Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị

Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Mỹ năm 2008 đã làm thay đổi

nhận thức của các nhà nghiên cứu về nguy cơ cũng như hậu quả khốc liệt của rủi ro

hệ thống đến hoạt động tổng thể nền kinh tế. Trong nghiên cứu này, các tác giả tổng

quan về rủi ro hệ thống như khái niệm, phân loại và tác động của rủi ro hệ thống.

Tiếp theo, dựa trên tổng hợp dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và

các tổ chức, nhóm tác giả phân tích thực trạng rủi ro hệ thống tại ngân hàng thương

mại (NHTM) Việt Nam, giai đoạn 2009- 2019, thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ

xấu, cơ cấu tín dụng, đòn bẩy tài chính và khả năng thanh khoản của các NHTM.

Phần cuối, các tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rủi ro hệ thống

trong khu vực ngân hàng.

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 1

Trang 1

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 2

Trang 2

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 3

Trang 3

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 4

Trang 4

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 5

Trang 5

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 6

Trang 6

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 7

Trang 7

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 8

Trang 8

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 9

Trang 9

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 11700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị

Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
24
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 227- Tháng 4. 2021
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng 
thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
Đỗ Thu Hằng
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Tạ Thanh Huyền
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 23/09/2020 
Ngày nhận bản sửa: 23/03/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/04/2021
Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Mỹ năm 2008 đã làm thay đổi 
nhận thức của các nhà nghiên cứu về nguy cơ cũng như hậu quả khốc liệt của rủi ro 
hệ thống đến hoạt động tổng thể nền kinh tế. Trong nghiên cứu này, các tác giả tổng 
quan về rủi ro hệ thống như khái niệm, phân loại và tác động của rủi ro hệ thống. 
Tiếp theo, dựa trên tổng hợp dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và 
các tổ chức, nhóm tác giả phân tích thực trạng rủi ro hệ thống tại ngân hàng thương 
mại (NHTM) Việt Nam, giai đoạn 2009- 2019, thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ 
xấu, cơ cấu tín dụng, đòn bẩy tài chính và khả năng thanh khoản của các NHTM. 
Phần cuối, các tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rủi ro hệ thống 
trong khu vực ngân hàng.
Từ khóa: đòn bẩy tài chính, ngân hàng thương mại, nợ xấu, thanh khoản, rủi ro hệ 
thống.
Current situation of systemic risks in Vietnam commercial banks and some recommendations
Abstract: The 2008 global financial crisis changed researchers’ perceptions of the importance and 
consequences of systemic risk on the overall performance of the whole financial system. The authors 
review theories of systematic risk such as the concept, classification and consequences of systematic 
risk. In section 2, authors analyzed the current situation of systemic risks in Vietnam commercial 
banks during the period from 2009 to 2019, focusing on the aspects of high financial leverage, credit 
structure, high NPL ratio, liquidity stress... Lastly, the authors propose a number of recommendations 
to manage systemic risks in the banking sector.
