Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020

Đặt vấn đề: Thiếu máu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng. Ước tính khoảng 50%

trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Các nghiên cứu trước đây cho rằng thiếu máu trong thai kỳ là yếu tố nguy

cơ dẫn đến các kết quả bất lợi khi mang thai như sinh con nhẹ cân, xuất huyết sau sinh, sinh non, tăng nguy cơ

tử vong mẹ và chu sinh.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ đến khám

tại bệnh viện Quận Thủ Đức và một số yếu tố liên quan.

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 thai phụ 3 tháng

đầu thai kỳ đến khám thai tại bệnh viện trong thời gian 01/06/2020 – 31/07/2020 theo phương pháp lấy mẫu

thuận tiện, phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn kết hợp tra cứu hồ sơ bệnh án.

Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu chiếm 14,3%, trong đó 79,1% thiếu máu nhẹ và 20,9% thiếu máu trung bình. Tỷ

lệ thiếu máu thiếu sắt chiếm 7,3%. Các yếu tố trình độ học vấn, mức sống bản thân và số lần sinh con có mối liên

quan với tình trạng thiếu máu.

Kết luận: Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là những vấn đề sức khỏe cộng đồng nhẹ tại Bệnh

viện Quận Thủ Đức.

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 1

Trang 1

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 2

Trang 2

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 3

Trang 3

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 4

Trang 4

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 5

Trang 5

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 6

Trang 6

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 17140
Bạn đang xem tài liệu "Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020

Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 80
THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ TẠI 
BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2020 
Nguyễn Thị Tường Thái1, Diệp Từ Mỹ2 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Thiếu máu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng. Ước tính khoảng 50% 
trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Các nghiên cứu trước đây cho rằng thiếu máu trong thai kỳ là yếu tố nguy 
cơ dẫn đến các kết quả bất lợi khi mang thai như sinh con nhẹ cân, xuất huyết sau sinh, sinh non, tăng nguy cơ 
tử vong mẹ và chu sinh. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ đến khám 
tại bệnh viện Quận Thủ Đức và một số yếu tố liên quan. 
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 thai phụ 3 tháng 
đầu thai kỳ đến khám thai tại bệnh viện trong thời gian 01/06/2020 – 31/07/2020 theo phương pháp lấy mẫu 
thuận tiện, phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn kết hợp tra cứu hồ sơ bệnh án. 
Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu chiếm 14,3%, trong đó 79,1% thiếu máu nhẹ và 20,9% thiếu máu trung bình. Tỷ 
lệ thiếu máu thiếu sắt chiếm 7,3%. Các yếu tố trình độ học vấn, mức sống bản thân và số lần sinh con có mối liên 
quan với tình trạng thiếu máu. 
Kết luận: Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là những vấn đề sức khỏe cộng đồng nhẹ tại Bệnh 
viện Quận Thủ Đức. 
Từ khóa: thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai, ba tháng đầu thai kỳ 
ABSTRACT 
ANAEMIA AND IRON DEFICIENCY ANEMIA IN THE FIRST TRIMESTER OF PREGNANCY IN THU 
DUC DISTRICT HOSPITAL, IN 2020 
Nguyen Thi Tuong Thai, Diep Tu My 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 80 - 86 
Background: Anaemia in pregnancy is a significant global health problem. It is estimated that iron 
deficiency anaemia accounts for approximately 50% of cases. Previous studies claimed that maternal anemia was 
risk factor for adverse pregnancy outcomes such as low birth weight, postpartum hemorrhage, preterm birth, and 
increase the risk of maternal and perinatal mortality. 
Objectives: To investigate the prevalence of anemia and iron deficiency anemia in the first trimester of 
pregnancy and its associated factors among pregnant women who visited Thu Duc District Hospital. 
Methods: A cross-sectional study was conducted with 300 first trimester pregnant women chosen by 
convenient method in Thu Duc District Hospital from 01/06/2020 to 31/07/2020, data was collected by face-to-
face interviewed with structured questionnaire, and by retrieved information from medical record. 
Results: The prevalence of anemia among first trimester pregnant women is 14.3%, of which 79.1% was 
mild anemia and 20.9% moderate anemia. The prevalence of iron deficiency anemia was 7.3%. Education level, 
personal standard of living and parity were significantly associated with anemia status. 
1Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, Bệnh viện Quận Thủ Đức 
2Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Tường Thái ĐT: 0916945482 Email: ncthanh54@gmail.com 
Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 81
Conclusion: Anaemia and iron deficiency in pregnancy were mild public health problems in the study 
setting of Thu Duc District Hospital. 
Keywords: anaemia, iron deficiency anemia, pregnant women, first trimester 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe cộng 
đồng, gây ra những hậu quả bất lợi đối với sức 
khỏe con người, làm tăng gánh nặng bệnh tật, 
tử vong và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh 
tế xã hội(1). Đặc biệt, thiếu máu trong thai kỳ là 
một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Các nghiên 
cứu trước đây cho rằng thiếu máu trong thai 
kỳ là yếu tố nguy cơ dẫn đến các kết quả bất 
lợi khi mang thai như sinh con nhẹ cân, xuất 
huyết sau sinh, sinh non, tăng nguy cơ tử vong 
mẹ và chu sinh(2,3,4,5). Thiếu máu làm tăng tai 
biến chảy máu trong và sau sinh, nhiễm khuẩn 
hậu sản, sót rau, choáng trong lúc sinh, chậm 
