Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp

Trầm cảm và tăng huyết áp là hai nhóm bệnh lý mạn tính phổ biến và chúng thường liên quan chặt chẽ với

nhau, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Khảo sát về tỷ lệ và những đặc điểm lâm sàng của rối loạn

trầm cảm người cao tuổi có tăng huyết áp nhập viện sẽ đem lại bức tranh về thực trạng này. Nghiên cứu cắt

ngang được thực hiện trên 65 bệnh nhân, chẩn đoán trầm cảm dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10.

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 74,9 ± 8,1, nữ giới chiếm 78,5%. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo ICD - 10

là 43,1%, với mức độ nặng (32,1%), vừa (32,1%) và nhẹ (35,7%). Về triệu chứng, 100% bệnh nhân trầm cảm

có giảm năng lượng hoặc mệt mỏi, sau đó đến khí sắc trầm và rối loạn giấc ngủ (96,4%), mất quan tâm hoặc

hứng thú (85,7%), và ý tưởng hoặc hành vi tự sát (28,6%). Chúng tôi khuyến khích cần có kế hoạch tầm soát

trầm cảm để phát hiện sớm và lên kế hoạch điều trị đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần cho bệnh nhân.

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 1

Trang 1

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 2

Trang 2

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 3

Trang 3

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 4

Trang 4

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 5

Trang 5

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 6

Trang 6

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 7

Trang 7

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 8

Trang 8

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 9

Trang 9

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 8420
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp

Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
233TCNCYH 132 (8) - 2020
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Thống,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nvthong@ctump.edu.vn
Ngày nhận: 12/09/2020
Ngày được chấp nhận: 20/10/2020
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, 
đặc trưng bởi tâm trạng giảm sút kéo dài kèm 
theo mất hứng thú trong sinh hoạt, mệt mỏi và 
tự đánh giá thấp bản thân. Nó có liên quan đến 
giảm chất lượng cuộc sống, gánh nặng bệnh 
tật và tử vong, đặc biệt trên đối tượng bệnh 
nhân tim mạch.1 Tăng huyết áp và trầm cảm 
là những nhóm bệnh lý mạn tính phổ biến nhất 
trên toàn thế giới, và theo nhiều nghiên cứu, 
chúng thường liên quan chặt chẽ với nhau.2 
Các nghiên cứu gần đây về tỷ lệ trầm cảm ở 
bệnh nhân tăng huyết áp là rất cao và ít được 
phát hiện, đặc biệt trên đối tượng người cao 
tuổi.3 Stanetic và cs (2017) ghi nhận tỷ lệ trầm 
cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp là 46%, trong 
đó ở dân số trên 65 tuổi là 55,4%.4 Ashok và cs 
(2019) cũng khảo sát tương tự với kết quả thu 
được về tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân tăng 
huyết áp là 41%, ở lứa tuổi trên 65 là 47,3%.5 
Các kết quả cho thấy tầm quan trọng của các 
bác sĩ trong việc xác định và phát hiện sớm 
trầm cảm, và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. 
Các vấn đề nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ, 
các biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm 
ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp chưa được 
quan tâm nhiều tại các bệnh viện đa khoa, khoa 
lão khoa, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông 
Cửu Long. Thực hiện một khảo sát có thể hỗ 
trợ trong công tác đánh giá khía cạnh tâm thần 
trong lão khoa, cũng như đưa ra hướng điều trị 
thích hợp hơn cho bệnh nhân, góp phần vào 
công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 
nước ta là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu:
THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN
CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Văn Thống1,2, , Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Thắng2, 
Lý Lan Chi3, Trần Tú Nguyệt2, Nguyễn Thị Kim Xuyến2, 
Dương Huỳnh Phương Nghi2, Nguyễn Xuân Long2.
1Trường Đại học Y Hà Nội,
 2Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 
3Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Trầm cảm và tăng huyết áp là hai nhóm bệnh lý mạn tính phổ biến và chúng thường liên quan chặt chẽ với 
nhau, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Khảo sát về tỷ lệ và những đặc điểm lâm sàng của rối loạn 
trầm cảm người cao tuổi có tăng huyết áp nhập viện sẽ đem lại bức tranh về thực trạng này. Nghiên cứu cắt 
ngang được thực hiện trên 65 bệnh nhân, chẩn đoán trầm cảm dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10. 
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 74,9 ± 8,1, nữ giới chiếm 78,5%. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo ICD - 10 
là 43,1%, với mức độ nặng (32,1%), vừa (32,1%) và nhẹ (35,7%). Về triệu chứng, 100% bệnh nhân trầm cảm 
có giảm năng lượng hoặc mệt mỏi, sau đó đến khí sắc trầm và rối loạn giấc ngủ (96,4%), mất quan tâm hoặc 
hứng thú (85,7%), và ý tưởng hoặc hành vi tự sát (28,6%). Chúng tôi khuyến khích cần có kế hoạch tầm soát 
trầm cảm để phát hiện sớm và lên kế hoạch điều trị đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần cho bệnh nhân.