Keywords: commercial banks, leverage, NPL, systemic risk.
Hang Thu Do
Huyen Thanh Ta
Email: huyentt@hvnh.edu.vn
Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam
ĐỖ THU HẰNG - TẠ THANH HUYỀN
25Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
1. Tổng quan về rủi ro hệ thống
1.1. Khái niệm rủi ro hệ thống
So với những rủi ro khác, rủi ro hệ thống 
được nhận diện tương đối muộn. Về mặt 
lý thuyết, rủi ro hệ thống xuất hiện khoảng 
những năm 90 của thế kỷ 20 nhưng chỉ thật 
sự được chú ý sau cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu năm 2007- 2008. Các nghiên 
cứu từ trước đến nay cho thấy, chưa có sự 
thống nhất về khái niệm rủi ro hệ thống. 
Một số khái niệm rủi ro hệ thống tiêu biểu 
như sau: 
Mishkin (1995) đã định nghĩa, rủi ro hệ 
thống là khả năng xảy ra sự kiện bất ngờ, 
thường là không dự tính được, làm gián 
đoạn thông tin trên thị trường tài chính, 
khiến thị trường không thể luân chuyển vốn 
một cách hiệu quả cho các bên có cơ hội 
đầu tư hiệu quả nhất.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS, 1994) 
cho rằng, rủi ro hệ thống là rủi ro người 
tham gia không thực hiện nghĩa vụ theo 
hợp đồng có thể lần lượt khiến những 
người tham gia khác vỡ nợ với phản ứng 
dây chuyền dẫn đến khó khăn tài chính 
rộng lớn hơn.
Hội đồng Thống đốc hệ thống dự trữ liên 
bang (Fed, 2001) đã đưa ra khái niệm về rủi 
ro hệ thống như sau: “Rủi ro hệ thống có thể 
xảy ra nếu một tổ chức/định chế trong một 
mạng lưới thanh toán USD lớn riêng biệt 
không thể hoặc không sẵn sàng thanh toán 
số nợ ròng của nó. Nếu xảy ra việc không 
thanh toán, các chủ nợ của tổ chức trong 
mạng thanh toán cũng không thể thanh 
toán các nghĩa vụ của mình. Do đó, hậu 
quả nghiêm trọng có thể lan sang những tổ 
chức/định chế khác trong mạng lưới riêng 
biệt, đến các tổ chức tiền gửi khác trong hệ 
thống và đến cả những tổ chức khác không 
tham gia vào mạng lưới và nói chung đến 
nền kinh tế”.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB, 
2004) định nghĩa rủi ro hệ thống là rủi ro mà 
một tổ chức không có khả năng thực hiện/
đáp ứng các nghĩa vụ của mình khi đến hạn 
khiến các tổ chức khác không thể để đáp 
ứng nghĩa vụ của họ khi đến hạn. Sự thất 
bại này có thể gây ra vấn đề thanh khoản 
hoặc tín dụng nghiêm trọng, đe dọa sự ổn 
định hoặc niềm tin vào thị trường. Khái 
niệm này đã chỉ ra nguyên nhân và hậu quả 
của rủi ro hệ thống một cách rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính 
2007 - 2008 đã cho thấy các định nghĩa ở 
trên đã bỏ qua hoặc không mô tả rõ ràng 
về một thuộc tính quan trọng của các cuộc 
khủng hoảng hệ thống, đó là các tác động/
thiệt hại bên ngoài hệ thống tài chính của 
cuộc khủng hoảng này do việc không thực 
hiện hiệu quả chức năng chính của hệ thống 
tài chính, bao gồm cung cấp thanh khoản, 
tín dụng và dịch vụ, hay nói cách khác bỏ 
qua nguy cơ lan tỏa từ lĩnh vực tài chính 
sang nền kinh tế thực và các chi phí liên 
quan. Schwarcz (2008) định nghĩa về rủi 
ro hệ thống là rủi ro (i) một cú sốc kinh  ... a, trên thị 
trường bán buôn, việc quản lý rủi ro thanh 
khoản của các NHTM là rất quan trọng 
và điều này có thể không hoạt động trong 
các sự kiện hệ thống. Thị trường và tài trợ 
thanh khoản có thể gây ra vấn đề nghiêm 
trọng (Brunnermeier và Pedersen, 2008). 
- Sự suy giảm dòng tín dụng cho nền kinh 
tế trong sự kiện hệ thống, các ngân hàng 
chọn giảm nguồn cung tín dụng do thiếu 
thanh khoản hoặc vốn, do đó tạo ra khủng 
hoảng tín dụng cho các công ty và hộ gia 
đình (Bernanke và cộng sự, 1992). Một số 
Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
lượng lớn các khoản vay bị đòi lại là kết 
quả của các vấn đề ngân hàng. Thêm vào 
đó, trong rủi ro hệ thống, các khách hàng 
bị từ chối cho vay ở ngân hàng này cũng 