phục hồi sức khỏe của sản phụ sau sinh(6). Ước 
tính khoảng 50% trường hợp thiếu máu trên 
toàn cầu là do thiếu sắt(3). 
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Viện 
Dinh dưỡng quốc gia năm 2015, tỉ lệ thiếu máu ở 
phụ nữ mang thai trên toàn quốc vẫn còn khá 
cao (38,2%), trong đó trên 50% trường hợp là 
thiếu máu do thiếu sắt(7). Tình hình thiếu máu 
thiếu sắt có thể được cải thiện bằng cách bổ sung 
sắt và cải thiện dinh dưỡng, đến nay đã được ghi 
nhận trong nhiều công trình nghiên cứu ở trong 
và ngoài nước(8,9,10). 
Bệnh viện Quận Thủ Đức là một bệnh viện 
lớn với khoảng 150 thai phụ đến khám thai định 
kỳ mỗi ngày và số lượng vẫn đang tiếp tục tăng 
lên. Mặc dù thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở 
phụ nữ mang thai là vấn đề cấp thiết gây ra 
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai 
 ... y 
trong Bảng 2. Hầu hết thai phụ uống viên sắt 
được bác sĩ kê toa (93%) và đã được nhân viên y 
tế hoặc nhân viên quầy thuốc tư vấn cách uống 
viên sắt (89,4%). Tỉ lệ thai phụ uống viên sắt đều 
đặn và đúng cách, đúng thời điểm khá cao. 
Bảng 2. Các đặc điểm về cách uống viên sắt 
Đặc điểm (n=256) Tần số Tỉ lệ (%) 
Cách tiếp cận viên sắt 
Bác sĩ kê toa 
Không do bác sĩ kê toa 
238 
18 
93,0 
7,0 
Được tư vấn cách uống viên sắt 
Có 
Không 
229 
27 
89,4 
10,6 
Mức độ uống viên sắt 
Uống mỗi ngày 
Quên 1-3 viên/tuần 
Quên > 3 viên mỗi tuần 
210 
42 
4 
82,0 
16,4 
1,6 
Thời gian uống viên sắt 
≥ 2 tháng 
< 2 tháng 
138 
118 
53,9 
46,1 
Cách uống viên sắt 
Nước lọc 
Uống chung với trà, café 
Uống chung với sữa/viên canxi 
Bất kỳ loại nước nào 
247 
0 
2 
7 
96,5 
0,0 
0,8 
2,7 
Thời điểm uống viên sắt 
Cách bữa ăn 
Trong bữa ăn 
Bất kỳ 
214 
14 
28 
83,6 
5,5 
10,9 
Tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt 
Bảng 3 trình bày kết quả về tỉ lệ thiếu máu và 
thiếu máu thiếu sắt trong mẫu nghiên cứu. 
Trong 300 thai phụ được khảo sát có 43 trường 
hợp thiếu máu (14,3%) và 22 trường hợp thiếu 
máu thiếu sắt (7,3%). Trong 43 trường hợp thiếu 
máu có 22 trường hợp thiếu máu thiếu sắt, 
chiếm 51,2%. 
Bảng 3: Tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ 
nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ 
Biến số (n = 300) Tần số Tỷ lệ (%) 
Thiếu máu 
Có 
Không 
43 
257 
14,3 
85,7 
Thiếu máu thiếu sắt 
Có 
Không 
22 
278 
7,3 
92,7 
Tỉ lệ thiếu máu theo mức độ thiếu máu và 
đặc điểm của hồng cầu được trình bày trong 
Bảng 4. Đa số trường hợp là thiếu máu nhẹ, còn 
lại là thiếu máu trung bình. Không có trường 
hợp nào thiếu máu nặng. Thiếu máu nhược sắt 
hồng cầu nhỏ chiếm tỉ lệ cao nhất (69,8% trường 
hợp thiếu máu và 91% trường hợp thiếu máu 
thiếu sắt). Không ghi nhận trường hợp nào có 
thiếu máu ưu sắc hoặc thiếu máu hồng cầu to. 
Bảng 4: Tỉ lệ thiếu máu theo mức độ, màu sắc và kích 
thước hồng cầu 
Đặc điểm 
Thiếu 
máu 
n (%) 
Thiếu máu 
thiếu sắt 
n (%) 
Mức độ thiếu máu 
Thiếu máu nhẹ 34 (79,1) 15 (68,2) 
Thiếu máu trung bình 9 (20,9) 7 (31,8) 
Tổng 43 (100) 22 (100) 
Màu sắc và kích thước hồng cầu 
Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ 30 (69,8) 20 (91,0) 
Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình 
thường 
8 (18,6) 1 (4,5) 
Thiếu máu nhược sắc hồng cầu bình 
thường 
4 (9,30) 1 (4,5) 
Thiếu máu bình sắc hồng cầu nhỏ 1 (2,3) 0 (0,0) 
Tổng 43 (100) 22 (100) 
Các yếu tố liên quan đến thiếu máu 
Các đặc điểm về dân số, xã hội, sản phụ 
khoa và các đặc điểm bổ sung viên sắt được 
chúng tôi đưa vào phân tích đơn biến. Các biến 
số có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thiếu 
máu được trình bày trong Bảng 5. Có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu máu với 3 
yếu tố: trình độ học vấn, mức sống bản thân và 
số lần đã sinh con (p <0,05). Khi trình độ học vấn 
tăng, mức sống bản thân tăng thì tỉ lệ thiếu máu 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 84
giảm. Những thai phụ đã sinh con từ 2 lần trở 
lên có tỉ lệ thiếu máu cao gấp 2,82 lần những thai 
phụ chưa sinh con lần nào. Ngoài ra, không tìm 
thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu với 
việc bổ sung viên sắt. 
Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu 
Biến số (n=300) 
Thiếu máu 
P PR (KTC 95%) Có 
n (%) 
Không 
n (%) 
Trình độ học vấn 
Tiểu học trở xuống 
Cấp 2 và cấp 3 
Sau cấp 3 
4 (23,5) 
34 (16,9) 
5 (6,1) 
13 (76,5) 
167 (83,1) 
77 (93,9) 
0,004* 0,49 (0,31 – 0,79) 
Mức sống bản thân 
Nghèo 
Đủ ăn 
Khá 
5 (35,7) 
36 (14,0) 
2 (6,9) 
9 (64,3) 
221 (86,0) 
27 (93,1) 
0,016* 0,42 (0,21 – 0,85) 
Số lần đã sinh con 
0 
1 
≥ 2 
15 (11,2) 
10 (9,2) 
18 (31,6) 
119 (88,8) 
99 (90,8) 
39 (68,4) 
0,606 
0,001 
1 
0,82 (0,38 – 1,75) 
2,82 (1,53 – 5,20) 
*kiểm định Chi bình phương khuynh hướng 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện 
Quận Thủ Đức, là nơi nằm gần các khu công 
nghiệp và chế xuất lớn ở Thủ Đức và Bình 
Dương, do đó phần lớn đối tượng nghiên cứu là 
lao động chân tay với trình độ học vấn cấp 2 và 
cấp 3. Đa số tự đánh giá có mức sống đủ ăn. Tỉ lệ 
thai phụ đã từng sinh con, đặc biệt là sinh từ 2 
lần trở lên khá cao so với nghiên của Trần Văn 
Vũ hay Nguyễn Thị Kim Loan(11,14). Điều này 
phù hợp với đặc thù của địa bàn nghiên cứu, do 
nhóm lao động chân tay có thể ít để ý đến chính 
sách sinh ít con của nhà nước hơn so với nhóm 
lao động trí óc. 
So sánh với các nghiên cứu trước đó, ở 
nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ thiếu máu và 
thiếu máu thiếu sắt khá thấp (Bảng 6). Tỉ lệ này 
được xếp vào mức vấn đề cộng đồng nhẹ theo 
bảng xếp loại của WHO về mức độ ý nghĩa cộng 
đồng của thiếu máu(12). Điều này có thể là do 
mức sống của người dân trên địa bàn ngày càng 
ổn định, khả năng tiếp cận với y tế và thông tin 
đại chúng ngày càng nhiều, giúp người dân 
ngày càng có nhiều kiến thức để tự chăm sóc sức 
khỏe, cũng như góp phần hạn chế tỉ lệ thiếu máu 
và thiếu máu thiếu sắt. Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt 
trong các nghiên cứu đều chiếm trên 50% trường 
hợp thiếu máu (cao nhất là 96,3% ở nghiên cứu 
của Phạm Văn An và 91% ở nghiên cứu của Trần 
Văn Vũ) cho thấy thiếu sắt là nguyên nhân chủ 
yếu gây thiếu máu trong thai kỳ(11,15). 
Bảng 6: Tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt của 
thai phụ ba tháng đầu thai kỳ qua một số nghiên 
cứu trong nước gần đây 
Tác giả (năm) 
Địa điểm 
nghiên cứu 
Tỉ lệ 
TM 
Tỉ lệ 
TMTS 
Tỉ lệ 
TMTS/TM 
Phạm Thị Đan 
Thanh (2010)
(16)
Bạc Liêu 36,7% 23,7% 64,6% 
Lê Thị Anh Thư 
(2013)
(17)
Sóc Trăng 29,5% 17,6% 59,7% 
Phạm Văn An 
(2014)
(15)
Củ Chi 21,6% 20,% 96,3% 
Nguyễn Thị Kim 
Loan (2017)
(14)
Long An 7,5% 4,7% 62,0% 
Trần Văn Vũ 
(2018)
(11)
Bình Thuận 26,3% 24,0% 91,0% 
Nghiên cứu này 
(2020) 
TP. HCM 14,3% 7,3% 51,2% 
TM: Thiếu máu TMTS: Thiếu máu thiếu sắt 
Về phân loại thiếu máu theo mức độ, ở 
nghiên cứu chúng tôi đa số là thiếu máu nhẹ, 
còn lại là thiếu máu trung bình, không có trường 
hợp nào thiếu máu nặng. Kết quả này cũng 
tương tự với kết quả của những nghiên cứu 
được liệt kê ở trên(11,15,16,17,17). Về phân loại thiếu 
máu theo màu sắc và kích thước hồng cầu, đa số 
là thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (69,8%) và 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 85
thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường 
(18,6%), không có trường hợp nào thiếu máu ưu 
sắc hoặc thiếu máu hồng cầu to. Kết quả này 
tương tự với kết quả của tác giả Nguyễn Thị 
Thủy với 67,1% là thiếu máu nhược sắc hồng cầu 
nhỏ và 25% thiếu máu bình sắc hồng cầu bình 
thường(18). Theo y văn, nguyên nhân gây thiếu 
máu nhược sắc hồng cầu nhỏ là do thiếu máu 
thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh 
mãn tính(19). Vì nghiên cứu của chúng tôi đã loại 
ra những trường hợp đã biết là mắc thalassemia, 
các bệnh mãn tính có thể gây thiếu máu, nên 
thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ trong nghiên 
cứu của chúng tôi chủ yếu là do thiếu máu thiếu 
sắt. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu là 
thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ chiếm tới 
91% các trường hợp thiếu máu thiếu sắt. Tuy 
nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây 
thiếu máu cần kết hợp lâm sàng và các xét 
nghiệm cận lâm sàng khác. 
