Thói quen ăn uống liên quan đến thừa cân, béo phì: Nghiên cứu bệnh - Chứng ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội năm 2020
Thói quen ăn uống dường như là một yếu tố quan trọng quyết định đến khẩu phần ăn và
do đó có thể ảnh hưởng đến thừa cân và béo phì. Hiểu được mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng
và thói quen ăn uống là cơ sở để đề xuất các biện pháp dự phòng và can thiệp hiệu quả với thừa cân,
béo phì ở vị thành niên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích mối liên quan của một
số thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì ở học sinh 11 - 14 tuổi tại 9 trường thuộc thành phố Hà
Nội giúp xây dựng mô hình dự đoán thừa cân, béo phì từ thói quen ăn uống. Nghiên cứu bệnh -
chứng thực hiện trên 222 vị thành niên thừa cân, béo phì và 616 vị thành niên có tình trạng dinh
dưỡng bình thường (theo tiêu chuẩn của Tổ chức phòng chống béo phì quốc tế (International Obesity
Taskforce, IOTF). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố bảo vệ bao gồm ăn bữa phụ; ăn bữa
phụ trước hoặc sau bữa chính ít nhất 2 giờ; sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa phụ; thích
trái cây. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thích thức ăn giàu chất béo, thích thức ăn ngọt, thích thức ăn
nhanh, thích nước ngọt có ga, không ăn sáng, ăn bữa phụ trước khi ngủ. Mô hình dự đoán thừa cân,
béo phì tốt nhất được xây dựng từ phân tích hồi quy logistic gồm 8 trong số các thói quen ăn uống
kể trên với giá trị AUC (Area Under the Curve) là 0,931. Như vậy, thói quen ăn uống có liên quan
chặt chẽ đến tình trạng thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thói quen ăn uống liên quan đến thừa cân, béo phì: Nghiên cứu bệnh - Chứng ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội năm 2020
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 90 Original Article Eating Habits Associated with Overweight and Obesity: A Case-control Study of 11-14 Year-old Adolescents in Hanoi Nguyen Thi Hong Hanh1,*, Than Thi Thu Hang2, Pham Hoang Lam2, Duong Nam Khanh2, Do Hoang Ngoc Ha2 1Hanoi National University of Education, 136, Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 2Nguyen Gia Thieu High School, 27 Ngoc Lam, Long Bien, Hanoi, Vietnam Received 27 October 2020 Revised 03 December 2020; Accepted 04 February 2021 Abtract: This study analyzes the association of eating habits with overweight and obesity among adolescents at the age of 11-14 from 9 junior high schools in Hanoi to help design a model for predicting overweight and obesity resulted from eating habits. A case-control study was conducted on 222 overweight/obese adolescents and 616 normal-weight adolescents (according to the International Obesity Taskforce Standards, IOTF). The research results show that protective factors of overweight and obesity include snacking (snacking at least 2 hours before or after a main meal), consumption of milk and dairy products in snacks, and sensory liking for fruit. Risk factors include sensory liking for: fat, sweet, fast food, carbonated soft drinks; skipping breakfast; and snacking before bed. The best predictive model of overweight and obesity is built from logistic regression analysis including 8 of the above eating habits with AUC (Area under the Curve) value of 0.931. The study concludes that eating habits are closely related to overweight and obesity among 11-14 year-old adolescents in Hanoi. Keywords: Eating habits, overweight, obesity, adolescence, risk factor.* ________ * Corresponding author. E-mail address: honghanhnt111@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4280 N.T.H. Hanh et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 91 Thói quen ăn uống liên quan đến thừa cân, béo phì: nghiên cứu bệnh - chứng ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội năm 2020 Nguyễn Thị Hồng Hạnh1,*, Thân Thị Thu Hằng2, Phạm Hoàng Lâm2, Dương Nam Khánh2, Đỗ Hoàng Ngọc Hà2 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều, 27 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 10 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 03 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 02 năm 2021 Tóm tắt: Thói quen ăn uống dường