Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế

Nhà trường là nơi tổ chức hoạt động học tập cho toàn thể học sinh, sinh viên (SV) trong trường. Để hoạt động diễn ra thống nhất và hiệu quả nhà trường phải xây dựng và đảm thực hiện nội quy học tập. Nội quy học tập được hiểu là những quy định đối với hành vi của người học đảm bảo cho hoạt động học tập được diễn ra có hiệu quả, đạt mục đích đã định. Nội quy và chấp hành nội quy tạo nên kỷ cương, nề nếp và tạo ra “Vẻ đẹp cho bộ mặt văn hóa của nhà trường” (Macarenco, dẫn theo Vũ Thị Hương Lý, 2013). Emmer,

Everston và Worsham (2003) cũng đã cho thấy sự cần thiết phải có các nội quy, quy tắc ứng xử trên lớp bằng cách giải thích như sau: các nội quy, quy tắc ứng xử ở mỗi lớp học là khác nhau, nhưng tất cả các lớp học quản lý hiệu quả đều cần đến chúng. Giáo viên không thể giảng dạy, học sinh không thể học tập hiệu quả nếu không có những quy định về hành vi ứng xử, như khi nào học sinh được đi lại trong lớp hoặc những hành động ngắt lời giáo viên, gây rối các bạn thì xử lí như thế nào. Tuy nhiên việc sử dụng các nội

quy không hiệu quả và thiếu các quy tắc ứng xử cho các hoạt động thường nhật trong lớp học, như kiểm tra sĩ số học sinh có mặt, tham gia thảo luận, nộp bài tập hoặc kiểm tra bài có thể gây lãng phí thời gian và làm giảm sự tập trung chú ý của các em. Để học sinh, sinh viên chấp hành tự giác những yêu cầu trong nội quy học tập, hình thành nề nếp học tập nhà trường cần tiến hành giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho các em. Giáo dục nội quy, nề nếp học tập chính là quá trình phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và hoạt động của đối tượng giáo dục được tiến hành có mục đích, có tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, thói quen hành vi phù hợp với những yêu cầu trong nội quy học tập. Qua thực tiễn hoạt động tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế chúng tôi nhận thấy việc chấp hành nội quy, hình thành nề nếp học tập của SV chưa tốt. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục nội quy,

nề nếp học tập cho SV tại trường. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là 362 SV năm thứ nhất năm học 2016-2017 và 30 cán bộ, giảng viên trực tiếp làm việc với SV trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 1

Trang 1

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 2

Trang 2

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 3

Trang 3

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 4

Trang 4

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 5

Trang 5

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 6

Trang 6

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 7

Trang 7

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 8

Trang 8

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 9

Trang 9

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 08/01/2024 6220
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế

Thực trạng giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư Phạm, đại học Huế
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 03(47)/2018: tr. 95-104 
Ngày nhận bài: 11/12/2017; Hoàn thành phản biện: 04/01/2018; Ngày nhận đăng: 08/01/2018 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NỘI QUY, NỀ NẾP HỌC TẬP 
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 
 NGUYỄN THỊ HÀ 
 Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: nguyenhatlgd08@gmail.com 
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục nội 
quy, nề nếp học tập cho sinh viên trường đại học Sư phạm-Đại học Huế năm 
học 2016-2017. Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi 
đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng thực hiện nội quy, nề nếp 
của sinh viên. 
Từ khóa: nội quy, nề nếp, học tập, thực trạng, giáo dục 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhà trường là nơi tổ chức hoạt động học tập cho toàn thể học sinh, sinh viên (SV) trong 
trường. Để hoạt động diễn ra thống nhất và hiệu quả nhà trường phải xây dựng và đảm 
thực hiện nội quy học tập. Nội quy học tập được hiểu là những quy định đối với hành vi 
của người học đảm bảo cho hoạt động học tập được diễn ra có hiệu quả, đạt mục đích đã 
định. Nội quy và chấp hành nội quy tạo nên kỷ cương, nề nếp và tạo ra “Vẻ đẹp cho bộ 
mặt văn hóa của nhà trường” (Macarenco, dẫn theo Vũ Thị Hương Lý, 2013). Emmer, 
Everston và Worsham (2003) cũng đã cho thấy sự cần thiết phải có các nội quy, quy tắc 
ứng xử trên lớp bằng cách giải thích như sau: các nội quy, quy tắc ứng xử ở mỗi lớp học 
là khác nhau, nhưng tất cả các lớp học quản lý hiệu quả đều cần đến chúng. Giáo viên 
không thể giảng dạy, học sinh không thể học tập hiệu quả nếu không có những quy định 
về hành vi ứng xử, như khi nào học sinh được đi lại trong lớp hoặc những hành động 
ngắt lời giáo viên, gây rối các bạn thì xử lí như thế nào. Tuy nhiên việc sử dụng các nội 
quy không hiệu quả và thiếu các quy tắc ứng xử cho các hoạt động thường nhật trong 
lớp học, như kiểm tra sĩ số học sinh có mặt, tham gia thảo luận, nộp bài tập hoặc kiểm 
tra bài có thể gây lãng phí thời gian và làm giảm sự tập trung chú ý của các em. Để học 
sinh, sinh viên chấp hành tự giác những yêu cầu trong nội quy học tập, hình thành nề 
nếp học tập nhà trường cần tiến hành giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho các em. Giáo 
dục nội quy, nề nếp học tập chính là quá trình phối hợp thống nhất giữa hoạt động của 
nhà giáo dục và hoạt động của đối tượng giáo dục được tiến hành có mục đích, có tổ 
chức nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, thói quen hành vi phù hợp với 
những yêu cầu trong nội quy học tập. Qua thực tiễn hoạt động tại trường Đại học Sư 
phạm, Đại học Huế chúng tôi nhận thấy việc chấp hành nội quy, hình thành nề nếp học 
tập của SV chưa tốt. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục nội quy, 
nề nếp học tập cho SV tại trường. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là 362 SV 
năm thứ nhất năm học 2016-2017 và 30 cán bộ, giảng viên trực tiếp làm việc với SV 
trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chúng tôi 
96 NGUYỄN THỊ HÀ 
đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao kết quả giáo dục nội quy, nề nếp học tập 
cho SV. 
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
2.1. Nhận thức về vai trò của giáo dục nội quy, nề nếp cho sinh viên 
