Thiết lập vùng Ebsa - Cách tiếp cận mới trong bảo tồn biển Việt Nam
Hiện nay, nhiều quốc gia thành công trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển đặc thù dựa vào các
vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA: Ecologically or Biologically Significant Marine Area).
Các tiêu chí đánh giá vùng EBSA: tính đặc hữu, duy nhất; là nơi cư trú của các loài quý hiếm, nguy
cấp; tính đa dạng sinh học cao; tính nguyên sơ ít bị tác động của con người. Việt Nam hiện chưa có
những nghiên cứu về vùng EBSA. Bảo tồn biển và hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam dựa vào khoanh
vùng địa lý để thành lập các khu bảo tồn biển. Nội dung bài báo này giới thiệu về lịch sử hình thành,
quy trình xét duyệt, các tiêu chí để xác định vùng EBSA; so sánh các loại hình khu bảo vệ, bảo tồn
biển và thực trạng bảo tồn biển tại Việt Nam, từ đó đề xuất cách tiếp cận và áp dụng vùng EBSA phù
hợp với một số hệ sinh thái biển của Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết lập vùng Ebsa - Cách tiếp cận mới trong bảo tồn biển Việt Nam
3 THIẾT LẬP VÙNG EBSA - CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM DƯ VĂN TOÁN, HOÀNG ĐÌNH CHIỀU Tóm tắt: Hiện nay, nhiều quốc gia thành công trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển đặc thù dựa vào các vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA: Ecologically or Biologically Significant Marine Area). Các tiêu chí đánh giá vùng EBSA: tính đặc hữu, duy nhất; là nơi cư trú của các loài quý hiếm, nguy cấp; tính đa dạng sinh học cao; tính nguyên sơ ít bị tác động của con người... Việt Nam hiện chưa có những nghiên cứu về vùng EBSA. Bảo tồn biển và hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam dựa vào khoanh vùng địa lý để thành lập các khu bảo tồn biển. Nội dung bài báo này giới thiệu về lịch sử hình thành, quy trình xét duyệt, các tiêu chí để xác định vùng EBSA; so sánh các loại hình khu bảo vệ, bảo tồn biển và thực trạng bảo tồn biển tại Việt Nam, từ đó đề xuất cách tiếp cận và áp dụng vùng EBSA phù hợp với một số hệ sinh thái biển của Việt Nam. Từ khoá: bảo tồn biển, EBSA, đa dạng sinh học, sinh cảnh, sinh thái EBSA-A NEW APPROACH FOR MARINE CONSERVATION IN VIETNAM Abstract: Nowadays, many countries have succeeded in protecting significant marine ecosystems based on specific biological or ecological areas (EBSA: Ecologically or Biologically Significant Marine Area). EBSA evaluation criteria include uniqueness or rarity; the habitat of rare and endangered species; high biodiversity, and pristine nature with little human impact. Viet Nam has not yet undertaken any studies using EBSA principles. At present, marine conservation of specific ecosystems in Vietnam is based on geographical zoning to establish marine protected areas. This article introduces how the principles were established, the review process and the criteria for determining EBSA area. It also considers the types of marine protected areas, marine conservation areas, and the current status of marine conservation in Vietnam which may be a valid approach for the application of EBSA principles to suitable marine ecosystems of Viet Nam. Keywords: Marine conservation, EBSA, biodiversity, habitat, ecology 1. Đặt vấn đề Mỗi quốc gia có những mục đích khác nhau trong việc thành lập các khu bảo tồn biển. Tại New Zealand, các khu bảo tồn biển tập trung nhiều vào bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH); tại Canada, các khu bảo tồn biển tập trung vào bảo vệ tài nguyên sinh vật phục vụ nghề cá thương phẩm [9]; tại Mỹ, giá trị văn hoá và cộng đồng được đề cập nhiều trong các khu bảo tồn biển. Tại Việt Nam, các khu bảo tồn biển (MPA) tập trung vào bảo tồn hệ sinh thái (HST) và tài nguyên biển [5]. