Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa

Phát triển ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển

toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non (MN). Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mang ý

nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếng mẹ đẻ. Nội

dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn từ 5-6 tuổi bao gồm: giáo dục ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết, cảm nhận ngôn

ngữ nghệ thuật trước khi trẻ bước vào lớp 1.

Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (TPVH) được coi là phương tiện

quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN. Song, để phát huy vai trò của học TPVH

đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhà giáo dục cần có phương pháp cho trẻ làm

quen, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của TPVH, đặc biệt là vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ

thuật. Bởi vì, TPVH bản thân nó luôn chứa đựng nội dung nhân văn sâu sắc, trẻ vô cùng

thích thú khi nghe người lớn kể chuyện, đọc thơ. Nếu người giáo viên (GV) biết cách khai

thác để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với TPVH thì không những

vốn từ của trẻ được nâng lên, trẻ có khả năng sử dụng và cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật

tốt hơn mà còn phát triển đời sống tinh thần, giúp tâm hồn trẻ luôn luôn trong sáng, hình

thành cho trẻ các giá trị: Chân - Thiện - Mỹ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH

nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Thanh

Hóa vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác

nhau. Nghiên cứu thực trạng phát triển vốn từ của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm

quen với TPVH nhằm đưa ra các biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với TPVH, từ đó

phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các

trường MN hiện nay, là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 04/01/2022 35880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa

Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non, thành phố Thanh Hóa
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
17 
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA 
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở MỘT SỐ 
TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỐ THANH HÓA 
Nguyễn Thị Ngọc Châu1 
TÓM TẮT 
Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem như là phương tiện 
hữu hiệu để phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi. Bài viết đi sâu tìm hiểu thực trạng, phân 
tích thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm 
văn học tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các 
hoạt động giáo dục ở trường mầm non nói chung và hoạt động làm quen với tác phẩm 
văn học nói riêng. 
Từ khóa: Phát triển vốn từ, tác phẩm văn học, trẻ 5-6 tuổi. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phát triển ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển 
toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non (MN). Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mang ý 
nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếng mẹ đẻ. Nội 
dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn từ 5-6 tuổi bao gồm: giáo dục ngữ âm, từ vựng, 
ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết, cảm nhận ngôn 
ngữ nghệ thuật trước khi trẻ bước vào lớp 1. 
Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (TPVH) được coi là phương tiện 
quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN. Song, để phát huy vai trò của học TPVH 
đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhà giáo dục cần có phương pháp cho trẻ làm 
quen, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của TPVH, đặc biệt là vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ 
thuật. Bởi vì, TPVH bản thân nó luôn chứa đựng nội dung nhân văn sâu sắc, trẻ vô cùng 
thích thú khi nghe người lớn kể chuyện, đọc thơ. Nếu người giáo viên (GV) biết cách khai 
thác để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với TPVH thì không những 
vốn từ của trẻ được nâng lên, trẻ có khả năng sử dụng và cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật 
tốt hơn mà còn phát triển đời sống tinh thần, giúp tâm hồn trẻ luôn luôn trong sáng, hình 
thành cho trẻ các giá trị: Chân - Thiện - Mỹ. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH 
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Thanh 
Hóa vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác 
nhau. Nghiên cứu thực trạng phát triển vốn từ của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm 
quen với TPVH nhằm đưa ra các biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với TPVH, từ đó 
1 Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
18 
phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các 
trường MN hiện nay, là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết. 
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1. Khái quát quá trình điều tra 
Trong quá trình điều tra, chúng tôi lựa chọn 100 giáo viên và 50 trẻ ở các lớp MG 5-6 
tuổi ở các trường MN Quảng Thành - Phường Quảng Thành, MN Đông Sơn - Phường 
Đông Sơn, MN 27/2 - Phường Đông Vệ thuộc địa bàn Thành phố Thanh Hóa. 
Nội dung điều tra chủ yếu ở các vấn đề sau: 
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ phát triển 
vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH; 
Tìm hiểu nhận thức các biện pháp, cách thức mà giáo viên sử dụng nhằm phát triển 
vốn từ cho trẻ qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; 
Tìm hiểu về mức độ phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. 
Phương pháp khảo sát, điều tra bằng các phiếu an két, điều tra bằng phiếu hỏi, dự 
giờ, quan sát các hoạt động làm quen với TPVH của trẻ. Tổng hợp, phân tích kết quả điều 
tra như sau: 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các vấn đề có liên quan đến phát triển 
vốn từ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH. 
Bảng 1. Theo chị, vốn từ có tác dụng như thế nào trong việc phát triển 
