Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Trẻ em ở tỉnh Lâm Đồng thuộc những nơi có tỷ lệ suy dinh

dưỡng cao. Khảo sát về kiến thức, thực hành và các yếu tố liên

quan tới nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ là cần thiết, giúp thêm cơ

sở khoa học và thực tiễn cho cải thiện chương trình phòng suy

dinh dưỡng trẻ em có hiệu quả hơn. Nghiên cứu sử dụng phương

pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Thông tin thu thập bằng cách

phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Số liệu được

phân tích bằng SPSS 17.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 226

bà mẹ có 69% có kiến thức đúng và 67,3% thực hành đúng. Các

yếu tố học vấn, số con, tình trạng kinh tế gia đình gia đình có mối

liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức phòng suy dinh dưỡng

cho trẻ 6 đến 24 tháng tuổi của bà mẹ. Qua đó cần chú trọng

truyền thông cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những hộ

nghèo, các bà mẹ có trình độ văn hóa thấp để cải thiện kiến thức

và thực hành về nuôi dưỡng trẻ.

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 1

Trang 1

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 2

Trang 2

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 3

Trang 3

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 4

Trang 4

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 5

Trang 5

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 6

Trang 6

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 7

Trang 7

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 8

Trang 8

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 9

Trang 9

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 5800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Thực trạng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2015
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 95 
THỰC TRẠNG PHÒNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 
TỪ 6 ĐẾN 24 THÁNG CỦA BÀ MẸ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN TẠI XÃ TÂN HỘI, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, 
TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2015 
Nguyễn Hợp Tấn1 
Title: Mothers’ knowledge and 
practice to prevent malnutrition 
among children 6-24 months 
and some related factors in Tan 
Hoi commune, Duc Trong 
district, Lam Dong province in 
2015 
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, 
phòng suy dinh dưỡng, trẻ 6 đến 
24 tháng tuổi 
Keywords: Knowledge, practice, 
to prevent malnutrition, 
children from 6 to 24 months 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 06/5/2019; 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
20/7/2019; 
Ngày chấp nhận đăng bài: 
25/7/2019. 
Tác giả: 
1 Trường Đại học Yersin Đà Lạt 
Email: tan.dhyersin@gmail.com 
TÓM TẮT 
Trẻ em ở tỉnh Lâm Đồng thuộc những nơi có tỷ lệ suy dinh 
dưỡng cao. Khảo sát về kiến thức, thực hành và các yếu tố liên 
quan tới nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ là cần thiết, giúp thêm cơ 
sở khoa học và thực tiễn cho cải thiện chương trình phòng suy 
dinh dưỡng trẻ em có hiệu quả hơn. Nghiên cứu sử dụng phương 
pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Thông tin thu thập bằng cách 
phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Số liệu được 
phân tích bằng SPSS 17.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 226 
bà mẹ có 69% có kiến thức đúng và 67,3% thực hành đúng. Các 
yếu tố học vấn, số con, tình trạng kinh tế gia đình gia đình có mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức phòng suy dinh dưỡng 
cho trẻ 6 đến 24 tháng tuổi của bà mẹ. Qua đó cần chú trọng 
truyền thông cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những hộ 
nghèo, các bà mẹ có trình độ văn hóa thấp để cải thiện kiến thức 
và thực hành về nuôi dưỡng trẻ. 
ABSTRACT 
Children in Lam Dong province are in areas with high rates of 