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm ĐDSH biển, trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới. Vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu HST điển hình. Tuy nhiên, các HST và ĐDSH biển đang bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu và các tác động của con người. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 4 Cách tiếp cận bảo tồn ĐDSH biển của Việt Nam dựa nhiều vào khoanh vùng địa lý, từ đó hình thành các khu bảo tồn biển cấp tỉnh, liên tỉnh hoặc quốc gia. Cách tiếp cận này đơn giản cho việc quản lý hành chính. Tuy nhiên, Việt Nam có đường bờ biển dài, diện tích vùng biển rộng, có thể hình thành nhiều vùng đặc thù sinh thái khác nhau, do vậy việc khoanh vùng địa lý sẽ không thực sự đạt hiệu quả trong bảo vệ vùng đặc thù sinh học, vùng sinh thái quan trọng cho vòng đời loài di cư, loài đặc hữu. Vùng biển đặc thù sinh học hoặc sinh thái (gọi tắt là vùng EBSA) đang được tiếp cận và sử dụng nhiều trên thế giới. Khái niệm vùng EBSA được đưa ra bởi Công ước Liên hợp quốc về ĐDSH (Công ước CBD) nhằm bảo tồn ĐDSH và HST ở các vùng biển trên thế giới mà không phụ thuộc nhiều vào ranh giới quốc gia. Các vùng EBSA phải đạt đầy đủ các tiêu chí theo quy định, phù hợp với luật pháp quốc tế, luật biển của Liên hợp quốc, được các quốc gia hoặc các tổ chức liên minh công nhận. Chính vì vậy, các vùng EBSA cũng là công cụ bảo tồn có giá trị pháp lý quốc tế cao, được sự đồng thuận của các quốc gia. Đồng thời, các vùng EBSA cung cấp cơ sở khoa học cho các quốc gia trong quy hoạch không gian biển hoặc trao đổi hợp tác quản lý, bảo tồn các khu vực nằm ngoài vùng tài phán [4]. Vùng biển Đông có tính ĐDSH cao, có lợi ích chung cho Việt Nam và khu vực nên việc hợp tác quản lý, bảo tồn ĐDSH là rất cần thiết. Do vùng EBSA chưa được nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam, nên bài báo này sẽ trình bày, làm rõ các nội dung cơ bản về quá trình hình thành, trình tự đánh giá và tiêu chí công nhận vùng EBSA; kết hợp với phân tích, so sánh giữa các loại hình khu bảo vệ, bảo tồn biển và thực trạng bảo tồn biển tại Việt Nam để gợi mở cách tiếp cận áp dụng vùng EBSA phù hợp với điều kiện Việt Nam. 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Bài báo sử dụng các tài liệ ... và tái tạo quần đàn các loài suy thoái, nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng; - Là khu vực tập trung nhiều loài suy thoái, nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng. - Quần xã loài nguy cấp ở khu vực đảo san hô vòng - Bãi đẻ, bãi giống các loài nguy cấp Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 6 4. Đặc biệt nhạy cảm và hồi phục chậm (Fragility) - Là khu vực có chứa tỷ lệ khá cao các sinh cảnh hoặc các loài nhạy cảm, dễ bị tổn thương dẫn đến suy thoái, cạn kiệt bởi các tác động của con người hoặc thiên tai; - Hoặc là khu vực có chứa sinh cảnh, loài có khả năng tái tạo, hồi phục rất chậm. - Khu vực cho các loài tạo ra sinh cảnh (san hô, hải miên) - Khu vực cho các loài có chu kỳ sống dài, sức sinh sản thấp (cá mập) - Khu vực dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm (vùng băng