Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai
Kỹ năng thuyết trình là một trong
những kỹ năng rất cần thiết để đem lại
sự thành công cho mỗi người trong
công việc học tập, nghiên cứu cũng như
các hoạt động, giao tiếp xã hội. “Kỹ
năng thuyết trình gây được sự chú ý
trong giáo dục đại học và kinh doanh, vì
nó chính là một trong các năng lực cốt
lõi của một chuyên gia” [1].
Công trình của Lytaeva, M. A., và
Talalakina, E. V. [2] đã chỉ ra rằng kỹ
năng thuyết trình cần có sự kết hợp việc
đọc, viết và trình bày một cách khoa
học. Trước tiên, sinh viên cần phải có
kỹ năng đọc như lựa chọn thông tin và
giải thích thông tin một cách tường
minh. Tiếp theo, khi viết, sinh viên có
kỹ năng xử lý thông tin, ghi chép, tổng
hợp và khái quát. Sau khi làm chủ được
hai giai đoạn đầu tiên, sinh viên có thể
học cách trình bày kết quả bài viết của
mình bằng miệng. Kỹ năng thuyết trình
là sự kết hợp của kỹ năng ngôn ngữ, kỹ
năng lập luận và kỹ năng trình bày. Do
đó, qua việc rèn luyện kỹ năng này sinh
viên sẽ có khả năng tư duy logic, lập
luận chặt chẽ, tổng hợp, khái quát vấn
đề và sáng tạo. Rèn cho sinh viên có
khả năng nói lưu loát, thuyết phục và tự
tin. Công trình của De Grez, L., Valcke,
M., và Roozen, I. [3] nghiên cứu các
cách thức và phương pháp giảng dạy
nhằm phát triển kỹ năng thuyết trình
cho sinh viên bằng cách phát triển các
kỹ năng phản xạ trong môi trường học
tập trực tuyến, thiết kế và phát triển các
bài giảng đa phương tiện chuẩn, các
hoạt động thực tế và các phản hồi của
sinh viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 9 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Thu Trang1 TÓM TẮT Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên nói chung và đối với sinh viên sư phạm nói riêng. Theo kết quả điều tra 200 sinh viên K42 của khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non trường Đại học Đồng Nai cho thấy kỹ năng thuyết trình của sinh viên ở mức độ trung bình và yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân sinh viên chưa tích cực, chủ động trong việc rèn luyện kỹ năng này. Từ khóa: Sinh viên, thuyết trình, kỹ năng thuyết trình, rèn luyện kỹ năng thuyết trình 1. Đặt vấn đề Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng rất cần thiết để đem lại sự thành công cho mỗi người trong công việc học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động, giao tiếp xã hội. “Kỹ năng thuyết trình gây được sự chú ý trong giáo dục đại học và kinh doanh, vì nó chính là một trong các năng lực cốt lõi của một chuyên gia” [1]. Công trình của Lytaeva, M. A., và Talalakina, E. V. [2] đã chỉ ra rằng kỹ năng thuyết trình cần có sự kết hợp việc đọc, viết và trình bày một cách khoa học. Trước tiên, sinh viên cần phải có kỹ năng đọc như lựa chọn thông tin và giải thích thông tin một cách tường minh. Tiếp theo, khi viết, sinh viên có kỹ năng xử lý thông tin, ghi chép, tổng hợp và khái quát. Sau khi làm chủ được hai giai đoạn đầu tiên, sinh viên có thể học cách trình bày kết quả bài viết của mình bằng miệng. Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp của kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng lập luận và kỹ năng trình bày. Do đó, qua việc rèn luyện kỹ năng này sinh viên sẽ có khả năng tư duy logic, lập luận chặt chẽ, tổng hợp, khái quát vấn đề và sáng tạo. Rèn cho sinh viên có khả năng nói lưu loát, thuyết phục và tự tin. Công trình của De Grez, L., Valcke, M., và Roozen, I. [3] nghiên cứu các cách thức và phương pháp giảng dạy nhằm phát triển kỹ năng thuyết trình cho sinh viên bằng cách phát triển các kỹ năng phản xạ trong môi trường học tập trực tuyến, thiết kế và phát triển các bài giảng đa phương tiện chuẩn, các hoạt động thực tế và các phản hồi của sinh viên. Nghiên cứu của Hu nh