malnutrition. Surveys of mothers' knowledge, practices and factors 
related to child nourishment are necessary, helping to further the 
scientific and practical basis for improving the child malnutrition 
program more effectively. Research using cross-sectional design 
with analysis. Information collected by direct interview, using pre-
designed questionnaires. Data were analyzed by SPSS 17.0. 
Research results show that in 226 mothers have 69% have correct 
knowledge and 67.3% practice properly. The factors of education, 
number of children, economic status of the family family have a 
statistically significant relationship with the knowledge of 
malnutrition for children aged 6 to 24 months. Thereby, it is 
necessary to pay attention to communication for each target group, 
especially poor households and mothers with low educational level 
to improve knowledge and practice about child rearing. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 96 
Đặt vấn đề 
Dinh dưỡng tốt có vai trò quan trọng đối 
với sự phát triển thể chất và tâm thần trẻ em. 
Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát 
triển chiều cao, trí tuệ và còn làm nặng thêm 
các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi,. Theo số 
liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho 
thấy có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ 
em ở các nước đang phát triển là có liên quan 
đến tình trạng dinh dưỡng. 
Nhiều sai lầm dẫn đến suy dinh dưỡng 
(SDD) trẻ em không phải do thiếu thực 
phẩm hộ gia đình mà là do thiếu sót ở kiến 
thức, thực hành chăm sóc của bà mẹ 
(Nguyễn Văn Thịnh, năm 2013). Đối tượng 
giáo dục kiến thức chủ yếu là bà mẹ, cho nên 
bà mẹ phải biết cách nuôi con để đứa con 
phát triển tốt, tránh được nhiều bệnh, đặc 
biệt là suy dinh dưỡng trẻ em. Các bà mẹ 
còn thiếu kiến thức nuôi con dẫn tới việc 
thực hành còn hạn chế. Hoặc có kiến thức 
nuôi con nhưng không có điều kiện để thực 
hành chăm sóc con đúng cách cũng là yếu tố 
tác động trực tiếp tới tình trạng dinh dưỡng 
của trẻ, đồng thời tác động gián tiếp tới 
nguồn lao động tương lai của đất nước 
(theo Lý Thị Phương Hoa, năm 2014). Vì 
vậy, một trong những chiến lược quan trọng 
trong phòng SDD là công tác truyền thông 
giáo dục sức khỏe nhằm làm chuyển biến 
tốt kiến thức, thực hành của các bà mẹ về 
nuôi dưỡng trẻ (Lê Thị Hợp và ctv, 2007). Xã Tân Hội, Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm 
Đồng là xã nghèo của huyện, có tỷ lệ SDD 
cao. Người dân trong xã chủ yếu là dân tộc 
thiểu số (DTTS), do đó nhận thức còn chưa 
cao, chưa tiếp xúc được với các thông tin xã 
hội cập nhật. Bên cạnh đó vẫn còn những hủ 
tục mang tính địa phương như cho trẻ ăn bổ 
sung sớm trước 6 tháng để cứng cáp hơn, 
không cho trẻ ra ngoài ánh sáng mặt trời 
nên công tác chăm sóc cho phụ nữ và trẻ em 
còn chưa tốt. Người chăm sóc trẻ chính là bà 
mẹ lại phải dành nhiều thời gian cho việc 
làm nương rẫy. Thêm vào đó, trẻ em giai 
đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi là giai đoạn 
quan trọng vì đây là thời kỳ có nhu cầu dinh 
dưỡng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu 
cầu dinh dưỡng của trẻ, là thời kỳ thích ứng 
với môi trường và rất nhạy cảm với  ... 9 63 30,1 1,62 
(0,59 - 4,45) 0,89 0,34 Khác 10 58,8 7 41,2 
Số con 1 con 74 76,3 23 23,7 1,84 
(1,02 - 3,32) 4,19 0,04 2 con trở lên 82 63,6 47 36,4 
Tình trạng 
kinh tế Không nghèo 135 76,3 42 23,7 4,29 (2,20 - 8,32) 20,04 0,001 Nghèo 21 42,9 28 57,1 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 101 
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn 
và kiến thức của bà mẹ về phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể 
bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ 
sở trở lên có khả năng có kiến thức đúng cao 
hơn 4,78 lần so với những bà mẹ có trình độ 
học vấn từ trung học cơ sở trở xuống (CI 
95%: 1,16 - 19,71) 