không thể đến vay tại ngân hàng khác. 
Không phải tất cả các rủi ro đều gây ra khủng 
hoảng tài chính. Tăng trưởng kinh tế dài hạn 
là không thể nếu không chấp nhận rủi ro. 
Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro quá mức gây 
ra khủng hoảng tài chính. Ngược lại, khủng 
hoảng làm giảm khẩu vị rủi ro của người cho 
vay và nhà đầu tư (làm giảm số lượng các dự 
án được tài trợ và rủi ro liên quan đến các dự 
án này), do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế 
(Aghion và cộng sự, 2010). 
2. Thực trạng rủi ro hệ thống tại các 
ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong giai đoạn 2009 - 2019, hoạt động các 
NHTM Việt Nam có nhiều biến động. Cùng 
với triển khai các hoạt động kinh doanh thì 
trong giai đoạn này các NHTM Việt Nam 
cũng đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn 
rủi ro hệ thống. Trong phần này, dựa trên 
tổng quan dữ liệu từ NHNN và các tổ chức, 
nhóm tác giả sẽ phân tích các vấn đề rủi ro 
liên quan đến hệ thống thông qua phân tích 
các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu tín dụng, 
đòn bẩy tài chính và khả năng thanh khoản 
của các NHTM. 
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu có sự biến động lớn 
Biểu đồ 1 cho thấy trong giai đoạn 2009 - 
2019 tỷ lệ nợ xấu tương đối biến động. Từ 
năm 2009, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng 
và đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2014 đã chứng 
kiến sự bùng nổ của nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 
tại các NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 
này, tỷ lệ nợ xấu tăng lên trên mức tối thiểu 
NHNN khuyến cáo là 3%, cụ thể năm 2011 
là 3,30% và đạt đỉnh năm 2012 là 4,02% . 
Đây thực sự là mối đe dọa đối với hoạt động 
của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo 
đánh giá của các tổ chức nước ngoài, các 
con số đánh giá nợ xấu này đều chưa thật 
đầy đủ. Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm 
độc lập Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu của Việt 
Nam có thể cao gấp 4 lần con số được báo 
cáo. Moody cũng cho rằng tỷ lệ nợ xấu của 
Việt Nam năm 2013 ở mức 15%, cao hơn 
nhiều so với mức 3,11% được công bố bởi 
NHNN và trái phiếu phát hành bằng nội tệ 
và ngoại tệ của Việt Nam đã bị tổ chức này 
hạ bậc tín nhiệm từ B1 
xuống mức B2. Đồng 
thời tốc độ tăng trưởng 
nợ xấu trong 3 năm 
2010 - 2012 lần lượt 
là 53,24%, 55,74% và 
46,41% (theo cơ sở dữ 
liệu IMF, 2020). 
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao 
dẫn đến hậu quả chi phí 
xử lý rủi ro tín dụng 
(RRTD) cũng gia tăng 
mạnh mẽ. Từ Biểu đồ 
2 cho thấy, chi phí dự 
phòng liên tục tăng từ 
năm 2011 cả về số tuyệt 
đối và tỷ trọng trên tổng 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 
2009 - 2019
Đơn vị: %
Nguồn: NHNN & Tổng hợp của tác giả
ĐỖ THU HẰNG - TẠ THANH HUYỀN
29Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
dư nợ và đạt đỉnh vào năm 2014. Chi phí 
dự phòng tăng cao cũng phản ánh mức độ 
RRTD gia tăng trong giai đoạn này. Điều 
này dẫn đến hậu quả là khả năng sinh lời, 
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các 
NHTM giảm sút mạnh. Từ năm 2014 - 
2015, bằng các nỗ lực mạnh mẽ của Chính 
phủ, NHNN, nhiều biện pháp xử lý nợ xấu 
đã được thực hiện như thành lập Công ty 
Quản lý tài sản (VAMC) theo Nghị định 
53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hạn chế 
tăng trưởng tín dụng, tái cơ cấu các khoản 
nợ, thì tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam đã được cải 
thiện đáng kể, xuống dưới ngưỡng 3% từ 
cuối năm 2014 và liên tục giảm.
Thứ hai, cơ cấu tín dụng không được đa 
dạng hóa, tập trung tín dụng tại một số 
lĩnh vực có mức độ rủi ro cao