Từ khoá: Rối loạn trầm cảm, tăng huyết áp, bệnh nhân trên 60 tuổi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
234 TCNCYH 132 (8) - 2020
Mô tả tỷ lệ và mức độ trầm cảm ở bệnh nhân 
trên 60 tuổi tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa 
Trung ương Cần Thơ năm 2020.
Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm 
cảm ở nhóm đối tượng này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo 
sát các bệnh nhân trên 60 tuổi có tăng huyết áp 
đang điều trị nội trú tại khoa Nội lão học, Bệnh 
viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong thời 
điểm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đang được 
điều trị nội trú tại khoa Nội lão học, Bệnh viện 
Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 4/2020 đến 
8/2020.
Được chẩn đoán tăng huyết áp theo Tổ 
chức Y tế Thế giới (Tăng huyết áp được chẩn 
đoán nếu, khi đo vào hai ngày khác nhau, số đo 
huyết áp tâm thu ở cả hai ngày là ≥ 140 mmHg 
và/hoặc số đo huyết áp tâm trương ở cả hai 
ngày là ≥ 90 mmHg).6 
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mắc các bệnh lý làm hạn chế khả năng tiếp 
xúc và trả lời chính xác các câu hỏi: như bệnh lý 
tim, phổi, thần kinh, trong giai đoạn cấp tính. 
Bị rào cản bởi ngôn ngữ, giao tiếp và không 
hoàn thành hết cuộc phỏng vấn.
Đang gặp phải sự cố cuộc sống nghiêm 
trọng trong vòng hai tuần.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt 
ngang.
Thời gian: 4/2020 đến 8/2020. Nghiên cứu 
lấy đủ số liệu theo cỡ mẫu đã tính thì có thể 
dừng lại.
Địa điểm: Khoa Nội lão học, Bệnh viện Đa 
khoa Trung ương Cần Thơ. 
Cỡ mẫu: 65 bệnh nhân cao tuổi.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân cao tuổi nhập viện 
tại khoa nội lão học thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu 
trong thời gian nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Thông tin của đối tượng nghiên cứu: giới 
tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp trước 
đây, nghề nghiệp hiện tại, tình trạng hôn nhân, ... ealth Questionnaire), 108 (54,0%) không bị 
trầm cảm, trầm cảm nhẹ được tìm thấy ở 58 
(29,0%), trầm cảm trung bình ở 21 (10,5%) và 
trầm cảm nặng ở 13 (6,5%) bệnh nhân. Riêng 
số đối tượng bệnh nhân trên 65 tuổi tăng huyết 
áp mắc trầm cảm là 72 (55,4%). Cuộc khảo sát 
cho thấy rối loạn trầm cảm đã xuất hiện ở gần 
một nửa (46,0%) số bệnh nhân được điều trị 
tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
tầm quan trọng của các bác sĩ gia đình trong 
việc xác định và phát hiện sớm bệnh nhân bị 
trầm cảm, và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.4
Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích 
gộp về tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết 
áp được thực hiện vào 2015. Li Zhanzhan và 
cộng sự phân tích được 41 nghiên cứu với tổng 
dân số nghiên cứu là 30 796. Tỷ lệ trầm cảm 
tổng hợp trong số các bệnh nhân tăng huyết 
áp trung bình là 26,8% (khoảng tin cậy 95%: 
21,7% - 32,3%).7
Với tỷ lệ trầm cảm thu được trong khảo sát 
của chúng tôi là 43,1% có sự khác biệt không 
lớn so với các tác giả vì một vài lý do. Cuộc 
khảo sát của chúng tôi thực hiện ở bệnh nhân 
nhập viện tương tự như nhóm tác giả Alicia 
Conde Martel và cs (2013), nhưng chúng tôi chỉ 
khảo sát tại Khoa Lão, các nghiên cứu còn lại 
dựa trên cộng đồng và ngoại trú. Chúng tôi sử 
dụng công cụ chẩn đoán giai đoạn trầm cảm 
theo ICD - 10, trong khi các tác giả còn lại dựa 
trên các thang đánh giá. Đồng thời đối tượng 