như là một yếu tố quan trọng quyết định đến khẩu phần ăn và do đó có thể ảnh hưởng đến thừa cân và béo phì. Hiểu được mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống là cơ sở để đề xuất các biện pháp dự phòng và can thiệp hiệu quả với thừa cân, béo phì ở vị thành niên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích mối liên quan của một số thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì ở học sinh 11 - 14 tuổi tại 9 trường thuộc thành phố Hà Nội giúp xây dựng mô hình dự đoán thừa cân, béo phì từ thói quen ăn uống. Nghiên cứu bệnh - chứng thực hiện trên 222 vị thành niên thừa cân, béo phì và 616 vị thành niên có tình trạng dinh dưỡng bình thường (theo tiêu chuẩn của Tổ chức phòng chống béo phì quốc tế (International Obesity Taskforce, IOTF). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố bảo vệ bao gồm ăn bữa phụ; ăn bữa phụ trước hoặc sau bữa chính ít nhất 2 giờ; sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa phụ; thích trái cây. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thích thức ăn giàu chất béo, thích thức ăn ngọt, thích thức ăn nhanh, thích nước ngọt có ga, không ăn sáng, ăn bữa phụ trước khi ngủ. Mô hình dự đoán thừa cân, béo phì tốt nhất được xây dựng từ phân tích hồi quy logistic gồm 8 trong số các thói quen ăn uống kể trên với giá trị AUC (Area Under the Curve) là 0,931. Như vậy, thói quen ăn uống có liên quan chặt chẽ đến tình trạng thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội. Từ khóa: thói quen ăn uống, thừa cân, béo phì, vị thành niên, yếu tố nguy cơ. 1. Mở đầu* Tình trạng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi vị thành niên ngày một tăng nhanh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần, tạo nên gánh nặng cho ngành y tế và xã hội [1]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization, WHO) thì các chi phí trực tiếp cho điều trị béo phì chiếm tới 6,8% (hay 70 ________ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: honghanhnt111@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4280 tỉ đô la Mỹ) trong tổng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ [2]. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm như bệnh nội tiết, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, ung thư, viêm xương khớp,... [3]. Bên cạnh đó, béo phì còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm, làm ngừng tăng trưởng chiều cao sớm đồng thời còn gây ra những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, ... 0,931 Chú thích: AUC: Area under the curve; X: Có Hình 2. Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội sử dụng phương pháp backward liên tục. Hình 3. Biểu đồ đường cong ROC của mô hình dự đoán thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội. N.T.H. Hanh et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 98 3.4.2. Mô hình dự đoán thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến theo phương pháp backward liên tục và biểu đồ đường cong ROC các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ thể hiện ở Hình 2 và Hình 3. Khi đưa các biến liên quan đến thiếu cân vào mô hình backward liên tục, có 5 mô hình được lựa chọn để dự đoán nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ với giá trị AUC dao động từ 0,931 - 0,935 với khả năng dự đoán ở mức rất tốt. Trong đó, mô hình thứ 5 có ít yếu tố nhất nhưng có giá trị AUC tương đương với các mô hình còn lại nên được chọn làm mô hình dự đoán thừa cân, béo phì từ yếu tố thói quen ăn uống và hoạt động thể lực ở trẻ 11 - 14 tuổi tại Hà Nội. 4. Thảo luận Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn bữa phụ cũng như thời điểm và loại thực phẩm sử dụng trong bữa phụ có liên quan chặt chẽ đến thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội. Bữa phụ là cách gọi để phân biệt với 3 bữa ăn chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa và bữa tối). Dù được gọi là bữa ăn phụ nhưng vai trò của các bữa ăn này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và vị thành niên. Vị thành niên có nhu cầu năng lượng xấp xỉ so với người lớn nhưng dung tích dạ dày lại nhỏ hơn. nên không thể ăn đủ lượng thức ăn so với nhu cầu năng lượng chỉ bằng 3 bữa ăn chính như người lớn. Đối với trẻ lứa tuổi học đường, ngoài 3 bữa chính ăn trên lớp và cùng gia đình thì được khuyến nghị nên cho ăn thêm 1 - 2 bữa phụ/ngày giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị làm trẻ thấy ngon miệng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn thêm bữa phụ làm giảm nguy cơ mắc béo phì ở trẻ [13]. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian xen kẽ giữa các bữa chính và bữa phụ nên cách nhau khoảng 2 giờ [13]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm ăn, phân bổ thời gian cho các bữa ăn có liên quan chặt chẽ đến việc giảm cân nặng. Nghiên cứu trên 8.153 người từ 40 - 54 tuổi cho thấy, ăn trước khi ngủ làm tăng nguy cơ béo phì lên 2,11 lần (95%CI = 1,42-3,15) ở nam và 3,02 lần (95%CI = 1,72- 5,29) ở nữ [14]. Bữa phụ cần đảm bảo cân đối giữa 3 nhóm chất dinh dưỡng chính bao gồm đạm, béo, đường bột, đồng thời cần bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn thêm bữa phụ không đúng cách như cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong bữa phụ dẫn đến dư thừa năng lượng, cho trẻ ăn những thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì [13]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của sữa trong chế độ ăn giúp phát triển chiều cao và kiểm soát cân nặng, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên [15]. Nghiên cứu thuần tập (nghiên cứu theo thời gian) trên 50 trẻ không uống sữa và 200 trẻ uống sữa cho thấy, những trẻ không uống sữa có chiều cao thấp hơn, khung xương nhỏ hơn, hàm lượng khoáng chất trong xương thấp hơn và mật độ xương thấp hơn so với những trẻ cùng tuổi và giới tính trong cùng cộng đồng. Hơn nữa, những người trẻ không uống sữa có chỉ số BMI cao hơn [16]. Kết quả của ghiên cứu này còn tìm thấy mối liên quan mạnh giữa việc không ăn sáng với nguy cơ mắc thừa cân, béo phì ở vị thành niên. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày do bữa sáng cung cấp năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sau khoảng thời gian dài (qua đêm), tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Việc bỏ bữa sáng có thể làm giảm năng lượng cung cấp cho cơ thể trong ngày. Tuy nhiên, nếu bỏ bữa sáng nhưng tăng khẩu phần ăn của bữa trưa thì có thể làm tăng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Theo nghiên cứu của Junior và cs (2012) trên trẻ 6 - 16 tuổi thừa cân béo phì, việc ăn đầy đủ bữa sáng làm giảm nguy cơ béo phì và rối loạn lipid máu [17]. Kết quả của nghiên cứu cũng đã chỉ ra sở thích ăn uống có liên quan đến thừa cân, béo phì ở vị thành niên 11 - 14 tuổi tại Hà Nội. Đặc điểm thích thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất béo, thức ăn ngọt, nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất N.T.H. Hanh et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 99 béo, thức ăn ngọt chứa hàm lượng chất béo, đường cao, làm tăng cân. Đồng thời, chất béo (acid béo no) trong thức ăn nhanh còn nguy hại cho trẻ em và vị thành niên vì quy trình chế biến đồ ăn nhanh luôn thực hiện ở nhiệt độ cao khiến dầu chiên bị hydro hóa, sản sinh ra acid béo có hại. Phân tích tổng hợp từ 16 nghiên cứu (6 nghiên cứu cắt ngang, 7 nghiên cứu thuần tập và 3 thử nghiệm) đã chỉ ra tác động của việc tiêu thụ thức ăn nhanh ở vị thành niên làm tăng nguy cơ béo phì [18]. Nghiên cứu thuần tập trên 24.776 người trưởng thành Pháp cũng cho thấy sở thích chất béo làm tăng nguy cơ béo phì (p < 0,001) ở cả hai giới trong khi cảm giác thích ăn ngọt làm giảm nguy cơ béo phì [19]. Các nghiên cứu thực nghiệm đã báo cáo không có sự khác biệt về mức độ thích thức ăn ngọt trên BMI hoặc thậm chí là mức độ thích thức ăn ngọt thấp hơn ở những người béo phì [7,15,18,19] và một nghiên cứu đã báo cáo mức độ thích thức ăn ngọt cao ở những người gầy nhưng không thích ở những người béo phì [20]. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa sở thích ăn ngọt và béo phì vẫn còn nhiều tranh cãi. Sự khác biệt trong kết qủa có thể là do cảm giác thích ngọt thường thay đổi theo các kích thích nên các kiểu phản ứng liên quan đến thích ngọt riêng biệt được xác định ở những cá nhân khác nhau [20]. Bên cạnh đó, sở thích uống nước có ga làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,5 lần (p = 0,019). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa sự gia tăng béo phì và việc tiêu thụ nước ngọt có ga. Nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, những con chuột tiêu thụ đồ uống có ga trong 1 năm sẽ tăng cân với tốc độ nhanh hơn so với những con chuột uống nước máy thông thường. Điều này là do đồ uống có ga làm mức độ hormone ghrelin tăng cao (gấp hơn 20 lần) và do đó lượng thức ăn tiêu thụ ở chuột uống đồ uống này nhiều hơn so với chuột đối chứng [21]. Ngược lại, kết quả của nghiên cứu cho thấy những trẻ thích ăn trái cây có xu hướng giảm nguy cơ mắc thừa cân, béo phì. Trong trái cây có chứa lượng lớn chất xơ (polysaccharide). Polysaccharide hoạt động trong đường ruột làm giảm cholesterol máu bằng cách giảm hấp thu cholesterol, acid béo hoặc giảm hấp thu muối mật và acid mật, do đó làm giảm béo phì. Bên cạnh đó, hoa quả còn bổ sung vitamin, khoáng chất, acid folic, pectin, acid acetic có lợi cho sức khỏe giúp phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu của Hung và cs (2004), ăn hoa quả làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch với OR = 0,87 (0,80 - 0,94). Trẻ thường xuyên ăn đồ ăn chiên rán và chế biến sẵn có nồng độ LDL-C và TG cao hơn so với những trẻ có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, ít chất béo [20]. Từ những yếu tố này, mô hình dự đoán thừa cân, béo phì đã được xây dựng, sử dụng kĩ thuật ROC - là kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm chẩn đoán y sinh [10] nói chung và trong xây dựng mô hình dự đoán béo phì nói riêng [22]. Tuy nhiên, các biến đưa vào mô hình dự đoán còn ít, mới chỉ dừng lại ở phân tích các yếu tố về thói quen ăn uống. Do vậy, trong tương lai, nghiên cứu cần phân tích thêm các yếu tố hoạt động thể chất và lối sống để xây dựng các mô hình dự đoán thừa cân, béo phì ở vị thành niên chính xác hơn. 5. Kết luận Các thói quen ăn uống liên quan đến thừa cân, béo phì bao gồm: - Các yếu tố bảo vệ: ăn bữa phụ; ăn bữa phụ trước hoặc sau bữa chính ít nhất 2 giờ; sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa phụ; thích trái cây. - Các yếu tố nguy cơ: thích thức ăn giàu chất béo, thích thức ăn ngọt, thích thức ăn nhanh, thích nước ngọt có ga, không ăn sáng, ăn bữa phụ trước khi ngủ. Mô hình dự đoán thừa cân, béo phì gồm: thích thức ăn ngọt, thích thức ăn nhanh, thích ăn trái cây, không ăn sáng, có ăn bữa phụ, ăn bữa phụ trước khi ngủ, sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa phụ với giá trị AUC là 0,931. Lời cảm ơn Đề tài được sự hỗ trợ của quý đồng nghiệp tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giáo viên, phụ N.T.H. Hanh et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 100 huynh và học sinh các trường THCS tham gia vào nghiên cứu. Tài liệu tham khảo [1] A.S. French, M. Story and C.L. Perry, Self-esteem and obesity in children and adolescents: a literature review, Obesity Research 3 (1995) 479-490. https://doi.org/10.1002/j.1550-8528.1995.tb00179.x [2] E.A. Finkelstein, C.J. Ruhm, and K.M. Kosa, Economic causes and consequences of obesity, Annual Review of Public Health 26 (2005) 239-257. https://doi.org/10.1146/annurev.publhealth.26.021 304.144628 [3] N.T.H. Hanh, L.T. Tuyet, D.T.A. Dao, Y. Tao, and D.T. Chu, Childhood obesity is a high-risk factor for hypertriglyceridemia: a case-control study in Vietnam, Osong public health and research perspectives 8 (2017) 138-146. https://doi.org/10.24171/j.phrp.2017.8.2.06 [4] J.K. Dibaise, and A.E. Foxx-Orenstein, Role of the gastroenterologist in managing obesity, Expert Review of Gastroenterology & Hepatology (Review) 7 (2013) 439-451 https://doi.org/10.1586/17474124.2013.811061 [5] P.V.N. Nguyen, T.K. Hong, T. Hoang, and A.R. Robert, High prevalence of overweight among adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam, BMC Public Health 13 (2013) 141-147. https://doi.org/10.1186/1471-2458-13-141 [6] T.T.P. Pham, Y. Matsushita, L.T.K. Dinh, T.V. Do, T.T.T. Nguyen, A.T. Bui, A.Q. Nguyen, and H. Kajio, Prevalence and associated factors of overweight and obesity among schoolchildren in Hanoi, Vietnam, BMC public health 19 (2019) 1478- 1488. https://doi.org/10.1186/s12889-019-7823-9 [7] H.D. Phan, T.N.P. Nguyen, P.L. Bui, T.T. Pham, T.V. Doan, D.T. Nguyen, and H.V. Minh, Overweight and obesity among Vietnamese school-aged children: National prevalence estimates based on the World Health Organization and International Obesity Task Force definition, PloS one 15 (2020) e0240459- e0240478. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0240459 [8] M. Zalewska, and E. Maciorkowska, Selected nutritional habits of teenagers associated with overweight and obesity, PeerJ 5 (2017) e3681- e3693. https://doi.org/10.7717/peerj.3681 [9] K. Sygit, W. Kollataj, M. Gozdziewska, M. Sygit, B. Kollataj, and I.D. Karwat, Lifestyle as an important factor in control of overweight and obesity among schoolchildren from the rural environment, Annals of Agricultural and Environmental Medicine 19 (2012) 557-561. PMID: 23020056. https://journals.indexcopernicus.com/search/articl e?articleId=2116928 [10] N.V. Tuan, Evidence-Based Medicine, Medical publisher, Hanoi, 2008 (in Vietnamese). [11] T.J. Cole, M.C. Bellizzi, K.M. Flegal, and W.H. Dietz, Establishing a standard definition for child overweight and obesity worldwide: international survey, Bmj 320 (2000) 1240-1245. https://doi.org/10.1136/bmj.320.7244.1240 [12] L.T. Hop và Huynh Phuong Nam, Assessment of nutritional status using anthropometric variables, Journal of Food and Nutrition Sciences 7 (2011) 1- 7 (in Vietnamese). [13] X. Guo, L. Zheng, Y. Li Y, S. Yu, G. Sun, H. Yang, X. Zhou, X. Zhang, Z. Sun, and Y. Sun, Differences in lifestyle behaviors, dietary habits, and familial factors among normal-weight, overweight, and obese Chinese children and adolescents, International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity 9 (2012) 120-128. https://doi.org/10.1186/1479-5868-9-120 [14] J. Yoshida, E. Eguchi, K. Nagaoka, T. Ito, and K. Ogino, Association of night eating habits with metabolic syndrome and its components: a longitudinal study, BMC Public Health 18 (2018) 1366-1379. https://doi.org/10.1186/s12889-018- 6262-3 [15] L.A. Spence, C.J Cifelli, and G.D. Miller, The role of dairy products in healthy weight and body composition in children and adolescents, Current Nutrition & Food Science 7 (2011) 40-49. https://doi.org/10.2174/157340111794941111 [16] R.E. Black, S.M. Williams, I.E. Jones, and A. Goulding, Children who avoid drinking cow milk have low dietary calcium intakes and poor bone health, The American journal of clinical nutrition 76 (2002) 675-680. https://doi.org/10.1093/ajcn/76.3.675 [17] I.F.F. Júnior, D.G. Christofaro, J.S. Codogno, P.A. Monteiro, L.S. Silveira, and R.A. Fernandes, The association between skipping breakfast and biochemical variables in sedentary obese children and adolescents, The Journal of pediatrics 161 (2012) 871-874. https://doi.org/10.1016/j.jpeds.2012.04.055 [18] R. Rosenheck, Fast food consumption and increased caloric intake: a systematic review of a trajectory towards weight gain and obesity risk, Obesity reviews 9 (2008) 535-547. https://doi.org/10.1111/j.1467-789X.2008.00477.x N.T.H. Hanh et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-101 101 [19] A. Lampuré, K. Castetbon, A. Deglaire, P. Schlich, S. Péneau, S. Hercberg, and C. Méjean, Associations between liking for fat, sweet or salt and obesity risk in French adults: a prospective cohort study. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity 13 (2016) 74-88. https://doi.org/10.1186/s12966-016-0406-6 [20] H.C. Hung, K.J. Joshipura, E. Jiang, F.B. Hu, D. Hunter, S.A. Smith-Warner, G.A. Colditz, B. Rosner, D. Spiegelman, and W.C. Willett, Fruit and vegetable intake and risk of major chronic disease, Journal of the National Cancer Institute 96 (2004) 1577-1584. https://doi.org/10.1093/jnci/djh296 [21] D.S. Eweis, F. Abed, and J. Stiban, Carbon dioxide in carbonated beverages induces ghrelin release and increased food consumption in male rats: implications on the onset of obesity, Obesity research & clinical practice 11 (2017) 534. https://doi.org/10.1016/j.orcp.2017.02.001 [22] M.K. Siddiqui, R. Morales-Menendez, and S. Ahmad, Application of receiver operating characteristics (ROC) on the prediction of obesity, Brazilian Archives of Biology and Technology 63 (2020) e20190736-e20190749.
File đính kèm:
- thoi_quen_an_uong_lien_quan_den_thua_can_beo_phi_nghien_cuu.pdf