Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

Bài viết nghiên cứu thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) các tỉnh miền Trung theo Chuẩn nghề nghiệp (CNN) GVMN được thực hiện bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn 222 cán bộ quản lí và 575 giáo viên (GV) thuộc năm tỉnh miền Trung, gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên và Khánh Hòa. Kết quả cho thấy các trường đã thực hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng GV. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cho GV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; từ đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền Trung.

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 5

Trang 5

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 6

Trang 6

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 7

Trang 7

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 8

Trang 8

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 9

Trang 9

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Trúc Khang 09/01/2024 7120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non các tỉnh miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 16, Số 4 (2019): 159-169 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 16, No. 4 (2019): 159-169
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
159 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 
Trần Nguyên Lập 
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang 
Tác giả liên hệ: Trần Nguyên Lập – Email: namlap1999@gmail.com 
Ngày nhận bài: 19-02-2019; ngày nhận bài sửa: 29-3-2019; ngày duyệt đăng: 24-4-2019 
TÓM TẮT 
Bài viết nghiên cứu thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) các tỉnh miền 
Trung theo Chuẩn nghề nghiệp (CNN) GVMN được thực hiện bằng phương pháp điều tra bảng hỏi 
và phỏng vấn 222 cán bộ quản lí và 575 giáo viên (GV) thuộc năm tỉnh miền Trung, gồm: Quảng 
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên và Khánh Hòa. Kết quả cho thấy các trường đã thực 
hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng GV. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá và 
đảm bảo các điều kiện cho GV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; từ đó, bài viết đề xuất một số biện 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền Trung. 
Từ khóa: thực trạng, quản lí, giáo viên mầm non, chuẩn nghề nghiệp, quản lý đội ngũ giáo 
viên mầm non. 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục mầm non (MN) là bậc học đầu tiên và quan trọng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm 
mỹ cho trẻ em. Một trong những nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục mầm non đó là đội ngũ GV, “GVMN có vị trí đặc biệt quan trọng trong 
thực hiện kế hoạch giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học 
cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. GVMN chủ động phối hợp với gia đình trẻ để cùng phối 
hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành và 
phát triển con người trong ‘giai đoạn vàng’” (Tạ Hoa Dung, 2018). Xây dựng và phát triển 
đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đáp ứng 
Chuẩn nghề nghề nghiệp GVMN vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ GV 
trường MN ở các tỉnh miền Trung còn “hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ 
năng sư phạm; khả năng đổi mới còn chậm; cách làm việc “rập khuôn”, chậm thay đổi dẫn 
đến hiệu quả công việc chưa cao” (Nguyễn Thị Thùy, 2018). Một trong những nguyên 
nhân hạn chế về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GVMN là do công tác quản lí đội ngũ 