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa 
số con với kiến thức của bà mẹ về phòng 
SDD cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể 
bà mẹ sinh con lần đầu có khả năng có kiến 
thức đúng hơn gấp 1,84 lần so với bà mẹ 
sinh con thứ 2 trở lên (CI 95%: 1,02 - 3,32). 
Có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế 
với kiến thức của bà mẹ về phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể 
là bà mẹ thuộc diện hộ không nghèo có khả 
năng có kiến thức đúng gấp 4,29 lần bà mẹ 
thuộc diện hộ nghèo (CI95%: 2,20 - 8,32). 
3.4.2. Các yếu tố liên quan với thực hành 
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, 
tôn giáo, trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà 
mẹ với thực hành phòng SDD cho trẻ 
Nội dung 
Thực hành của bà mẹ 
OR (95%CI) χ2 P Đúng Chưa đúng 
N % n % 
Dân tộc Khác 73 64 41 36 0,74 
(0,42 - 1,29) 1,08 0,29 K’Ho 79 70,5 33 29,5 
Tôn giáo Khác 73 64,6 40 35,4 0,79 
(0,45 - 1,37) 0,72 0,39 Tin lành 79 69,9 34 30,1 
TĐHV ≥ THCS 144 66,4 73 33,6 0,25 
(0,03 - 2,01) 1,99 0.27 <THCS 8 88,9 1 11,1 
Nghề nghiệp Nông 147 70,3 62 29,7 5,69 
(1,92 - 16,83) 11,95 0,001 Khác 5 29,4 12 70,6 
Số con 2 con trở lên 94 72,9 35 27,1 1,81 
(1,03 - 3,16) 4,29 0,03 1 con 58 59,8 39 40,2 
Tình trạng kinh 
tế gia đình Không nghèo 125 70,6 52 29,4 1,96 (1,02 - 3,75) 4,19 0,04 
Nghèo 27 55,1 22 44,9 
Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và 
thực hành của bà mẹ về phòng SDD cho trẻ 
từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể, bà mẹ làm 
nghề nông nghiệp/chăn nuôi có khả năng 
thực hành đúng cao gấp 5,69 lần so với bà 
mẹ làm nghề khác (CI95%: 1,92 - 16,83). 
Có mối liên quan giữa số con và thực 
hành của bà mẹ về phòng SDD cho trẻ từ 6 
đến 24 tháng tuổi. Cụ thể, bà mẹ sinh con lần 
thứ 2 trở lên có thể có khả năng thực hành 
đúng cao gấp 1,81 lần so với bà mẹ sinh con 
lần đầu (CI95%: 1,03 - 3,16). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 102 
Có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế 
gia đình và thực hành của bà mẹ về phòng 
SDD cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể, các 
bà mẹ thuộc hộ gia đình không nghèo có khả 
năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 
đúng cao gấp 1,96 lần so với các bà mẹ thuộc 
hộ gia đình nghèo (CI95%: 1,02 - 3,75). 
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức 
và thực hành của bà mẹ 
Kiến 
thức của 
bà mẹ 
Thực hành 
của bà mẹ 
OR (95%CI) χ2 P Đúng Chưa 
đúng 
n % n % 
Đúng 66 94,3 4 5,7 
13,43 
(4,66-38,66) 33,64 0,001 Chưa 
đúng 86 55,1 70 44,9 
Có mối liên quan giữa kiến thức và thực 
hành của bà mẹ về phòng SDD cho trẻ từ 6 
đến 24 tháng tuổi. Cụ thể, bà mẹ có kiến 
thức đúng thì có khả năng thực hành đúng 
cao hơn 13,43 lần bà mẹ có kiến thức chưa 
đúng (CI95%: 4,46 - 38,66). 
4. Bàn luận 
4.1. Kiến thức và thực hành phòng 
SDD cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi 
4.1.1. Kiến thức phòng SDD cho trẻ từ 6 
đến 24 tháng tuổi 
Nghiên cứu này cho kết quả 31% bà mẹ 
có kiến thức chung chưa đúng về phòng suy 
dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ này tương đối cao (chiếm gần 1/3 mẫu 
nghiên cứu), điều này cho thấy các bà mẹ 
hiểu biết chưa hoàn toàn đầy đủ về kiến 
thức phòng suy dinh dưỡng cho trẻ. Đây là 
điều đáng lưu tâm bởi hiện nay chiến lược 
về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 đã 
được Thủ tướng phê duyệt, chiến lược này 
đã đi qua được một nửa thời gian mà việc 
cải thiện về kiến thức của bà mẹ vẫn chưa 
có chuyển biến rõ rệt (Nguyễn Thị Ngọc Bảo 
năm 2007). 
Đối với vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, 
100% bà mẹ tham gia nghiên cứu cho biết 
cần phải cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng 
đầu, có 50,9% bà mẹ biết cần cho trẻ bú 
theo nhu cầu, nhưng lại chỉ có 38,5% bà mẹ 
biết rằng phải cai sữa cho trẻ khi trẻ từ 18 
đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ này tương đương 
với nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý 
phòng SDD và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 
em dưới 5 tuổi tại huyện Di Linh tỉnh Lâm 
Đồng năm 2013 của Nguyễn Văn Thịnh 
(98,8% bà mẹ biết cần cho con bú trong 6 
tháng đầu và 50,8% bà mẹ biết rằng nên cai 
sữa cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi). Điều 
này cho thấy việc truyền thông về nuôi con 
bằng sữa mẹ đã đến được với các bà mẹ, tuy 
nhiên cần nhấn mạnh vấn đề thời gian cai 
sữa cho trẻ, điều này rất có ý nghĩa với sự 
tăng trưởng và phát triển của trẻ. 
4.1.2. Thực hành của bà mẹ về phòng 
SDD cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi Theo kết quả thực hành của bà mẹ về 
phòng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 
tháng tuổi tại xã Tân Hội, có 67,3% bà mẹ 
thực hành chung đúng. Tỉ lệ này phản ánh 
đúng về thực trạng thực hành phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ của bà mẹ ở địa phương và 
cũng phù hợp với tỉ lệ kiến thức của bà mẹ đã 
nêu ở trên. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên 
cứu của Lý Thị Phương Hoa về kiến thức, thực 
hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ và 
tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại 
phường Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà 
Nam (70,3%). Điều này có thể giải thích do địa 
điểm nghiên cứu khác nhau, giữa thành thị và 
nông thôn, khả năng tiếp nhận thông tin cũng 
như tiếp cận với các dụng cụ chăm sóc trẻ, 
thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tốt 
hơn bà mẹ ở miền núi dẫn đến thực hành của 
bà mẹ cũng thay đổi. Bên cạnh đó, đối tượng 
của 2 nghiên cứu khác nhau, dẫn đến việc 
thực hành phòng suy dinh dưỡng cho trẻ của 
bà mẹ cũng khác nhau. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 103 
Vấn đề thực hành cho con bú sữa mẹ 
trong 6 tháng đầu theo kết quả cho biết có 
202 bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ là chủ yếu 
trong 6 tháng đầu chiếm 89,4%. So sánh với 
nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt về 
“Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các 
bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã 
Khánh Hà, Huyện Thường Tín, Hà Nội” thì tỉ lệ này thấp hơn nhưng cũng không đáng kể 
(91,5%). Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú thêm ban 
đêm trong 6 tháng đầu là 82,3%. Tỉ lệ này 
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần 
Thị Phúc Nguyệt, điều này có thể là do địa 
điểm nghiên cứu khác nhau, xã Khánh Hà 
huyện Thường Tín, Hà Nội thuộc vùng đồng 
bằng nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và 
thực hành đúng hơn so với xã Tân Hội, 
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến 
thức, thực hành của bà mẹ về phòng suy 
dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi 
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến 
thức của bà mẹ về phòng suy dinh dưỡng cho 
trẻ 6 đến 24 tháng tuổi 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học vấn 
của bà mẹ và kiến thức phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể 
bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ 
sở trở lên có khả năng có kiến thức đúng cao 
hơn 4,78 lần so với những bà mẹ có trình độ 
học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Điều 
này hoàn toàn hợp lý, khi bà mẹ có trình độ 
học vấn cao thì có thể tiếp cận đến các 
nguồn thông tin tốt hơn và dễ dàng hơn so 
với bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. 
Nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa về kiến 
thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các 
bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 
tuổi tại phường Trần Hưng Đạo, Tp. Phủ Lý, 
tỉnh Hà Nam cho thấy có mối liên quan giữa 
trình độ học vấn của bà mẹ với kiến thức 
phòng chống SDD cho trẻ (p = 0,03). Kết quả 