Theo Bùi Quốc Dũng và Phùng Thu Hiền 
Vân (2013), giai đoạn 2004- 2007, thị 
trường bất động sản, ngoại tệ và chứng 
khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, hậu 
quả dẫn đến là dư nợ tín dụng của hệ thống 
NHTM tập trung mạnh vào các lĩnh vực 
này. Điều này đặt ra vấn đề là sự an toàn 
của hệ thống phụ thuộc vào sự biến động 
của các thị trường này - vốn là lĩnh vực 
tiềm ẩn rủi ro lớn. Biểu đồ 3 cho thấy trong 
năm 2009, tỷ trọng tín dụng vào các lĩnh 
vực bất động sản, ngoại tệ chiếm tỷ trọng 
lớn trong tổng dư nợ tín dụng (> 25%). Đến 
thời điểm 5/2011, một tháng trước thời 
điểm các NHTM phải đưa tỷ trọng tín dụng 
phi sản xuất xuống còn 22% (theo Chỉ thị 
01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền 
tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát 
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm 
an sinh xã hội), vẫn còn 18 ngân hàng có 
tỷ lệ này trên 22%, và 9 ngân hàng có tỷ 
lệ này trên 30%. Cuối năm 2011, dư nợ 
cho vay bất động sản của hệ thống ngân 
hàng là gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 7,78% 
dư nợ của toàn hệ thống, cao hơn nhiều so 
với một số nước trong khu vực như Thái 
Lan (6%) và Malaysia (7%). Tín dụng đối 
với lĩnh vực chứng khoán mặc dù chiếm tỷ 
trọng không lớn trong tổng dư nợ nhưng 
tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn nhiều so 
với tăng trưởng tín dụng chung của nền 
Biểu đồ 2. Chi phí dự phòng RRTD và tỷ lệ chi phí dự phòng RRTD trên tổng dư 
nợ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019 
Đơn vị: Tỷ VND và % Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF, 2020
Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
kinh tế (ThS. Bùi Quốc Dũng, Phùng Thu 
Hiền Vân, 2013).
Biểu đồ 3 cũng cho thấy cùng với tăng 
trưởng tín dụng bất động sản là sự gia tăng 
nhanh chóng của tín dụng ngoại tệ. Tín 
dụng ngoại tệ tăng nhanh là do chênh lệch 
lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn so với 
nội tệ, đồng thời tỷ giá được kỳ vọng ổn 
định (không có rủi ro tỷ giá). Tuy nhiên, 
tín dụng ngoại tệ tăng nhanh lại dẫn đến áp 
lực tới tỷ giá và gây nên biến động trên thị 
trường ngoại hối, ảnh hưởng tới hệ thống 
tài chính. Từ Biểu đồ 3, tín dụng ngoại tệ 
năm 2009 đạt gần 17% tổng dư nợ, năm 
2010 có giảm nhưng vẫn chiếm hơn 11% 
tổng dư nợ tín dụng. 
Thứ ba, mức độ đòn bẩy tài chính1 lớn 
dẫn đến hệ thống dễ bị tổn thương
Biểu đồ 4 cho thấy, đòn bẩy tài chính của 
các NHTM Việt Nam, trừ năm 2013 - 2014 
suy giảm do sự suy giảm tổng tài sản, thì 
đều ở ngưỡng cao, xung quanh 13, hàm ý 
là 1 đồng vốn được tài trợ bởi 13 đồng nợ 
trong khi đó ngưỡng này tại các NHTM 
trên thế giới thường ở mức 8- 10 (Adrian 
1 Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
và Brunnermeier, 2016). Việc duy trì tỷ lệ 
nợ trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy tính dễ 
tổn thương của hệ thống tài chính Việt Nam. 
Điều này dẫn đến rủi ro hệ thống được hình 
thành và tích lũy mà không quan sát được. 
Thứ tư, xuất hiện tình trạng căng thẳng 
thanh khoản trong hệ thống NHTM tại 
một số giai đoạn
Cùng với chất lượng tài sản suy giảm, trong 
giai đoạn 2008 - 2011, hệ thống NHTM Việt 
Nam còn trải qua tình trạng căng thẳng về 
thanh khoản diễn ra thường xuyên (Bùi Quốc 
Dũng và Phùng Thu Hiền Vân, 2013). Sự 
căng thẳng thể hiện rõ ở sự sụt giảm tỷ lệ 
tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài 
sản. Biểu đồ 5 cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ 
của tài sản thanh khoản cao trong tổng tài sản 
của các NHTM, từ gần 30% các năm 2009- 
2010 giảm còn 13,30% năm 2011 và duy trì 
ở ngưỡng tương đối thấp, trung bình 12% từ 
năm 2011 đến nay. 
Một dấu hiệu nữa cho thấy tình trạng căng 
thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng 
là lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng 
mạnh. Từ Biểu đồ 6 có thể thấy rằng ba mức 
lãi suất này có xu hướng biến động cùng 
Biểu đồ 3. Tỷ trọng tín dụng bất động sản và cho vay ngoại tệ trong 
tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019 
 Đơn vị: % Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ sở dữ liệu IMF
ĐỖ THU HẰNG - TẠ THANH HUYỀN
31Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
chiều với nhau và trong giai đoạn 2011- 
2012, cả 3 mức lãi suất liên ngân hàng đều 
tăng mạnh. Có những thời điểm lãi suất liên 
ngân hàng qua đêm đạt gần 16%. 
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng 
thanh khoản này trước hết do tốc độ tăng 
trưởng tín dụng cao hơn so với huy động trong 
một thời gian dài từ trước đó dẫn tới tình trạng 
mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn vốn và 
sử dụng nguồn. Biểu đồ 7 cho thấy sự biến 
động tỷ lệ LDR của toàn hệ thống có sự gia 
tăng mạnh trong những năm 2009 - 2011, từ 
98% năm 2008 đến hơn 110% năm 2011, nếu 
cộng thêm cả khoản đầu tư trái phiếu doanh 
nghiệp và ủy thác đầu tư thì tỷ lệ này lên đến 
119,9%. Trong khi đó, trên thế giới tỷ lệ này 
chỉ khoảng 30 - 70% và các nước 
châu Á khác trong khu vực cũng 
chỉ nằm dưới 80% (BIS, 2010). Tỷ 
lệ này tăng cao cho thấy mức độ rủi 
ro thanh khoản của hệ thống có xu 
hướng tăng lên. Đây là hậu quả của 
việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng 
cao trong giai đoạn 2007 - 2009. 
Một nguyên nhân nữa của tình 
trạng căng thẳng thanh khoản của 
hệ thống ngân hàng là sự mất cân 
đối về kỳ hạn giữa huy động vốn 
và cho vay của hệ thống ngân hàng. Sự mất 
cân đối giữa kỳ hạn huy động vốn và cho 
vay đã và đang trở nên nghiêm trọng trong 
hệ thống ngân hàng khi các khoản cho vay 
dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy 
mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi 
có cùng kỳ hạn. Bên cạnh đó, nguy cơ về 
rủi ro thanh khoản của NHTM giai đoạn 
này tăng lên do nợ xấu tăng cao mà khả 
năng phát mại tài sản thấp, ảnh hưởng tới 
việc chuyển hóa các khoản nợ xấu thành 
tiền của ngân hàng.
3. Kết luận và khuyến nghị 
Qua phân tích thực trạng, có thể thấy rủi ro 
Biểu đồ 4. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam giai 
đoạn 2009- 2019
Đơn vị: % Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF và tính toán của tác giả
Biểu đồ 5. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài 
sản tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019
Đơn vị: % Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF, 2020
Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
hệ thống của các NHTM Việt Nam có sự 
biến động trong giai đoạn 2009 - 2019, thể 
hiện: (i) tỷ lệ nợ xấu biến động, chi phí dự 
phòng rủi ro tăng; (ii) cơ cấu tín dụng còn 
tập trung vào một số lĩnh vực có mức độ 
rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản; 
(iii) mức độ đòn bẩy lớn, tỷ lệ nợ cao; và 
(vi) tình trạng căng thẳng thanh khoản xuất 
hiện tại một số giai đoạn. Từ đó, để ngăn 
ngừa rủi ro hệ thống đối với các NHTM, 
nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị 
trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan quản 
lý cũng như các NHTM cần được nâng cao 
về nguy cơ rủi ro hệ thống cũng như những 
tác động tiêu cực của nó, dẫn đến bất ổn tài 
chính ở phạm vi rộng. 
Thứ hai, các cơ quan và các nhà quản lý 
cần đánh giá đúng mức tầm quan trọng của 
việc đo lường rủi ro hệ thống khu vực ngân 
hàng. Để làm được như vậy, bước đầu cần 
phát triển hệ thống cơ sở thông tin đồng bộ 
và được tập trung thống nhất tại NHNN. 
Tiếp đó cần xây dựng bộ chỉ số cảnh báo 