GVMN còn mang tính hình thức, chưa có chiến lược cụ thể và chưa xác định các biện pháp 
phát triển đội ngũ GVMN có tính cần thiết và khả thi, thiếu tính hệ thống, đồng bộ Vì 
vậy, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, khoa học về thực trạng quản lí đội ngũ 
GVMN ở các tỉnh Miền Trung theo CNN GVMN là vấn đề rất cần thiết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 159-169 
160 
2. Khái quát phương pháp nghiên cứu và xử lí số liệu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu thực trạng quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền Trung được thực hiện 
dựa trên sự phối hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng 
vấn và quan sát. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo 
nhằm mục đích khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ GVMN các tỉnh miền Trung 
theo CNN GVMN. Nội dung khảo sát gồm thực trạng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào 
tạo và bồi dưỡng, đánh giá, đảm bảo các điều kiện hoạt động cho đội ngũ GVMN các tỉnh 
miền Trung. Nội dung khảo sát trong bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 4 
mức đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các hoạt động quản lí: (1) 
Không thực hiện/ Yếu; (2) Thỉnh thoảng/ Trung bình; (3) Thường xuyên/ Khá; (4) Rất 
thường xuyên/ Tốt. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS 22.0. Các phép tính 
thống kê được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Thống kê mô tả (Tần số, tỉ lệ, trung bình, độ 
lệch chuẩn, thứ hạng) và các phép kiểm định (kiểm định giá trị trung bình của 2 đối 
tượng Independent sample T-Test và kiểm định giá trị trung bình của 3 đối tượng 
ANOVA); kiểm định mức độ tương quan giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện 
bằng tương quan Pearson). 
2.2. Mẫu nghiên cứu 
Đề tài tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ quản lí (CBQL), GVMN ở các trường 
MN, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) của 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, 
Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên, Khánh Hòa với 979 mẫu, trong đó CBQL là 222 
và GV 757 mẫu (xem Bảng 1). 
Bảng 1. Mẫu nghiên cứu 
Đối 
tượng 
Tỉnh 
Tổng số Quảng 
Bình 
Quảng 
Trị 
TT-Huế Phú Yên 
Khánh 
Hòa 
N % N % N % N % N % N % 
GV 140 73,3% 139 73,5% 166 83,8% 164 84,5% 148 71,5% 757 78,0% 
CBQ
L 
51 26,7% 50 26,5% 32 16,2% 30 15,5% 59 28,5% 222 22,0% 
Tổng 
số 
191 100% 189 100% 198 100% 194 100% 207 100% 979 100% 
2.3. Quy ước thang đo 
Quy ước th ... cá nhân chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, ở một số trường, công tác 
quản lí chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của GV trong hoạt động giảng 
dạy, chưa kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng GV trong việc xử lí những tình huống, hoàn 
cảnh khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công tác giáo dục, điểm trung bình của các 
đánh giá xếp ở thứ hạng thấp nhất trong tất cả các nội dung. Kiểm định Independent 
Sample T-Test cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, giá trị 
Sig>.005. 
3.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV mầm non (xem Bảng 5) 
Bảng 5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN 
T
T 
Nội dung 
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 
CBQL GV 
Sig* 
CBQL GV 
Sig* 
ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH 
1 
Kháo sát hiện trạng, nhu cầu đào tạo, 
bồi dưỡng đội ngũ GVMN 
2,16 8 2,12 8 .450 2,03 8 2,01 8 .738 
2 
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 
(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) 