Văn Sơn (2012) [4] đã đề cập đến thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm. Nghiên cứu đã chỉ ra 20 kỹ năng mềm, như: kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời, kỹ năng thuyết trình Kết quả cho thấy sinh viên khá thuần thục ở một vài kỹ năng nhưng đa phần sinh viên còn khó khăn, lúng túng khi thực hành các kỹ năng mềm. Nghiên cứu đã chỉ ra kỹ năng cần thiết trong quá trình thuyết trình đó là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tổ chức: n m rõ cấu trúc của một bài 1Trường Đại học Đồng Nai Email: thutrang.everlasting@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 10 thuyết trình để tổ chức s p xếp một bài thuyết trình logic, rõ ràng và mang tính thuyết phục cao; tư duy phản biện, khả năng thiết kế và sử dụng những dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình; khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong khi thuyết trình. Đặc biệt nghiên cứu đã chỉ ra những lỗi mà sinh viên thường m c phải khi thuyết trình đó là: tổ chức một bài thuyết trình; thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình và khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể còn rất hạn chế. Như vậy, các nghiên cứu trên đã đề cập đến kỹ năng thuyết trình nhưng chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể để đánh giá. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình và mức độ đạt được các tiêu chí đó ở sinh viên. Mẫu nghiên cứu là 200 sinh viên K42 của khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non trường Đại học Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đạt được các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai còn yếu. Đa phần sinh viên chưa tự tin khi thuyết trình. Ngôn ngữ trình bày không có điểm nhấn, thiếu tính thuyết phục. Trên cơ sở những hạn chế trên, chúng tôi đưa ra những biện pháp hợp lý và khả thi giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình một cách tốt nhất. 2. Nội dung 2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình Với nội dung này, sinh viên đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Kết quả được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình STT Nhận thức của sinh viên về vai trò của kỹ năng thuyết trình Tổng số Số lượng % 1 Rất cần thiết 160 80 2 Cần thiết 40 20 3 Ít cần thiết 0 0 4 Không cần thiết 0 0 Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: Tất cả sinh viên đều nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng thuyết trình. Trong đó có 80% sinh viên cho rằng là rất cần thiết, còn lại là 20% sinh viên cho rằng cần thiết. Qua trao đổi, sinh viên Nguyễn Văn Q. cho biết: “Kỹ năng này rất cần thiết với em, vì nếu em có được kỹ năng này thì em sẽ tự tin đứng trước bạn bè để nói, không còn ngại ngùng, xấu hổ nữa”. Còn sinh viên Nguyễn Thu L. cho rằng: “Sau này trở thành một giáo viên, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho người giáo viên giảng bài hay hơn và hấp dẫn hơn”. Như vậy sự cần thiết của kỹ năng thuyết trình mà sinh viên đưa ra không chỉ giúp cho hoạt động giao tiếp mà còn giúp cho hoạt động giảng dạy sau này. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 11 2.2. Mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên trước khi rèn luyện Ở nội dung này, chúng tôi cho sinh viên tự đánh giá mức độ về kỹ năng thuyết trình của bản thân. Ngoài sự tự đánh giá của sinh viên, giáo viên đánh giá kỹ năng thuyết trình qua sản phẩm của sinh viên với các tiêu chí ở bảng 2. Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm thuyết trình STT Nội dung, tiêu chí đánh giá sản phẩm Điểm tối đa Điểm thực tế 1 Giới thiệu bản thân (họ tên, khóa/đơn vị) và chủ đề bài thi nói/thuyết trình 10 2 Nội dung bài thi nói/thuyết trình (có tính khoa học, giáo dục, cấu trúc logic, lập luận chặt chẽ) 25 3 Ngôn ngữ nói/thuyết trình (âm lượng, kiểm soát tốc độ, điểm nhấn, phát âm chuẩn) 30 4 Trang phục và ngôn ngữ cơ thể (ánh m t, cử chỉ, biểu lộ cảm xúc, sự di chuyển) 25 5 Phương pháp thuyết trình (kết hợp sử dụng phương tiện, hình ảnh...) 10 Tổng điểm (tính theo thang điểm 100, lấy tổng số điểm chia cho các nội dung và làm tròn đến hai số thập phân) 100 Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giáo viên về kỹ năng thuyết trình được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên trước khi rèn luyện STT Mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên trước khi rèn luyện Sinh viên tự đánh giá Đánh giá của giáo viên SL % SL % 1 Rất tốt 2 1,0 0 0,0 2 Tốt 4 2,0 0 0,0 3 Khá 42 21,0 35 17,5 4 Trung bình 57 28,5 43 21,5 5 Yếu 95 47,5 122 61,0 Kết quả bảng 3 cho thấy, kỹ năng thuyết trình của sinh viên là chưa tốt. Tuy nhiên đánh giá về kỹ năng thuyết trình của sinh viên cao hơn so với đánh giá của giáo viên. Cụ thể: sinh viên tự đánh giá ở mức Rất tốt là 1,0%, còn giáo viên đánh giá là 0%; sinh viên tự đánh giá ở mức Tốt là 2,0%, còn giáo viên đánh giá là 0%; mức độ Khá sinh viên tự đánh giá là 21%, trong khi đó giáo viên đánh giá các em đạt ở mức này là 17,5%; đánh giá ở mức độ Trung TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 12 bình thì sinh viên tự đánh giá là 28,5%, giáo viên đánh giá là 21,5%; và ở mức độ Yếu thì sinh viên tự đánh giá là 47,5%, trong khi đó con số này ở giáo viên là khá cao 61,0%. Qua quan sát các em thuyết trình, chúng tôi nhận thấy đa phần các em còn yếu kỹ năng này. Nội dung thuyết trình thiếu sâu s c, khả năng lập luận chưa chặt chẽ và không gây ấn tượng, bài viết lan man, không có trọng tâm. Phong cách trình bày thì lúng túng, cứng nh c, thiếu tự tin. Ngôn ngữ chưa lưu loát, thiếu ngữ điệu, giọng đều đều, không có điểm nhấn. Thậm chí có em khi đứng lên thuyết trình chỉ đọc. Qua trao đổi, sinh viên Trần Ngọc H. cho biết: “Em chưa bao giờ đứng lên trước lớp để thuyết trình nên em run l m, không biết phải thể hiện như thế nào nữa”. Qua đây cho thấy, kỹ năng này của các em còn rất hạn chế. 2.3. Mức độ biểu hiện các kỹ năng thuyết trình của sinh viên 2.3.1. Mức độ đạt được các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên Ở nội dung này, chúng tôi đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo những tiêu chí như: nội dung thuyết trình, ngôn ngữ khi thuyết trình và phong cách khi thuyết trình. Kết quả được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Mức độ đạt được các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên STT Các tiêu chí Mức độ Trung bình Thứ bậc 1 Nội dung bài thuyết trình 2,61 2 2 Ngôn ngữ thuyết trình 2,83 1 3 Ngôn ngữ cơ thể 2,42 3 4 Phương pháp và phương tiện thuyết trình 2,38 4 Kết quả bảng 4 cho thấy, mức độ đạt được các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên chỉ ở mức trung bình, xếp vị trí thứ 1 là Ngôn ngữ thuyết trình là cao hơn cả (ĐTB = 2,83), tiếp đó đến tiêu chí Nội dung bài thuyết trình với ĐTB = 2,61, xếp ở vị trí thứ 3 là Ngôn ngữ cơ thể với điểm TB = 2,42 và cuối cùng là Phương pháp và phương tiện thuyết trình với ĐTB = 2,38. Như vậy, với mức độ các tiêu chí của kỹ năng thuyết trình ở trên sinh viên cần phải tích cực rèn luyện mới có thể viết tốt và nói thuyết phục được. 2.3.2. Mức độ biểu hiện các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên Ở nội dung này, chúng tôi đánh giá các mức độ biểu hiện về kỹ năng thuyết trình trong từng tiêu chí. Kết quả được thể hiện ở bảng 5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 13 Bảng 5: Mức độ biểu hiện các tiêu chí trong kỹ năng thuyết trình của sinh viên Mức độ Các biểu hiện Mức độ Tổng điểm Trung bình Thứ bậc 1. Nội