Thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao của học sinh Tiểu học tỉnh Thanh Hóa
Tập luyện TDTT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện cho
con người. Sức khỏe toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ
luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khỏe toàn diện thì sẽ nâng
cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống,
trong lao động, trong công tác và trong học tập. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con
người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể [3, 5].
Trong công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trường học, hoạt động thể thao ngoại khóa có
ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rèn luyện sức khỏe thể chất, duy trì và nâng cao khả năng
hoạt động thể lực; rèn luyện ý chí, giáo dục tính tự lập cũng như tinh thần tập thể trong quá
trình tập luyện; rèn luyện sức khỏe tinh thần cho học sinh sau những giờ học. Bên cạnh đó,
những hoạt động này còn tạo cho học sinh có một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo hứng thú
và niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tham gia tập luyện ngoại khóa TDTT,
học sinh còn có thể học được những kỹ năng kỹ xảo vận động mới phức tạp hơn [2, 5].
Để có căn cứ đề xuất một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh
Thanh Hóa bằng tập luyện TDTT, việc đánh giá thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại
khoá TDTT là nội dung nghiên cứu quan trọng. Bài viết tiến hành đánh giá khái quát thực
trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa TDTT của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa, làm cơ
sở để ứng dụng triển khai các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh phù hợp với đặc
điểm của các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao của học sinh Tiểu học tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 65 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHOÁ THỂ DỤC THỂ THAO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH THANH HÓA Đồng Hương Lan1 TÓM TẮT Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là một hoạt động ngoài giờ lên lớp và được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển thể chất cho học sinh. Để có cơ sở thực tiễn xây dựng và triển khai giải pháp tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh, quá trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, học sinh tiểu học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tập luyện TDTT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện cho con người. Sức khỏe toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khỏe toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể [3, 5]. Trong công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trường học, hoạt động thể thao ngoại khóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rèn luyện sức khỏe thể chất, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực; rèn luyện ý chí, giáo dục tính tự lập cũng như tinh thần tập thể trong quá trình tập luyện; rèn luyện sức khỏe tinh thần cho học sinh sau những giờ học. Bên cạnh đó, những hoạt động này còn tạo cho học sinh có một đời sống tinh thần lành mạnh, tạo hứng thú và niềm đam mê trong học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tham gia tập luyện ngoại khóa TDTT, học sinh còn có thể học được những kỹ năng kỹ xảo vận động mới phức tạp hơn [2, 5]. Để có căn cứ đề xuất một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa bằng tập luyện TDTT, việc đánh giá thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT là nội dung nghiên cứu quan trọng. Bài viết tiến hành đánh giá khái quát thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa TDTT của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở để ứng dụng triển khai các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh phù hợp với đặc điểm của các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Gồm các phương pháp: Phân tích và tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu... nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, 1 Khoa Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Hồng Đức; Email:donghuonglan@hdu.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 66 đánh giá thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT và đề xuất một số giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.1.2.1. Phương pháp điều tra Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng để điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa TDTT trong các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2.2. Phương pháp toán học thống kê 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Kết quả thực hiện chương trình ngoại khóa thể dục thể thao tại các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa Quá trình nghiên cứu tiến hành khảo sát 716 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2018. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1. Thực trạng số trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa thực hiện chương trình hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao (Từ năm 2015 đến năm 2018) TT Huyện, thị Tổng số trường Giờ ngoại khoá TDTT (tự nguyện) Thường xuyên Không thường xuyên n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Thành phố Thanh Hóa 46 01 2,17 33 71,74 2 Thị xã Bỉm Sơn 8 0 0,00 4 50,00 3 Thành phố Sầm Sơn 13 0 0,00 9 69,23 4 Huyện Đông Sơn 17 0 0,00 6 35,29 5 Huyện Quảng Xương 31 0 0,00 17 54,84 6 Huyện Hoằng Hóa 44 0 0,00 22 50,00 7 Huyện Hậu Lộc 30 0 0,00 14 46,67 8 Huyện Hà Trung 29 0 0,00 12 41,38 9 Huyện Nga Sơn 29 0 0,00 15 51,72 10 Huyện Thiệu Hóa 28 0 0,00 13 46,43 11 Huyện Triệu Sơn 37 0 0,00 16 43,24 12 Huyện Yên Định 29 0 0,00 14 48,28 13 Huyện Tĩnh Gia 37 0 0,00 12 32,43 14 Huyện Nông Cống 36 0 0,00 11 30,56 15 Huyện Ngọc Lặc 33 0 0,00 14 42,42 16 Huyện Cẩm Thủy 21 0 0,00 8 38,10 17 Huyện Thạch Thành 35 0 0,00 19 54,29 18 Huyện Vĩnh Lộc 17 0 0,00 9 52,94 19 Huyện Thọ Xuân 41 0 0,00 18 43,90 20 Huyện Như Thanh 21 0 0,00 11 52,38 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 67 TT Huyện, thị Tổng số trường Giờ ngoại khoá TDTT (tự nguyện) Thường xuyên Không thường xuyên n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 21 Huyện Như Xuân 18 0 0,00 4 22,22 22 Huyện Thường Xuân 26 0 0,00 12 46,15 23 Huyện Lang Chánh 15 0 0,00 6 40,00 24 Huyện Bá Thước 31 0 0,00 9 29,03 25 Huyện Quan Hóa 18 0 0,00 7 38,89 26 Huyện Quan Sơn 14 0 0,00 6 42,86 27 Huyện Mường Lát 12 0 0,00 3 25,00 Tổng/Trung bình 716 01 0,14 324 45,25 Bảng 2. Thực trạng tập luyện ngoại khóa các môn thể thao trong các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa (Từ năm 2015 đến năm 2018) TT Môn thể thao Số trường thực hiện Số người tập luyện thường xuyên Tình hình tổ chức hoạt động ngoại khoá Đội tuyển Câu lạc bộ Lớp năng khiếu 1 Bóng đá 33 330 12 10 11 2 Thể dục Aerobic 36 324 16 11 9 3 Bóng bàn 28 252 16 7 5 4 Vovinam 36 288 14 11 11 5 Cờ vua 30 240 11 9 10 6 Đá cầu 28 308 7 11 10 7 Cầu lông 33 396 13 11 9 8 Bơi lội 28 280 28 - - 9 Điền kinh 29 290 29 - - 10 Bóng rổ 32 320 11 11 10 11 Các môn thể thao khác 11 88 - 11 - Tổng 324 3116 157 92 75 Từ số liệu ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy: Rất ít trường tiểu học (chiếm 0,14%) quan tâm thực hiện chương trình ngoại khoá một cách thường xuyên. Toàn tỉnh cũng chỉ có 324/716 trường tiểu học (chiếm tỷ lệ 45,25%) có thực hiện chương trình ngoại khoá TDTT một cách không thường xuyên. Khi xem xét số lượng các môn thể thao được tổ chức tập luyện ngoại khoá tại 324 trường tiểu học có tổ chức tập luyện ngoại khoá không thường xuyên cho thấy (bảng 2), có tổng số 11 môn thể thao được các nhà trường tổ chức tập luyện ngoại khóa cho học sinh, chủ yếu là theo mô hình các đội tuyển, đã thu hút 3116 lượt học sinh tham gia tập luyện, trong đó môn thể dục aerobic và vovinam có 36 trường, môn cầu lông và bóng đá có 33 trường tổ chức tập luyện. Như vậy có thể thấy, tình hình hoạt động ngoại khoá TDTT tại các trường tiểu học của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 68 2.2. Kết quả về nhu cầu và hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh Nghiên cứu tiến hành khảo sát về thực trạng các môn thể thao thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khoá, hình thức và nhu cầu của học sinh mong muốn tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao nếu như được nhà trường tổ chức. Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: Các môn thể thao thường xuyên tập luyện ngoại khoá thì nhu cầu tập luyện của các em được thể hiện cho 10 môn. Tuy vậy, chỉ có 3 môn bóng bàn, điền kinh, cờ vua có số học sinh thường xuyên tập luyện chiếm tỷ lệ thấp hơn cả; nhóm thứ 2 là các môn: đá cầu, bóng đá, cầu lông, bóng rổ tỷ lệ học sinh tập luyện có cao hơn song cũng còn thấp (tỷ lệ dưới 45,00%). Chiếm tỷ lệ cao nhất là các môn aerobic, vovinam và bơi, có số em ưa thích tập luyện nhiều hơn cả, chiếm tỷ lệ 61,33%, 59,56% và 54,67%. Bảng 3. Kết quả phỏng vấn học sinh về nhu cầu và hình thức tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao năm học 2017 - 2018 (n = 450) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn n % 1 Môn thể thao tập luyện ngoại khoá Bóng đá 178 39,56 Thể dục Aerobic 276 61,33 Bóng bàn 137 30,44 Vovinam 268 59,56 Cờ vua 135 30,00 Đá cầu 198 44,00 Cầu lông 176 39,11 Bơi lội 246 54,67 Điền kinh 126 28,00 Bóng rổ 168 37,33 Các môn thể thao khác 18 4,00 2 Hình thức tham gia tập luyện ngoại khoá Tự tập luyện 146 32,44 Tập luyện theo nhóm 212 47,11 Tập theo lớp năng khiếu 24 5,33 Tập luyện theo đội tuyển 42 9,33 Tập luyện theo câu lạc bộ 26 5,78 3 Nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khoá theo CLB Rất muốn 330 73,33 Bình thường 101 22,44 Không cần thiết 17 4,22 Về hình thức tham gia tập luyện: Đa số học sinh đều tham gia tập luyện ngoại khoá các môn thể thao dưới hình thức tự tập (chiếm tỷ lệ 32,44%) hoặc tự tập theo nhóm (chiếm tỷ lệ 47,11%), trong khi đó với số lượng 9,33% số học sinh tham gia tập luyện ngoại