khả năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi? 
TT Tác dụng 
Số ý 
kiến 
đồng ý 
Tỉ lệ 
(%) 
Thứ 
bậc 
1 
Giúp trẻ có khả năng miêu tả sinh động về hình ảnh, dáng 
vẻ, đặc điểm, tính chất, màu sắc cụ thể của các sự vật hiện 
tượng xung quanh trẻ. 
38 38 5 
2 
Giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện 
và hình ảnh, tượng nhân vật có trong thơ, truyện. 
62 62 4 
3 Giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, tăng khả năng giao tiếp. 89 89 1 
4 
Giúp trẻ có khả năng bày tỏ suy nghĩ, thể hiện cảm xúc, thái 
độ, tình cảm bằng ngôn ngữ cho người khác hiểu. 
75 75 2 
5 
Giúp trẻ đọc lại thơ, kể lại truyện một cách sinh động sáng 
tạo, hấp dẫn, biểu cảm và chính xác. 
67 67 3 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
19 
Qua kết quả tổng hợp trên, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết các ý kiến giáo viên 
đều công nhận vai trò tích cực của vốn từ trong việc phát triển lời nói mạch lạc và giao 
tiếp của trẻ (chiếm 89%). Có 75% ý kiến của giáo viên cho rằng vốn từ giúp trẻ có khả 
năng bày tỏ các suy nghĩ, thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ 
cho người khác hiểu. Điều này chứng tỏ, giáo viên nhận thức khá tốt vai trò của vốn từ 
đối với việc phát triển ngôn ngữ và đời sống tâm lý bên trong của trẻ. Tuy nhiên, chỉ có 
38% giáo viên thừa nhận vốn từ giúp trẻ có khả năng miêu tả sinh động về hình ảnh, 
dáng vẻ, đặc điểm, tính chất, màu sắc cụ thể của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. 
Đây là điều đáng lo ngại nhận thức của giáo viên về tác dụng của ngôn ngữ đối với 
việc miêu tả lại các sự vật hiện tượng xung quanh. Bởi vì, khả năng miêu tả sinh động 
về hình ảnh, dáng vẻ, đặc điểm, tính chất, mầu sắc cụ thể của các sự vật hiện tượng 
xung quanh trẻ là nội dung cơ bản để phát triển vốn từ phong phú cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
trường mầm non. 
Mặt khác, giáo viên đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc trẻ hiểu nội dung và kể 
lại chuyện, đọc lại thơ một cách sinh động, sáng tạo sẽ góp phần phát triển vốn từ cho trẻ 
MN (chiếm tỷ lệ 62%, 67%). Đây là một trong những căn cứ quan trọng để nghiên cứu đề 
xuất biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen 
với tác phẩm văn học như: Sáng tạo, lời thoại của nhân vật theo dạng văn vần có lồng ghép 
một số từ loại; Kể chuyện, đọc thơ diễn cảm kết hợp với nhấn mạnh và giải thích các từ 
mới; Kể chuyện, đọc thơ kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan; Sử dụng hệ thống câu hỏi kết 
hợp cho trẻ nhắc lại từ khó từ mới. 
Bảng 2. Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào có thể phát triển vốn từ cho trẻ? 
TT Các hoạt động 
Số ý kiến 
lựa chọn 
Tỉ lệ % Thứ bậc 
1 Làm quen với TPVH. 95 95 1 
2 Khám phá khoa học về môi trường xung quanh. 80 80 2 
3 Làm quen với toán. 20 20 5 
4 Giáo dục âm nhạc. 34 34 4 
5 Hoạt động tạo hình. 45 45 3 
Thống kê các ý kiến ta thấy, hầu hết các giáo viên đều nhận thức vai trò của tất cả 
các hoạt động trên trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. Trong đó, hoạt động làm quen với 
TPVH được giáo viên lựa chọn nhiều nhất (chiếm 95%), tiếp theo là hoạt động khám phá 
khoa học về môi trường xung quanh (chiếm 80%). Điều này chứng tỏ, giáo viên đã nhận 
thức khá rõ vai trò của TPVH đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ. Ngược lại, hoạt động 
âm nhạc và hoạt động làm quen với toán chiếm 34% và 20%. Như vậy, có nghĩa là giáo 
viên thường ít quan tâm đến nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ qua hoạt động làm quen với 
toán và hoạt động giáo dục âm nhạc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
20 
Bảng 3. Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, 
chị có thường chú ý phát triển vốn từ cho trẻ không? 
TT Mức độ Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ (%) Thứ bậc 
1 Thường xuyên 34 34 2 
2 Thỉnh thoảng 64 64 1 
3 Không bao giờ 2 2 3 
Kết quả trên cho thấy, phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với 
TPVH chưa được giáo viên quan tâm nhiều (Tỉ lệ giáo viên thường xuyên chú ý đến phát 