dung bài thuyết trình 1.1. Chủ đề phù hợp, mang tính thực tiễn cao 300 3,00 1 1.2. Đặt vấn đề hay, hấp dẫn, gây ấn tượng 232 2,32 16 1.3. Lập luận chặt chẽ, logic 251 2,51 9 1.4. Phong phú, sáng tạo 252 2,52 8 1.5. Thể hiện tính giáo dục 258 2,58 5 1.6. Đưa ra được nhiều minh hoạ thuyết phục 293 2,93 2 1.7. Đưa ra được thông điệp của chủ đề 255 2,55 6 2. Ngôn ngữ thuyết trình 2.1. Phát âm chuẩn 347 3,47 11 2.2. Rõ ràng, lưu loát 348 3,48 10 2.3. Ngữ điệu trầm bổng theo nội dung thuyết trình 232 2,32 16 2.4. Biết nhấn mạnh những điểm quan trọng 240 2,40 15 2.5. Âm lượng phù hợp với nội dung thuyết trình 269 2,69 3 2.6. Tốc độ nói phù hợp 341 3,41 15 3. Ngôn ngữ cơ thể 3.1. Ánh m t bao quát khán giả tốt 253 2,53 7 3.2. Sử dụng cử chỉ tay, chân hợp lý 252 2,52 8 3.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp 244 2,44 12 3.4. Khuôn mặt tươi t n khi thuyết trình 236 2,36 13 3.5. Cảm xúc phù hợp với nội dung thuyết trình 241 2,41 14 3.6. Linh hoạt di chuyển khi thuyết trình 224 2,24 18 4. Phương pháp và phương tiện thuyết trình 4.1. Tự tin khi thuyết trình 236 2,36 13 4.2. Phối hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ nói và phi ngôn ngữ 228 2,28 17 4.3. Biết tương tác với người nghe bằng những câu hỏi 261 2,61 4 4.4. Phối hợp linh hoạt các phương pháp và phương tiện 228 2,28 17 Về nội dung thuyết trình, kết quả ở bảng 5 cho thấy: Thứ nhất, việc chọn chủ đề thuyết trình đối với sinh viên là không khó (ĐTB = 3,0), đa phần sinh viên lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự, nóng hổi hoặc những chủ đề g n liền với niềm đam mê, yêu thích của các em như: Bạo lực học đường, tình yêu tuổi học trò, bệnh vô cảm Thứ hai, khả năng đặt vấn đề của sinh viên không tốt, không gây được ấn tượng, không gây được sự chú ý của TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 14 người nghe (ĐTB=2,33). Có những sinh viên lúng túng không biết đặt vấn đề như thế nào, chỉ viết đúng được một câu về chủ đề cần trình bày, mở bài chưa thâu tóm được nội dung bài. Thứ ba, khả năng lập luận, giải quyết vấn đề thiếu tính logic, chặt chẽ (ĐTB=2,51). Qua quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy sinh viên nghĩ được câu gì thì viết câu đó, chưa biết cách viết và giải quyết một vấn đề như thế nào cho phù hợp. Nội dung bài thuyết trình thường thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục. Sinh viên thường không biết viết ý khái quát, mổ xẻ những ý nhỏ và phân tích sâu s c vấn đề. Thứ tư, yêu cầu về sự phong phú, sáng tạo của nội dung (ĐTB=,93). Một bài viết vừa ng n gọn, vừa đầy đủ về nội dung lại còn phải sáng tạo thì điều này rất khó đối với sinh viên, chính vì yêu cầu như vậy nên đa phần sinh viên không đáp ứng được yêu cầu này. Phần kết cũng có tầm quan trọng không kém, một bài thuyết trình hay và hấp dẫn được thể hiện từ lúc mở đầu cho đến kết luận. Dù nội dung hay đến đâu mà phần kết không gây được ấn tượng thì toàn bộ bài viết sẽ trở nên vô nghĩa. Chúng tôi thường yêu cầu các em đưa ra thông điệp cuối cùng cho chủ đề, tuy nhiên hầu hết sinh viên chưa làm được, các em chỉ viết được một vài câu kết luận. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng viết của sinh viên còn rất hạn chế. Qua quan sát quá trình rèn kỹ năng thuyết trình cho sinh viên, qua những nội dung mà các em đã viết, chúng tôi nhận thấy rằng hiểu biết về xã hội của các em còn rất nhiều hạn chế. Về ngôn ngữ trình bày, kết quả ở bảng 5 cho thấy, ngoài việc phát âm chuẩn, âm lượng đạt ở mức độ trên trung bình, còn lại các biểu hiện khác đều ở mức độ thấp. Cụ thể như sau: Phát âm chuẩn (ĐTB = 3,47), ở biểu hiện này thì đa phần sinh viên phát âm đúng, tuy nhiên vẫn có một số em nói ngọng đặc biệt là ngọng giữa “n” và “l”, một số em phát âm theo