lớn hơn 7 người là nhóm lớn)  nhóm hình thành theo từng buổi, hoặc học kì; 
nhóm theo buổi các thành viên hăng say, nhóm theo học kì để liên kết, hợp tác cũng dễ mệt mỏi” (Nguyễn Văn Tuấn, 
2007, tr 121). 
- Cách thức triển khai: Do HV học tiếng Việt tại Trường Đại học Đà Lạt có số lượng ít nên việc phân nhóm được 
GV tiến hành theo buổi. Thành viên trong mỗi nhóm được thay đổi từng buổi học để có cơ hội được học cùng tất cả 
các bạn trong lớp, nên hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Ở trình độ sơ cấp, các HV được GV giao việc cụ thể: 
cùng nhau làm bài tập, thực hành nói, tìm hiểu nghĩa của các từ mới, tìm hiểu nội dung bài đọc, hội thoại... Đến trình 
độ trung cấp, cao cấp, GV đưa ra các chủ đề và gợi ý HV làm sáng tỏ chủ đề ấy. HV của từng nhóm phải thảo luận 
và thống nhất về nội dung, sau đó 1 bạn trong nhóm hoặc từng bạn trong nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của 
nhóm trước lớp; 1 nhóm trình bày, 1 nhóm sẽ lắng nghe để phản biện/bổ sung thêm cho bài của nhóm bạn hoàn 
thiện, đầy đủ. Khi được học theo nhóm, các HV có tinh thần thi đua và ý thức giúp đỡ bạn bè cao hơn. 
Ngoài những giờ giảng trên lớp, GV cần thiết kế những buổi học nhóm tại thư viện nhằm tạo môi trường học tập 
phong phú, đa dạng. Ở đây, HV dễ dàng mượn tài liệu, được sử dụng máy tính, được tiếp xúc, trao đổi thường xuyên 
với sinh viên Việt Nam, giao tiếp với các GV khác trong trường. Từ đó, HV trở nên năng động, tự tin hơn khi giao 
tiếp bằng tiếng Việt; nâng cao tính trách nhiệm với bản thân cũng như với các thành viên trong nhóm. 
- Đánh giá: PPDH theo nhóm là một trong những PPDH tích cực, bởi GV sẽ hướng dẫn HV tự nghiên cứu cá 
nhân, tổ chức thảo luận nhóm (giúp HV hợp tác với bạn trong nhóm), tổ chức thảo luận lớp (giúp HV hợp tác với 
bạn trong lớp), đưa ra nhận xét, đánh giá đối với từng nhóm (giúp HV tự đánh giá, tự điều chỉnh); nhưng khi áp 
dụng phương pháp này vào thực tế cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để khắc phục hạn chế, đòi hỏi GV phải 
kiên nhẫn, giúp HV hoàn thiện các kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, ứng xử, lắng nghe, tiếp thu và phản biện) để 
việc dạy học theo nhóm của GV, việc học theo nhóm của các HV thành công tốt đẹp. 
- Ví dụ minh họa: Trong Giáo trình Tiếng Việt 3, phần đầu tiên của mỗi bài học là phần giới thiệu, sau khi GV 
dạy HV đọc - hiểu bài giới thiệu, nắm rõ những ngữ pháp cơ bản trong bài, tùy từng bài học, GV sẽ tiến hành cho 
HV làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề theo các bước sau: 
+ Bước 1. Xác lập nhóm: GV phân lớp học thành 2 nhóm và đưa ra vấn đề để HV làm việc: “Theo bạn, khi đi 
du lịch trọn gói có thể gặp những điểm bất lợi hoặc thuận lợi gì? Còn khi đi “du lịch ba lô”, bạn thấy có những gì 
thuận lợi hoặc bất lợi? Ở Việt Nam, bạn thích đi du lịch theo kiểu nào?” (Nguyễn Văn Huệ, 2004, tr 121). 