triển vốn từ qua hoạt động làm quen với TPVH chỉ chiếm 34%. Giáo viên thỉnh thoảng 
chú ý đến hoạt động này là 64%, một bộ phận rất thấp giáo viên không bao giờ chú ý đến 
phát triển vốn từ cho trẻ MG 5-6 tuổi (2%). Trên thực tế chúng tôi quan sát được thì 
nguyên nhân chính là giáo viên còn cứng nhắc, rập khuôn trong việc thực hiện kế hoạch tổ 
chức các hoạt động ở trường MN. 
Bảng 4. Chị thường sử dụng hình thức nào để phát triển vốn từ cho trẻ 
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học? 
TT Hình thức 
Số ý kiến 
lựa chọn 
Tỉ lệ (%) Thứ bậc 
1 Đọc, kể chuyện cho trẻ nghe. 84 84 1 
2 Dạy trẻ kể lại chuyện. 75 75 2 
3 Cho trẻ kể chuyện sáng tạo. 20 20 4 
4 Trò chơi đóng kịch. 25 25 3 
Hai hình thức được giáo viên lựa chọn nhiều nhất trong việc phát triển vốn từ 
cho trẻ đó là: Đọc, kể chuyện cho trẻ nghe (84%); Dạy trẻ kể lại chuyện (75%). Hình 
thức được giáo viên sử dụng ít nhất là cho trẻ kể chuyện sáng tạo (20%) và trò chơi 
đóng kịch (25%). Nhìn chung, hầu hết giáo viên đều cho rằng việc sử dụng hình thức 
đọc, kể chuyện cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại chuyện phù hợp với khả năng nhận thức 
của trẻ, hơn nữa lại dễ dàng để phát triển vốn từ. Ngoài ra, hình thức đóng kịch cũng 
thu hút trẻ, gây cho trẻ hứng thú. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khách 
quan như: Đạo cụ, trang phục, đồ dùng phục vụ cho việc diễn xuất của trẻ. Do đó, giáo 
viên cần đầu tư thời gian nhiều hơn để chuẩn bị lựa chọn tác phẩm, trẻ cũng cần phải 
ghi nhớ được nội dung cũng như lời thoại của nhân vật trong toàn bộ chuyện, thì cơ hội 
phát triển vốn từ của trẻ sẽ hiệu quả hơn. Như vậy, trò chơi đóng kịch đòi hỏi khả năng 
cảm thụ tác phẩm của trẻ tương đối cao, nên khi lựa chọn hình thức này giáo viên phải 
cân nhắc kỹ càng từ việc lựa chọn tác phẩm cho đến việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện 
trước khi trẻ MN được tiếp xúc với TPVH. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
21 
Bảng 5. Các biện pháp mà chị sử dụng để phát triển vốn từ cho trẻ 
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là gì? 
TT Biện pháp 
Số ý kiến 
lựa chọn 
Tỉ lệ 
(%) 
Thứ 
bậc 
1 
Lựa chọn các tác phẩm có nội dung hấp dẫn, phong 
phú, sinh động, biểu cảm, thu hút được trẻ và phù 
hợp với nhận thức của trẻ. 
70 70 2 
2 
Giải thích tối đa lượng từ mới đối với trẻ có trong tác 
phẩm nhất là những từ ngữ nghệ thuật. 
68 68 3 
3 Miêu tả các từ mới thông qua hình thức trực quan. 64 64 4 
4 
Tạo cơ hội cho trẻ kể lại chuyện, khuyến khích trẻ sử 
dụng ngôn ngữ cá nhân trong khi kể lại chuyện. 
54 54 5 
5 Cho trẻ nhắc lại và phát âm đúng từ mới. 75 75 1 
Số liệu của mẫu phiếu trên cho thấy: Giáo viên đã tích cực sử dụng mọi biện pháp 
để phát triển vốn từ cho trẻ; Giải thích tối đa lượng từ mới đối với trẻ có trong tác phẩm; 
Cho trẻ nhắc lại và phát âm đúng từ mới (75%). Lựa chọn các tác phẩm có nội dung hấp 
dẫn, phong phú, sinh động, biểu cảm, thu hút được trẻ và phù hợp với nhận thức của trẻ 
(70%); Tuy nhiên biện pháp miêu tả các từ mới thông qua hình thức trực quan (64%) và 
tạo cơ hội cho trẻ kể lại chuyện, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ cá nhân trong khi kể 
lại chuyện (54%) giáo viên chưa chú ý, sử dụng; Phối hợp các biện pháp chưa đồng đều, 
chưa hợp lý. Kết quả trên càng chứng tỏ, biện pháp giải thích tối đa lượng từ mới đối với 
trẻ có trong tác phẩm nhất là những từ ngữ nghệ thuật và biện pháp cho trẻ nhắc lại, phát 
âm đúng từ mới là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giáo viên phát triển vốn 
từ cho trẻ. Vì vậy, để thực hiện được điều này giáo viên cần chú ý sử dụng phương pháp 
giảng giải thật nhuần nhuyễn, Thông qua phương pháp này, trẻ sẽ hiểu được từ mới, từ 
khó trong các tác phẩm văn học, đồng thờilà cơ hội để giáo viên phát triển được vốn từ 
biểu cảm cho trẻ lứa tuổi MN. 
Sau khi tiến hành điều tra việc thiết kế các hoạt động làm quen với TPVH của giáo 
viên nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên, chúng tôi nhận thấy: 