nghiên cứu trong khảo sát này là bệnh nhân 
cao tuổi (> 60 tuổi, theo tiêu chí Việt Nam) có 
mắc tăng huyết áp, trong khi người cao tuổi thì 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
239TCNCYH 132 (8) - 2020
> 65 tuổi ở các nước. Tuy nhiên, kết quả khảo 
sát hiện tại và những khảo sát trước đều cho 
thấy tỷ lệ trầm cảm tương đối cao ở nhóm bệnh 
nhân cao tuổi tăng huyết áp, số liệu sẽ khuyến 
khích các bác sỹ chuyên ngành lão khoa, tim 
mạch chú ý nhiều hơn về trầm cảm và đưa ra 
hướng điều trị đầy đủ cho bệnh nhân.
Bên cạnh khảo sát tỷ lệ trầm cảm, chúng tôi 
còn phân chia mức độ trầm cảm và ghi nhận 
thời gian mắc trầm cảm trên đối tượng nghiên 
cứu. Có đến 32,1% bệnh nhân mắc trầm cảm 
ở mức độ nặng và 53,6% bệnh nhân mắc trầm 
cảm trên 6 tháng chưa được điều trị, mặc dù 
trầm cảm là một rối loạn ảnh hưởng rất lớn đến 
tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Tuy nhiên, 
mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn nên 
chưa phân tích sâu về 2 khía cạnh này. 
Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo 
ICD - 10. Khí sắc trầm là một đặc điểm cơ bản 
của rối loạn trầm cảm. Tỷ lệ bệnh nhân trầm 
cảm trong nghiên cứu có biểu hiện triệu chứng 
này là 96,4%. Đây là rối loạn cảm xúc có thể có 
nhiều dạng, chẳng hạn như cảm thấy buồn bã, 
tuyệt vọng, chán nản hoặc “suy sụp”. Những 
bệnh nhân có vẻ buồn bã (ví dụ: chảy nước 
mắt) ban đầu có thể phủ nhận nỗi buồn. Ngoài 
ra, sự khó chịu, bực bội, cáu kỉnh, tức giận hoặc 
thù địch gia tăng và dai dẳng xảy ra ở khoảng 
50 phần trăm bệnh nhân trầm cảm nặng.8 Đối 
với một bệnh nhân, tâm trạng buồn bã thường 
có một đặc điểm riêng biệt, phân biệt nó với 
cảm xúc bình thường của nỗi buồn. Bệnh nhân 
thường mô tả triệu chứng trầm cảm là một 
trong những cơn đau đớn về tinh thần và đôi 
khi phàn nàn về việc không thể khóc.9 Mất quan 
tâm hoặc hứng thú có ở 85,7% bệnh nhân trầm 
cảm trong nghiên cứu. Với triệu chứng này, 
bệnh nhân cảm thấy các sự việc, sở thích và 
hoạt động kém thú vị hoặc ít hứng thú hơn và 
có thể nói rằng “họ không còn quan tâm nữa”. 
Triệu chứng này có thể bao gồm sự thiếu hụt 
trong việc trải nghiệm niềm vui, hành vi có động 
cơ và liên kết giữa những mong muốn với môi 
trường.10 Một số bệnh nhân trầm cảm đôi khi 
dường như không biết về chứng trầm cảm của 
họ và không phàn nàn về sự xáo trộn tâm trạng 
mặc dù họ có biểu hiện rút lui khỏi gia đình, bạn 
bè và các hoạt động mà họ quan tâm trước đó.9 
Khi bệnh nhân có triệu chứng mất hứng thú, rất 
khó để thực hiện các biện pháp vận động và 
tham gia các hoạt động, ảnh hưởng nhiều đến 
công tác điều trị. Giảm năng lượng hoặc mệt 
mỏi, được mô tả là cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức 
và bơ phờ. Bệnh nhân có thể cảm thấy cần phải 
nghỉ ngơi trong ngày, cảm thấy chân tay nặng 
nề, hoặc cảm thấy khó bắt đầu hoặc hoàn thành 
các hoạt động. Triệu chứng này xuất hiện ở tất 
cả (100%) những bệnh nhân trầm cảm trong 
khảo sát của chúng tôi. Điều này cũng phù hợp 
với y văn, hầu hết tất cả bệnh nhân trầm cảm 
(97%) đều phàn nàn về việc giảm năng lượng; 
họ gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm 
vụ, bị sa sút ở trường và nơi làm việc, và có ít 
động lực để thực hiện các dự án mới.9 Do bệnh 
nhân trong nghiên cứu này là người cao tuổi có 
nhiều bệnh nền nên có thể giải thích được hầu 
hết bệnh nhân đều than phiền triệu chứng này. 
Giảm tập trung chú ý xuất hiện ở 82,1% ở 
bệnh nhân trầm cảm trong nghiên cứu. Đây là 