+ Bước 2. Triển khai thảo luận trong nhóm: GV quy định thời gian 20 phút cho HV làm việc nhóm để tìm ra câu 
trả lời đúng, đầy đủ. HV làm việc, thảo luận trong nhóm. Các nhóm có thể bầu ra nhóm trưởng, cử người ghi chép 
lại các ý kiến thảo luận để giúp nhóm làm việc hiệu quả. 
+ Bước 3. HV báo cáo kết quả thảo luận trước lớp: Các thành viên của nhóm trình bày kết quả trước lớp theo 
hình thức thuyết trình. Nhóm 1 nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm 2 về kĩ năng trình bày, nội dung trình bày và 
ngược lại. Sau đó, GV đưa ra kết luận, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Kết luận của GV sẽ là động lực 
giúp các nhóm học tốt hơn, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, thiếu sót. 
2.2.5. Phương pháp đóng vai 
- Khái quát về phương pháp: Đây là phương pháp GV giao cho HV đóng vai một nhân vật nào đó trong bài hội 
thoại, bài viết thư, một nhân vật nào đó trong một tác phẩm văn học liên quan đến nội dung bài học, hay trong một 
tình huống cụ thể diễn ra trong cuộc sống cần giải quyết... 
- Cách thức triển khai: Bài hội thoại thường được thiết kế có từ 2 nhân vật trở lên, sau khi GV đọc mẫu cho các 
HV đọc theo, GV gọi từng cặp HV nhập vai và đọc đúng từ, đúng câu, đúng ngữ điệu của nhân vật trong bài. Phương 
pháp đóng vai được thực hiện theo 2 cấp độ: + HV đọc đúng theo nhân vật trong bài hội thoại mẫu; + HV nhớ các 
từ, các mẫu câu quan trọng của bài hội thoại và kết hợp linh hoạt với các từ, các mẫu câu khác đã học để tự xây dựng 
một hội thoại mới và hoàn thành hội thoại đó. 
 - Đánh giá: Phương pháp đóng vai luôn tạo cho HV cơ hội phát triển tư duy và có thể hỗ trợ nhau học tập tốt 
hơn. Phương pháp này đem đến không khí thoải mái, dễ chịu trong giờ học, tăng cường tinh thần đoàn kết... Khi HV 
đóng vai, GV quan sát và đánh giá năng lực của từng HV; qua đó, GV sẽ hiểu rõ hơn tính cách, tâm lí của HV. Tuy 
nhiên, GV không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên trong các buổi học, mà chỉ sử dụng khi HV có vốn 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 51-57 ISSN: 2354-0753 
56 
từ ngữ phong phú, nắm chắc ngữ pháp, có kĩ năng nghe, nói tốt vì khi HV chưa đạt đến trình độ nhất định sẽ làm 
mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ dạy học của GV, ảnh hưởng đến không khí chung của buổi học. 
- Ví dụ minh họa: Trong Giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, phần hội thoại được thiết kế là 
phần học đầu tiên, khi học phát âm, HV được GV phân vai, dưới đây là một ví dụ cụ thể về đoạn hội thoại với các 
nhân vật có tên gọi cụ thể: 
“Thủy: Chào anh Bình. Lâu quá không gặp anh. 
Bình: Chào Thủy. Lâu quá không gặp. Thủy đi đâu đấy? 
Thủy: Em đi bưu điện. 
Bình: Dạo này Thủy làm gì? 
Thủy: Em làm ở Công ty Du lịch Sài Gòn...” (Nguyễn Văn Huệ, 2015, tr 103). 
Với bài hội thoại trên, ở mức đóng vai đơn giản: GV sẽ gọi 2 HV đứng trước lớp đọc bài hội thoại, 1 HV sẽ đóng 
vai Thủy, 1 HV sẽ đóng vai Bình và đọc hết bài hội thoại. Để HV phát âm tốt các câu trong bài hội thoại, GV sẽ yêu 
cầu 2 HV đổi vai cho nhau và đọc hội thoại lần 2. Ở mức nâng cao hơn, GV sẽ cho các HV thời gian nhất định đủ 
để HV ghi nhớ được các mẫu câu mới trong bài hội thoại, sau đó cho HV tự nghĩ ra một hội thoại mới dựa vào hội 
thoại có sẵn. HV không cần nhìn sách, tự nghĩ ra vai mới rồi nhập vai hỏi nhau những câu đã học, những câu mới 
học, mới nhớ. Hầu hết HV rất thích thú cách học này vì vừa được học vừa được chơi mà hiệu quả cao và rèn được 2 
kĩ năng chính là nghe và nói. 