đá) 5. Năng suất sinh học cao (Productivity) Là khu vực có chứa các loài, quần thể, quần xã có năng suất sinh học tự nhiên cao (mật độ sinh vật phù du cao, giàu dinh dưỡng, Chlorophyll-a). - Vùng nước trồi - Vùng nước xoáy - Vùng núi thủy nhiệt - Vùng núi ngầm 6. Đa dạng sinh học cao (Biodiversity) Là khu vực có đa dạng HST, đa dạng thành phần loài, đa dạng nguồn gen cao. - Vùng núi ngầm - Vùng nước xoáy - Vùng HST san hô nước lạnh - Vùng HST hải miên biển sâu 7. Tính nguyên sơ, ít bị tác động của con người (Naturalness) - Là khu vực còn khá nguyên sơ, tự nhiên ít bị tác động của con người; - Hoặc là khu vực sinh thái đã được bảo vệ và phục hồi thành công. - Vùng HST tự nhiên chưa bị khai thác - Vùng bảo tồn biển đã phục hồi HST thành công Nguồn: Hội nghị các bên COP 9/20 [2] Hình 2. Đánh giá vai trò (theo tỷ lệ %) của các tiêu chí lựa chọn vùng EBSA Nguồn: Nicholas J. Bax, 2015 [6] Trong 7 tiêu chí lựa chọn vùng EBSA, tiêu chí tính nguyên sơ ít bị tác động của con người được đánh giá thấp nhất (31%) so với các tiêu chí khác (51-70%), hai tiêu chí tính đặc hữu và tính liên quan đến vòng đời của loài được đánh giá cao nhất (Hình 2). Như vậy có thể nhận thấy, các vùng EBSA tập trung nhiều vào những sinh cảnh đặc thù liên quan đến vòng đời của các loài Dư Văn Toán, Hoàng Đình Chiều - Thiết lập vùng EBSA - Cách tiếp cận mới 7 và nơi cư trú quan trọng của các loài quý hiếm, nguy cấp. 3.2. So sánh tiêu chí đánh giá các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái biển Trên thế giới có nhiều mô hình bảo tồn biển do các tổ chức đề xuất theo các tiêu chí khác nhau. Các khu vực bảo vệ, bảo tồn sinh thái biển đang được thế giới áp dụng nhiều là: Khu đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA) của Công ước CBD; Khu bảo tồn biển (MPA - Marine Protected Area) của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); Khu đặc biệt nhạy cảm (PSSA - Particularly Sensitive Sea Area) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); Khu di sản thế giới (WHS - World Heritage Site) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Trong các khu bảo tồn, khu di sản thế giới (WHS) là khác biệt nhất, phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế, đặc trưng cho lịch sử phát triển trái đất, liên quan đến các quá trình diễn biến sinh thái học. Các vùng EBSA, MPA, PSSA khá tương đồng về các tiêu chí (Bảng 2). Trong đó, vùng EBSA tập trung nhiều vào sinh cảnh quan trọng, đặc thù cho chu kỳ sống của loài hoặc những HST dễ bị tổn thương, khả năng phục hồi chậm, có năng suất sinh học cao. Khu MPA thường tập trung nhiều vào ĐDSH và khoanh vùng địa lý, lãnh thổ cụ thể. Khu PSSA tập trung nhiều vào những khu vực đặc biệt nhạy cảm sinh thái có liên quan nhiều đến các hoạt động kinh tế - xã hội, thường đại diện cho vùng địa lý, lãnh thổ cụ thể nào đó. Bảng 2. So sánh tiêu chí đánh giá các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái biển STT EBSA (của CBD) MPA (của IUCN) PSSA (của IMO) WHS (của UNESCO) 1 Đặc hữu, duy nhất (tập trung vào các cấp độ: loài, quần thể, quần xã, sinh cảnh, HST, đặc điểm hải dương học, địa mạo học). Tập trung vào vùng địa lý đặc thù và sinh cảnh đặc hữu, duy nhất. Tập trung vào phạm vi vùng biển đặc hữu, duy nhất. Đáp ứng giá trị tiêu chuẩn ở phạm vi thế giới (độc nhất, quan trọng nhất, khác biệt nhất). 