Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và

điều trị của người bệnh ung thư vú (UTV) và phân tích

một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc người

bệnh ung thư vú tại Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh

viện K (cơ sở Quán sứ) năm 2020. Phương pháp

nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả:

Tuổi trung bình của người bệnh là 55, chủ yếu ở

nhóm tuổi từ 40-59 (56%). Nghiên cứu ghi nhận

người bệnh ung thư vú phần lớn ở giai đoạn IA và IIA

(64%). Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phác đồ

chứa anthracyclin và cyclophosphamide (63%). Nhu

cầu cao nhất được người bệnh UTV nhận định là nhu

cầu về tâm lý (56%). Không sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các nhu cầu với tuổi của người

bệnhUTV. Nhu cầu thể chất có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các phân nhóm giai đoạn bệnh

(p=0,025). Kết luận: Điều dưỡng cần lưu ý tới các

nhu cầu chăm sóc của người bệnh UTV, đặc biệtnhu

cầu hỗ trợ tâm lý và nhu cầu thể chất ở người bệnh

giai đoạn tiến xa.

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 1

Trang 1

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 2

Trang 2

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 3

Trang 3

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 4

Trang 4

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 12760
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư vú tại bệnh viện K năm 2020 và một số yếu tố liên quan
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
222 
trúc giải phẫu từ BT-NQ được tự nhiên, kết quả 
lâu dài sẽ tốt. Hơn nữa, kỹ thuật tạo hình theo 
nguyên tắc Finney, miệng nối niệu quản theo 
chiều dọc, do vậy vòng tròn niệu quản sẽ tránh 
được tình trạng xơ hẹp hết cả vòng tròn chu vi 
niệu quản chỗ nối, hạn chế tối thiểu nguy cơ hẹp 
miệng nối sau mổ [8]. 
Trong ca bệnh cụ thể của chúng tôi, thời gian 
phẫu thuật nội soi tạo hình KNBTNQ là 50 phút. 
Do kỹ thuật rạch 1 đường từ bể thận qua khúc 
nối sang niệu quản sau đó khâu lại, thao tác 
không quá phức tạp nên thời gian phẫu thuật 
của chúng tôi tương đối ngắn hơn so với các báo 
cáo kỹ thuật tạo hình KNBTNQ khác. Trong kỹ 
thuật tạo hình KNBTNQ theo nguyên tắc Finney, 
vì không cắt bỏ niệu quản mà chỉ mở niệu quản 
bể thận qua khúc nối nên chúng tôi thấy rằng 
ngoài ưu điểm giữ tính giải phẫu liên tục BT- NQ 
thì sau khi tạo hình miệng nối sẽ đảm bảo không 
bị căng, không có nguy cơ bị xoắn vặn miệng 
nối (so với các kỹ thuật có cắt rời KNBTNQ), ít 
nguy cơ bị hẹp, giữ được nguồn cấp máu nuôi 
dưỡng niệu quản từ các nhánh của động mạch 
thận phía bể thận. So với kỹ thuật Fenger thì 
miệng nối trong kỹ thuật của chúng tôi có thể 
tạo rộng hơn và không bị căng. So với tạo hình 
Y-V theo Foley thì kỹ thuật của chúng tôi đơn 
giản, dễ thực hiện hơn với phẫu thuật nội soi. 
Tạo hình theo nguyên tắc Finney cũng sẽ không 
để lại đoạn NQ còn bị gập tắc với các nguy cơ 
tiểm ẩn (nhiễm trùng, sỏi tiết niệu) như kỹ 
thuật nối tắt BT-NQ kiểu by-pass. 
V. KẾT LUẬN 
Phương pháp phẫu thuật tạo hình KNBTNQ 
theo nguyên tắc Finney là an toàn, tương đối 