này cũng cho thấy để chương trình phòng 
suy dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng hiệu 
quả hơn ở địa phương, các đối tượng bà mẹ 
trình độ học vấn thấp dưới THCS nên được 
quan tâm sâu sát hơn. 
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực 
hành của bà mẹ về phòng suy dinh dưỡng cho 
trẻ 6 đến 24 tháng tuổi 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối 
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu 
tố nghề nghiệp của bà mẹ, số con, tình trạng 
kinh tế gia đình và kiến thức với thực hành 
phòng suy dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 24 
tháng tuổi 
Đối với mối liên quan giữa kiến thức 
và thực hành về phòng suy dinh dưỡng, kết 
quả phân tích số liệu cho thấy có mối liên 
quan giữa kiến thức và thực hành của bà 
mẹ về phòng SDD cho trẻ từ 6 đến 24 tháng 
tuổi. Cụ thể, bà mẹ có kiến thức đúng thì có 
khả năng thực hành đúng cao hơn 13,43 lần bà mẹ có kiến thức chưa đúng. Điều này 
hoàn toàn dễ hiểu, khi bà mẹ có kiến thức 
đúng dẫn đến thực hành đúng. Từ những 
kiến thức bà mẹ đã chuẩn bị sẵn cho quá 
trình chăm sóc trẻ, áp dụng vào thực tế sẽ 
có hiệu quả hơn so với các bà mẹ có kiến 
thức thấp hơn. So sánh với nghiên cứu của 
Lý Thị Phương Hoa về kiến thức và thực 
hành của bà mẹ phòng chống SDD cho trẻ 
dưới 5 tuổi, có mối liên quan giữa kiến thức 
và thực hành (p=0,01). Điều này lý giải, 
kiến thức phòng SDD cho trẻ là nền tảng 
dẫn đến hành vi của bà mẹ, kiến thức đúng 
càng cao thì thực hành phòng SDD đúng 
càng cao và ngược lại. 
5. Kết luận 
5.1. Kiến thức của bà mẹ về phòng 
suy dinh dưỡng trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 69% bà 
mẹ có kiến thức chung đúng về phòng suy 
dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 104 
5.2. Về thực hành của bà mẹ về phòng 
suy dinh dưỡng trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi Tổng hợp điểm thực hành có 67,3% bà 
mẹ thực hành đúng về phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. 
5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến 
thức, thực hành của bà mẹ 
5.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến 
thức của bà mẹ về phòng SDD cho trẻ 
Bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học 
cơ sở trở lên có khả năng có kiến thức đúng 
cao hơn 4,78 lần so với những bà mẹ có 
trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở 
xuống. Bà mẹ sinh con đầu có khả năng có 
kiến thức đúng hơn gấp 1,85 lần so với bà 
mẹ sinh con thứ 2 trở lên. 
Bà mẹ thuộc diện hộ không nghèo có 
khả năng có kiến thức đúng gấp 4,29 lần bà 
mẹ thuộc diện hộ nghèo. 
5.3.2.Một số yếu tố liên quan đến thực 
hành của bà mẹ về phòng SDD cho trẻ Bà mẹ thuộc hộ gia đình không nghèo có 
khả năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng 
cho trẻ đúng cao gấp 1,96 lần so với các bà 
mẹ thuộc hộ gia đình nghèo. Bà mẹ sinh con lần thứ 2 trở lên có khả năng thực hành đúng 
cao gấp 1,81 lần so với bà mẹ sinh con lần 
đầu. Đồng thời, bà mẹ có kiến thức đúng thì 
có khả năng thực hành đúng cao hơn 13,43 lần bà mẹ có kiến thức chưa đúng. 
6. Khuyến nghị 
6.1. Đối với ngành y tế địa phương/ 
trạm y tế 
6.1.1. Bổ sung kiến thức phòng suy dinh 
dưỡng cho bà mẹ 
Có kế hoạch truyền thông cho việc triển 
khai hoạt động tại các xã về phòng suy dinh 
dưỡng cho trẻ em, nâng cao kiến thức 
phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ. Đặc biệt 
chú ý đến bà mẹ có trình độ học vấn thấp 
dưới THCS. Tăng thêm nội dung về cách cho 
trẻ ăn khi trẻ bệnh tiêu chảy. 
Tổ chức những chương trình nói 
chuyện chuyên đề về chăm sóc trẻ bệnh tiêu 
chảy bằng ngôn ngữ dân tộc K’ho, Chu Ru, 
Chú trọng nội dung tuyên truyền, tư 
vấn, hướng dẫn kiến thức liên quan cho các 
bà mẹ nhất là các kiến thức mà các bà mẹ 
còn đạt tỷ lệ đúng thấp như: Thời gian cho 
trẻ ăn bổ sung, chăm sóc trẻ bệnh tiêu chảy. 
6.1.2. Bổ sung thực hành đúng về phòng 
suy dinh dưỡng cho bà mẹ Tổ chức thực hiện hướng dẫn tô màu 