sớm rủi ro hệ thống nhằm phát hiện sớm 
những dấu hiệu rủi ro. Đồng thời, tăng 
cường các công cụ đo lường 
rủi ro hệ thống tại khu vực 
NHTM Việt Nam; cân nhắc 
lựa chọn các phương pháp 
đo lường phù hợp với khu 
vực ngân hàng Việt Nam, sử 
dụng phối hợp các phương 
pháp để đưa ra những dự 
báo tốt hơn.
Thứ ba, các nghiên cứu thực 
nghiệm của Brunnermeier 
và Pedersen (2009), Adrian 
Biểu đồ 6. Diễn biến lãi suất liên ngân hàng giai đoạn 2009 - 2019
Đơn vị: % Nguồn: Cơ sở dữ liệu Fiin Group, 2020
Biểu đồ 7. Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi LDR của các NHTM 
Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF, 2020
ĐỖ THU HẰNG - TẠ THANH HUYỀN
33Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
và Brunnermeier (2016), chỉ ra sự đóng 
góp của các tổ chức tín dụng khác nhau 
đến rủi ro hệ thống là khác nhau, đồng thời 
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro hệ 
thống khu vực ngân hàng. Do đó, cần xác 
định chính xác các nhân tố tác động đến rủi 
ro hệ thống, cũng như đánh giá tầm quan 
trọng hệ thống của các tổ chức tín dụng nói 
chung và các NHTM nói riêng, đặc biệt là 
các ngân hàng có quy mô nguồn vốn lớn, 
mô hình hoạt động, sản phẩm dịch vụ phức 
tạp, mà sự đổ vỡ của nó có khả năng tác 
động lớn đến các tổ chức khác cũng như 
toàn bộ hệ thống. Đối với những tổ chức 
như vậy, NHNN cần có các biện pháp giám 
sát chặt chẽ, chuyên sâu hơn, thậm chí có 
những yêu cầu cao hơn liên quan đến hệ số 
an toàn vốn, tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả, 
giới hạn tín dụng ■
Tài liệu tham khảo
Adrian, T. and Brunnermeier, M.K., 2016, CoVaR, The American Economic Review, 106(7), p.1705;
Aghion, P., Angeletos, G, M., Banerjee, A, and Manova, K., 2010, Volatility and growth: Credit constraints and the 
composition of investment, Journal of Monetary Economics, 57(3), pp,246-265;
Bank for International Settlements (BIS), 1994, 64th Annual Report, Bank for International Settlements, Basel, 
Switzerland, 1994;
Bank for International Settlements (BIS), 2010, Macroprudential instruments and frameworks: a stocktaking of issues 
and experiences, Bank for International Settlements, Basel, Switzerland
Bernanke, B.S., Lown, C.S and Friedman, B.M., 1991, The credit crunch, Brookings papers on economic activity, 
1991(2), pp,205-247
Brunnermeier, M.K, and Pedersen, L.H., 2009, Market liquidity and funding liquidity, The review of financial 
studies, 22(6), pp,2201-2238
Bùi Quốc Dũng, Phùng Thu Hiền Vân, 2013, Cơ cấu tín dụng hướng đến các lĩnh vực và vùng ưu tiên, Báo cáo hoạt 
động Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.
ECB, 2004, ECB’s Financial Stability Review, December, 2004
Fed 2001, Policy statement on payments system risk, Docket No, R-1107, 1–13, Washington, D,C., May 2001
Freixas, X., Laeven, L, and Peydró, J,L., 2015, Systemic risk, crises, and macroprudential regulation, Mit Press;
Malmendier, U. and Nagel, S., 2011, Depression babies: do macroeconomic experiences affect risk taking?, The 
Quarterly Journal of Economics, 126(1), pp,373-416;
Mishkin, F, 1995, Comment on systemic risk, In George Kaufman, editor, Research in Financial Services: Banking, 
Financial Markets, and Systemic Risk, volume 7, pages 31–45, Greenwich, CT: JAI Press, 1995
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2009- 2019, tại https://www.sbv.gov.vn/
Schwarcz, S.L., 2008, Systemic risk, Geo, LJ, 97, p.193;
Smaga, P., 2014, The concept of systemic risk, Systemic Risk Centre Special Paper, (5);
Cơ sở dữ liệu:
https://data.imf.org/ 
https://fiingroup.vn/ 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_rui_ro_he_thong_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet.pdf