2,18 7 2,19 7 .918 2,10 7 2,09 7 .869 
3 
Xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ 
GVMN theo chuẩn NN 
2,50 3 2,40 3 .029 2,27 4 2,20 5 .259 
4 
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hình 
thức bồi dưỡng GVMN (bồi dưỡng 
chuyên đề; chuẩn hóa; trên chuẩn; 
thường xuyên; tại chỗ) 
2,32 6 2,36 4 .372 2,20 5 2,18 6 .726 
5 
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương 
pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực 
2,34 4 2,33 5 .800 2,18 6 2,22 4 .428 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Nguyên Lập 
165 
6 
Chú trọng kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, 
chính trị, đạo đức với chuyên môn, 
nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN 
2,71 1 2,71 1 .871 2,48 1 2,46 1 .655 
7 
Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ GVMN 
2,33 5 2,31 6 .584 2,30 3 2,28 3 .650 
8 
Tạo điều kiện cho GVMN tự đào tạo và 
bồi dưỡng 
2,68 2 2,61 2 .150 2,45 2 2,37 2 .167 
Điểm trung bình chung 2,40 2,37 2,25 2,22 
Tương quan PEARSON Giá trị TQ: .850** α= .000 TQ thuận 
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung của công tác đào tạo, bồi dưỡng chỉ 
ở mức “thỉnh thoảng” (CBQL=2,40; GV=2,37) và hiệu quả “trung bình” (CBQL=2,25; 
GV=2,22). Những nội dung có điểm trung bình thấp gồm: “Khảo sát hiện trạng, nhu cầu 
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN” (CBQL=2,16; GV=2,12); (CBQL=2,03; GV=2,01). 
Các nội dung tiếp theo được xếp ở bậc 6 và 7 gồm: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi 
dưỡng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)”; “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hình thức bồi 
dưỡng GVMN (bồi dưỡng chuyên đề; chuẩn hóa; trên chuẩn; thường xuyên; tại chỗ)” 
(MĐTH: từ 2,18 đến 2,36 và MĐHQ: từ 2,09 đến 2,20). Bên cạnh đó, một số nội dung 
cũng bị đánh giá thực hiện ở “thỉnh thoảng”, hiệu quả “trung bình” với điểm trung bình 
khá thấp như: “Xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo CNN”; “Kiểm tra, đánh 
giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN” (MĐTH: từ 2,31 đến 2,50 và MĐHQ: từ 
2,09 đến 2,30). Hai nội dung cuối cùng được đánh giá thực hiện “thường xuyên” nhưng 
hiệu quả chỉ ở mức “trung bình” là: Chú trọng kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo 
đức với chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN; Tạo điều kiện cho GVMN tự đào tạo 
và bồi dưỡng (MĐTH: từ 2,61 đến 2,71 và MĐHQ: từ 2,37 đến 2,48). Kiểm định 
Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL 
và GV, giá trị Sig>.005. Kết quả khảo sát này cho thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ GVMN ở 
các tỉnh miền Trung vẫn chưa được quan tâm. 
3.5. Thực trạng đánh giá đội ngũ GV mầm non (xem Bảng 6) 
Bảng 6. Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN 
TT Nội dung 
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 
CBQL GV 
Sig* 
CBQL GV 
Sig* 
ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH 
1 
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ 
GVMN định kì 
2,81 1 2,82 1 .782 2,49 1 2,40 2 .080 
2 Tổ chức đánh giá GV theo CNN 2,31 9 2,31 9 .985 2,23 7 2,11 8 .087 
3 
Thực hiện các hình thức, phương pháp 
đánh giá đội ngũ GVMN phù hợp, đúng 
quy định 
2,53 2 2,43 7 .062 2,27 6 2,22 6 .332 
4 
Có quy trình kiểm tra, đánh giá đội ngũ 
GVMN theo CNN 2,46 4 2,48 5 .840 2,32 4 2,22 6 .137 
5 Tố chức thực hiện đánh giá đội ngũ 2,45 7 2,50 4 .334 2,42 2 2,31 3 .048 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 159-169 
166 
GVMN theo quy trình 
6 
Công khai kết quả xếp loại đội ngũ GV 
trước tập thể nhà trường 
2,50 3 2,56 2 .249 2,39 3 2,47 1 .199 