một hình thức rối loạn chức năng nhận thức 
thần kinh, trong bệnh trầm cảm nói chung là 
nhẹ và được đánh dấu bằng nhiều phàn nàn 
chủ quan hơn là những phát hiện khách quan. 
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, các vấn đề về trí 
nhớ có thể bị nhầm lẫn với chứng sa sút tâm 
thần (“chứng mất trí nhớ giả”); những vấn đề 
này thường giảm bớt khi điều trị thành công 
hội chứng trầm cảm.11 Theo y văn, các triệu 
chứng nhận thức bao gồm các tường thuật chủ 
quan về tình trạng không thể tập trung (84% 
bệnh nhân trong một nghiên cứu) và suy giảm 
khả năng suy nghĩ (67% bệnh nhân trong một 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
240 TCNCYH 132 (8) - 2020
nghiên cứu khác).9 Tuy nhiên, một số bệnh 
nhân bị sa sút tâm thần biểu hiện ban đầu với 
một giai đoạn trầm cảm nặng bao gồm khó 
khăn về trí nhớ. Rối loạn nhận thức thần kinh 
nhiều hơn ở những bệnh nhân ít học và lớn tuổi 
hơn, và những bệnh nhân có các triệu chứng 
trầm cảm nặng. Ngoài ra, suy giảm nhận thức 
có thể cản trở nhiều đến hoạt động chức năng 
ở bệnh nhân.12
Rối loạn ăn uống có ở 57,1% bệnh nhân. 
Cảm giác thèm ăn và cân nặng có thể giảm 
hoặc tăng trong rối loạn trầm cảm.11 Một số 
bệnh nhân phải ép mình ăn, trong khi những 
người khác ăn nhiều hơn và có thể thèm ăn 
các loại thực phẩm cụ thể (ví dụ: đồ ăn vặt và 
carbohydrate). Nhiều bệnh nhân giảm cảm giác 
thèm ăn và sụt cân, nhưng một số khác lại cảm 
thấy thèm ăn và tăng cân và ngủ lâu hơn bình 
thường. Những bệnh nhân này được phân loại 
là có các đặc điểm không điển hình.9 
Rối loạn giấc ngủ: Tỷ lệ bệnh nhân trầm 
cảm có rối loạn giấc ngủ (96,4%) trong nghiên 
cứu của chung tôi. Theo y văn, khoảng 80% 
bệnh nhân phàn nàn về tình trạng khó ngủ, đặc 
biệt là thức dậy vào sáng sớm (tức là mất ngủ 
giai đoạn cuối) và thức nhiều lần vào ban đêm, 
trong đó họ suy ngẫm về các vấn đề của mình.9
Ý tưởng buộc tội và không xứng đáng: Triệu 
chứng này tìm thấy ở 39,3% bệnh nhân trong 
khảo sát. Nhận thức về bản thân của bệnh nhân 
trầm cảm có thể được đánh dấu bằng cảm giác 
kém cỏi, tự ti, thất bại, vô giá trị và mặc cảm 
không phù hợp.11 
Ý tưởng hoặc hành vi tự sát có ở 28,6% 
bệnh nhân. Bệnh nhân trầm cảm có thể lặp 
đi lặp lại những suy nghĩ về cái chết hoặc tự 
sát và có thể cố gắng tự sát. Ý tưởng tự tử có 
thể là thụ động, với suy nghĩ rằng cuộc sống 
không đáng sống hoặc những người khác sẽ 
tốt hơn nếu bệnh nhân đã chết. Ngược lại, ý 
tưởng tự sát chủ động được thông qua bằng ý 
nghĩ muốn chết, và cho thấy bệnh nhân đang bị 
bệnh nặng. Theo Kaplan, khoảng 2/3 số bệnh 
nhân trầm cảm có ý định tự sát, và 10 đến 15% 
có hành vi tự sát. Những người nhập viện gần 
đây với ý định tự sát có nguy cơ tự sát thành 
công trong đời cao hơn những người chưa bao 
giờ nhập viện vì ý định tự sát.9 Theo các tác 
giả A.S. Srivastava và Rakesh Kumar, tỷ lệ có 
ý định tự sát là 16,6% ở bệnh nhân trầm cảm. 
Theo thống kê, nguy cơ có ý định tự tử cao hơn 
ở những người < 30 tuổi. Đàn ông độc thân, 
phụ nữ đã kết hôn và sinh viên có nhiều khả 
năng muốn tự tử hơn; giáo dục đại học cũng là 
một yếu tố dễ bị tổn thương.13
Các triệu chứng cơ thể xuất hiện trên bệnh 
nhân trầm cảm với tỷ lệ là 75% đến 3,6%. Theo 
Hans - Peter Karpf Hammer, thách thức trong 
chẩn đoán trong việc phân biệt trầm cảm với 
các triệu chứng cơ thể phổ biến với lo lắng, rối 
loạn dạng cơ thể và các tình trạng y khoa khác. 
Khi các triệu chứng cơ thể, đặc biệt là các tình 
trạng đau đớn về thể chất, đi kèm với các triệu 
