Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam

Bóng đá là môn thể thao đƣợc đông đảo quần chúng yêu thích và tập luyện. Việc nghiên

cứu để phát triển môn thể thao này đƣợc các đơn vị quản lý nhà nƣớc, tổ chức xã hội và nhiều

nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã dần đi vào

“chuyên nghiệp” hơn. Nhiều câu lạc bộ đƣợc đầu tƣ mạnh về tài chính nhƣng mới chỉ quan tâm

đến thành tích của đội tuyển, còn hệ thống các đội trẻ (U19, U17, U15, U13, U11) nhìn chung

chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, đúng mức; các hoạt động đào tạo của trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

đang phân tán; sự quan tâm đầu tƣ chƣa hệ thống, đồng bộ.

Nhƣ chúng ta biết, việc đào tạo các cầu thủ trẻ là công việc cơ bản, cần thiết của mỗi câu

lạc bộ bóng đá. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo VĐV bóng đá trẻ có hiệu quả đòi hỏi nhiều điều

kiện, chẳng hạn nhƣ: sự quan tâm của các cấp ngành địa phƣơng, trình độ năng lực huấn luyện

viên, công tác tuyển chọn, các cuộc tham gia thi đấu trong năm, cơ sở trang thiết bị, chế độ đãi

ngộ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cầu thủ còn nhiều

bất cập, hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo VĐV bóng đá trẻ. Với tính cấp thiết đó, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất

các giải pháp góp phần củng cố, nâng cao chất lƣợng trong công tác đào tạo cầu thủ bóng đá.

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp: quan sát sƣ phạm; phỏng vấn; phƣơng

pháp phân tích tài liệu; toán học thống kê.