đơn giản, có thể là một lựa chọn kỹ thuật khả thi 
trong điều trị thận ứ nước ở trẻ em do niệu quản 
bám cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Diamond D. A., Nguyen H. T. (2001). 
Dismembered V-flap pyeloplasty. J Urol, 166: 233-5 
2. John M. T. Finney. (1926). The surgery of 
gastric and duodenal ulcer. Bulletin of the New 
York Academy of Medicine, 2: 546-579 
3. Joel F. Koenig, Douglas E. Coplen. (2017). 
Ureteral obstruction and malformations. Holcomb 
and Ashcraft's Pediatric Surgery, 7: 837 
4. H. G Mesrobian. (2009). Bypass pyeloplasty: 
description of a procedure and initial results. J 
Pediatr Urol, 5: 34-6 
5. Noh Paul H, Anish K Shah. (2013). 
Laparoscopic bypass pyeloureterostomy. Journal of 
Pediatric Urology, 9: 51-53 
6. Lane S Palmer, Juan Miguel Proano, Jeffrey 
S Palmer. (2005). Renal pelvis cuff pyeloplasty 
for ureteropelvic Juntion obtruction for the high 
inserting ureter: an initial experience. The Journal 
of Urology, 174: 1088-1090 
7. E. R Tawfiek, J. B Liu, D. H Bagley. (1998). 
Ureteroscopic treatment of ureteropelvic junction 
obstruction. J Urol, 160: 1643-6; discussion 1646-7 
8. Von Lichtenberg. (1921). Technisches zur 
Ureteropyeloanastomose. Amer. Med. Assoc., 284: 743 
THỰC TRẠNG NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ 
TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. 
Vương Hồng Hạnh*, Nguyễn Hải Anh**, Hoàng Đức Thành*, 
Lưu Quang Hội*, Nguyễn Thị Thu Thủy*. 
TÓM TẮT57 
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và 
điều trị của người bệnh ung thư vú (UTV) và phân tích 
một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc người 
bệnh ung thư vú tại Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh 
viện K (cơ sở Quán sứ) năm 2020. Phương pháp 
nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 
Tuổi trung bình của người bệnh là 55, chủ yếu ở 
*Bệnh viện K 
**Đại học Thăng Long 
Chịu trách nhiệm chính: Vương Hồng Hạnh 
Email: honghanh.vuong@bvk.org.vn 
Ngày nhận bài: 27.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 30.11.2020 
Ngày duyệt bài: 9.12.2020 
nhóm tuổi từ 40-59 (56%). Nghiên cứu ghi nhận 
người bệnh ung thư vú phần lớn ở giai đoạn IA và IIA 
(64%). Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phác đồ 
chứa anthracyclin và cyclophosphamide (63%). Nhu 
cầu cao nhất được người bệnh UTV nhận định là nhu 
cầu về tâm lý (56%). Không sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa các nhu cầu với tuổi của người 
bệnhUTV. Nhu cầu thể chất có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa các phân nhóm giai đoạn bệnh 
(p=0,025). Kết luận: Điều dưỡng cần lưu ý tới các 
nhu cầu chăm sóc của người bệnh UTV, đặc biệtnhu 
cầu hỗ trợ tâm lý và nhu cầu thể chất ở người bệnh 
giai đoạn tiến xa. 
Từ khóa: Ung thư vú, điều dưỡng, chăm sóc 
người bệnh, nhu cầu người bệnh. 
SUMMARY 
THE CURRENT SITUATION OF BREAST 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
223 
CANCER PATIENT CARE NEEDS AT THE 
VIETNAM NATIONAL CANCER HOSPITAL 
IN 2020 AND SOME FACTORS RELATED 
Objectives:Describe some clinical and therapeutic 
features of breast cancer patients and analyze some 