chứng tâm thần và hành vi đã làm nặng lên 
rối loạn trầm cảm, diễn biến của bệnh có thể 
nghiêm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ tái phát, 
mạn tính, gánh nặng kinh tế tăng lên đáng kể, 
tình trạng chức năng có thể bị cản trở nặng nề, 
và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức 
khỏe có thể bị giảm sút nghiêm trọng.14
Triệu chứng lo âu có ở 96,4% bệnh nhân 
trầm cảm trong nghiên cứu. Những triệu chứng 
này có thể ở dạng lo lắng, suy ngẫm, lo lắng về 
sức khỏe và các cơn hoảng sợ. Theo Kaplan, 
lo lắng một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm 
cảm, ảnh hưởng đến 90% tổng số bệnh nhân 
trầm cảm. Lo lắng (bao gồm cả các cơn hoảng 
sợ), lạm dụng rượu và các than phiền về bệnh 
soma (ví dụ, táo bón và đau đầu) thường làm 
phức tạp việc điều trị trầm cảm.9 Theo Ionescu 
DF và cộng sự, việc xác định bệnh trầm cảm có 
lo âu là cách hữu ích nhất và phù hợp nhất về 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
241TCNCYH 132 (8) - 2020
mặt lâm sàng để phân biệt nó với các dạng rối 
loạn khí sắc và lo âu khác, đồng thời nêu bật sự 
khác biệt đáng kể nhất về mặt lâm sàng giữa 
bệnh nhân trầm cảm có lo âu và trầm cảm hoặc 
lo lắng một mình.15
Đau được tìm thấy ở 92,9% bệnh nhân trầm 
cảm trong nghiên cứu. Theo một phân tích tổng 
quan về trầm cảm và đau của Matthew và cộng 
sự tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng đau 
dao động từ 15% đến 100%. Sự hiện diện của 
cơn đau ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhận biết 
và điều trị bệnh trầm cảm. Khi cơn đau từ mức 
độ vừa đến nặng, làm suy giảm chức năng, 
nó có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm 
hơn và kết quả trầm cảm nặng hơn (ví dụ, chất 
lượng cuộc sống thấp hơn, giảm chức năng 
làm việc và tăng cường sử dụng dịch vụ chăm 
sóc sức khỏe).16
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân trên 60 tuổi 
tăng huyết áp là 43,1%, mức độ trầm cảm nhẹ 
là 35,7%, tỷ lệ trầm cảm vừa và nặng cùng có tỷ 
lệ là 32,1%. Triệu chứng trầm cảm, giảm năng 
lượng hoặc mệt mỏi có tỷ lệ bệnh nhân than 
phiền nhiều nhất (100%), sau đó đến khí sắc 
trầm và rối loạn giấc ngủ (96,4%), mất quan 
tâm hoặc hứng thú (85,7%), giảm tập trung chú 
ý (82,1%) và và ý tưởng hoặc hành vi tự sát 
(28,6%). Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trên 
60 tuổi tăng huyết áp có trầm cảm nhập viện 
gần 50%. Chúng tôi khuyến khích cần có kế 
hoạch tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và 
lên kế hoạch điều trị đầy đủ về thể chất cũng 
như tinh thần cho bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hare DL, Toukhsati SR, Johansson P, 
Jaarsma T. Depression and cardiovascular 
disease: a clinical review. European Heart 
Journal. 2014;35(21):1365 - 1372. 
2. DeJean, M Giacomini, Vanstone M. 
Patient Experiences of Depression and Anxiety 
with Chronic Disease: A Systematic Review and 
Qualitative Meta - Synthesis. Ontario Health 
Technology Assessment Series. 2013;13(16):1 
- 33. 
3. Conde M. A, Hemmersbach - Miller M, L. 
B. J A. Prevalence of depressive symptoms in 
hospitalized elderly medical patients. Rev Esp 
Geriatr Gerontol. 2013;48(5):224 - 227. 
4. Kosana Stanetic, Mirko Stanetic, Sanja 
Jankovic. Prevalence of depression in patients 
with hypertension. International Journal of 
Medical and Health Research. 2017;3(2). 
5. Ashok V. G, S. S G. Prevalence of 
Depression among Hypertensive Patients 
