Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015

Nhằm mục đích nâng cao khả năng quản lý chăm sóc

sức khỏe của người cao tuổi ở tại một số xã vùng nông

thôn, tỉnh Thái Bình. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

có kết hợp phân tích, được tiến hành trên 365 người cao

tuổi tại 5 xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình thông qua

phỏng vấn trực tiếp đối tượng.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi có thực hành

chăm sóc sức khỏe chưa tốt là 65,8%. Trong đó, tỷ lệ

người cao tuổi có hút thuốc lá 30,2%, có uống rượu bia

63,3%, không tập thể dục 68,4%, thường xuyên ăn mặn

75,0% và không ăn hoa quả hàng ngày là 65,0%.

Người cao tuổi góa vợ hoặc chồng, già yếu, có bệnh

tật có xu hướng thực hành chăm sóc sức khỏe chưa tốt

(OR>1 và CI 95% từ 1,13-4,54, p<0,05).

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015 trang 1

Trang 1

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015 trang 2

Trang 2

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015 trang 3

Trang 3

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015 trang 4

Trang 4

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 16500
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015

Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình năm 2015
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn 31
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Nhằm mục đích nâng cao khả năng quản lý chăm sóc 
sức khỏe của người cao tuổi ở tại một số xã vùng nông 
thôn, tỉnh Thái Bình. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 
có kết hợp phân tích, được tiến hành trên 365 người cao 
tuổi tại 5 xã vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình thông qua 
phỏng vấn trực tiếp đối tượng. 
Kết quả cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi có thực hành 
chăm sóc sức khỏe chưa tốt là 65,8%. Trong đó, tỷ lệ 
người cao tuổi có hút thuốc lá 30,2%, có uống rượu bia 
63,3%, không tập thể dục 68,4%, thường xuyên ăn mặn 
75,0% và không ăn hoa quả hàng ngày là 65,0%.
Người cao tuổi góa vợ hoặc chồng, già yếu, có bệnh 
tật có xu hướng thực hành chăm sóc sức khỏe chưa tốt 
(OR>1 và CI 
95% 
từ 1,13-4,54, p<0,05). 
Từ khóa: Thực hành, chăm sóc sức khỏe, người 
cao tuổi.
SUMMARY:
PRACTICE OF THE ELDERLY ABOUT 
HEALTH CARE AT SOME RURAL COMMUNITIES 
IN THAI BINH PROVINCE, 2015
A cross-sectional study was performed to improve 
the ability of management and taking care of the elderly’s 
health in in some rural communities in Thai Binh province. 
This study was carried out on 365 old people who lived at 
5 communities in Thai Binh province
The results showed that 65.8% of the total people 
did not have good practice about health care, including 
the percentage of people smoking was 30.2%; people 
drinking alcohol was 63.3%, people who did not exercise 
was 68.4%, Salt eating habit was 75.0% and did not eat 
fruit was 65.4%,
The elderly was divorced/ separated, retirement 
and having diseases were more likely not to have good 
practice about health care, p<0.05.
Keywords: Practice, health care, the elderly.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình lão hóa là một quá trình sinh học tự nhiên 
mang tính tất yếu ngoài tầm kiểm soát của con người. Dân 
số NCT ở nhiều nước trên thế giới đang tăng nhanh và sẽ 
tiếp tục tăng trong những năm tới cả về số lượng cũng như 
tỷ lệ trong tổng dân số [3],[5]. 
Ở đại đa số các quốc gia, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở 
lên sống ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị, lý do 
của hiện tượng này là do có nhiều người trẻ tuổi trong 
độ tuổi lao động di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. 
Theo kết quả các nghiên cứu ở Việt Nam trong 10 năm 
trở lại đây, khoảng 80% người cao tuổi (NCT) có bệnh 
mạn tính. 
Việc kiểm soát tốt các bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt 