Nhận thức về vai trò của giáo dục nội quy, nề nếp học có vai trò rất quan trọng đối với 
việc thực hiện và đảm bảo hiệu quả giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho SV. Kết quả 
nghiên cứu nhận thức về vai trò của giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho SV được thể 
hiện ở Bảng 1. 
Bảng 1. Nhận thức về vai trò của giáo dục nội quy, nề nếp cho sinh viên 
Vai trò 
Sinh viên Giảng viên Tổng 
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 
Không quan trọng 1 0,28 0 0 1 0,15 
Bình thường 17 4,69 0 0 17 4,34 
Quan trọng 181 50,0 13 43,33 194 49,49 
Rất quan trọng 163 45,03 17 56,67 180 46,02 
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy hầu hết SV (chiếm 95,03%) đánh giá cao vai trò của giáo 
dục nội quy, nề nếp học tập cho SV. Trong đó 45,03% số SV đánh giá ở mức “Rất quan 
trọng” và 50,0% đánh giá ở mức “Quan trọng”. Số SV đánh giá ở mức “Bình thường” 
và “Không quan trọng” chiếm tỷ lệ thấp (4,69% và 0,28%). Về phía GV, có đến 
56,67% GV được hỏi đánh giá ở mức “Rất quan trọng” và 43,33% đánh giá ở mức 
“Quan trọng”. 
Như vậy, các GV và hầu hết SV đều đánh giá cao vai trò của giáo dục nội quy, nề nếp 
học tập cho SV trong nhà trường. Do đó, nhà trường cần quan tâm thực hiện tốt, có biện 
pháp, hình thức giáo dục phù hợp giúp SV nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cho 
bản thân. 
2.2. Các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho 
sinh viên 
Để giáo dục đạt kết cao, cần đảm bảo có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục : 
GV, cán bộ quản lý SV, GV cố vấn học tập, các cán bộ công nhân viên trong các tổ 
chức chính trị - xã hội... trong nhà trường. Kết quả tìm hiểu về các lực lượng giáo dục 
tham gia vào quá trình giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho SV được thể hiện ở Bảng 2. 
K ... háp khác 1.99 .633 1.70 .794 .628 
 Ghi chú: 1≤ �̅� ≤3. Điểm trung bình càng cao mức độ sử dụng càng cao 
2.4. Kết quả giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên 
2.4.1. Nhận thức về nội quy, nề nếp học tập 
Kết quả giáo dục nội quy, nề nếp học tập trước hết được thể hiện ở nhận thức, sự hiểu 
biết của đối tượng giáo dục về những nội dung, cách thực hiện, ý nghĩa cá nhân và xã 
hội của nội quy, nề nếp học tập. Nhận thức đúng, đủ SV mới có thể chấp hành tốt nội 
quy, quy hình thành nề nếp học tập được. Kết quả thu được khi chúng tôi tìm hiểu nhận 
thức của SV về nội quy, nề nếp học tập được thể hiện trong Bảng 4. 
Kết quả Bảng 4 cho thấy, số SV và GV được hỏi đánh giá chưa cao về kết quả nhận 
thức của SV về nội quy, nề nếp học tập. Chỉ có 33,93% cho rằng SV có nhận thức “Tốt: 
Hiểu đúng, nhớ đầy đủ”. Tỷ lệ đánh giá ở mức “Khá: Hiểu đúng, nhớ tương đối đầy 
đủ” cao nhất, chiếm 36,73%. Có đến 24,23% GV và SV đánh giá ở mức “Trung bình: 
Hiểu, nhớ nhưng chưa đầy đủ” và 5,36% đánh giá ở mức “Yếu: Hiểu chỗ đúng, chỗ sai, 
nhớ không đầy đủ, chính xác”. 
Kết quả phỏng vấn sâu một số SV chúng tôi biết được SV chủ yếu chưa hiểu, nhớ đầy 
đủ về ý nghĩa của việc thực hiện các quy định trong nội quy học tập và hình thành nề 
nếp học tập đối với SV và nhà trường. Những SV này cũng cho biết biết hầu hết GV chỉ 
nêu ra những yêu cầu cần phải thực hiện, rất ít khi khi giải thích cho SV nhận thấy lợi 
ích của việc thực hiện những yêu cầu đó. Một sinh viên Nữ khoa Sinh học khi được hỏi 
về các lý do khác dẫn đến sinh viên vi phạm nội quy học tập đã cho biết: “Tại sao 