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 1

Trang 1

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 2

Trang 2

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 3

Trang 3

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 4

Trang 4

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 5

Trang 5

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 6

Trang 6

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13460
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
20 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC 
ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM 
 ThS. Nguyễn Công Thành1 
Tóm tắt: Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) bóng đá trẻ trên toàn quốc trong những 
năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, nhiều VĐV của các câu lạc bộ Hoàng Anh Gia 
Lai, Hà Nội, PVF, Viettel, Nghệ An, Thanh Hóa... có chất lượng cao làm nòng cốt cho đội tuyển 
trẻ Quốc gia ở các độ tuổi. Tuy nhiên, xem xét đánh giá một cách tổng thể còn nhiều vấn đề bất 
cập cần nghiên cứu, bàn luận. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ, 
tác giả đưa ra một số nhận xét và giải pháp hữu ích góp phần nâng cao công tác đào tạo VĐV 
bóng đá trẻ Việt Nam và công tác đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa trong thời gian tới. 
Từ khóa: Đào tạo; Vận động viên; Bóng đá trẻ; Việt Nam 
1. Đặt vấn đề 
Bóng đá là môn thể thao đƣợc đông đảo quần chúng yêu thích và tập luyện. Việc nghiên 
cứu để phát triển môn thể thao này đƣợc các đơn vị quản lý nhà nƣớc, tổ chức xã hội và nhiều 
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã dần đi vào 
“chuyên nghiệp” hơn. Nhiều câu lạc bộ đƣợc đầu tƣ mạnh về tài chính nhƣng mới chỉ quan tâm 
đến thành tích của đội tuyển, còn hệ thống các đội trẻ (U19, U17, U15, U13, U11) nhìn chung 
chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, đúng mức; các hoạt động đào tạo của trung tâm đào tạo bóng đá trẻ 
đang phân tán; sự quan tâm đầu tƣ chƣa hệ thống, đồng bộ. 
Nhƣ chúng ta biết, việc đào tạo các cầu thủ trẻ là công việc cơ bản, cần thiết của mỗi câu 
lạc bộ bóng đá. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo VĐV bóng đá trẻ có hiệu quả đòi hỏi nhiều điều 
kiện, chẳng hạn nhƣ: sự quan tâm của các cấp ngành địa phƣơng, trình độ năng lực huấn luyện 
viên, công tác tuyển chọn, các cuộc tham gia thi đấu trong năm, cơ sở trang thiết bị, chế độ đãi 
ngộ... Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cầu thủ còn nhiều 
bất cập, hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo VĐV bóng đá trẻ. Với tính cấp thiết đó, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất 
các giải pháp góp phần củng cố, nâng cao chất lƣợng trong công tác đào tạo cầu thủ bóng đá. 
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp: quan sát sƣ phạm; phỏng vấn; phƣơng 
pháp phân tích tài liệu; toán học thống kê. 
2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
2.1. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ 
Huấn luyện viên không chỉ làm công tác huấn luyện chuyên môn mà họ còn là một nhà 
quản lý, chuyên gia kinh tế và nhà tâm lý học. Công tác đào tạo VĐV nói chung và VĐV bóng 
đá trẻ nói riêng luôn khó khăn vất vả, trong đó đội ngũ huấn luyện viên đóng vai trò quan trọng 
trong công tác đào tạo. Huấn luyện viên ngoài chuyên môn tốt còn phải biết xây dựng các 
chƣơng trình giáo án, kế hoạch huấn luyện ngắn hạn, dài hạn. 
1
 Trung tâm Bồi dƣỡng năng khiếu TDTT, Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
21 
Để có thể đánh giá đƣợc thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ hiện nay một cách tƣơng 
đối chính xác, theo phƣơng pháp thống kê và xác suất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo 
sát tại 04 trung tâm bóng đá trẻ trên toàn quốc, gồm: Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa, 
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nam Định, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nghệ An, Trung tâm 