đã làm giảm tỷ lệ tử vong đồng thời làm thay đổi mô hình 
bệnh tật và tử vong. Để tìm hiểu vấn đề này và có cơ sở 
cho việc xây dựng mô hình can thiệp nâng cao sức khỏe 
cho NCT tại vùng nông thôn Thái Bình, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu này với mục tiêu nghiên cứu như sau:
Mục tiêu: Mô tả thực hành chăm sóc sức khỏe của 
người cao tuổi tại một số xã vùng nông thôn, tỉnh Thái 
Bình năm 2015
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên người cao tuổi (từ 
60 tuổi trở lên), sinh sống tại 5 xã vùng nông thôn Thái 
Bình, bao gồm xã Bình Nguyên thuộc huyện Kiến Xương; 
xã Trọng Quan, Phong Châu thuộc huyện Đông Hưng; xã 
Nguyên Xá, Minh Lãng thuộc huyện Vũ Thư. Đây là các 
xã nằm trong diện triển khai chương trình y tế Quốc gia 
phòng chống bệnh tăng huyết áp.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 
12/2015
Ngày nhận bài: 02/04/2018 Ngày phản biện: 09/04/2018 Ngày duyệt đăng: 14/04/2018
THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG NÔNG THÔN, TỈNH THÁI BÌNH 
NĂM 2015
Đặng Bích Thủy1, Đặng Thanh Nhàn1, Hà Thị Hải1 
1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn32
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Áp dụng thiết kế nghiên 
cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định lượng.
2.3.Cỡ mẫu: Được tính toán bằng công thức:
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; α/2: Độ tin cậy lấy 
ở ngưỡng α = 0,05; p: tỷ lệ người cao tuổi có thực hành 
chăm sóc sức khỏe tốt, được lấy bằng 35,0%; d: Sai số 
mong muốn, có giá trị bằng 0,05. Kết quả tính được n = 
365 người.
Cách chọn đối tượng: Từ các huyện Kiến Xương, Vũ 
Thư, Đông Hưng, tiến hành chọn chủ đích 5 xã: xã Bình 
Nguyên thuộc huyện Kiến Xương; xã Trọng Quan, Phong 
Châu thuộc huyện Đông Hưng; xã Nguyên Xá, Minh 
Lãng thuộc huyện Vũ Thư
Tại mỗi xã được chọn, tiến hành chọn ngẫu nhiên 
mỗi xã từ 70-75 người cao tuổi để điều tra. Mỗi đối 
tượng được chọn sẽ được cộng tác viên y tế thôn gửi 
giấy mời đến Trạm y tế xã để khám bệnh và phỏng vấn 
theo kế hoạch.
2.4. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp NCT về một số thông tin theo 
mẫu phiếu cấu trúc đã được chuẩn bị trước. Cán bộ tham 
gia nghiên cứu được tập huấn thống nhất về cách hỏi, giải 
thích và ghi chép thông tin.
2.5. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 21.0. 
Tính các tỷ lệ %; tính OR,CI 
95%
, sự khác biệt được coi là 
có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu không 
gây bất kỳ một ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người cao 
tuổi. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải 
thích lý do, đối tượng toàn quyền từ chối khi không muốn 
tham gia. Các thông tin của đối tượng được hoàn toàn giữ 
bí mật và kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích 
khoa học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2
2
2/1
)1(
d
pp
n z −= −α
Bảng 1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm SL (n=365) %
Giới tính:
Nam
Nữ
160
205
43,8
56,2
Nhóm tuổi:
60-69
70-79
≥ 80
174
143
48
47,7
39,2
13,1
Tình trạng hôn nhân:
Đang có vợ/chồng 
Góa
Khác
273
62
30
74,8
17,0
8,2
Hiện tại sống cùng với:
Con cháu
Vợ/chồng
Một mình 
115
155
95
31,5
42,5
26,0
Công việc hiện tại:
Nghỉ ngơi
Làm việc kiếm tiền
260
105
71,2
28,8
Có bảo hiểm y tế 247 67,8
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn 33
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2. Tỷ lệ người cao tuổi tự đánh giá về thực hành chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Mức độ đánh giá
Nam
(n=160)
Nữ
(n=205)
Chung
(n=365)
SL % SL % SL %
Tốt
Trung bình
Kém
47
78
35
29,4
48,7
21,9
78
89
38
38,0*
43,4
18,5
125
167
73
34,2
45,8
20,0
Chú thích: *: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe ở mức chưa tốt của người cao tuổi
Yếu tố
Chăm sóc sức khỏe 
OR
CI 
95%
pChưa tốt Tốt
SL % SL %
Giới:
 Nam