factors related to the breast cancer patient care needs 
at the Department of Optimal Treatment Quan Su 
(Vietnam National Cancer Hospital) in 2020. Patients 
and methods: Cross-sectional study. Results: We 
found the average age of enrolled patients was 55 
years, mainly bet ... ents were 
anthracycline-containing regimens (anthracycline- 
cyclophosphamide, 63%). The highest care needsfor 
patients with breast cancerwere psychological 
supports (56%). There was no statistically significant 
difference between the needs and the age of the 
breast cancer patient. Physical demands have a 
statistically significant difference between the early 
stage and the advanced stage (p = 
0.025).Conclusion:Oncology nurses need to pay 
attention to the demands of breastcancer patients, 
especially the psychological supports and physical 
demandsfor patients at the advanced stage. 
Keywords: Breast cancer, nursing, patient care, 
patient needs. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú (UTV) là loại ung thư được chẩn 
đoán phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. 
Theo IARC 2018, tại Việt Nam, UTV đứng hàng 
thứ 4 ở cả 2 giới và đứng hàng thứ 1 ở nữ giới 
về số ca mới mắc [1], [2]. Việc điều trị UTV rất 
đa dạng, dựa trên chẩn đoán xác định và các 
giai đoạn ung thư, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, 
hóa trị, liệu pháp hormone và điều trị đích 
[1]. Trong quá trình trị liệu, các biến chứng khác 
nhau gây ra bởi tác dụng phụ của điều trị sau 
chẩn đoán UTV có thể ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực về thể chất 
và tinh thần cũng như các vấn đề chức năng xã 
hội của người bệnh [1], [2], [3], [4]. Với mong 
muốn tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ, chăm sóc của 
người bệnh, để từ đó xây dựng những quy trình, 
phương pháp hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh, 
nghiên cứu được thực hiện vớimục tiêu mô tả và 
đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc 
người bệnh ung thư vú tại Bệnh viện K năm 
2020 và số yếu tố liên quan. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh được 
chẩn đoán UTV, được điều trị nội khoa tại Khoa 
Điều trị theo yêu cầu Quán Sứ– Bệnh viện K từ 
tháng 01/2020 tới tháng 10/2020, có chẩn đoán 
mô bệnh học là ung thư vú với thể mô bệnh học 
theo phân loại của WHO – 2003. Có thông tin 
bệnh án đầy đủ sau điều trị qua các lần tái khám 
định kỳ. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Mắc các bệnh khác có 
nguy cơ tử vong trong vòng thời gian 3 tháng, 
không tuân thủ liệu trình điều trị hoặc mất thông 
tin sau điều trị. Bệnh nhân không đồng ý tham 
gia nghiên cứu. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tảcắt 
ngang. 
Chỉ tiêu nghiên cứu: Đặc điểm chung của 
người bệnh: Phân bố ung thư theo tuổi, giới, 
bệnh lý mắc kèm, tiền sử ung thư gia đình. Đặc 
điểm lâm sàng và điều trị: giai đoạn bệnh, phác 
đồ điều trị, độc tính.Nhu cầu và các yếu tố ảnh 
hưởng đến nhu cầu chăm sóc: Nhu cầu ở người 
bệnh UTV điều trị hóa chất, mối liên quan đến 
độ tuổi và giai đoạn bệnh. 
Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin: 
