Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975

Tóm tắt:

Khi nói đến thể loại song thất lục bát, nhiều người thường quan niệm nó là sản

phẩm của văn chương trung đại và không chú ý đến sự hiện diện của nó trong văn chương

hiện đại. Bài viết của chúng tôi nhằm phác họa bức tranh tổng thể của thể loại này trong

văn chương Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Trong đó, có chú ý đến những điểm kế thừa

và sáng tạo về luật thơ, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại này.

Từ khóa: song thất lục bát, thể loại, luật thơ, thơ hiện đại 1945 - 1975

Abstract

Double seven-six-eight poems in Vietnamese literature from 1945 to 1975

As far as double seven-six-eight poems is concerned, many people often regard

it as a product of feudal literature without paying attention to its presence in modern

literature. This article aims to portray the overall picture of this genre in Vietnamese

literature from 1945 to 1975, in which consideration is taken into the inheritance and

creativity in poetic rules, as well as outstanding authors and works.

Key words: Double seven-six-eight poems, genre, poetic rules, modern poetry

from 1945 to 1975

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 1

Trang 1

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 2

Trang 2

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 3

Trang 3

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 4

Trang 4

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 5

Trang 5

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 6

Trang 6

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 7

Trang 7

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 11460
Bạn đang xem tài liệu "Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975