Kết quả cho thấy khi trình độ học vấn tăng 
thì tỉ lệ thiếu máu giảm. Nghiên cứu của tác giả 
Delil R tại Ethiopia (2018) cũng ghi nhận mối 
liên quan tương tự giữa thiếu máu với trình độ 
học vấn(20). Những thai phụ có trình độ học vấn 
cao sẽ càng có điều kiện tìm kiếm công việc và 
thu nhập ổn định, giúp thai phụ có nhiều điều 
kiện hơn để chăm sóc bản thân, tìm hiểu kỹ và 
lựa chọn những dịch vụ chăm sóc y tế tốt, giảm 
được nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. 
Những thai phụ có mức sống càng cao thì tỷ 
lệ thiếu máu càng giảm. Mức sống khá giả có thể 
giúp thai phụ có cuộc sống thoải mái, chế độ 
dinh dưỡng đầy đủ, tiếp cận được dịch vụ y tế 
tốt hơn, nâng cao sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ 
thiếu máu. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lebso 
M (2017) ở Nam Ethiopia cho tình trạng kinh tế 
thấp có nguy cơ thiếu máu cao hơn so với tình 
trạng kinh tế khá giả (OR hiệu chỉnh=2,03, KTC 
95%: 1,11 – 3,69, p <0,05)(21). 
Những thai phụ đã sinh con từ 2 lần trở lên 
có tỉ lệ thiếu máu cao hơn so với những thai phụ 
chưa sinh con lần nào. Nghiên cứu của các tác 
giả Trần Văn Vũ, Phạm Văn An cũng cho kết 
quả tương tự(11,15). Ở những bà mẹ sinh con nhiều 
lần, đặc biệt là ở những bà mẹ có khoảng cách 
sinh con ngắn, nếu không cung cấp đủ lượng sắt 
cần thiết, cơ thể bắt buộc phải sử dụng sắt dự trữ 
của người mẹ, làm cạn kiệt sắt dẫn đến thiếu 
máu và thiếu sắt ở mẹ. Do đó, những thai phụ 
sinh con nhiều lần có nguy cơ thiếu máu cao hơn 
so với những thai phụ chưa sinh con lần nào. 
Phân tích trên 256 thai phụ có bổ sung viên 
sắt cho thấy hầu hết thai phụ bổ sung sắt đều do 
bác sĩ kê toa, điều này dẫn đến tỉ lệ thai phụ 
được tư vấn cách uống viên sắt cũng như tỉ lệ 
thai phụ uống viên sắt đúng cách khá cao. Tuy 
nhiên, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan 
giữa việc sử dụng viên sắt với tình trạng thiếu 
máu. Chúng tôi nghĩ đến khả năng do đối tượng 
nghiên cứu của chúng tôi là thai phụ trong ba 
tháng đầu thai kỳ, thời gian bổ sung viên sắt 
ngắn, chưa thấy rõ hiệu quả của việc bổ sung 
viên sắt. 
Nghiên cứu của chúng tôi điều tra tỉ lệ 
thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 
trong ba tháng đầu đến khám tại bệnh viện 
Quận Thủ Đức. Đây là đề tài mới ở địa 
phương, có thể cung cấp số liệu làm tiền đề 
cho các nghiên cứu sau này về việc đánh giá 
hiệu quả trong công tác điều trị và dự phòng 
thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt cho thai phụ ba 
tháng đầu đến khám tại bệnh viện. 
KẾT LUẬN 
Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trong 3 
tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện Quận Thủ Đức là 
14,3%, trong đó 51,2% là thiếu máu thiếu sắt. 
Mặc dù tỉ lệ này khá thấp so với các nghiên cứu 
trước, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề cấp thiết gây 
nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó cần tiếp tục 
chú trọng chương trình bổ sung sắt, tăng cường 
các biện pháp truyền thông về dự phòng thiếu 
máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ để giảm tỉ 
lệ này ở phụ nữ mang thai. Những thai phụ có 
trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, đã sinh 
con từ 2 lần trở lên có khả năng thiếu máu và 
thiếu máu thiếu sắt cao, do đó cần chú ý theo dõi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 86
tình trạng thiếu máu và tư vấn dự phòng thiếu 
máu thiếu sắt ở những nhóm thai phụ này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. WHO (2011). The global prevalence of anaemia in 2011. URL: 
https://www.who.int/nutrition/publications/micronutrients/glo
bal_prevalence_anaemia_2011/en/. 
2. Rahman MM, Abe SK, Rahman MS, et al (2016). Maternal 
anemia and risk of adverse birth and health outcomes in low- 
and middle-income countries: systematic review and meta-
analysis. Am J Clin Nutr, 103(2):495-504. 
3. Aleksandra S, Dragana N, Maja N (2006). Relationship 
between exposure to air pollution and occurrence of anemia in 
pregnancy. Medicine and Biology, 13(1):54-57. 
4. Stephen G, Mgongo M, Hashim TH, Katanga J, Pedersen BS, 