2 -- -- -- Phải là khu vực điển hình thể hiện các giai đoạn chính của lịch sử trái đất. 3 Đặc biệt quan trọng cho vòng đời các loài (tập trung nhiều vào bãi đẻ, bãi giống, sinh thái của con non, sinh thái của các loài di cư). Yêu cầu có bãi giống, khu vực con non, vùng kiếm ăn, vùng sinh sản. Bãi giống, bãi đẻ, bãi ương, con đường di cư, sinh cảnh quan trọng cho các quần thể cá. Quá trình tiếp diễn của sinh thái học trong sự tiến hóa và phát triển của HST, loài. 4 Nơi cư trú quan trọng của các loài quý hiếm, nguy cấp (sinh cảnh cho sự sống và tái tạo quần đàn các loài đang suy thoái, nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng). Có xuất hiện sinh cảnh cho loài quý hiếm và nguy cấp. Xuất hiện sinh cảnh cho loài quý hiếm và nguy cấp. Chứa những sinh cảnh thiên nhiên nhất, quan trọng nhất cho bảo tồn nguyên vị ĐDSH. 5 Đặc biệt nhạy cảm và hồi phục chậm (các sinh cảnh hoặc các loài nhạy cảm, dễ bị tổn thương dẫn đến suy thoái, cạn kiệt và khả năng tái tạo, hồi phục rất chậm). -- Tính dễ bị tổn thương. -- Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 8 6 Năng suất sinh học cao (mật độ sinh vật phù du cao, giàu dinh dưỡng, Chlorophyll-a). Quan tâm quá trình sinh học, sinh thái. Có quan tâm đến năng suất sinh học. -- 7 Đa dạng sinh học (đa dạng HST, đa dạng thành phần loài, đa dạng nguồn gen). Đa dạng HST, đa dạng loài, đa dạng nguồn gen. Nhắc chung đến ĐDSH. -- 8 Tính nguyên sơ, ít bị tác động của con người (khu vực còn khá nguyên sơ hoặc đã được bảo vệ, phục hồi thành công). Có quan tâm đến tính nguyên sơ. Có quan tâm đến tính nguyên sơ. Khu vực hoàn toàn tự nhiên, cảnh quan đẹp và tính nghệ thuật thiên nhiên cao. 9 -- Thường là một đơn vị chức năng sinh học, thực thể sinh thái ở một vùng địa lý rõ ràng. Thường là một đơn vị chức năng sinh học, thực thể sinh thái ở một vùng địa lý rõ ràng. Thường là một đơn vị chức năng sinh học, thực thể sinh thái ở một vùng địa lý rõ ràng. 10 -- -- Tính phụ thuộc (phụ thuộc nhiều vào hoạt động KT-XH và tác động của con người). -- 11 -- Đại diện cho vùng địa sinh học cụ thể. Đại diện cho vùng địa sinh học cụ thể. -- Nguồn: Adrian P., 1999 [1]; Dearden P., 2005 [3]; UNESCO, 2008 [8] 3.3. Thực trạng các khu bảo tồn biển ở Việt Nam Hoạt động phục hồi sinh thái biển, nguồn lợi biển và bảo vệ các loài quý hiếm ở Việt Nam chủ yếu dựa vào việc thành lập các khu bảo tồn biển, trong đó tập trung vào mục tiêu bảo tồn ĐDSH biển và ít quan tâm đến các tiêu chí khác. Thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập 10 khu bảo tồn biển, dự kiến thành lập thêm 6 khu bảo tồn biển trong thời gian tới (Bảng 3). Bảng 3. Danh sách các khu bảo tồn biển Việt Nam STT Tên gọi khu bảo tồn biển/tỉnh Diện tích (ha) Năm thành lập Tổng Biển 1 Đảo Trần/Quảng Ninh 4.200 3.900 2020 2 Cô Tô/Quảng Ninh 7.850 4.000 2020 3 Bạch Long Vĩ/Hải Phòng 20.700 10.900 2013 4 Cát Bà/Hải Phòng 20.700 10.900 2010 5 Hòn Mê/Thanh Hoá 6.700 6.200 Chưa 6 Cồn Cỏ/Quảng Trị 2.490 2.140 2010 7 Hải Vân - Sơn Chà/TT Huế - Đà Nẵng 17.039 7.626 Chưa 8 Cù Lao Chàm/Quảng Nam 8.265 6.716 2005 9 Lý Sơn/Quảng Ngãi 7.925 7.113 2016 10 Nam Yết/Khánh Hoà 35.000 20.000 Chưa 11 Vịnh Nha Trang/Khánh Hoà 15.000 12.000 2001 12 Núi Chúa/Ninh Thuận 29.865 7.352 2015 Dư Văn Toán, Hoàng Đình Chiều - Thiết lập vùng EBSA - Cách tiếp cận mới 9 13 Phú Quý/Bình Thuận 18.980 16.680 Chưa 14 Hòn Cau/Bình Thuận 12.500 12.390 2011 15 Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu 29.400 23.000 2002 16 Phú Quốc/Kiên Giang 33.657 18.700 2007 Nguồn: Quyết định 742, 2010 [7] Đến năm 2020, một