Thông tin đặc điểm người bệnh, lâm sàng và 
điều trị được thu thập từ bệnh án điều trị thông 
qua biểu mẫu Phiếu thu thập thông tin bệnh án 
được thiết kế riêng cho nghiên cứu. Thông tin về 
các nhu cầu được được thu thập từ việc phỏng 
vấn trực tiếp người bệnh thông qua bộ câu hỏi. 
Xử lý số liệu: Các người bệnh đều được 
đăng ký thông tin và mã hóa các dữ liệu. 
Các thuật toán sử dụng: Tần suất, tỷ lệ, 
trung bình (±độ lệch chuẩn), so sánh giá trị 
trung bình bằng kiểm định Student t-test; sử 
dụng kiểm định sự độc lập χ2 hoặc Fisher-exact 
test so sánh các tỉ lệ. Mức ý nghĩa thống kê xác 
lập khi giá trị p < 0,05. Các phân tích thống kê 
được thực hiện bằng phần mềm R. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng 
nghiên cứu 
Bảng 1. Đặc điểm chung của người bệnh 
trong mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm chung của 
người bệnh 
Số lượng 
(%)(n=162) 
Tuổi: 20 - 39 tuổi 
40 – 59 tuổi 
60 – 79 tuổi 
Trên 80 tuổi 
Tuổi trung bình: 52(±11) 
28 (17%) 
91 (56%) 
41 (25%) 
2 (1,2%) 
Tình trạng kinh nguyệt 
Còn kinh 
Mãn kinh 
81 (50%) 
81 (50%) 
Tiền sử ung thư gia đình 
Có 
Không 
5 (3.1%) 
157 (97%) 
Bệnh lý mắc kèm 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
224 
Có 
Không 
22 (14%) 
140 (86%) 
Bảng 2. Đặc điểm giai đoạn bệnh 
Giai đoạn theo AJCC 8: 
Số lượng (%) 
(n=162) 
Tại chỗ 
IA 
IIA 
IIB 
IIIA 
IIIB 
IIIC 
IV 
1 (0,6%) 
50 (31%) 
54 (33%) 
19 (12%) 
24 (15%) 
3 (1,9%) 
2 (1,2%) 
9 (5,6%) 
Nhận xét: Tuổi trung bình của người bệnh là 
52, chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 40 đến 59 
(chiếm 56%). Tỷ lệ người bệnh không có bệnh 
lý mắc kèm là 86% (140/162), không có tiền sử 
gia đình mắc bệnh ung thư là 97% (157/162). 
Ung thư vú ở giai đoạn IA và IIA chiếm tỉ lệ cao 
nhất (lần lượt là 31% và 33%). 
Bảng 3: Một số đặc điểm về điều trị 
Đặc điểm điều trị 
Số lượng 
(%) 
Phác đồ điều trị 
4AC liều mau+12T 
4AC-4T liều mau (liều 2 tuần) 
4AC-4T liều thường (liều 3 tuần) 
Phác đồ hóa chất khác (không 
chứa anthracyclin) 
Khác 
35 (22%) 
42 (26%) 
24 (15%) 
40 (25%) 
21 (13%) 
Phương pháp phẫu thuật 
Phẫu thuật bảo tồn 
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến 
vú+vét hạch (có hoặc không có 
tạo hình) 
2 (1,2%) 
148 
(91%) 
Nhận xét: Trong 141 người bệnh được điều 
trị phác đồ hóa chất, chúng tôi ghi nhậnphác đồ 
được sử dụng nhiều nhất là phác đồ 4AC-4T liều 
mau (liều 2 tuần). Đa số người bệnh được sử 
dụng phác đồ có chứa anthracyclin kết hợp với 
taxan (63%), phương pháp phẫu thuật được sử 
dụng nhiều nhất là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến 
vú kết hợp vét hạch (có hoặc không có tạo hình). 
Bảng 4. Một số độc tính trong quá trình điều trị 
Độc tính 
Độ 
0 1 2 3 4 
Độc tính trên hệ tạo máu 
Giảm bạch cầu 69(49%) 54(38%) 15(11%) 2(1,4%) 1(0,7%) 
Giảm bạch cầu trung tính 72(51%) 28(20%) 27(19%) 11(7,8%) 3(2,1%) 
Giảm hemoglobin 72(51%) 57(40%) 11(7,8%) 1(0.7%) 0 (0%) 
Độc tính trên gan 
Tăng GOT 109(77%) 25(18%) 7(5.0%) 0 (0%) 0 (0%) 
Tăng GPT 98 (70%) 35 (25%) 7 (5,0%) 0 (0%) 0 (0%) 
Tăng Urê 132(94%) 8(5,7%) 1(0,7%) 0 (0%) 0 (0%) 
Độc tính trên thận 
Giảm creatinin 139(99%) 2(1,4%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 