 Nữ
112
128
46,7
53,3
48
77
38,4
61,6
1,4
1,26-2,31
<0,05
Nhóm tuổi:
 >=70
 60-69
123
117
51,2
48,8
68
57
54,4
45,6
1,13
1,17-2,14
<0,05
Góa vợ/chồng, độc thân:
 Có
 Không
75
165
31,3
68,7
20
105
16,0
84,0
2,38
2,31-4,54
<0,05
TS mắc bệnh:
 Có
 Không
98
142
40,8
59,2
42
83
33,6
66,4
1,36
1,06-2,61
<0,05
Qua kết quả bảng 1 cho thấy: Trong tổng số 365 
người cao tuổi được điều tra, có 43,8% là nam giới và 
56,2% là nữ giới. Nhóm tuổi từ 60-69 tuổi chiếm 47,7%; 
từ 70-70 tuổi chiếm 39,2%và từ 80 tuổi trở lên là 13,1%. 
Qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 26,0% 
người cao tuổi sống độc thân và có 28,8% người cao tuổi 
còn tham gia lao động để kiếm tiền. Tỷ lệ tham gia đóng 
bảo hiểm y tế chiếm 67,8%.
Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy, có 34,2% người cao 
tuổi tự đánh giá có thực hành chăm sóc sức khỏe tốt, 
nữ cao hơn nam giới (38,0 so với 29,%) với p<0,05. Có 
65,8% người cao tuổi thực hành chăm sóc sức khỏe của 
bản thân ở mức chưa tốt.
Qua kết quả bảng 3 cho thấy, có một số yếu tố liên 
quan đến chăm sóc sức khỏe ở mức chưa tốt của người 
cao tuổi đó là nam giới, tuổi già yếu (từ 70 trở lên), sống 
độc thân và tiền sử bản thân có bệnh với OR>1 và CI 
95% 
từ 1,13-4,54, p<0,05.
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn34
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
Bảng 4. Một số thói quen không có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi 
Thói quen
60-69 tuổi
(n=174)
70-79 tuổi
(n=143)
≥ 80 tuổi
(n=48)
Chung
(n=365) P
SL % SL % SL % SL %
Hút thuốc lá/lào:
Có
Không
67
107
38,5
61,5
35
108
24,5
75,5
8
40
16,6
83,4
110
255
30,2
69,8
<0,05
Uống bia rượu:
Có
Không
107
67
61,5
38,5
109
34
76,2
23,8
15
33
31,2
68,8
231
134
63,3
36,7
<0,05
Luyện tập thể dục:
Có
Không
81
93
46,6
53,4
28
115
19,6
80,4
6
42
12,5
87,5
115
250
31,6
68,4
<0,05
Bảng 5. Một số thói quen về chăm sóc dinh dưỡng của người cao tuổi 
Thói quen
60-69 tuổi
(n=174)
70-79 tuổi
(n=143)
≥ 80 tuổi
(n=48)
Chung
(n=365) P
SL % SL % SL % SL %
Ăn mặn:
Có
Không
142
32
81,6
18,4
107
36
74,8
25,2
25
23
52,1
47,9
274
91
75,0
24,9 >0,05
Ăn nhiều món 
ăn rán:
Có
Không
78
96
44,8
55,2
80
63
55,9
44,1
7
41
14,6
85,4
165
200
45,2
54,8
<0,05
Ăn hoa quả 
hàng ngày:
Có
Không
63
111
36,2
63,8
36
107
25,2
74,8
29
19
60,4
39,6
128
237
35,0
65,0
<0,05
Qua kết quả bảng 4 cho biết về tỷ lệ một số thói 
quen có hại cho sức khỏe: 30,2% người cao tuổi 
có hút thuốc lá/lào; 63,3% có uống bia rượu và có 
68,4% người cao tuổi không luyện tập thể dục. Các 
thói quen này có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với 
p<0,05.
Qua kết quả bảng 5 cho thấy, trong tổng số người cao 
tuổi được điều tra, có 75,0% số người có thói quen ăn mặn và 
có xu hướng giảm dần theo nhóm tuổi (81,6% so với 74,8% 
và 52,1%); 45,2% người cao tuổi thích ăn món rán và có tới 
65,0% số người không ăn hoa quả hàng ngày. Các thói quen 
này cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với p<0,05.
IV. BÀN LUẬN
Theo các tài liệu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO), yếu tố hành vi, lối sống ảnh hưởng rất lớn tới 
việc hình thành và phát triển các bệnh mạn tính nhất là 
ở người cao tuổi. Một phần ba các bệnh tật liên quan 
đến hành vi lối sống, các bệnh này chủ yếu là các bệnh 
mạn tính [7]. 
Theo nghiên cứu của Lê Vũ Anh và cộng sự tiến 
hành đánh giá ban đầu trên 958 NCT làm cơ sở cho việc 
xây dựng mô hình can thiệp nâng cao sức khỏe cho NCT 
thông qua sự tham gia tích cực tại Tiền Hải, Thái Bình 
năm 2010 cho kết quả là 34,7% NCT cho rằng sức khỏe 
kém, rất kém là 9,5%, tỷ lệ NCT cho rằng mình có sức 
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn 35
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
khỏe bình thường chiếm 47,5%, tỷ lệ NCT tự đánh giá có 
sức khỏe tốt chiếm 8,1% [1].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy có 
34,2% người cao tuổi tự đánh giá có thực hành chăm sóc 