chúng em không được mang áo thun, dép cao gót? Em nghĩ chỉ cần nhìn lịch sự là 
được”. Sinh viên này cũng cho rằng “mặc áo thun không cổ, đi giày, mặc quần jean 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NỘI QUY, NỀ NẾP HỌC TẬP CHO SINH VIÊN 99 
cũng rất lịch sự và còn thoải mái nữa nên chúng em thích” . Do vậy, các lực lượng giáo 
dục đặc biệt là đội ngũ GV cố vấn học tập, GV giảng dạy bộ môn trong quá trình giáo 
dục cần quan tâm hơn về giáo dục ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa tập thể của từng quy định 
trong nội quy học tập. Chỉ khi SV nhận thấy những lợi ích do tuân thủ nội quy mang lại 
cho bản thân mới có động lực để tự giác thực hiện. 
Bảng 4. Nhận thức về nội quy, nề nếp học tập của SV 
Kết quả nhận thức 
Sinh viên Giảng viên Tổng 
SL TL % SL TL % SL TL% 
Tốt: Hiểu đúng, nhớ đầy đủ về nội 
quy, nề nếp học tập 
118 32,51 15 50 133 33,93 
Khá: Hiểu đúng, nhớ tương đối đầy 
đủ về nội quy, nề nếp học tập 
132 36,36 12 40 144 36,73 
Trung bình: Hiểu, nhớ nhưng chưa 
đầy đủ, chính xác về nội quy, nề nếp 
học tập 
92 25,34 3 10 95 24,23 
Yếu: Hiểu chỗ đúng, chỗ sai, chưa 
chính xác, không nhớ đầy đủ về nội 
quy, nề nếp học tập 
21 5,79 0 0 21 5,36 
Kém: Hiểu sai, không hiểu, không 
nhớ về nội quy, nề nếp học tập 
0 0 0 0 0 0 
2.4.2. Thái độ chấp hành nội quy, nề nếp học tập của sinh viên 
Để tìm hiểu về thái độ chấp hành nội quy, nề nếp học tập của SV chúng tôi đưa ra câu 
hỏi với 5 đáp án lựa chọn từ mức cao nhất là Tốt đến mức thấp nhấp là yếu để SV tự 
đánh giá. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 5. 
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy, Thái độ “Trung bình: Chưa tự giác, miễn cưỡng thực hiện 
khi có sự quản lý giám sát của giảng viên, người khác” có tỷ lệ lựa chọn cao nhất, 
chiếm 33,93%. Thái độ “Tốt: tự giác thực hiện không cần quản lý, nhắc nhở, giám sát” 
có tỷ lệ lựa chọn xếp thứ hai nhưng chỉ chiếm 31,12%. Đặc biệt, vẫn còn đến 5,8% GV 
và SV đánh giá thái độ của SV ở mức “Yếu: Chưa tự giác, luôn để thầy cô và cán bộ 
quản lý nhắc nhở, phê bình, thường xuyên vi phạm nội quy”. 
Nhìn chung, theo đánh giá của SV và GV thái độ chấp hành nội quy, nề nếp học tập ở 
SV chưa tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nội quy, nề nếp học 
tập ở SV. Các lực lượng giáo dục trong đó có các bộ quản lý, giảng viên giảng dạy, 
giảng viên cố vấn học tập, sinh viên cần nhanh chóng, nghiêm túc nhìn nhận lại quá 
trình giáo dục để xác định những biện pháp thiết thực giúp hình thành ở SV thái độ tích 
cực đối với việc thực hiện nội quy học tập nói riêng và nội quy trường học nói chung. 
100 NGUYỄN THỊ HÀ 
Bảng 5. Thái độ chấp hành nội quy, nề nếp học tập của sinh viên 
Thái độ chấp hành 
Sinh viên Giảng viên Tổng 
SL TL % SL TL % SL TL% 
Tốt (tự giác thực hiện không cần quản lý, 
nhắc nhở, giám sát) 
112 30,94 10 33,33 122 31,12 
Khá (tự giác thực hiện nhưng chưa cao lắm) 97 26,80 19 63,33 116 29,59 
Trung bình (chưa tự giác, miễn cưỡng thực 
hiện khi có sự quản lý giám sát của giảng 
viên, người khác) 
132 36,46 1 3,33 133 33,93 
Yếu (chưa tự giác, luôn để thầy cô và cán 
bộ quản lý nhắc nhở, phê bình, thường 
xuyên vi phạm nội quy) 
21 5,80 0 0 21 5,36 
Kém (thiếu tự giác, luôn bị phê bình, trách 
phạt, vi phạm nội quy có hệ thống) 
0 0 0 0 0 0 
2.4.3. Mức độ thực hiện các yêu cầu trong nội quy học tập 
Biểu hiện hành vi chấp hành yêu cầu nội quy học tập là nơi thể hiện rõ nhất và tập trung 