Độc tính không phải trên huyết học- sinh hóa 
Nôn 27 (25%) 61 (56%) 21 (19%) 0 (0%) 0 (0%) 
Chán ăn 30 (28%) 72 (67%) 6 (5,6%) 0 (0%) 0 (0%) 
Rụng tóc 3 (2,8%) 0 (0%) 104 (97%) 0 (0%) 0 (0%) 
Nhận xét: Chúng tôi ghi nhận 1trường hợp có giảm tổng lượng bạch cầu, 3 trường hợp giảm 
bạch cầu trung tính độ 4. Độc tính trên chức năng gan thận xuất hiện khá ít, chủ yếu là mức độ nhẹ 
ở độ 0 và 1 nếu có. Độc tính không phải trên huyết học – sinh hóa ví dụ như nôn, chán ăn, rụng tóc 
chủ yếu gặp ở độ 0, 1 và 2. 
3.2. Nhu cầu chăm sóc và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc của người bệnh 
Bảng 5. Mức độ nhu cầu người bệnh cần được điều dưỡng thực hiện hỗ trợ 
Mức độ nhu cầu 
Không có 
nhu cầu 
Nhu cầu 
thấp 
Trung bình Nhu cầu cao 
Nhu cầu về thể chất 12 (7,4%) 60 (37%) 76 (47%) 14 (8,6%) 
Nhu cầu về thông tin 17 (10%) 16 (9,9%) 114 (70%) 15 (9,3%) 
Nhu cầu về tình cảm 23 (14%) 18 (11%) 111 (69%) 10 (6,2%) 
Nhu cầu về tâm lý 19 (12%) 19 (12%) 34 (21%) 90 (56%) 
Nhu cầu về xã hội 22 (14%) 31 (19%) 86 (53%) 23 (14%) 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
225 
Nhu cầu về tâm linh 59 (36%) 67 (41%) 33 (20%) 3 (1,9%) 
Nhu cầu thực tế khác 78 (48%) 64 (40%) 14 (8,6%) 6 (3,7%) 
Băn khoăn về hình ảnh cơ thể 33 (20%) 42 (26%) 70 (43%) 17 (10%) 
Cảm xúc, khả năng tình dục 138 (85%) 18 (11%) 6 (3,7%) 0 (0%) 
Khả năng sinh sản 156 (96%) 4 (2,5%) 2 (1,2%) 0 (0%) 
Nhận xét: Nhu cầu cao nhất của người bệnh UTV là nhu cầu về tâm lý (56% ở mức nhu cầu 
cao). Đa số người bệnh không phát sinh nhu cầu liên quan tới khả năng sinh sản (96%)cũng nhưcảm 
xúc và khả năng tình dục (85%). 
Bảng 6. Mối liên quan giữa nhu cầu với tuổi và giai đoạn bệnh ung thư vú 
Nhu cầu 
Trên 55 
tuổi, n=63 
Dưới 55 
tuổi, n=98 
p-value 
Giai đoạn 
sớm, 
n=124 
Giai đoạn 
tiến xa, 
n=37 
p-value 
Thể chất 
Cao 32 (51%) 57(58%) 
0,45 
75(60%) 14(38%) 
0,025 
Thấp 31 (49%) 41(42%) 49(40%) 23(62%) 
Thông tin 
Cao 47 (75%) 82(84%) 
0,23 
98(79%) 30(81%) 
0,97 
Thấp 16 (25%) 16(16%) 26(21%) 7(19%) 
Tâm lý 
Cao 45 (71%) 79(81%) 
0,25 
94(76%) 29(78%) 
0,92 
Thấp 18 (29%) 19(19%) 30(24%) 8(22%) 
Tình cảm 
Cao 43 (68%) 78(80%) 
0,15 
92(74%) 28(76%) 
>0,99 
Thấp 20 (32%) 20(20%) 32(26%) 9(24%) 
Xã hội 
Cao 37 (59%) 72(73%) 
0,075 
87(70%) 21(57%) 
0,19 
Thấp 26 (41%) 26(27%) 37(30%) 16(43%) 
Nhận xét: Không có yếu tố nào có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi của người bệnh ung 
thư vú. Chúng tôi ghi nhận nhu cầu thể chất có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm giai 
đoạn sớm và giai đoạn tiến xa (p=0,025). 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm người bệnh và điều trị. 
Tuổi trung bình của người bệnhtrong nghiên cứu 
của chúng tôi là 52. So sánh với kết quả nghiên 
cứu của Đào Văn Tú và cộng sự năm 2015 là 
51,2, của Trần Văn Thuấn năm 2006 là 48,17, 
nhóm tuổi trung bình của người bệnh ung thư vú 
khác nhau theo từng thiết kế nghiên cứu [5]. 
Nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 40 đến 59 (chiếm 
56%), trong khi nghiên cứu của Trần Văn Thuấn 
năm 2007, Đào Văn Tú và cộng sự năm 2015 
cũng cho thấy nhóm tuổi khổ biến nhất là từ 45-