sức khỏe tốt, nữ cao hơn nam giới (38,0 so với 29,%) với 
p<0,05. Có 65,8% người cao tuổi thực hành chăm sóc sức 
khỏe của bản thân ở mức chưa tốt. Có một số yếu tố liên 
quan đến chăm sóc sức khỏe ở mức chưa tốt của người 
cao tuổi đó là nam giới, tuổi già yếu (từ 70 trở lên), sống 
độc thân và tiền sử bản thân có bệnh với OR>1 và CI 
95% 
từ 1,13-4,54, p<0,05.
Mặc dù lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên 
đã có những bằng chứng rất rõ ràng, song đối với NCT 
có nhiều yếu tố cản trở nhận thức và thực thiện đúng theo 
chỉ dẫn. Năm 2001, K. M. Cooper và cộng sự tiến hành 
nghiên cứu những rào cản trong việc thực hiện các hoạt 
động thể lực ở người 60 – 80 tuổi cho thấy ở NCT đau, 
mệt mỏi, suy giảm chức năng của các giác quan là rất phổ 
biến và là yếu tố làm cản trở NCT tham gia các hoạt động 
thể lực [4]. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho biết 
có 68,4% người cao tuổi không luyện tập thể dục, có sự 
khác biệt giữa các nhóm tuổi với p<0,05.
Các hành vi nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ NCT 
ở tất cả các quốc gia trên thế giới được xác định là: Hút 
thuốc lá; sử dụng rượu bia quá mức (lạm dụng rượu, bia), 
ít hoạt động thể lực, dinh dưỡng không hợp lý và thừa 
cân béo phì [7]. Kết quả của chúng tôi cũng cho biết tỷ 
lệ một số thói quen có hại cho sức khỏe: 30,2% người 
cao tuổi có hút thuốc lá/lào; 63,3% có uống bia rượu; có 
75,0% số người có thói quen ăn; 45,2% người cao tuổi 
thích ăn món rán và có tới 65,0% số người không ăn hoa 
quả hàng ngày. 
Những bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy muốn 
có cuộc sống khỏe mạnh, con người cần phải biết sử dụng 
thực phẩm một cách hợp lý đồng thời phải tích cực hoạt 
động thể lực [6].
IV. KẾT LUẬN
Qua điều tra 365 người cao tuổi, kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ người cao tuổi có thực hành chăm sóc sức 
khỏe chưa tốt là 65,8%. Tỷ lệ người cao tuổi có hút thuốc 
lá 30,2%, có uống rượu bia 63,3%, không tập thể dục 
68,4%, thường xuyên ăn mặn 75,0% và không ăn hoa quả 
hàng ngày là 65,0%; có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi 
với p<0,05.
- Người cao tuổi góa vợ hoặc chồng, già yếu, có 
bệnh tật có xu hướng thực hành chăm sóc sức khỏe chưa 
tốt (với OR>1 và CI 
95% 
từ 1,13-4,54, p<0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vũ Anh và các cộng sự (2010), Xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe người cao tuổi thông qua sự tham gia 
tích cực trong một chương trình can thiệp y tế công cộng ở Tiền Hải, Thái Bình, Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học 
toàn quốc Hội Y tế Công cộng Việt Nam lần thứ VI, chủ biên, Nha Trang, Khánh Hòa, tr. 128-141. 
2. Hội Y tế Công cộng Việt Nam (2010), Nâng cao sức khoẻ người cao tuổi thông qua sự tham gia chủ động, tích 
cực vào các hoạt động của cộng đồng, 
3. Nguyễn Thị Xuyên (2010), “Già hóa dân số và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Việt Nam”, 
Tạp chí Y học Thực hành. 5(715), tr. 56-58. 
4. K. M. Cooper, et al. (2001), “Health barriers to walking for exercise in elderly primary care”, Geriatr Nurs. 
22(5), pp. 258-62. 
5. United Nations - Department of Economic and Social Affairs Office of the High Commissioner for Human 
Rights (2010), Curremt status of the Social situation, Wellbeing, Participation in Deveplopment and Rights of Older 
persons Worldwide, accessed 14/3/2011, from www.un.org/esa/socdev/ageing/.../current-status-older-persons.pdf. 129
6. WHO (2009), Global Health Risks, Mortality and burden of disease attributable to selected major risks, WHO 
Press, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
7. WHO (2011), Global status report on noncommunicable diseases 2010, WHO press, 20 Avenue Appia, 1211 
Geneva 27, Switzerland. 145

File đính kèm:

  • pdfthuc_hanh_cham_soc_suc_khoe_cua_nguoi_cao_tuoi_tai_mot_so_xa.pdf