Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi,

bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc do triệu chứng đau, tê, hạn chế

cử động ở khớp. Để tránh những tác hại của chứng bệnh này chúng ta cần quan tâm đến 3

vấn đề cơ bản sau đây:

1. Thoái hóa khớp là gì, do đâu lại bị thoái khớp?

2. Những khớp nào dễ bị thoái hóa và có biểu hiện gì?

3. Những điểm gì cần lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp.

Đầu tiên chúng ta xem xét thoái hóa khớp là gì? Do đâu lại bị thoái hóa khớp?

Để hiểu được thoái hóa khớp là gì ta cần biết khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương

trong cơ thể gồm có bao khớp bọc xung quanh, sụn mềm đệm giữa 2 đầu xương, dịch

nhầy để khớp được trơn láng khi cử động. Thoái hóa khớp là hư hỏng xảy ra ở sụn khớp

là chính, kèm theo là phản ứng đầu xương tại khớp và giảm thiểu dịch nhầy về số lượng

và chất lượng.

Thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp

bàn tay, khớp háng, khớp gối, khớp ở gót chân.

Thoái hóa khớp thường gặp ở tuổi trên 40 nhất là tuổi sau 60. Nhưng quá trình thoái hóa

khớp thực sự đã xảy ra trước đó từ những năm 20 tuổi.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16700
Bạn đang xem tài liệu "Thoái hóa khớp ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI 
CAO TUỔI 
Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, 
bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc do triệu chứng đau, tê, hạn chế 
cử động ở khớp. Để tránh những tác hại của chứng bệnh này chúng ta cần quan tâm đến 3 
vấn đề cơ bản sau đây: 
1. Thoái hóa khớp là gì, do đâu lại bị thoái khớp? 
2. Những khớp nào dễ bị thoái hóa và có biểu hiện gì? 
3. Những điểm gì cần lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp. 
Đầu tiên chúng ta xem xét thoái hóa khớp là gì? Do đâu lại bị thoái hóa khớp? 
Để hiểu được thoái hóa khớp là gì ta cần biết khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương 
trong cơ thể gồm có bao khớp bọc xung quanh, sụn mềm đệm giữa 2 đầu xương, dịch 
nhầy để khớp được trơn láng khi cử động. Thoái hóa khớp là hư hỏng xảy ra ở sụn khớp 
là chính, kèm theo là phản ứng đầu xương tại khớp và giảm thiểu dịch nhầy về số lượng 
và chất lượng. 
Thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp 
bàn tay, khớp háng, khớp gối, khớp ở gót chân. 
Thoái hóa khớp thường gặp ở tuổi trên 40 nhất là tuổi sau 60. Nhưng quá trình thoái hóa 
khớp thực sự đã xảy ra trước đó từ những năm 20 tuổi. 
Như vậy vì sao lại thoái hóa khớp? 
Người ta nhận thấy rằng hầu hết thoái hóa khớp ở người cao tuổi là nguyên phát nghĩa là 
không tìm thấy có một số yếu tố sau đây tham gia trong quá trình thoái hóa khớp: tuổi 
cao, tình trạng béo phì, tính di truyền, chấn thương nhẹ mãn tính ở khớp. Ngoài ra thoái 
hóa khớp cũng có thể là thứ phát nghĩa là do những nguyên nhân cụ thể như xảy ra sau 
viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, chấn thương khớp nặng, đái tháo đường, 
suy tuyến giáp trạng... 
Thoái hóa khớp nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi và trong trường hợp này tuổi 
tác giữ một vai trò quan trọng. Người ta cho rằng sụn trong quá trình lão hóa chống đỡ 
kém, dễ bị hư hỏng trong quá trình khớp cử động và béo phì với cân nặng dư thừa góp 
phần làm tăng thêm gánh nặng cho các khớp nhất là khớp háng, khớp gối. Trong quá 
trình sống các chấn thương nhẹ mãn tính tại khớp dễ xảy ra nếu ta không chú ý như 
khuân vác hay xách đồ nặng làm tăng gánh nặng cho khớp cột sống, khớp gối, khớp 
háng, khớp ở gót chân. Các chấn thương tại khớp mạnh hơn như đá bóng làm tổn thương 
khớp gối nặng là nguyên nhân thường gặp của thoái hóa khớp thứ phát. Ngược lại ở 
những người không vận động nhất là những trường hợp bệnh nặng liệt giường, bất động 
kéo dài thì quá trình thoái hóa khớp cũng xảy ra khá nhanh chóng. 
2. Thoái hóa khớp có biểu hiện gì và khớp nào thường bị thoái hóa 
Để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp bà con cần lưu ý triệu chứng của thoái hóa khớp 
là: 
Đau tại khớp bị thoái hóa. 
Cứng khớp vào buổi sáng. 
Cả 2 triệu chứng này đều có những đặc điểm khác với viêm khớp dạng thấp. 
Hiện tượng cứng khớp nghĩ là khớp cử động khó khăn vào buổi sáng là triệu chứng 
thường gặp kéo dài trong thời gian ngắn 5-15 phút, tối đa không quá 30 phút, khu trú ở 
vai khớp bị thoái hóa. Trong khi đó viêm khớp dạng thấp có thể kéo dài lâu hơn đến vài 
giờ, cứng khớp có ở nhiều khớp và đối xứng cả 2 bên. 
Đau do thoái hóa khớp có một số đặc điểm như: xuất hiện ở một vài khớp riêng lẻ bị 
thoái hóa như ở khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp ngón chân. 
Đau có thể 1 bên hoặc 2 bên khớp. Đau do thoái hóa khớp không đi kèm theo sưng nóng 
đỏ tại khớp, khác với đau do viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ 
tại khớp. 
Đau khớp về buổi sáng: Trong trường hợp thoái hóa khớp ở cột sống thắt lưng giai đoạn 
đầu người bệnh thấy đau lưng nhiều về buổi sáng khi mới ngủ dậy kéo dài không quá 30 
phút thì giảm đau, sau đó không đau cả ngày dù vẫn làm việc bình thường. Sau một thời 