nhất kết quả giáo dục. Để tìm hiểu về mức độ thực hiện các yêu cầu trong nội quy học 
tập của SV chúng tôi đưa ra 5 đáp án lựa chọn từ thấp nhất là “Chưa bao giờ” đến cao 
nhất là “Rất thường xuyên” cho từng biểu hiện. Kết quả được thể hiện trong Bảng 6. 
Bảng 6. Mức độ thực hiện các hành vi quy định trong nội quy học tập 
Hành vi 
Sinh viên Giảng viên 
P 
Chung 
�̅� SD �̅� SD �̅� SD 
Đến đúng giờ học, giờ tự học 3,82 0,844 3,40 0,724 0,002* 3,61 0,784 
Giữ trật tự, không làm việc 
riêng trong giờ học, giờ tự học 
3,47 0,965 4,07 0,828 0,38 3,77 0,896 
Xin phép khi nghỉ học 3,62 0,914 3,23 0,728 0,74 3,42 0,821 
Tôn trọng thầy cô giáo 4,43 0,905 4,33 0,711 0,21 4,38 0,808 
Mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự, 
gọn gàng, nghiêm túc 
4,15 0,800 4,33 0,479 0,074* 4,24 0,639 
Nói năng lễ độ, hòa nhã, không 
nói tục, chửi thề 
3,88 0,998 4,53 0,507 0.00* 4,21 0,752 
Đi nhẹ nhàng, không xô đẩy, 
nô đùa, to tiếng làm mất trật tự 
ảnh hưởng đến lớp học 
3,71 0,933 3,73 0,450 0,969 3,72 0,691 
Có mặt tại lớp trước 5 phút 
(giờ lý thuyết), 10 phút (giờ 
thực hành) 
3,40 0,972 3,90 0,05 0,14 3,65 0,511 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NỘI QUY, NỀ NẾP HỌC TẬP CHO SINH VIÊN 101 
Giữ trật tự, tự giác đứng lên 
chào khi giáo viên vào và rời 
khỏi lớp 
4,02 0,962 4,37 0,490 0,175 4,19 0,726 
Đeo bảng tên trong giờ học 3,51 0,990 3,39 0,495 0,398 3,45 0,742 
Giơ tay khi muốn nói 3,78 0,934 4,60 0,498 0,00* 4,19 0,716 
Ra vào lớp khi được giáo viên 
cho phép 
4,07 0,886 4,20 0,407 0,61 
4,13 0,646 
Tắt nguồn điện, quạt, máy 
chiếu, đóng cửa phòng học 
trước khi ra về hoặc chuyển 
sang phòng khác 
3,77 0,977 3,80 0,664 0,33 3,78 0,820 
Mặc áo dài/Bỏ áo trong quần, 
mang cà vạt vào ngày thứ 2 và 
ngày thi 
4,01 0,994 4,27 0,740 0,033* 4,14 0,867 
Học thay cho sinh viên khác 1,66 0,932 1,57 1,006 0,938 1,62 0,969 
Nhờ sinh viên khác đi học thay 1,59 0,893 1,23 0,430 0,84 1,41 0,661 
Thi, kiểm tra thay cho sinh 
viên khác 
1,00 0,000 1,00 0,000 0,115 1,00 0 
Nhờ sinh viên khác thi, kiểm 
tra thay 
1,00 0,000 1,00 0,000 0,209 1,00 0 
Nhờ người khác làm tiểu luận, 
bài tập lớn 
1,22 0,529 1,07 0,254 0,178 1,15 0,391 
Sao chép tiểu luận, bài tập lớn 1,45 0,794 1,31 0,471 0,493 1,38 0,632 
Mang tài liệu vào phòng thi 1,58 0,853 1,27 0,450 0,084* 1,43 0,651 
Viết, vẽ nội dung không liên 
quan vào bài thi 
1,17 0,499 1,00 0,000 0,085* 1,09 0,249 
Bỏ thi không có lý do chính 
đáng 
1,10 0,434 1,00 0,000 0,007* 1,05 0,217 
Uống rượu, bia trước khi đến 
lớp 
1,30 0,714 1,00 0,000 0,039* 1,15 0,357 
Mặc quần lửng, áo thun không 
cổ, đi dép lê, dép cao gót 
2,31 1,019 2,67 0,479 0,115 2,49 0,749 
Mang thức ăn, đồ uống vào lớp 
học 
3,14 0,975 1,83 0,648 0,00* 2,49 0,811 
Sử dụng điện thoại trong giờ 
học 
2,35 1,920 1,27 0,450 0,001* 1,81 1,185 
Làm việc riêng trong giờ học 1,76 0,923 1,20 0,407 0,005* 1,48 0,665 
Ngủ trong giờ học 2,35 0,920 1,23 0,430 0,00* 1,79 0,675 
Ghi chú: 1≤�̅� ≤5. Điểm trung bình càng cao mức độ thực hiện càng cao 
Theo đánh giá của GV và SV, Hành vi được SV thực hiện ở mức độ “Rất thường 
xuyên” là “Tôn trọng thầy cô giáo”. Bản thân các thầy cô cũng cảm nhận được sự tôn 
102 NGUYỄN THỊ HÀ 
trọng thường xuyên từ SV. Đây không chỉ là hành vi chấp hành nội quy học tập, nhà 
trường mà còn là hành vi văn minh, văn hóa nơi trường học, góp phần quan trọng trong 
việc tạo dựng môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, tích cực. 