bát bột cho bà mẹ 6 tháng/lần, kết hợp sử 
dụng thức ăn tại vườn nhà, thức ăn có sẵn 
tại địa phương. Tổ chức và hướng dẫn cách cho trẻ bú 
đúng, cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 
18-24 tháng tuổi. 
Hướng dẫn và làm mẫu việc chọn thực 
phẩm cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm: Chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho 
trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đảm bảo 
ăn chín uống sôi. Tổ chức hướng dẫn bà mẹ khi trẻ bị 
bệnh hoặc có triệu chứng nặng cần đưa trẻ 
đến trạm y tế ngay. Thực hành phòng ngừa 
và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, 
chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng 
trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh 
dưỡng sau thời gian bị bệnh 
6.2. Đối với bà mẹ 
Khuyến khích bà mẹ tìm hiểu thông tin 
về phòng suy dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 24 
tháng tuổi trên tivi, báo đài, loa phát thanh 
xã hoặc nhân viên y tế. 
Chú ý việc cân trẻ hàng tháng để theo 
dõi sự phát triển thể chất của trẻ. 
Khi trẻ bệnh tiêu chảy cho trẻ ăn uống 
đúng hoặc tham khảo ý kiến nhân viên y tế 
Tăng cường học tập, tranh thủ sắp xếp 
thời gian tham dự các buổi tư vấn do trạm y 
tế tổ chức để lắng nghe kiến thức về phòng 
SDD cho trẻ. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN - CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 
Tập 5 (8/2019) 105 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Thị Ngọc Bảo (2007), Tình trạng 
dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan 
của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn, Tạp 
chí Y dược số 4/2007, tr.4. Bộ Y tế (2012), Chiến lược Quốc gia về dinh 
dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2030, Hà Nội. Bộ Y tế, Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và 
trẻ em tại gia đình, NXB. Y học, tr. 7-12, 
93-119. 
Lý Thị Phương Hoa (2014), Kiến thức, 
thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các 
bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng trẻ 
dưới 5 tuổi tại phường Trần Hưng 
Đạo, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 
2012, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực 
phẩm, tập 10 - số 3 (2014). 
Lê Thị Hợp và ctv (2007), Mười lời khuyên 
dinh dưỡng hợp lý, Tạp chí Dinh dưỡng 
và thực phẩm 3, tr.106-113. 
Hà Huy Khôi (2004), Dinh dưỡng và an toàn 
vệ sinh thực phẩm, nhà xuất bản Y học, 
Hà Nội 2004, tr.10-12. 
Trần Thị Phúc Nguyệt (2014), Thực hành 
nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ 
có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Khánh 
Hà, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Tạp 
chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 10 - Số 3 (2014). 
Nguyễn Xuân Ninh, Hoàng Khải Lập và 
cộng sự (2004), Hiệu quả bổ sung bột 
dinh dưỡng - giàu vi chất trên trẻ nhỏ, 
Đề tài nhánh cấp nhà nước KC -10.05 
giai đoạn 2000 - 2004, Viện Dinh 
dưỡng Hà Nội. 
Nguyễn Văn Thịnh (2013), Thực trạng công 
tác quản lý phòng chống SDD và tình 
trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi 
tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng năm 
2013, Luận văn Chuyên khoa II y học dự 
phòng, trường Đại học Y Hà Nội. Tổng cục Dân số- KHHGĐ (2006), Một số 
vấn đề sức khỏe ở Tây Nguyên năm 
2006. Tạp chí số 7 (tr. 28). 
Lê Danh Tuyên (2005), Đặc điểm dịch tể học 
và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng 
thể thấp còi dưới 5 tuổi ở một số vùng 
sinh thái khác nhau ở nước ta hiện nay, 
Luận văn tiến sỹ khoa học chuyên 
ngành dịch tễ học, Viện vệ sinh dịch tễ 
Trung ương. 
UNICEF (2010), Tracking progress on child 
and maternal nutrition. 
Viện Dinh dưỡng quốc gia (2012), Báo cáo 
tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009-
2010, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phong_suy_dinh_duong_cho_tre_tu_6_den_24_thang_cu.pdf