55 tuổi [5]. Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là 
phác đồ chứa anthracyclin kết hợp với taxan 
(63%), tương đương với kết quả của nhóm 
nghiên cứu Đào Văn Tú và cộng sự năm 2015 là 
61%[5]. Độc tính trên hệ tạo máu xuất hiện ở 
khoảng 50% người bệnh, trong đó đáng chú ý là 
có độc tính mức độ nghiêm trọng liên quan tới 
giảm bạch cầu trung tính. Người bệnh trong 
nghiên cứu rất ít gặp độc tính trên thận và 
khoảng 30% gặp độc tính tăng men gan, tất cả 
ở mức độ nhẹ. 
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan 
đến kết quả chăm sóc người bệnh. Nhu cầu 
cao nhất của người bệnh UTV là nhu cầu về tâm 
lý bao gồm thay đổi lối sống, kiểm soát bản 
thân, suy nghĩ về vấn đề tái phát..., điều này 
cũng được đề cập trong kết quả nghiên cứu của 
Bùi Thị Bích Ngà và cộng sự [6].Không có yếu tố 
nào có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi 
của người bệnhUTV. Nhu cầu thể chất có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm giai 
đoạn sớm và giai đoạn tiến xa (p=0,025).Do đó, 
điều dưỡng viên khi chăm sóc cần lưu ý đặc 
biệtnhu cầu thể chất ở người bệnh ung thư vú 
giai đoạn tiến xa. 
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi 
chỉ xuất hiện các độc tính nghiêm trọng trên hệ 
tạo máu với tỉ lệ thấp (dưới 10%). 100% các 
độc tính trên gan, thận và hệ tiêu hóa chỉ xảy ra 
ở mức độ nhẹ (từ độ 2 trở xuống). Điều này 
cũng đã phản ánh đúng thực trạng công tác 
điều dưỡng tại Khoa Điều trị theo yêu cầu Quán 
Sứ đối với điều trị người bệnh UTV [7]. 
V. KẾT LUẬN 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
226 
Nhu cầu của người bệnh UTV điều trị hóa 
chất là rất lớn, đặc biệt về tâm lý và tình cảm. 
Hoạt động của điều dưỡng tại Khoa Điều trị theo 
yêu cầu – Bệnh viện K được người bệnh ghi 
nhận và đánh giá rất cao. Điều dưỡng cần chú ý 
tới nhu cầu thể chất của người bệnh vì có sự liên 
quan giữa giai đoạn bệnh và nhu cầu về thể 
chất. Các nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu nhiều 
hơn là cần thiết để làm sáng tỏ hơn các nhu cầu 
thực tế của người bệnh ung thư. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Thuấn (2019). Điều trị nội khoa Bệnh 
ung thư vú. Nhà xuất bản y học, 13-34. 
2. GLOBOCAN (2018). Breast Cancer - Estimated 
Incidence, mortality and prevalence Worldwide. 
3. Chan S, Fredrichs K, Noel D, et al (1999). 
Prospetive randomized trial of docetaxel versus 
doxorubicin in patients with metastatic breast 
cancer. J Oncol; 2341-54. 
4. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 07/2011/TT-
BYTngày 26/01/2011 Hướng dẫn công tác điều 
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 
5. Đào Văn Tú, Trần Văn Thuấn, Trần Đăng 
Khoa, Ngô Quốc Duy (2015). Sự thay đổi đặc 
điểm thụ thể nội tiết, thụ thể phát triển biểu mô 
và ki67 ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau hóa 
trị. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, 83-87. 
6. Bùi Thị Bích Ngà (2011). Thực trạng công tác 
chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người 
bệnh nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung 
ương năm 2011, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh 