Những hành vi được SV “Thường xuyên thực hiện” có: Ra vào lớp khi được giáo viên 
cho phép; Mặc áo dài/ bỏ áo trong quần, mang cà vạt vào ngày thứ 2 và ngày thi; Giơ 
tay khi muốn nói; Tắt nguồn điện, quạt, máy chiếu, đóng cửa phòng học trước khi ra về 
hoặc chuyển sang phòng khác; Đến đúng giờ học, giờ tự học; Xin phép khi nghỉ học, 
mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng. Lịch sự, nghiêm túc, nói năng lễ độ, hòa nhã, không 
nói tục, chửi thể; Giữ trật tự, không làm việc riêng trong giờ học, giờ tự học; Đi nhẹ 
nhàng, không xô đẩy, nô đùa, to tiếng làm mất trật tự ảnh hưởng đến lớp học; Có mặt tại 
lớp trước 5 phút (giờ lý thuyết), 10 phút (giờ thực hành); Đeo bảng tên trong giờ học; 
Sử dụng điện thoại trong giờ học. 
Hành vi được SV thực hiện ở mức độ “Thỉnh thoảng” là Mang thức ăn đồ uống vào lớp học. 
Những hành vi SV “Đôi khi” thực hiện có Ngủ trong giờ học; Làm việc riêng trong giờ 
học; Mặc quần lửng, áo thun không cổ, đi dép lê, dép cao gót đến lớp. 
Vẫn còn một số SV cho rằng có lúc đi học thay cho SV khác; nhờ SV khác học thay; 
Mang tài liệu vào phòng thi; viết, vẽ những nội dung không liên quan vào bài thi; uống 
rượu, bia trước khi đến lớp; Làm việc riêng trong giờ học. 
So sánh giữa đánh giá của SV với đánh giá của GV cho thấy có sự khác biệt về đánh 
giá về mức độ thực hiện nội quy học tập ở SV. Những hành vi được SV đánh giá ở mức 
độ thực hiện cao hơn GV là Đến đúng giờ học, giờ tự học; Mang tài liệu vào phòng thi; 
Vẽ, viết những nội dung không liên quan vào bài thi; Bỏ thi không có lý do chính đánh; 
uống rượu, bia trước khi đến lơp; Mang thức ăn, đồ uống vào lớp học; Gục đầu xuống 
bàn ngủ. Đây hầu hết là những hành vi không được phép thực hiện theo quy định trong 
nội quy học tập. Điều này một mặt cho thấy phần nào sự trung thực của SV khi đánh giá 
về hành vi của bản thân; mặt khác cho thấy sự đánh giá của GV chưa phản ánh hết thực 
trạng hành vi chấp hành nội quy học tập của SV. 
Nhìn chung, việc chấp hành nội quy học tập của SV chưa cao. Có những biểu hiện vi 
phạm và không chấp hành yêu cầu của nội quy học tập nhưng GV chưa phát hiện kịp 
thời. Tìm hiểu nguyên nhân của những hành vi vi phạm nội quy học tập, chúng tôi được 
biết, những nguyên nhân chủ yếu chính là “Do không nhận thấy được ý nghĩa của việc 
chấp hành nội quy”(chiếm 45,41%), “Do chưa có thói quen thực hiện”(chiếm 
42,86%),“Do hình thức xử phạt chưa đủ mạnh”(chiếm 36,99%), và “Do các bạn khác 
cũng không thực hiện” (chiếm 33,93%). Một sinh viên nữ khoa Địa Lý cho biết: “Đội 
cờ đỏ đôi khi còn lơ là. Ví dụ: chỉ giữ các bạn không mang áo dài lại, còn mang dép lê, 
áo bun không cổ, không mang bảng tên hay không cavat thì bị nhắc nhở nhẹ hoặc 
không nhắc nhở. Sinh viên không mang áo dài chỉ bị nhắc nhở mà không ghi tên và có 
hình thức xử phạt. Chỉ chú trọng đầu buổi, còn giữa buổi thì thả lỏng không kiểm tra. 
Một số giảng viên chưa chú ý đến việc thực hiện nội quy, nề nếp của sinh viên” 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NỘI QUY, NỀ NẾP HỌC TẬP CHO SINH VIÊN 103 
Nhìn chung, việc chấp hành nội quy học tập của SV chưa cao. Có những biểu hiện vi 
phạm và không chấp hành yêu cầu của nội quy học tập nhưng GV chưa phát hiện kịp 
thời. Tìm hiểu nguyên nhân của những hành vi vi phạm nội quy học tập, chúng tôi được 
biết, những nguyên nhân chủ yếu chính là “Do không nhận thấy được ý nghĩa của việc 