7 
Đảm bảo các nguyên tắc đánh giá 
GVMN (khách quan, thống nhất, phát 
triển, toàn diện, cụ thể) 
2,46 4 2,55 3 .094 2,21 8 2,25 4 .519 
8 Khen thưởng, kỉ luật sau kiểm tra, đánh giá; 2,45 7 2,48 5 .418 2,13 9 2,11 8 .821 
9 
Kịp thời đưa ra những quyết định điều 
chỉnh sau đánh giá 
2,46 4 2,35 8 .047 2,32 4 2,25 4 .275 
Điểm trung bình chung 2,49 2,49 2,30 2,26 
Tương quan PEARSON Giá trị TQ: .799** α= .000 TQ thuận 
Bảng 6 cho thấy điểm trung bình chung của công tác đánh giá đội ngũ GV ở mức 
“thỉnh thoảng” (CBQL=2,49; GV=2,49) và hiệu quả “trung bình” (CBQL=2,30; 
GV=2,26). Có 3/9 nội dung được thực hiện “thường xuyên” nhưng hiệu quả “trung bình” 
là: Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN định kì; Công khai kết quả xếp loại đội 
ngũ GV trước tập thể nhà trường; Đảm bảo các nguyên tắc đánh giá GVMN (khách quan, 
thống nhất, phát triển, toàn diện, cụ thể) (MĐTH: từ 2,46 đến 2,82 và MĐHQ: từ 2,21 
đến 2,49). Trong công tác đánh giá GV, kế hoạch đánh giá giúp GV biết được mục đích 
của hoạt động, lộ trình đánh giá để có sự nỗ lực, phấn đấu trong công việc cũng như tự 
mình điều chỉnh bản thân để đáp ứng tốt hơn CNN. Tuy nhiên, kết quả thể hiện công tác 
xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức. Trong quá 
trình đánh giá, các trường đã chú trọng đến việc đảm bảo kết quả đánh giá một cách khách 
quan, công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, CBQL và GV vẫn cho rằng việc công khai, đánh 
giá còn mang tính quy trình, hình thức chứ chưa tạo được niềm tin, tính chính xác của kết 
quả đánh giá. 
Những nội dung có điểm trung bình thấp nhất gồm: Tổ chức đánh giá GV theo CNN; 
Thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá đội ngũ GVMN phù hợp, đúng quy định; 
Khen thưởng, kỉ luật sau kiểm tra, đánh giá (MĐTH: từ 2,31 đến 2,53 và MĐHQ: từ 2,11 
đến 2,27). Kết quả phân tích cho thấy công tác đánh giá chưa bám sát chặt chẽ vào CNN, 
các hình thức, phương pháp đánh giá không phù hợp với các nội dung của CNN cũng như 
thực tế của trường. Một trong những mục đích quan trọng của CNN làm cơ sở để GV tự 
đánh giá bản thân, CNN cũng là căn cứ quan trọng để các trường đánh giá GV. Mục đích 
cuối cùng của hoạt động đánh giá là nhằm phát huy những điểm mạnh của GV, đồng thời 
có những biện pháp can thiệp, điều chỉnh đối với các GV chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên, kết 
quả của hoạt động đánh giá không được các trường sử dụng để phục vụ các mục đích trên. 
Kiểm định Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá 
giữa CBQL và GV, giá trị Sig>.005. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Nguyên Lập 
167 
3.6. Thực trạng tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ phát triển GV (xem Bảng 7) 
Bảng 7. Thực trạng tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ phát triển GVMN 
TT Nội dung 
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 
CBQL GV 
Sig* 
CBQL GV 
Sig* 
ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH 
1 
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, 
môi trường vật chất cho đội ngũ 
GVMN làm việc thuận lợi 
2,33 6 2,22 7 .051 2,28 5 2,17 6 .104 
2 
Có tập thể sư phạm chuẩn mực, 
đoàn kết, đồng thuận trong đội ngũ 
GV 
2,85 2 2,92 1 .133 2,79 1 2,77 1 .708 
3 
Chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính 
sách cho đội ngũ GVMN theo quy 
định 
2,86 1 2,84 2 .704 2,55 3 2,58 3 .618 
4 
Quan tâm chăm lo đời sống vật chất 
và tinh thần của đội ngũ GVMN 
2,27 7 2,24 6 .685 1,92 7 1,88 7 .550 
5 
Quy định chế độ tuyên dương, khen 
thưởng, kỷ luật phù hợp đối với GV 
2,65 4 2,59 3 .168 2,37 4 2,32 4 .254 
6 