Phương pháp đóng vai thông qua hội thoại được các GV áp dụng từ Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt 5. Tuy nhiên, 
các bài hội thoại mẫu trong các giáo trình được GV chọn lọc kĩ, phù hợp với năng lực, trình độ của HV. Phương 
pháp này được nâng dần lên mức cao hơn như dạy tiếng Việt qua những tác phẩm văn học, chủ yếu là văn học dân 
gian để hiểu thêm về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của Việt Nam, như truyện: Cây tre trăm đốt, Cây khế, Sự 
tích trầu cau, Cây bưởi đào HV sau khi hiểu tác phẩm, nắm rõ từng nhân vật sẽ được GV phân vai, HV nhập vai 
và diễn xuất trước lớp. Những kiến thức sau khi đóng vai sẽ giúp HV tự tin hơn trong các kì thi năng lực tiếng Việt. 
2.2.6. Phương pháp nêu, giải quyết vấn đề 
- Khái quát về phương pháp: Đây là PPDH gợi cho HV phát hiện vấn đề, đặt ra trước HV các vấn đề nhận thức 
có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HV vào tình huống có vấn đề, kích thích HV chủ 
động, tích cực giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề gồm 3 mức độ: + GV xây dựng các tình huống có vấn 
đề, định hướng cho HV giải quyết bằng các câu hỏi gợi mở; + GV đặt vấn đề, gợi mở và dẫn dắt HV vào tình huống 
đó, làm xuất hiện nhu cầu giải quyết ở HV, đồng thời định hướng và tổ chức cho HV giải quyết vấn đề; + HV tự nêu 
vấn đề và giải quyết vấn đề. 
- Cách thức triển khai: Phương pháp này thường được áp dụng khi dạy đến trình độ trung cấp, cao cấp (tương 
ứng với học phần Tiếng Việt 3, Tiếng Việt 4 và Tiếng Việt 5) và áp dụng với các bài học theo chủ đề như: văn hóa, 
giáo dục, kinh tế, giao thông, môi trường... GV xây dựng các tình huống có vấn đề, đưa ra những vấn đề cụ thể, gợi 
mở cho HV tìm ra câu trả lời, có cách giải quyết vấn đề hợp lí; GV không đưa ra câu trả lời sẵn để HV phải tăng 
cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. 
- Đánh giá: Khi áp dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề với HV Lào học tiếng Việt tại Trường Đại học 
Đà Lạt, các GV gặp một số khó khăn vì từng HV có thể làm tốt bước tự học, tự nghiên cứu và mỗi cá nhân có thể 
phát hiện ra vấn đề, đưa ra cách giải quyết vấn đề riêng phù hợp với trình độ nhận thức của mình, nhưng khi làm việc 
theo nhóm lại không hiệu quả bởi trong nhóm có những HV học yếu hơn, cá tính, không muốn bạn giảng giải cho 
mình hoặc không theo kịp những HV khá, dẫn đến mất nhiều thời gian, kết quả không đồng đều. Chỉ khi các nhóm 
có các HV có trình độ khá, giỏi ngang nhau thì làm việc nhóm sẽ giúp HV rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề, dễ 
dàng hơn trong việc lựa chọn phương án tối ưu. 
- Ví dụ minh họa: Khi dạy về chủ đề môi trường, GV sẽ gợi ý cho HV phát hiện ra vấn đề: môi trường trên thế 
giới hiện nay đang bị ô nhiễm; từ đó, tiếp tục gợi mở cho HV tìm ra câu trả lời vì sao môi trường bị ô nhiễm và đưa 
ra một số giải pháp giảm ô nhiễm môi trường. Hoặc khi dạy chủ đề về nông thôn, thành phố, GV gợi ý để HV Lào 
phát hiện vấn đề: Ở Lào, nông thôn và thành phố có sự khác biệt, đó là những khác biệt gì? GV gợi cho HV giải 
thích được vì sao có sự khác biệt đó. 