Thể thơ song thất lục bát trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975
42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
THỂ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT 
TRONG VĂN CHƢƠNG VIỆT NAM 1945 – 1975 
Phạm Ngọc Hiền* 
Trường Đại học Sài Gòn 
Tóm tắt: 
Khi nói đến thể loại song thất lục bát, nhiều người thường quan niệm nó là sản 
phẩm của văn chương trung đại và không chú ý đến sự hiện diện của nó trong văn chương 
hiện đại. Bài viết của chúng tôi nhằm phác họa bức tranh tổng thể của thể loại này trong 
văn chương Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Trong đó, có chú ý đến những điểm kế thừa 
và sáng tạo về luật thơ, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại này. 
Từ khóa: song thất lục bát, thể loại, luật thơ, thơ hiện đại 1945 - 1975 
Abstract 
Double seven-six-eight poems in Vietnamese literature from 1945 to 1975 
As far as double seven-six-eight poems is concerned, many people often regard 
it as a product of feudal literature without paying attention to its presence in modern 
literature. This article aims to portray the overall picture of this genre in Vietnamese 
literature from 1945 to 1975, in which consideration is taken into the inheritance and 
creativity in poetic rules, as well as outstanding authors and works. 
Key words: Double seven-six-eight poems, genre, poetic rules, modern poetry 
from 1945 to 1975 
Thể loại song thất lục bát còn được gọi là: song thất, lục bát gián thất. Có khi, người 
ta xếp nó vào thể loại thơ. Có khi xếp vào thể loại ca ngâm. Đây là thể thơ có nguồn gốc 
Việt Nam, mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc. Thể thơ song thất lục bát vốn rất phổ 
biến trong văn chương Việt Nam trung đại. Nó đã để lại cho kho tàng văn chương dân tộc 
những tác phẩm nổi tiếng như: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Tự tình khúc, 
Ai tư vãn Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, thể thơ này ít được chú ý. Nhiều người nhầm tưởng 
rằng không còn thi nhân nào sáng tác thể song thất lục bát. Thực ra, số lượng tác phẩm theo 
thể song thất lục bát trong văn chương hiện đại rất nhiều, nhất là trong giai đoạn 1945 - 
1975. 
1. Luật thơ song thất lục bát theo quan niệm truyền thống 
Trước khi đi vào tìm hiểu tình hình sáng tác thể loại song thất lục bát trong văn 
chương hiện đại, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược luật thơ song thất lục bát như sau: Mỗi 
khổ thơ song thất lục bát gồm có bốn câu, với số tiếng mỗi câu là: 7 – 7 – 6 – 8. Trong hai 
câu thất, luật phối thanh được đặt vào các tiếng 3 – 5 – 7 theo luật đòn cân là T – B – T (câu 
1) và B – T – B (câu 2). Hai câu lục bát theo đúng luật của thể loại này. Nghĩa là mang 
thanh điệu B – T – B ở các tiếng 2 – 4 – 6. Tiếng cuối câu một vần với tiếng thứ 6 câu hai. 
*
 Email: ngochien2@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 43 
Tiếng thứ 8 câu hai vần với tiếng thứ 6 câu ba. Tiếng thứ 6 câu ba vần với tiếng thứ 6 câu 
bốn. Tiếng thứ 8 câu bốn vần với tiếng thứ 5 câu tiếp theo Sau đây là mô hình thanh điệu 
của thể thơ song thất lục bát: 
x x T x B x T 
x x B x T x B 
 x B x T x B 
 x B x T x B x B 
x x T x B x T 
(Chú thích: x là không bắt buộc phải đúng thanh, T là thanh trắc, B là thanh bằng, 
dấu gạch dưới là những chỗ bắt buộc phải gieo vần). 
Sau đây là một đoạn thơ tiêu biểu trích ra từ bài Gửi người vợ miền Nam của 
Nguyễn Bính: 
Em trở giấc trăng nghiêng nửa gối 
Mẹ chống rèm, sương gội vườn cam 
Ngước trông một mảnh trời Nam 
Ngôi sao Bắc Đẩu ngày càng tỏ thêm. 
Mẹ chân cứng đá mềm chờ đợi 
Em khăng khăng đứng mũi chịu sào 
Chín năm xương trắng máu đào 
Lẽ đâu lại chịu công lao dã tràng. 
Trong thơ song thất lục bát, hai câu thất có cách ngắt nhịp thông thường là 3 / 4. 
Các câu lục bát ngắt nhịp là 2 / 2 / 2 / 2. Lấy ví dụ một đoạn thơ trong Ba mươi năm đời ta 
có Đảng (Tố Hữu): 
Dân có ruộng, / dập dìu hợp tác 