vùng, miền nên đôi khi tiếng không tròn, không rõ. Âm lượng phù hợp (ĐTB= 2,69), hơn một nửa sinh viên được điều tra đã đạt được mức độ phù hợp, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Số sinh viên còn lại thì thuyết trình với giọng nói nhỏ. Qua quan sát và rèn luyện cho sinh viên, chúng tôi thấy có những em nói nhỏ, giáo viên thường xuyên phải nh c là cần phải nói to lên. Qua giọng nói cũng biết được mức độ tự tin của các em. Những em nói nhỏ là những em thiếu tự tin vào chính bản thân mình, vào bài thuyết trình của mình. Tốc độ nói phù hợp (ĐTB= 3,41). Đa phần sinh viên thực hiện tốc độ nói phù hợp, số sinh viên còn lại thường nói chậm, giống như giảng bài. Mặc dù vậy sinh viên chưa biết tốc độ chuẩn khi thuyết trình là như thế nào. Các em thường thuyết trình theo thói quen của bản thân, nói như thế nào thì thuyết trình như vậy. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 15 Ngữ điệu trầm bổng (ĐTB=2,32), thể hiện sự lên cao hay xuống thấp của giọng nói. Khi sinh viên đứng lên thuyết trình, đa phần các em đọc hoặc học thuộc nội dung đã viết để trình bày lại nội dung đã nhớ được chứ không phải là thuyết trình. Giọng đều đều, những nội dung vui hoặc buồn hoặc thể hiện sự cấp thiết thì các em không thể hiện được thông qua giọng nói. Biết nhấn mạnh những điểm quan trọng (ĐTB=2,40). Như đã phân tích ở trên, sinh viên thể hiện bài thuyết trình với giọng đều đều, những nội dung nổi bật hoặc quan trọng thì sinh viên không diễn đạt được bằng ngôn ngữ của mình để người nghe thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Thực trạng trên cho thấy sinh viên khi thuyết trình thiếu cảm xúc, do vậy không đem lại cảm hứng cho người nghe. Như vậy, ngôn ngữ nói có vai trò cực k quan trọng, là công cụ truyển tải thông tin, đồng thời là công cụ biểu cảm, gợi cảm. Sau này, các sinh viên sư phạm sẽ trở thành giáo viên, nếu sử dụng ngôn ngữ nói có hồn thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Về ngôn ngữ cử chỉ, hành vi, kết quả ở bảng 5 cho thấy, khả năng thể hiện cử chỉ phi ngôn ngữ của sinh viên còn rất hạn chế. Khả năng thể hiện cảm xúc, thái độ, phong thái khi thuyết trình còn ở mức độ thấp. Cụ thể: Ánh m t bao quát khán giả ở mức độ trung bình (ĐTB=2,53). Qua quan sát cho thấy, đa phần sinh viên khi đứng lên thuyết trình đều nhìn vào một điểm, ít có sự di chuyển ánh m t từ chỗ này sang chỗ khác. Có sinh viên khi thuyết trình thì cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, do vậy không làm cho người nghe hứng thú. Sử dụng cử chỉ tay, chân (ĐTB=2,52) cũng ở mức độ trung bình. Khi thuyết trình, sinh viên đứng im một chỗ, từ lúc b t đầu cho đến khi kết thúc bài thuyết trình, tay buông thõng, hoặc lúng túng, không biểu đạt được nội dung thuyết trình. Sinh viên không biểu đạt được khi nào cần đưa tay lên cao hoặc hạ tay xuống hoặc di chuyển bước chân từ trái sang phải như thế nào cho hợp lý. Điều này cho thấy dù bài thuyết trình có hay đến mấy mà không thể hiện được qua ngôn ngữ cử chi thì cũng không hấp dẫn người nghe. Bên cạnh đó, s c thái khuôn mặt cũng rất quan trọng. Khi thuyết trình phải thể hiện được sự tươi t n trên khuôn mặt. Thể hiện được sự tự tin, bộc lộ được cảm xúc thông qua từng nội dung của bài thuyết trình. Tuy nhiên trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy sinh viên rất căng thẳng khi thuyết trình, vẻ mặt lo l ng, lúng túng. Khuôn mặt của sinh viên thể hiện sự căng thẳng, do vậy các em không thể hiện được những cảm xúc vui, buồn trong nội dung bài nói, bài thuyết trình thiếu sự sống động. Về phương pháp và phương tiện khi thuyết trình, sự thể hiện của sinh viên cũng chỉ ở mức độ thấp hoặc trung bình. Cụ thể:
File đính kèm:
- thuc_trang_ky_nang_thuyet_trinh_cua_sinh_vien_su_pham_truong.pdf