khoá dưới hình thức đội tuyển các môn thể thao của nhà trường, thì qua khảo sát cho thấy, số học sinh này được nhà trường tuyển chọn vào các đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao của quận, TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 69 thành phố trong chương trình Hội khoẻ Phù Đổng cấp thành phố, và chỉ tham gia tập luyện vào thời điểm nhất định trước khi tham gia thi đấu. Qua kết quả ở bảng 3 còn cho thấy, các trường ít tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khoá theo mô hình lớp năng khiếu (chiếm 5,33%), hay câu lạc bộ thể thao (chiếm 5,78%) cho học sinh. Do đó, để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường, việc xây dựng mô hình tổ chức, quản lý phong trào tập luyện ngoại khoá các môn thể thao nhằm thu hút số học sinh tham gia tập luyện thường xuyên là hết sức cần thiết. Khi tìm hiểu về nhu cầu tham gia tập luyện dưới các hình thức, câu lạc bộ thể thao có giáo viên hướng dẫn thì được học sinh đánh giá rất cao, số phiếu hỏi có nguyện vọng tham gia chiếm tỷ lệ đến 73,33%. 2.3. Khảo sát ý kiến của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao Tiếp theo, quá trình nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng về yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá thông qua ý kiến đánh giá của học sinh về giờ tập luyện ngoại khoá TDTT. Kết quả được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả khảo sát học sinh về yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện ngoại khóa TDTT của học sinh các trường tiểu học tỉnh Thanh Hóa năm học 2017 - 2018 (n = 450) TT Yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khóa Kết quả phỏng vấn n % 1 Không có giáo viên hướng dẫn 224 49,78 2 Không có thời gian 9 2,00 3 Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện 182 40,44 4 Không được sự ủng hộ bạn bè 13 2,89 5 Không ham thích môn thể thao nào 19 4,22 Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao, những yếu tố chính được đa số các ý kiến đánh giá bao gồm: Không có tổ chức, giáo viên hướng dẫn (chiếm tỷ lệ 49,78%); không có điều kiện sân bãi dụng cụ (chiếm tỷ lệ 40,44%); số ít các ý kiến còn lại cho rằng do chương trình học tập văn hoá nặng nề nên không sắp xếp được thời gian để tham gia tập luyện ngoại khoá (chiếm tỷ lệ 2,00%); do không được bạn bè ủng hộ (chiếm tỷ lệ 2,89%), và do không ham thích tập luyện ngoại khoá các môn thể thao (chiếm tỷ lệ 4,22%). 3. KẾT LUẬN Hoạt động GDTC nói chung và hoạt động tập luyện ngoại khóa TDTT của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã thu được những kết quả nhất định. Đó là phần lớn các em học sinh đều ham thích tập luyện TDTT và nhận thức được tác dụng của tập luyện TDTT đến sức khỏe và phát triển thể lực. Tuy nhiên, chỉ có rất ít trường tiểu học quan tâm thực hiện chương trình ngoại khoá một cách thường xuyên. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh đã đánh giá được các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về cán bộ cho hoạt động ngoại khóa TDTT còn nhiều khó khăn. Hầu hết các trường chưa bố trí được đội ngũ giáo viên TDTT tham gia phụ trách, hướng TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 70 dẫn học sinh tập luyện ngoại khóa một cách có hiệu quả; chưa có những hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa TDTT cho học sinh, trong khi nhu cầu của học sinh là tương đối cao (với tỷ lệ 73,33% học sinh có nhu cầu tham gia các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDDT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/2008/ QĐ-BGDDT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. [3] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, Hà Nội. [4] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa (2018), Báo cáo số 1305/BC-SGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2018 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Giáo dục thể chất và thể thao trường học năm học 2017 - 2018. [5] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội. [6] Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội. CURRENT SITUATION OF PRACTICING PHYSICAL EXTRACURRICULAR ACTIVITIES OF PRIMARY STUDENTS IN THANH HOA PROVINCE Dong Huong Lan ABSTRACT Extracurricular physical training is an extracurricular activity and is identified as one of the important solutions to physical development for students. In order to provide a practical basis for building and implementing solutions to organize extracurricular physical training and exercise to develop students' physicality, the research process has conducted a survey and assessment of the reality of extracurricular training activities of primary school student in Thanh Hoa province. Keywords: Extracurricular, physical, primary student. * Ngày nộp bài: 20/5/2020; Ngày gửi phản biện: 27/5/2020; Ngày duyệt đăng: 15/12/2020 * Bài báo này là kết quả nghiên cứu từ đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh, tỉnh Thanh Hóa
File đính kèm:
- thuc_trang_hoat_dong_tap_luyen_ngoai_khoa_the_duc_the_thao_c.pdf