Lúa mượt đồng, / ấm áp làng quê 
Chiêm mùa, / cờ đỏ / ven đê 
Sớm trưa / tiếng trống / đi về / trong thôn 
Màu áo mới / nâu non nắng chói 
Mái trường tươi / roi rói ngói son 
Đã nghe / nước chảy / lên non 
Đã nghe / đất chuyển / thành con sông dài 
Trên đây là những quy định chung của thể song thất lục bát. Những quy định này 
vốn được tuân thủ chặt chẽ trong văn chương trung đại. Trong văn chương hiện đại, mặc dù 
những quy định về niêm luật có thoáng hơn nhưng nhiều bài vẫn mang đậm “hồn cốt” của 
thể song thất lục bát truyền thống. Chỉ khác là các bài thơ ấy mang nội dung hiện đại. Ta có 
thể thấy điều đó trong các tác phẩm như:“Chinh phụ ngâm” mới (Hồ Chí Minh), Mãi mãi 
(Xuân Diệu), Nếu sư tử nó biết (Tú Mỡ), Bữa cơm thường trong bản nhỏ (Chế Lan Viên), 
Tặng bộ đội Trường Sơn (Sóng Hồng), Đội biệt động (Hồng Chương), Bà hiệu trưởng bước 
đi đệ nhất (Bùi Giáng), Thăm Hòn Chồng (Phan Phong Linh), Con ra đi (Vương Linh), 
Thanh long (Nguyên Hồng Trung), Trang hồng (Trần Tuấn Kiệt) 
44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
2. Sự biến thể, sáng tạo luật thơ song thất lục bát trong văn chƣơng Việt Nam 1945 - 
1975 
 Khi nói đến việc sáng tác thơ theo thể song thất lục bát, chúng ta không chỉ bàn đến 
chuyện đúng luật mà còn phải chú ý đến sự “phá cách”, sáng tạo của nhà thơ. Sự sáng tạo 
ấy nhằm tránh sự đơn điệu, gây chú ý, tạo bất ngờ cho bạn đọc. Có thể thấy hiện tượng này 
ở Tố Hữu. Trong bài Ba mươi năm đời ta có Đảng, ông sáng tác theo đúng niêm luật của 
thể song thất lục bát. Nhưng trong bài Phá đường, ông đã sáng tạo cách ngắt nhịp mới cho 
thể song thất lục bát. Trong đoạn thơ sau, Tố Hữu ngắt câu thất đầu tiên thành hai dòng. Khi 
đọc, sự ngừng nghỉ giữa hai dòng lâu hơn so với khi chúng cùng nằm trong một dòng: 
Trên đồi quê / 
Trăng non mới hé / 
Đường thì dài, / hố xẻ chưa sâu 
Chưa sâu / thì cuốc cho sâu 
Có anh / có chị / cùng nhau ta đào 
Trên đây là trường hợp biến thể ngắt nhịp ở câu thất (đầu đoạn). Ta cũng gặp trường 
hợp biến thể ngắt nhịp ở câu bát (cuối đoạn). Trong bài Tỳ tử ngủ, Bùi Giáng đã cắt dòng 
bát thành ra 4 dòng theo thứ tự ngắn dần về nhịp câu. Như vậy, ở câu bát, sẽ không còn 
nhịp 2 / 2 / 2 / 2 nữa mà thành ra nhịp 4 / 2 / 1 / 1: 
Tỳ tử ngủ / sơn hà thiêm thiếp 
Ngủ lãng quên / trùng điệp tang thương 
Ngủ yên / Mọi Đã Lên Đường 
Nghìn Thu Cổ Lục / 
Khôn Mường / 
Tượng / 
Ra. 
Nói về biến thể số tiếng trong thơ song thất lục bát, phải kể đến một số sáng tác của 
Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Ông thường sáng tác thơ theo kiểu ca Huế, với số tiếng, số dòng 
tương đối linh hoạt. Khi sáng tác thể song thất lục bát, ông thường có xu hướng kéo dài số 
tiếng trong câu, làm cho nhiều bài có vẻ giống thơ tự do (như các chùm bài: Hai cô nữ sĩ 
nói chuyện với nhau, Nhạc âm ba miền). Nhưng khi đọc và ngâm, ta thấy các bài này vẫn 
theo điệu luật của thể song thất lục bát. Cho nên, có thể xem chúng là biến thể của song thất 
lục bát. Ta hãy xem xét hai bài thơ sau: 
Giáp Ngọ năm nay, cuộc cờ vây mở nước 
Con đường hạnh phúc đã bước gần nơi 
Qua miền Vỹ Dạ ta chơi 
Tháp canh lô cốt họ đã dời đi đâu 
(Giáp Ngọ, 1954) 
Điệu hát dễ dàng là điệu hò khoan xứ Huế 
Không pha tiếng quyển, không nệ tiếng đàn 
Miễn làm sao giọng hát du dương 
Tình kia nghĩa nọ đôi đường phân minh 
(Điệu hát Trung kỳ) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 45 
Trong các bài loại này, số tiếng trong hai câu đầu có thể kéo dài đến 8, 9, 10, 11 
Cho nên, vị trí các thanh bằng, trắc cũng thay đổi so với luật. Nhưng Ưng Bình Thúc Giạ 
Thị vẫn chú ý đến vị trí gieo vần. Nếu câu hai là 8 tiếng thì gieo vần vào tiếng thứ 6. Nếu 
câu hai là 11 tiếng thì sẽ gieo vần vào tiếng thứ 9. Nghĩa là gieo ở vị trí còn hai tiếng nữa 
mới kết thúc câu. Một số nhà thơ khác cũng có cách gieo vần như vậy. Ta hãy xem xét thêm 
một trường hợp nữa trong đoạn trích từ bài Đường về ánh sáng của Tuệ Mai: 