đào tạo bóng đá trẻ Hoàng Anh Gia Lai. 
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 28 nhà quản lý, huấn luyện viên, chuyên gia của 04 trung 
tâm đào tạo bóng đá trẻ trên về mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. 
Kết quả trình bày tại bảng 1. 
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của năng lực trong công tác 
huấn luyện bóng đá trẻ của huấn luyện viên (n=28) 
TT Nội dung 
Kết quả phỏng vấn 
χ2 P 
n % 
1 Rất quan trọng 25 90.62 
47.68 0.001 2 Quan trọng 3 9.38 
3 Không quan trọng 0 0.00 
 Tổng: 28 100% 
Kết quả phỏng vấn cho thấy, các nhà quản lý, huấn luyện viên, chuyên gia đều cho rằng 
công tác đánh giá năng lực huấn luyện viên trong đào tạo VĐV bóng đá trẻ đóng vai trò rất quan 
trọng chiếm tới 90.62%, mức quan trọng có tỷ lệ là 9.38% và mức không quan trọng tỉ lệ 0%. 
Trên cơ sở xác định tầm quan trọng, khả năng, năng lực trong công tác huấn luyện của 
huấn luyện viên bóng đá trẻ. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá các mặt liên quan trong công 
tác huấn luyện. 
Bảng 2: Kết quả khảo sát đánh giá các mặt trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ 
của huấn luyện viên (n=28) 
TT Nội dung 
Kết quả khảo sát 
Rất cần 
thiết 
Cần 
thiết 
Không 
cần thiết 
1 Tấm gƣơng đạo đức, lối sống 28 0 0 
2 Phong thái, khẩu lệnh trong huấn luyện 20 8 0 
3 Thị phạm chuyên môn kỹ thuật 28 0 0 
4 Khả năng phân tích, giảng giải kỹ thuật, bài tập chiến thuật 28 0 0 
5 Khả năng đọc trận đấu 28 0 0 
6 Khả năng phân chia thời gian huấn luyện trong một buổi tập 18 10 0 
7 Khả năng quản lý cầu thủ trƣớc, trong, sau buổi tập 28 0 0 
8 Khả năng soạn chƣơng trình, giáo án huấn luyện 28 0 0 
Kết quả khảo sát bảng 2 cho thấy trong 8 tiêu chí đƣa ra, mức rất cần thiết 6/8 đạt 75%, 
mức cần thiết 2/8 đạt 25%, mức không cần thiết không có. Nhƣ vậy, để là một huấn luyện viên 
tốt cần đáp ứng các yêu cầu ngoài khả năng chuyên môn còn cần các yêu cầu về mặt đạo đức, lối 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
22 
sống, có kỹ năng quản lý VĐV, khả năng nắm bắt tâm lý lứa tuổi, tâm tƣ tình cảm VĐV... Huấn 
luyện viên là hình ảnh sống mô phạm để VĐV lấy đó làm chuẩn mực, hình thành kỹ năng động 
tác cho mình. Thành tích thể thao mà huấn luyện viên đạt đƣợc cũng có ý nghĩa rất quan trọng 
ảnh hƣởng đến uy tín của mình, vì trên một chừng mực nhất định, đó có thể là mục tiêu phấn đấu 
của VĐV. 
2.2. Thực trạng hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các trung tâm đào tạo 
bóng đá trẻ 
Xác định công tác tuyển chọn là then chốt, tạo tiền đề cho công tác huấn luyện đạt hiệu quả 
cao, tránh lãng phí tiền bạc, công sức sau này. 
Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ, chúng tôi 
tiến hành khảo sát về những hình thức và phƣơng pháp tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ tại các 
trung tâm, sau đó tiến hành so sánh với những trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các 
tỉnh, thành phố, hay nói cách khác là các tỉnh có đội tham gia thi đấu các giải bóng đá thiếu niên, 
nhi đồng toàn quốc. Để từ đó đánh giá mức độ khác biệt giữa hình thức và phƣơng pháp tuyển 
chọn đào tạo VĐV. Kết quả trình bày tại bảng 3. 
Bảng 3: Kết quả khảo sát hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các trung tâm đào 
tạo bóng đá trẻ 
TT Nội dung 
Kết quả khảo sát 
Trung tâm 
đào tạo 
bóng đá trẻ 
Thanh Hóa 
Trung tâm 
đào tạo 
bóng đá trẻ 
Nam Định 
Trung tâm 
đào tạo 
bóng đá trẻ 
Nghệ An 
Trung tâm 
đào tạo 
bóng đá trẻ 
Hoàng Anh 
Gia Lai 
Trung tâm 
đào tạo 
VĐV BĐ 
trẻ của các 
tỉnh* 
(1) (2) (3) (4) (5) 
Hình thức tuyển chọn 
1 
Tuyển chọn thông qua các 
giải thi đấu 
x x x x x 
2 
Tổ chức thi tuyển chọn tại 
đơn vị đào tạo 
x x x x 
3 
Tổ chức thi tuyển chọn tại 
các địa phƣơng 
x x x x 
4 
Liên kết, phối hợp với các 
địa phƣơng có VĐV bóng 
đá trẻ 
x x x x 
5 
Vận động phụ huynh, học 
sinh tham gia thi tuyển 
chọn 
x 
Phƣơng pháp tuyển chọn 
6 Tuyển chọn theo các chỉ 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