viện, Trường Đại học Y tế Công cộng. 
7. Trần Văn Thuấn và Lê Văn Quảng (2019). 
Hướng dẫn Chăm sóc người bệnh ung thư, Nhà 
xuất bản Y học. 
KẾT QUẢ CA GHÉP HAI PHỔI ĐẦU TIÊN TỪ NGƯỜI CHO 
 ĐA TẠNG CHẾT NÃO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 
Nguyễn Hữu Ước*, Phạm Tiến Quân*, Vũ Văn Thời*, Phạm Hữu Lư*, 
Tạ Thị Huyền Trang*, Nguyễn Kim Dần*, Nguyễn Quốc Kính*, 
Trịnh Kế Điệp*, Dương Hoàng Long*, Nguyễn Việt Anh*, 
Phùng Duy Hồng Sơn*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Nguyễn Xuân Vinh*, 
Trần Đăng Thanh*, Phạm Gia Anh*, Trịnh Hồng Sơn*, Trần Bình Giang* 
Nguyễn Thanh Hồi**, Vũ Văn Giáp***, Ngô Quý Châu*** 
TÓM TẮT58 
Mục tiêu: Thông báo kết quả ca ghép hai phổi từ 
người cho đa tạng chết não đầu tiên tại bệnh viện 
Hữu Nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Mô 
tả trường hợp lâm sàng ca ghép hai phổi được thực 
hiện vào ngày 12 tháng 12 năm 2018, và theo dõi đến 
tháng 8 năm 2020. Kết quả: Người hiến đa tạng là 
nam, 43 tuổi, người nhận là nam, 17 tuổi. Phù hợp 
miễn dịch người cho – người nhận ở mức tốt. Thương 
tổn phổi của người nhận là bệnh mô bào phổi 
(Langerhans) giai đoạn cuối. Ca mổ ghép phổi kéo dài 
15 giờ, dựa trên các qui trình đã xây dựng chi tiết 
trước mổ. Hậu phẫu rất phức tạp, kéo dài 10 tháng 
sau mổ, với 2 tháng đầu khá thuận lợi, sau đó xuất 
hiện nhiều biến chứng muộn. Hiện bệnh nhân còn 
sống sau mổ 20 tháng, với các di chứng hẹp vừa 
đường hô hấp mạn tính. Kết luận: Ghép phổi là một 
kỹ thuật rất phức tạp, tổ chức thực hiện khó khăn. 
*Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 
**Đại học Y Dược Hải Phòng 
***Bệnh viện Bạch Mai 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hữu Ước 
Email: uocdhyhn101@yahoo.com.vn 
Ngày nhận bài: 28.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 27.11.2020 
Ngày duyệt bài: 11.12.2020 
Từ khóa: ghép phổi, ghép hai phổi, chết não, Việt 
Đức. 
SUMMARY 
RESULT OF DOUBLE LUNG 
TRANSPLANTATION FROM BRAIN-DEAD 
DONOR AT VIET DUC UNIVERSITY 
HOSPITAL: REPORT OF A FIRST CASE 
Purpose: Evoluate result of the first lung 
transplant from multi-organs brain-dead donor at Viet 
Duc University hospital. Methods: Descriptive study a 
clinical case of double-lung transplantation on 
December 12, 2018, and follow-up until August 2020. 
Result: multi-organ donor was male gender - 43 
years old; The recipient was male - 17 years old. 
Donor - recipient immunal consistent was good. The 
recipient's lung lesion was terminal lung Langerhans 
disease. The 15-hour lung transplant, based on 
detailed pre-surgical protocols. Postoperative was very 
complicated, lasting 10 months after surgery, with the 
first 2 months quite favorable, then later appeared 
many late complications. Currently the patient survives 
20 months after surgery, with sequelae of middle 
chronic bronchial stenosis. Conclusion: Lung 
transplantation is a very complicated procedure and 
organization. 
Key words: lung transplant, double lung 
transplant, brain death, Viet Duc. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhu_cau_ho_tro_cham_soc_nguoi_benh_ung_thu_vu_tai.pdf