Tạo cơ hội cho GV phát huy quyền 
dân chủ 
2,66 3 2,59 3 .152 2,57 2 2,61 2 .424 
7 
Thực hiện chế độ tăng lương, đề bạt 
vào các vị trí quan trọng của trường 
đối với GV giỏi 
2,34 5 2,30 5 .457 2,23 6 2,20 5 .633 
8 
Ban hành các chính sách, đãi ngộ 
đối với GV dạy vùng sâu, vùng xa, 
miền núi, GV giỏi 
2,19 8 2,21 8 .716 1,89 8 1,88 7 .876 
Điểm trung bình chung 2,50 2,48 2,32 2,30 
Tương quan PEARSON Giá trị TQ: .839** α= .000 TQ thuận 
Bảng 7 cho thấy có 3/8 nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện “thường xuyên” 
và đạt hiệu quả “khá”, gồm: Có tập thể sư phạm chuẩn mực, đoàn kết, đồng thuận trong 
đội ngũ GV; Chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ GVMN theo quy định; 
Tạo cơ hội cho GV phát huy quyền dân chủ (MĐTH: từ 2,59 đến 2,92 và MĐHQ: từ 2,55 
đến 2,79). Bầu không khí sư phạm, văn hóa nhà trường ở các trường đã được xây dựng khá 
tốt, điều này giúp nhà trường trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, tập thể sư phạm 
đoàn kết, hợp tác, GV có động lực để sáng tạo trong công việc. Các trường cũng đã đảm 
bảo những quyền lợi, chế độ cho GV theo quy định của ngành. Tạo cơ hội cho GV thực 
hiện quyền dân chủ, thể hiện quan điểm, ý kiến trong các quyết định quan trọng của nhà 
trường. Điều này giúp nhà trường huy động được trí tuệ của tập thể, GV cảm nhận được sự 
tôn trọng và tin tưởng từ lãnh đạo nhà trường. 
Có 4/8 nội dung bị đánh giá ở mức độ “thỉnh thoảng” và hiệu quả “trung bình”, xếp ở 
thứ hạng thấp nhất, gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường vật chất cho đội 
ngũ GVMN làm việc thuận lợi; Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội 
ngũ GVMN; Thực hiện chế độ tăng lương, đề bạt vào các vị trí quan trọng của trường đối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 159-169 
168 
với GV giỏi; Ban hành các chính sách, đãi ngộ đối với GV dạy vùng sâu, vùng xa, miền 
núi, GV giỏi (MĐTH: từ 2,19 đến 2,34 và MĐHQ: từ 1,88 đến 2,37). Kiểm định 
Independent Sample T-Test cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và 
GV, giá trị Sig>.005. 
2.4.7. So sánh mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung trong thực trạng 
quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền Trung 
Bảng 8. So sánh thực trạng quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền Trung 
Mức 
độ 
Quảng Bình Quảng Trị T-T. Huế Phú Yên Khánh Hòa 
Sig* 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
 1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN 
TH 2,41 .617 1,99 .317 2,27 .168 2,32 .258 2,50 .313 .000 
KQ 2,20 .703 2,03 .329 2,32 .190 2,19 .541 2,64 .338 .000 
 2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ 
TH 2,99 .390 2,60 .387 2,83 .320 3,01 .363 3,07 .317 .000 
KQ 2,93 .416 2,68 .433 2,83 .506 2,93 .373 3,20 .379 .000 
 3. Thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN 
TH 2,93 .501 2,52 .344 2,56 .266 2,70 .278 2,83 .445 .000 
KQ 2,67 .642 2,21 .120 2,51 .297 2,51 .322 2,87 .430 .000 
 4. Thực trạng đào tạo, bội dưỡng đội ngũ GVMN 
TH 2,47 .629 2,14 .261 2,35 .291 2,36 .254 2,55 .359 .000 
KQ 2,24 .774 1,90 .207 2,33 .343 2,08 .365 2,55 .397 .000 
 5. Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN 
TH 2,61 .527 2,13 .284 2,47 .269 2,50 .282 2,73 .556 .000 
KQ 2,28 .707 1,99 .323 2,39 .428 2,09 .338 2,56 .660 .000 
 6. Thực trạng về tạo điều kiện môi trường làm việc cho đội ngũ GVMN 
TH 2,75 .563 2,10 .309 2,39 .348 2,49 .254 2,71 .512 .000 
KQ 2,43 .763 2,03 .320 2,34 .384 2,07 .381 2,61 .590 .000 
Bảng 8 cho thấy có sự khác biệt trong mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các 