Attending a Rural Health Centre in Kanyakumari. 
National Journal of Community Medicine. 
2019;10(3):172 - 175. 
6. World Health Organization. The ICD – 
10 Classification of Mental and Behavioural 
Disorders: Clinical descriptions and diagnostic 
guidelines. Switzerland; 1992. 
7. Li Z, Li Y, Chen L, Chen P, Hu Y. Prevalence 
of Depression in Patients With Hypertension: 
A Systematic Review and Meta - Analysis. 
Medicine (Baltimore). 2015;94(31):e1317. 
8. Lewis L Judd, Pamela J Schettler, William 
Coryell, Hagop S Akiskal, Fiedorowicz JG. Overt 
irritability/anger in unipolar major depressive 
episodes: past and current characteristics 
and implications for long - term course. JAMA 
Psychiatry. 2013;70(11):1171 - 1180. 
9. Benjamin James Sadock, Virginia Alcott 
Sadock, Pedro Ruiz. Mood disorders. In: 
KAPLAN & SADOCK’S Synopsis of Psychiatry: 
Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry. 11 ed. 
Philadelphia: Wolters Kluwer; 2015:327 - 387. 
10. Jessica A. Cooper, Amanda R. 
Arulpragasam, Michael T. Treadway. Anhedonia 
in depression: biological mechanisms and 
computational models. Current Opinion in 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
242 TCNCYH 132 (8) - 2020
Behavioral Sciences. 2018;22:128 - 135. 
11. Association AP. Depressive Disorder. 
In: Diagnostic and Statistical Manual of Mental 
Disorders. Arlington: American Psychiatric 
Association; 2013:155 - 188. 
12. Papakostas GI. Cognitive symptoms in 
patients with major depressive disorder and 
their implications for clinical practice. J Clin 
Psychiatry. 2014;75(1):8 - 14. 
13. A. S. Srivastava, Rakesh Kumar. Suicidal 
ideation and attempts in patients with major 
depression: Sociodemographic and clinical 
variables. Indian J Psychiatry. 2005;47(4):225 
- 228. 
14. Hans - Peter Kapfhammer, Dipl Psych. 
Somatic symptoms in depression. Dialogues 
Clin Neurosci. 2006;8(2):227–239. 
15. Dawn F Ionescu, Mark J Niciu, Ioline 
D Henter, Zarate CA. Defining anxious 
depression: a review of the literature. CNS 
Spectr. 2013;18(5):252 - 260. 
16. Matthew J Bair, Rebecca L Robinson, 
Wayne Katon, Kroenke K. Depression and pain 
comorbidity: a literature review. Arch Intern 
Med. 2003;163(20):2433 - 2445. 
Summary
THE PREVALENCE OF DEPRESSIVE DISORDER IN PATIENTS 
GREATER THAN 60 YEARS OLD WITH HYPERTENSION
Depression and hypertension are two common chronic diseases and they are often closely 
related, especially in elderly patients. Survey of the prevalence and clinical features of depression 
disorder in the hypertensive elderly will provide a picture of this phenomenon. A cross-sectional 
study was performed on 65 patients diagnosed with depression based on ICD-10 diagnostic 
criteria. The average age of the study subjects is 74.9 ± 8.1, 78.5% are females. The prevalence 
of depression according to ICD-10 was 43.1%, with severe status (32.1%), moderate (32.1%) and 
mild (35.7%). In terms of symptoms, 100% of depressed patients experienced decreased energy or 
fatigue, followed by depressed mood and sleep disturbance (96.4%), loss of interest and enjoyment 
(85.7%), and suicidal ideas or behavior (28.6%). We encourage the need for a screening plan to 
detect depression early and to plan a complete physical and mental treatment for the patient group.
Keywords: Depressive disorders, hypertension, patient over 60 years old.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_roi_loan_tram_cam_o_benh_nhan_cao_tuoi_tang_huyet.pdf