chấp hành nội quy”(chiếm 46,68%), “Do chưa có thói quen thực hiện”(chiếm 
46,19%),“Do hình thức xử phạt chưa đủ mạnh”(chiếm 43,64%), và “Do các bạn khác 
cũng không thực hiện” (chiếm 39,50%). 
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Việc giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho SV đã đạt được những kết quả nhất định giúp 
SV có những hiểu biết tương đối đầy đủ về nội quy, nề nếp học tập; có ý thức tự giác, 
chủ động trong chấp hành nội quy. Điều này góp phần xây dựng môi trường nhà trường 
kỷ luật, kỷ cương và nề nếp. Tuy nhiên, việc rèn luyện giá dục nội quy, nề nếp học tập 
cho sinh viên vẫn còn những tồn tại cần phải được khắc phục như: phương pháp giáo 
dục mới chỉ tập trung nhiều vào tác động lên nhận thức của SV, các lực lượng giáo dục 
chưa thực hiện tốt vai trò của mình, vai trò của cố vấn học tập và giảng viên giảng dạy 
bộ môn chưa được phát huy hết; thái độ chấp hành nội quy học tập của SV chưa cao,... 
Căn cứ vào thực trạng, kết hợp với việc tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của thực trạng, 
chúng tôi đề xuất các biện pháp giúp nâng cao kết quả và hiệu quả giáo dục nội quy, nề 
nếp cho SV sau: 
- Thứ nhất, tổ chức diễn đàn Sinh viên Sư phạm thực hiện nội quy, nề nếp học tập ngay 
từ đầu năm học. 
- Thứ hai, xây dựng, ban hành nội quy học tập trong từng lớp học và trong phạm vi toàn trường. 
- Thứ ba, xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên. 
- Thứ tư, tập luyện hành vi chấp hành nghiêm túc nội quy, nề nếp học tập thường xuyên. 
- Thứ năm, tổ chức thi đua xây dựng nhà trường kỷ cương, nề nếp trong trong từng khoa 
đến phạm vi toàn trường. 
- Thứ sáu, tạo dư luận tập thể để kích thích và điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi 
chấp hành nội quy, nề nếp học tập cho sinh viên. 
- Thứ bảy, quản lý chặt chẽ, nghiêm túc việc thực hiện các yêu cầu, nội quy, nề nếp 
trong hoạt động đào tạo nhằm tạo môi trường rèn luyện thói quen hành vi chấp hành nội 
quy, nề nếp học tập. 
Các biện pháp chúng tôi đưa ra được dựa trên những cở sở lý luận và thực tiễn nên có 
khả năng cải thiện thực trạng chấp hành nội quy học tập của sinh viên. Chúng tôi mong 
muốn các biện pháp này sẽ được các lực lượng giáo dục trong nhà trường quan tâm thực 
hiện một cách tốt nhất góp phần hình thành dần thói quen hành vi chấp hành nội quy 
học tập nói riêng và nội quy nhà trường nói chung. 
104 NGUYỄN THỊ HÀ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Hương Ly (2013). Giáo dục tính kỷ luật học tập cho Sinh viên Cao đẳng 
Sư phạm trong đào tạo tín chỉ, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học 
[2] Phan Thanh Long (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Diện (2006). Lý luận 
giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Emmer, Everston và Worsham (2003). Quản lý lớp học hiệu quả, Nxb Giáo dục, Việt 
Nam. 
Title: THE STATUS OF EDUCATION LEARNING RULES OF REGULITION FOR 
STUDENTS OF UNIVERSITY OF EDUCATION, HUE UNIVERSITY 
Abstract: This article presents the results of research on the status of educational learning rules 
for students of University of Education, Hue University in 2016-2017. Based on the analysis of 
the results of the survey, we also propose measures to improve the current status of student 
behavior. 
Keywords: rules, order, learning, reality, education 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_noi_quy_ne_nep_hoc_tap_cho_sinh_vien_tru.pdf