Hầu hết giáo viên đã xây dựng giáo án đầy đủ, nhưng phần mục đích yêu cầu nhìn chung 
còn sơ sài, hầu hết giáo viên chỉ dừng lại ở nhiệm vụ mở rộng vốn từ bằng cách giải nghĩa 
từ khó, một bộ phận giáo viên còn chưa quan tâm trẻ có hiểu từ khó đó hay không? 
Trong quá trình dự giờ chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV cũng đã ý thức chuẩn bị 
đồ dùng trực quan nhưng chủ yếu chỉ là tranh truyện có sẵn, băng đĩa. Chỉ có số ít GV sử 
dụng rối, mô hình để mô phỏng các nhân vật trong chuyện. Một số GV khi sử dụng rối còn 
lúng túng, chưa thuần thục. Giọng đọc, lời kể của GV đã phù hợp kể tác phẩm một cách 
diễn cảm, tuy nhiên còn một bộ phận giáo viên có giọng đọc, lời kể tác phẩm văn học còn 
sử dụng nhiều ngôn ngữ nói của địa phương, điều này ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và khả 
năng lĩnh hội ngôn ngữ chuẩn của trẻ. Mặt khác, trong quá trình thực hiện các hoạt động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
22 
làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mầm non, GV chưa thực sự chú trọng đến phát 
triển ngôn ngữ cá nhân cho từng trẻ như thế nào cho hợp lý. 
Thật vậy, GV đã chú ý đến phát triển vốn từ cho trẻ nhưng chưa có chủ đích. Trẻ 
lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra một cách ngẫu nhiên. Vì các biện pháp mà GV sử dụng còn hạn 
chế và đơn điệu, giáo viên chỉ dừng lại ở một biện pháp là giải thích bằng lời. Ngoài ra họ 
không sử dụng biện pháp nào khác. Điều này chứng tỏ, GV mới chỉ thực hiện được nhiệm 
vụ thứ nhất là mở rộng vốn từ, còn nhiệm vụ củng cố và tích cực hóa vốn từ chưa được 
giáo viên quan tâm một cách thỏa đáng. 
2.2.2. Thực trạng khả năng hiểu từ mới và sử dụng từ mới thông hoạt động làm quen 
với tác phẩm văn học của trẻ 5-6 tuổi. 
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 trẻ MG 5-6 tuổi ở lớp MG tại trường MN Quảng 
Thành - Phường Quảng Thành, MN Đông Sơn - Phường Đông Sơn, MN 27/2 - Phường 
Đông Vệ thuộc TP Thanh Hóa bằng cách cho trẻ miêu tả lại tình tiết chim én không muốn 
rời xa chú bé, sự phát triển của “Quả bầu tiên” trong câu chuyện “Quả bầu tiên”. Một cô 
giáo ngồi lắng nghe trẻ miêu tả và ghi lại lời miêu tả của trẻ nhất là những từ mới mà giáo 
viên có ý định cung cấp thêm cho trẻ. 
Ví dụ: Chúng tôi, đã ngồi lắng nghe trẻ miêu tả và ghi lại lời miêu tả của trẻ từ 
“phân vân”, “khổng lồ” và so sánh với các tiêu chí: 
Tiêu chí 1: Trẻ phát âm đúng từ mới. 
Tiêu chí 2: Trẻ hiểu nghĩa của từ mới. 
Tiêu chí 3: Số lượng từ mới trẻ sử dụng đúng trong quá trình kể lại chuyện. 
Tiêu chí 4: Khả năng đặt câu hỏi với các từ mới phù hợp với văn cảnh. 
Dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi nhận thấy: 
Tiêu chí 1: Nhìn chung, trẻ phát âm đúng. Số ít trẻ phát âm còn bị ngọng, níu lưỡi. 
Ví dụ: Phân vân - Phan van; Khổng lồ - hông lồ 
Tiêu chí 2: Về khả năng hiểu nghĩa của từ, chúng tôi nhận thấy trẻ chưa hiểu chính 
xác từ mới. Đôi khi việc hiểu nghĩa của từ phụ thuộc vào hoàn cảnh và tình tiết có trong 
chuyện. Ví dụ: Khi được hỏi nghĩa của từ “khổng lồ”, trẻ giải thích rằng: to tướng, ôm 
không được. 
Tiêu chí 3: Mặc dù chưa hiểu được chính xác nghĩa của từ nhưng trong quá trình 
miêu tả trẻ đã sử dụng đúng từ nói trong câu kể, do trẻ bắt chước và ghi nhớ lời kể của cô. 
Tiêu chí 4: Do chưa hiểu được nghĩa của từ mới nên việc yêu cầu trẻ đặt câu hỏi là 
nhiệm vụ khó khăn, hầu hết các trẻ đều chưa đặt được câu với các từ mới. 
2.2.3. Đánh giá chung 
Nhìn chung, giáo viên đều nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phát triển vốn 
từ thông qua hoạt động làm quen với TPVH, xem đây như một trong những hoạt động cần 
thiết để phát triển toàn diện cho trẻ MN nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
23 
Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên còn chưa thực sự quan tâm đến phát triển vốn từ 
cho trẻ. Đồng thời, GV còn chưa thấy được vai trò của hoạt động làm quen với tác phẩm 
văn học đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ. Do đó, trong quá trình tổ chức hoạt động 