Để HV nâng cao khả năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, Tổ dạy tiếng Việt của Trường đã sắp xếp những 
buổi ngoại khóa, giúp HV hứng thú với việc học tiếng Việt và mạnh dạn hơn khi đưa ra các nhận định về vấn đề cần 
giải quyết. Những buổi ngoại khóa, GV có thể đưa HV đi mua sắm, tham quan để có cơ hội thực hành tiếng Việt, 
luyện các kĩ năng nghe, nói. Ngoài ra, GV cũng áp dụng trong các buổi ngoại khóa tại thư viện của trường để tìm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 51-57 ISSN: 2354-0753 
57 
hiểu thêm về lịch sử tiếng Việt, tìm tài liệu, đọc hiểu, ghi chép lại các nội dung quan trọng và trình bày nội dung cho 
GV nghe, nhận xét, đánh giá. 
3. Kết luận 
Trường Đại học Đà Lạt rất quan tâm đến việc dạy học văn hóa và tiếng Việt cho người nước ngoài. Mặc dù, Tổ 
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới được thành lập nhưng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Các GV 
luôn có trách nhiệm, không ngừng nâng cao kiến thức và áp dụng có hiệu quả các PPDH. Mỗi PPDH nêu trên đều 
có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, GV dạy tiếng Việt cho HV Lào tại Trường đã kết hợp nhiều PPDH khác nhau trong 
từng bài học, buổi học một cách hiệu quả. Bằng sự nhiệt tình, kinh nghiệm dạy học, sự vận dụng khéo léo các phương 
pháp, GV dạy tiếng Việt đã giúp HV Lào có trình độ tiếng Việt để học lên bậc học cao hơn (bậc đại học); giúp các 
HV Lào có thể thi đỗ chứng chỉ B2 ngay lần thi đầu tiên trong kì thi năng lực tiếng Việt. Động lực đó sẽ giúp các 
GV dạy học tiếng Việt tại Trường Đại học Đà Lạt tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về những PPDH tiếng Việt cho HV 
Lào nói riêng, HV người nước ngoài học tiếng Việt nói chung và hi vọng trong những năm tới, Nhà trường sẽ tuyển 
sinh được nhiều HV nước ngoài tham gia khóa học tiếng Việt và theo học đại học, sau đại học tại Trường Đại học 
Đà Lạt. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2014). Công văn số 7409/BGD ĐT-GDTX về việc cho phép Trường Đại học Đà Lạt mở lớp đào tạo 
tiếng Việt cho người nước ngoài. 
Dana Healy (2014). Tiếng Việt dành cho người nước ngoài. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
Mai Ngọc Chừ, Trịnh Cẩm Lan (2011). Tiếng việt cơ sở. NXB Phương Đông. 
Nguyễn Hải Thập (2017). Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng II. NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Văn Quang (2019). Hoạt động đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại các trường 
chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Giáo dục, số 451, tr 61. 
Nguyễn Văn Huệ (2004). Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, tập 4. NXB Giáo dục. 
Nguyễn Văn Huệ (2015). Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, tập 1. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí 
Minh. 
Nguyễn Văn Tuấn (2007). Giáo trình Phương pháp giảng dạy (lưu hành nội bộ). Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
Tập thể giáo viên 123VIETNAMESE (2017). Tiếng Việt 123 (tiếng Việt dành cho người nước ngoài). NXB Thế 
giới. 
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2016). Giáo trình Tiếng Việt trình độ A (dành cho người nước ngoài), 
tập 1, 2. NXB Thế giới. 
Vũ Hoa Tươi (2013). Cẩm nang nghiệp vụ sư phạm: Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả và những giải pháp 
ứng xử trong ngành giáo dục hiện nay. NXB Tài chính.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_phuong_phap_day_hoc_hieu_qua_tieng_viet.pdf