23 
tiêu, tiêu chuẩn khoa học 
7 
Tuyển chọn dựa vào kinh 
nghiệm của HLV 
x 
8 
Sử dụng theo các chỉ tiêu 
khoa học kết hợp với kinh 
nghiệm 
x x x x 
* Gồm 08 trung tâm, đơn vị có đội tham gia thi đấu vòng loại và vòng chung kết giải Bóng đá Thiếu niên, 
Nhi đồng toàn quốc là: Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Tây Ninh, Cà Mau. 
Qua bảng 3 cho thấy: 
Về hình thức tuyển chọn: 
Hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ đƣợc các trung tâm sử dụng đa dạng. Có 4/4 trung 
tâm sử dụng hình thức tổ chức thi tuyển chọn tại đơn vị đào tạo và tổ chức thi tuyển chọn tại các 
địa phƣơng; Cả 4/4 trung tâm đều sử dụng hình thức tuyển chọn thông qua các giải thi đấu và 
liên kết, phối hợp với các địa phƣơng có VĐV bóng đá trẻ. 
Khi so sánh với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố cho 
thấy có sự khác biệt lớn về hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. Ở các trung tâm có đào tạo 
VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố chỉ sử dụng hình thức tuyển chọn thông qua các giải thi 
đấu và sau đó là vận động phụ huynh, học sinh tham gia thi tuyển chọn. Các hình thức tuyển 
chọn đƣợc cho là đảm bảo quy tắc, quy trình thì những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ cấp tỉnh 
không áp dụng. 
Về phương pháp tuyển chọn: 
Phƣơng pháp tuyển chọn đƣợc 4/4 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ áp dụng đó là sử dụng theo 
các chỉ tiêu khoa học kết hợp với kinh nghiệm. Không có trung tâm nào tuyển chọn chỉ dựa vào 
chỉ tiêu, tiêu chuẩn khoa học. Đối với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, 
thành phố chỉ sử dụng phƣơng pháp tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm của HLV. Đây là phƣơng 
pháp quan trọng nhƣng chƣa đủ để tuyển lựa đƣợc những VĐV thực sự có tài năng. 
2.3. Thực trạng tham gia các giải thi đấu của các đội bóng đá tại các trung tâm đào tạo 
bóng đá trẻ 
Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức thi đấu hàng năm theo kế hoạch. Các cuộc thi đấu 
giải bóng đá trẻ tổ chức 01 năm một lần. Do đó, cơ hội cho các cầu thủ tham gia thực tế thi đấu 
là rất ít, khiến trình độ bóng đá của các cầu thủ phát triển chậm do ít đƣợc cọ xát nâng cao bản 
lĩnh thi đấu. Các trận thi đấu của các cầu thủ trẻ trong năm rất hạn chế. Kết quả trình bày tại 
bảng 4. 
Bảng 4: Kết quả khảo sát các trận đấu trong năm của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
24 
Giải 
đấu 
Thời gian thi đấu 
Các trận 
đấu vòng 
loại 
Các trận 
đấu vòng 
chung kết 
U21 Vòng loại: 18/6 đến 18/7 
VCK: 25/3 đến 15/4 
3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
U19 Vòng loại: chia khu vực đá lƣợt đi, về 26/5 đến 25/6 
VCK: 21/7 đến 30/7 
6 đến 8 trận 3 đến 6 trận 
U17 Vòng loại: 26/5 đến 25/6 
VCK: 21/7 đến 30/7 
3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
U15 Vòng loại: 10/6 đến 10/7 
VCK: 20/7 đến 31/7 
3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
U13 Vòng loại: 01/6 đến 20/6 
VCK: 26/6 đến 10/7 
3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
U11 Vòng loại: 10/6 đến 10/7 
VCK: 16/7 đến 25/7 
3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
 HKPĐ cấp tỉnh cấp QG cho U11-U13 3 đến 5 trận 3 đến 6 trận 
Kết quả khảo sát bảng 4 cho thấy: Công tác huấn luyện tiến hành cả năm, nhƣng tổ chức 
thi đấu các giải để VĐV đƣợc tham gia cọ sát, tích lũy kinh nghiệm là rất ít. Trong năm,mỗi đội 
bóng đá trẻ đƣợc tham gia giải một lần. Tiến hành thi đấu vòng loại, thông thƣờng có chia bảng 
đấu đƣợc 4 đến 5 trận, nếu đội nào vào đến bán kết, chung kết thì đƣợc thi đấu thêm 2 đến 3 trận. 
Vào vòng chung kết toàn quốc đƣợc thi đấu cũng nhƣ vòng bảng. Riêng U19 có cải tiến thi đấu 
lƣợt đi, lƣợt về nên cũng cải thiện đƣợc phần nào công tác tổ chức thi đấu. Nhƣ vậy, bình quân 
mỗi đội trong năm đƣợc thi đấu chính thức khoảng 5 đến 10 trận. 
2.4. Thực trạng cơ sở vật chất tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ 