Msuya SE (2018). Anaemia in Pregnancy: Prevalence, Risk 
Factors, and Adverse Perinatal Outcomes in Northern 
Tanzania. URL: https://doi.org/10.1155/2018/1846280. 
5. Kozuki N, Lee AC, Katz J et al (2012). Moderate to severe, but 
not mild, maternal anemia is associated with increased risk of 
small-for-gestational-age outcomes. J Nutr, 142(2):358-362. 
6. Rebecca JS, Mullany L, Black RE (2004). Iron deficiency 
anaemia In: Ezzati M, Lopez AD, Rodgers A, Murray CJL 
(Eds.). Comparative Quantification of Health Risks, V1, pp.163-
230. World Health Organization, Switzerland. 
7. Viện dinh dưỡng (2015). Thông cáo Báo chí - Hội nghị Cộng 
tác viên báo chí nhân ngày Vi chất dinh dưỡng (1-
2/6/2019).URL: 
noi-bat/thong-cao-bao-chi-hoi-nghi-cong-tac-vien-bao-chi-
nhan-ngay-vi-chat-dinh-duong-1-62019.html. 
8. Đinh Thị Phương Hoa (2013). Tình trạng dinh dưỡng, thiếu 
máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 25 -30 tuổi tại 
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành 
Dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng. 
9. Nguyễn Đăng Trường (2016). Hiệu quả bổ sung Hemi Mam 
hoặc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng 
thiếu máu của phụ nữ có thai. Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành 
Dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng. 
10. Pena-Rosas JP, De-Regil LM, Garcia-Casal MN, et al (2015). 
Daily oral iron supplementation during pregnancy. Cochrane 
Database Syst Rev, 7:CD004736. 
11. Trần Văn Vũ (2018). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang 
thai 3 tháng đầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Luận 
án Chuyên khoa II Chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại học Y Dược 
TP. Hồ Chí Minh. 
12. WHO (2001). Iron deficiency anaemia: assessment, prevention, 
and control. A guide for programme managers. 
WHO/NHD/01.3), pp.17. 
13. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh 
lý huyết học. Quyết định số 1494/QĐ-BYT, pp.100-103. 
14. Nguyễn Thị Kim Loan (2017). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt và các 
yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng đầu đến khám thai tại 
trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Long An. Luận văn 
Thạc sỹ Chuyên ngành Y tế công cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ 
Chí Minh. 
15. Phạm Văn An, Hoàng Hải (2014). Một số yếu tố liên quan đến 
thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai huyện Củ Chi (thành 
phố Hồ Chí Minh) năm 2011. Y học Việt Nam, 414(2):83-88. 
16. Phạm Thị Đan Thanh (2010). Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ 
nữ có thai 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại tỉnh 
Bạc Liêu. Luận án Chuyên khoa II Chuyên ngành Sản phụ khoa, 
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
17. Lê Thị Anh Thư (2013). Hiệu quả của điều trị thiếu máu thiếu 
sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng. 
Luận án Chuyên khoa II Chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại Học Y 
Dược TP. Hồ Chí Minh. 
18. Nguyễn Thị Thủy (2013). Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của 
phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 
2012-2013. Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Huyết học – Truyền 
máu, Đại học Y Hà Nội. 
19. Linker CA, Đào Văn Chinh (2001). Máu. In: Hoàng Trọng 
Quang, Nguyễn Thị Kim Loan (eds). Chẩn đoán và điều trị y 
học hiện đại, 1st ed, pp.709 – 715. NXB Y Học, Hà Nội. 
20. Delil R, Tamiru D, Zinab B. (2018). Dietary Diversity and Its 
Association with Anemia among Pregnant Women Attending 
Public Health Facilities in South Ethiopia. Ethiop J Health Sci, 
28(5):625-634. 
21. Lebso M, Anato A, Loha E (2017). Prevalence of anemia and 
associated factors among pregnant women in Southern 
Ethiopia: A community based cross-sectional study. PLoS One, 
12(12):e0188783. 
Ngày nhận bài báo: 16/11/2020 
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020

File đính kèm:

  • pdfthieu_mau_va_thieu_mau_thieu_sat_trong_ba_thang_dau_thai_ky.pdf