số khu bảo tồn biển đã đi vào hoạt động được 20 năm (ví dụ Vịnh Nha Trang) và đã trải qua 10 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn biển Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những nghiên cứu nào đánh giá tổng thể, rà soát lại thực trạng của các khu bảo tồn biển đã thành lập trong việc bảo vệ sinh thái, nguồn lợi biển, sinh kế của cộng đồng dân cư và hiệu quả của công tác quản lý các khu bảo tồn biển. Ngoài các khu bảo tồn biển, Việt Nam có một khu di sản thiên nhiên thế giới (WHS) liên quan đến tài nguyên biển là Vịnh Hạ Long; có một vùng EBSA được công nhận là quần thể khu vực Cát Bà - Hạ Long; chưa có khu vực đặc biệt nhạy cảm (PSSA) được công nhận. Như vậy, có thể nhận thấy Việt Nam đã tiếp cận tập trung bảo tồn ĐDSH theo vùng địa lý ven bờ hoặc ven đảo cụ thể, không căn cứ quá nhiều vào đặc trưng sinh học, sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu khoanh vùng EBSA có thể là một hướng tiếp cận bảo tồn hiệu quả, hỗ trợ cho các khu bảo tồn biển hình thành các mạng lưới dựa trên đặc thù sinh thái học. Đặc biệt, vùng EBSA có thể tiếp cận bảo tồn theo vùng rộng lớn hoặc theo đặc thù sinh cảnh ở khu vực nào đó (như khu bãi cạn, gò đồi ngầm ở Trường Sa). 3.4. Tiếp cận bảo tồn biển dựa vào vùng EBSA ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích các tiêu chí công nhận vùng EBSA, kết hợp đánh giá thực trạng bảo tồn biển Việt Nam, xin đề xuất một số gợi mở cách tiếp cận bảo tồn biển dựa vào vùng EBSA phù hợp với điều kiện Việt Nam như sau: - Vùng Cát Bà - Hạ Long: Đây là khu vực đã được công nhận vùng EBSA do nằm trong vùng biển di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch, tàu thuyền qua lại nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến HST biển khu vực này. Đồng thời, các quy hoạch vùng nuôi, không gian biển chưa khoa học có thể gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Để duy trì và phát triển khu EBSA này cần có những định hướng phát triển kinh tế biển xanh, quản lý tốt các hoạt động du lịch, hạn chế hoạt động nuôi trồng ven bờ, ven rạn san hô và tiến tới nuôi biển ngoài khơi. - Các HST ven bờ, ven đảo và HST hang ngầm: Hiện tại các HST ven bờ, ven đảo đã được tiếp cận theo MPA. Các HST hang ngầm chưa được nghiên cứu sâu và có thể là tiềm năng của vùng EBSA do còn giữ được tính nguyên sơ, ít bị tác động của con người, có thể chứa những loài đặc hữu, duy nhất. - Vùng bãi đẻ, bãi giống phân bố ở khu vực rộng lớn: Đây là bãi đẻ, bãi giống của nhiều loài quý hiếm đặc thù, kéo dài theo vùng sinh thái và không tập trung tại một vùng địa lý hẹp. Những vùng này sẽ không phù hợp cho việc khoanh khu MPA. Chính vì vậy, cần tiếp cận bảo tồn theo hướng khoanh vùng EBSA tiềm năng (như vùng biển Côn Đảo, Phú Quốc - Nam Du). - Các HST bãi cạn, gò đồi ngầm hoặc HST biển sâu: Đây là khu vực chưa được nghiên cứu nhiều và không quá phù hợp với việc thành lập các khu MPA. Khu vực này là những vùng rất tiềm năng để đề xuất công nhận vùng EBSA do hầu như chưa bị tác động của con người, giữ được tính nguyên sơ. Đặc biệt ở đây có nhiều HST đặc thù (như HST san hô vùng nước lạnh, HST thảm bọt biển) và nhiều loài mới chưa được ghi nhận trên thế giới. Mới đây, Thủ tướng Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 10 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình nghiên cứu bãi cạn, gò đồi ngầm và biển sâu trong giai đoạn 2020 - 2025 (Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07/01/2020). Đây