gian tiến triển bệnh nặng hơn, đau lưng kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm 
khi nghỉ ngơi. 
Trong trường hợp thoái hóa khớp gót chân bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót vào 
buổi sáng lúc mới ngủ dậy bước xuống giường đi những bước đầu tiên. Khi đi được vài 
chục mét thì thấy giảm đau nhiều và đi đứng bình thường. Sáng hôm sau tình trạng đau 
lại tái diễn càng ngày càng nặng hơn. 
Thoái hóa ở khớp háng ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi 
co duỗi khớp gối, đau khớp gối nhiều khi đi lại vận động, đau nhất là khi ngồi xổm đứng 
dậy rất khó khăn nhiều khi phải níu vào vật gì khác để đứng dậy. Nặng hơn là tê chân, 
biến dạng nhẹ ở khớp gối. 
Thoái hóa khớp gối làm người bệnh đi lại khó khăn ngay từ ngày đầu do triệu chứng đau 
vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất. 
Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở cột sống thứ 4, 5, 6 biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi 
phía sau gáy lan đến cánh tay bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng. 
Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh 
hưởng thần kinh tọa người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân đôi khi rất mạnh 
như 1 luồng điện chạy từ trên xuống khi có một cử động không đúng hướng. 
Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ khớp, hay giật mạnh 
khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp. 
Ngoài các triệu chứng lâm sàng nêu trên thì chụp X quang khớp phần nào giúp xác định 
chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trên phim X quang ta có thể thấy: 
Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp. 
Hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp có thể là nhiều gai. Gai xương thường 
gặp ở cột sống, ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân. 
Cũng có nhiều trường hợp thoái khớp trong giai đoạn sớm hình ảnh X quang khớp còn 
bình thường. Nhưng bà con không biết nên chủ quan không điều trị vì đây là giai đoạn 
điều trị và phòng ngừa cho kết quả tốt. 
Ngoài chụp X quang khớp thì xét nghiệm máu không phát hiện gì bất thường. 
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp 
 Thoái hóa cột sống thắt lưng. 
 Nếu có dấu hiệu đau và hạn chế vận động ở khớp, cần phải đi khám bệnh để các bác sĩ 
đánh gía tình trạng bệnh và cho các điều trị thích hợp. Việc điều trị sẽ bao gồm: 
Điều trị không dùng thuốc: tăng cường các kiến thức về sức khỏe, đặc biệt sức khỏe 
xương khớp; vận động, tập luyện, làm việc vừa sức; ăn uống dinh dưỡng hợp lý; tránh dư 
cân, béo phì, tránh mang vác vật nặng, tránh tăng áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm; phát 
hiện và điều trị sớm các bệnh lý tại hệ thống xương khớp. 
Điều trị bằng thuốc: điều trị triệu chứng đau và viêm cho người bệnh bằng thuốc giảm 
đau và các thuốc kháng viêm; làm chậm quá trình thoái hóa bằng các thuốc có thể cải 
thiện được tiến triển của bệnh. Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp đã có nhiều tiến bộ 
với nhiều thuốc hữu hiệu: glucosamine sulfate dạng tinh thể, diacerein, acid hyaluronic 
Các thuốc này đều cần được điều trị đủ liều theo hướng dẫn của các thầy thuốc. 
Phẫu thuật: Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa cần 
xem xét việc điều trị ngoại khoa kết hợp: mổ nội soi để cắt xương, loại bỏ dị vật, sửa trục 
khớp; mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng. 
 Các cách phòng ngừa thoái hóa khớp: 
 Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh 
bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục 
khớp và cột sống. Điểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp 
là bệnh có thể ngăn ngừa được. 
Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo: 
 - Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì. 
- Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ 
bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng 
cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả 
năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. 
- Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự 
đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt 
mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các 
dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn 
khớp. 
- Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: khi nâng hay xách đồ 
nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; 
ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn 
để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận 
dụng thêm sự hỗ trợ (của dụng cụ hay người khác). 
- Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc 
hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều 
cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay 
tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu 
lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp. 
 - Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải. 

File đính kèm:

  • pdfthoai_hoa_khop_o_nguoi_cao_tuoi.pdf