Thiết bị và phƣơng tiện tập luyện đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và thi đấu 
của bất kỳ môn thể thao nào. Thiết bị đào tạo không đầy đủ cũng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu suất của 
công tác huấn luyện. Hiện tại, một số tỉnh, thành phố chỉ có sân bóng đá để tổ chức thi đấu, thiếu 
các sân phụ trợ tốt để tổ chức tập luyện. Một số câu lạc bộ bóng đá có hệ thống cơ sở vật chất 
tƣơng đối tốt về sân tập luyện, sân thi đấu; tổ hợp khoa học thể thao, chăm sóc sức khỏe chuyên 
biệt; hệ thống giải trí ngoài giờ tập luyện; ký túc xá tiện nghi nhƣ Câu lạc bộ bóng đá Nam Định, 
Câu lạc bộ bóng đá Viettel, Câu lạc bộ bóng đá Gia Lai, Câu lạc bộ bóng đá PVF... còn các trung 
tâm khác cơ bản không có đƣợc hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu tập luyện. 
Theo thống kê, các hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn rất tốt chiếm 15% nhƣ: Câu 
lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, Câu lạc bộ bóng đá Viettel, Câu 
lạc bộ bóng đá Đà Nẵng, Câu lạc bộ bóng đá PVF... Chất lƣợng tốt đạt 20%, điều kiện đào tạo nói 
chung là 30% và các cơ sở đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo bóng đá trẻ là 35%. Đây 
cũng là một vấn đề khó khăn cho công tác đào tạo huấn luyện. 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
25 
Bảng 5: Tình hình trang thiết bị và sân bãi tập luyện tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ 
3. Kết luận 
Từ thực trạng nêu trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để công tác công tác đào tạo 
VĐV bóng đá ở các trung tâm đào tạo bóng đá ngày càng phát triển, đáp ứng công tác đào tạo 
VĐV bóng đá trẻ Việt Nam. 
Thứ nhất: Chú trọng cải thiện nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện viên qua các hoạt động 
nhƣ: tham gia các hội thảo, tổ chức các lớp tập huấn công tác huấn luyện các cấp từ cơ sở đến 
nâng cao. 
Thứ hai: Hoàn thiện tiêu chí công tác tuyển chọn và hình thức tuyển chọn đa dạng, khoa 
học, đảm bảo đánh giá, phát hiện đƣợc những vận động viên có năng khiếu, tài năng bóng đá 
tránh đào tạo nhầm, lãng phí tiền bạc. 
Thứ tư: Tăng cƣờng giao lƣu, học hỏi, thi đấu các trận đấu tập, cọ sát đƣợc nâng lên, tổ chức 
thi đấu giải đấu, nhiều sân chơi các cấp độ để qua đó nâng cao trình độ bản lĩnh thi đấu cho VĐV. 
Thứ tư: Bổ sung hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị góp phần vào hiệu quả của công tác 
đào tạo VĐV tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 về việc 
phê duyệt "Chiến lƣợc phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". 
[2]. Dƣơng Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo 
lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 
[3]. Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Viện Khoa học TDTT (2004), Chương trình huấn 
luyện bóng đá trẻ 11 - 18 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, tài liệu dùng cho 
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ huấn luyện viên các môn thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lƣu Quang Hiệp (2007), Giáo 
trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
26 
TRAINING YOUNG FOOTBALL PLAYERS IN VIETNAM 
Nguyen Cong Thanh, M.A 
Abstract: In recent years, many outstanding achievements have been achieved in training 
young football players in Vietnam. Many high-quality football players from football culbs of 
Hoang Anh Gia Lai, Hanoi, Viettel, Nghe An, Thanh Hoa ... have been working as key players of 
the national football team at different ages. However, there have been still many limitations 
regarding this issue. The paper presents some analyses and some proposes to improve the 
training of young football players in Vietnam in general and Thanh Hoa in particular in the 
coming time. 
Key words: training; player; young football; Vietnam; 
Ngƣời phản biện: ThS. Phạm Cẩm Hùng (ngày nhận bài 27/7/2020; ngày gửi phản biện 27/7/2020 
ngày duyệt đăng 06/11/2020). 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_dao_tao_van_dong_vien_bong_da_tre_viet_n.pdf