là cơ hội để thu thập đầy đủ cơ sở khoa học cho việc đề xuất các vùng EBSA ở Việt Nam (như các gò đồi ngầm ở vùng biển Trường Sa). - Các vùng nước lịch sử hoặc khu vực nằm ngoài vùng tài phán: Những khu vực này có thể rất phù hợp cho việc thiết lập vùng EBSA để trao đổi hợp tác quản lý, bảo tồn ĐDSH và sinh thái giữa các quốc gia, mang lại lợi ích chung cho các thế hệ tương lai. 4. Kết luận và kiến nghị Vùng EBSA sẽ là công cụ hiệu quả cho việc bảo vệ các HST đặc thù, sinh cảnh quan trọng. Đặc biệt, đây là cách tiếp cận bảo vệ những vùng sinh cảnh còn nguyên sơ, chưa chịu tác động nhiều từ các hoạt động của con người. Việt Nam có một vùng EBSA được công nhận là quần thể Cát Bà - Hạ Long. Một số vùng biển ở Việt Nam phù hợp nhất với việc khoanh vùng EBSA tiềm năng như HST ven bờ, ven đảo, HST hang ngầm, HST khu vực bãi đẻ, bãi giống vùng biển Côn Đảo, Phú Quốc - Nam Du, HST bãi cạn, gò đồi ngầm ở vùng biển Trường Sa, HST biển sâu ở biển Đông và vùng nước lịch sử hoặc khu vực nằm ngoài vùng tài phán. Cơ quan quản lý cần định hướng tiếp cận bảo tồn biển, kết hợp giữa khu bảo tồn biển và khu đặc thù sinh học, sinh thái, từ đó hình thành mạng lưới sinh thái hỗ trợ lẫn nhau bảo tồn ĐDSH và tài nguyên biển trong và ngoài vùng tài phán quốc gia. Đối với các đơn vị nghiên cứu, cần tiếp cận nghiên cứu thu thập cơ sở khoa học các khu vực đáp ứng đủ các tiêu chí của vùng EBSA, đề xuất công nhận để hoạt động bảo tồn, duy trì phát triển lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adrian Phillips (1999), Guidelines for Marine Protected Areas. World Commission on Protected Areas of IUCN – The World Conservation Union, Black Bear Press Ltd., Cambridge, ISBN: 2-8317-0505-3, 127 p. 2. COP 9/20 (2008), Ninth meeting of the Conference of the Parties to the Convention on Biological Diversity, 19 -30 May, 2008 at Bonn, Germany. 3. Dearden P. and Topelko K. N. (2005), Establishing criteria for the identification of ecologically and biologically significant areas on the high seas, Fisheries and Oceans Canada, 31 p. 4. Dunn D. C. et al. (2014), The Convention on Biological Diversity’s ecologically or biologically significant areas: origins, development, and current status, Marine Policy, 49: p.137–145. 5. Luật Thuỷ sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017. 6. Nicholas J. Bax et al. (2015), Results of efforts by the Convention on Biological Diversity to describe ecologically or biologically significant marine areas, Conservation Biology Journal, Vol. 30, No.3, p.571-581. 7. Quyết định số 742/QĐ-TTG ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. 8. UNESCO (2008), Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention, United Nations Educational - Scientific amd Cultural Organisation, Intergovernmental Committee for the protection of the world cultural and natural heritage, 173 p. 9. Vu Hai Dang (2014), Marine Protected Areas Network in the South China Sea: Charting a Course for Future Co-operation, Martinus Nijhoff Publisher, p.11. Thông tin tác giả: Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo Hoàng Đình Chiều, Viện Nghiên cứu Hải sản Email: dvtoan@monre.gov.vn; duvantoan@gmail.com; Điện thoại: 0372.886686 Địa chỉ liên hệ: 67 Chiến Thắng Str, Hà Đông, Hà Nội, Viet Nam Nhật ký tòa soạn Ngày nhận bài: 18/1/2021 Biên tập: 5/2021
File đính kèm:
- thiet_lap_vung_ebsa_cach_tiep_can_moi_trong_bao_ton_bien_vie.pdf