nội dung quản lí ở 5 tỉnh. Phân tích cụ thể ở từng tỉnh như sau: 
Đối với thực trạng quy hoạch thì tỉnh Khánh Hòa thực hiện nội dung này ở mức 
“thường xuyên” (ĐTB=2,50) và mức độ hiệu quả “khá” (ĐTB=2,64). Tỉnh Quảng Trị có 
mức điểm trung bình và thứ hạng thấp nhất, điểm trung bình mức độ thực hiện 1,99 và 
hiệu quả 2,03. Các tỉnh còn lại chỉ thực hiện ở mức “thỉnh thoảng” và hiệu quả “trung 
bình”. Đối với thực trạng tuyển dụng GV, tất cả các tỉnh đều thực hiện ở mức “thường 
xuyên” và hiệu quả “khá”. Trong đó, Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh thực hiện nội 
dung này hiệu quả hơn. Đối với thực trạng sử dụng GV, tất cả các tỉnh đều thực hiện nội 
dung này ở mức “thường xuyên” nhưng mức độ hiệu quả thì chỉ duy nhất tỉnh Quảng trị 
bị đánh giá ở mức “trung bình”. Đối với hai nội dung liên quan đến thực trạng đánh giá 
và đảm bảo điều kiện cho đội ngũ GV thì hai tỉnh Khánh Hòa và Quảng Bình thực hiện 
khá thường xuyên và có tính hiệu quả cao hơn. Tỉnh Quảng Trị có mức điểm thấp nhất 
trong 5 tỉnh đối với hai nội dung này. Kiểm định ANOVA cho giá trị Sig của tất cả các 
nội dung với α<.005 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Nguyên Lập 
169 
năm tỉnh đối với công tác quản lí đội ngũ GVMN. 
4. Kết luận 
Kết quả đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ GVMN theo CNN cho thấy các trường 
đã thực hiện khá tốt nội dung quản lí về công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV. Tuy 
nhiên, các nội dung về công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều 
kiện hoạt động cho đội ngũ GV vẫn chưa được quan tâm, dẫn đến hiệu quả quản lí chưa 
cao. Kết quả khảo sát này cho thấy những vấn đề còn bất cập trong công tác quản lí 
GVMN theo CNN, từ đó có thể đưa ra những biện pháp thiết thực, cụ thể để khắc phục 
những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả 
công tác quản lí đội ngũ GVMN theo CNN trong thời gian tới. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tạ Hoa Dung. (2018). Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các 
trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”, Tạp chí 
Giáo dục, 5, 10-15. 
Nguyễn Thị Thùy. (2018). Thực trạng quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở một số trường mầm 
non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, 6, 6-10. 
THE REALITY OF MANAGING PRESCHOOL TEACHERS IN THE CENTRAL 
PROVINCES BY PROFESSIONAL STANDARDS 
Tran Nguyen Lap 
Nha Trang City Department of Education and Training 
Corresponding author: Tran Nguyen Lap – Email: namlap1999@gmail.com 
Received: 19/02/2019; Revised: 29/3/2019; Accepted: 24/4/2019 
ABSTRACT 
The research focuses on the reality of managing preschool teachers in Central provinces by 
professional standards for preschool teachers and was conducted by a survey questionnaire and 
interviews with 222 managers and 575 teachers in 5 provinces, including: Quang Binh, Quang Tri, 
Thua Thien - Hue, Phu Yen and Khanh Hoa. The results show that the surveyed schools have 
performed well in the recruitment and use of preschool teachers. However, there are still 
limitations and shortcomings in planning, retraining, evaluation and ensuring conditions for 
preschool teachers. In light of these findings, the research paper has proposed a number of 
measures to improve the effectiveness of management of preschool teachers in Central provinces. 
Keywords: reality, management, preschool teacher, occupational standard, preschool teachers 
management. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 159-169 
170 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_doi_ngu_giao_vien_mam_non_cac_tinh_mien_t.pdf