làm quen với tác phẩm văn học đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ, GV chưa thực sự tìm 
tòi, sáng tạo phương pháp, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ, phương tiện và đồ dùng trực 
quan chưa được sử dụng nhiều vào mục tiêu phát triển vốn từ. Các biện pháp còn nghèo 
nàn, đơn điệu và thiếu linh hoạt, chưa triệt để nên chưa mang lại ấn tượng với trẻ. Ngoài lý 
do chủ quan, chúng tôi nhận thấy một số lý do khách quan trong quá trình phát triển vốn từ 
cho trẻ như: Số lượng trẻ trong lớp quá đông, khối lượng công việc mà GV đảm nhận quá 
nhiều, nên bản thân GV không có thời gian đầu tư, sáng tạo mà chủ yếu dạy học dựa vào 
mục tiêu, kế hoạch của Bộ giáo dục - trong chương trình của Bộ lại không có tiết học 
chuyên biệt cho hoạt động phát triển ngôn ngữ - do đó GV đang thực hiện chương trình 
một cách máy móc, không chủ động, thiếu sáng tạo. 
Qua kết quả điều tra về mức độ phát triển vốn từ của trẻ thông qua hoạt động cho trẻ 
làm quen với TPVH cho thấy, khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ chưa cao, đặc biệt là khả 
năng đặt câu miêu tả bằng lời của trẻ còn chưa phong phú. Nguyên nhân một phần do môi 
trường giao tiếp còn hạn chế, một phần do trẻ chưa được GV quan tâm, chú trọng phát 
triển vốn từ một cách đúng mức. 
Những kết quả khảo sát thực trạng trên ít nhiều đã giúp chúng ta có thêm cơ sở thực 
tiễn trong việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp, thiết thực nhằm phát triển vốn từ 
cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH tại các trường MN 
trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. 
3. KẾT LUẬN 
Đánh giá thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với 
TPVH ở một số trường MN trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa là cơ sở thực tiễn đáng tin 
cậy để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm trong cách tổ chức hoạt động làm 
quen với TPVH nói riêng và các hoạt động khác ở trường MN nói chung. Thông qua hoạt 
động làm quen TPVH vốn từ của trẻ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi vốn từ được tăng lên rõ rệt, giúp 
trẻ có cơ hội thực hành trải nghiệm trong môi trường giáo dục ở trường MN, tạo tiền đề cho 
trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ một số phẩm chất, năng lực: mạnh dạn, tự tin, dễ 
hòa nhập vào cuộc sống chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 và các bậc học tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Chương trình giáo dục mầm non mới (2007), Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục 
mầm non. 
[3] Lã Thị Bắc Lý (2006), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
24 
[4] Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen 
với tác phẩm văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
[5] Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non, Nxb. Đại 
học Sư Phạm, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Văn Vang, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG qua thơ và 
truyện, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Thị Oanh (1989), Cơ sở của sự phát triển ngôn ngữ trẻ MG, Tạp chí Nghiên 
cứu giáo dục, Hà Nội. 
THE REALITY OF DEVELOPING VOCABULARY FOR 5 TO 6 
YEARS OLD CHILDREN THROUGH APPROACHING WITH 
LITERARY WORKS IN SOME PRE-SCHOOLS, THANH HOA CITY 
Nguyen Thi Ngoc Chau 
ABSTRACT 
Activities for children to approach with the literature works are seen as an effective 
means to develop the vocabulary for 5-6 years old children. This article surveys the 
situation in a deep way and analyzes the situation of vocabulary development for 5-6 years 
old children through activities approaching literary works, creating a scientific basis for 
proposing measures to improve the effect of organizing educational activities in preschool 
in general and activities for children to approach with the literature works in particular. 
Keywords: Pre-school children, approaching with literary works, developing 
vocabulary. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_von_tu_cho_tre_5_6_tuoi_qua_hoat_dong.pdf