Đường Dân Tộc hoa sang màu hy vọng 
Người người về trong mạch sống Rồng Tiên 
- Niềm đau nỗi khó chưa yên 
Nhưng khi Ánh Sáng đã lên, ngại gì 
Thông thường, số câu trong bài song thất lục bát là chẵn: 4, 8, 12 Tuy nhiên, 
nhiều nhà thơ cũng cố ý viết lẻ một câu để tạo bất ngờ, gây chú ý. Trong bài Giấc mơ bom 
nguyên tử (Nguyễn Vỹ), có 196 câu song thất lục bát, cộng với 3 câu lục bát lẻ. Trong đó, 
có hai câu lục bát lẻ chen giữa bài và một câu lục lẻ ở cuối bài. Sau đây là đoạn kết thúc bài 
thơ: 
Hình như thể loài người chết cả 
Khắp bao la dầy mả mồ hoang ! 
Tưởng như trong cảnh điêu tàn 
Hai người sống sót là nàng với ta 
Phải chăng một giấc mơ hoa ? 
Trong mơ chỉ thấy còn ta với nàng 
() 
Tiếng sấm nổ tan tành giấc mộng ! 
Bừng mắt, ôi ! Dưới bóng thông reo 
Một mình ta vẫn nằm queo, 
Quanh mình lá rụng, gió veo, bụi mờ 
Ngồi buồn chép lại giấc mơ 
Ngoài những bài thơ song thất lục bát thuần túy, ta còn gặp thể loại này trong nhiều 
bài thơ tự do và hợp thể. Trong các bài thơ này, có thể chia làm hai loại: Một là những bài 
có số câu song thất lục bát nhiều hơn các thể khác: Tiếng vàng (Xuân Diệu), Cây điền thanh 
với tên giặc Mỹ (Lưu Quang Thuận), Sớm giục đường mây (Vũ Hoàng Chương), Chị là 
người mẹ, Quang vinh Tổ quốc chúng ta, Xưa nay (Tố Hữu) Hai là những bài thơ tự do 
và hợp thể có số câu song thất lục bát ít hơn các thể loại khác: Chòm Văn Sơn (Xuân Diệu), 
Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông), Cầu tre (Kiên Giang), Bay ngang mặt trời (Chế Lan 
Viên), Bài ca mùa xuân 1961, Hai anh em, Phá đường, A Liêu Sa nhớ chăng ? (Tố Hữu) 
Bài Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông) là một bài thơ tự do nhưng có chen vào 
thể thơ song thất lục bát. Nhìn hình thức bề ngoài, ta rất khó nhận ra sự hiện diện của thể 
loại song thất lục bát trong bài thơ tự do. Bởi khổ song thất lục bát có số tiếng cũng đa 
dạng: 7, 6, 8, giống như thơ tự do. Nhưng ta nhận ra thể này căn cứ vào nhạc điệu, cách 
gieo vần: 
Làng tôi nghèo 
Gió mưa tơi tả 
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi 
46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Các anh về mái ấm nhà vui 
Tiếng hát câu cười 
Rộn ràng xóm nhỏ 
Các anh về tưng bừng trước ngõ 
Lớp đàn em hớn hở theo sau 
Mẹ già bịn rịn áo nâu 
Vui đàn con ở rừng sâu mới về 
Từ lưng đèo 
Dốc núi mù che 
Các anh về 
Xôn xao làng tôi bé nhỏ 
Trong các bài thơ hợp thể, chúng ta dễ nhận ra thể song thất lục bát. Bài Trong da 
ngựa (Vũ Hoàng Chương) có 7 khổ, gồm năm khổ 5 chữ và ba khổ song thất lục bát. Trong 
bài, có sự kết hợp rất hài hòa, xen kẽ đều nhau giữa hai thể loại. Tuy nhiên, đôi lúc ta cũng 
khó nhận ra thể song thất lục bát nếu chúng biến thể. Bài Gò Me (Hoàng Tố Nguyên) về cơ 
bản là một bài thơ hợp thể, có song thất lục bát. Đoạn trích dưới đây có tới hai khổ song thất 
lục bát nhưng khổ sau rất khó nhận ra vì hai câu đầu khổ biến thành “song bát”: 
Ruộng vây quanh bốn bờ gió mát 
Lúa nàng keo chói rực mặt trời 
Ao làng: trăng tắm mây bơi 
Nước trong như nước mắt người tôi yêu ? 
Quê tôi sớm sớm chiều chiều 
Lao xao vườn mía 
Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ 
Những chị, những em má núng đồng tiền 
Nọc cấy, tay tròn nghiêng nón làm duyên 
Véo von điệu hát cổ truyền 
(Tre thôi khúc khích mây chìm lắng nghe): 
“- Hòơ Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me 
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò” 
Việc đan xen thể song thất lục bát vào các thể loại khác là việc làm cần thiết. Nó 
tránh được sự đơn điệu về thể loại trong bài thơ tự do và hợp thể. Đồng thời, nó khẳng sự 
sức sống và sự hòa nhập của thể song thất lục bát trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện 
đại. Nếu trong tương lai, thể loại này ít tồn tại ở dạng thuần túy thì ít ra, nó cũng tồn tại 
trong các bài thơ tự do và hợp thể. 
Một bài thơ song thất lục bát có tối thiểu là 4 câu. Nhưng số bài song thất lục bát 4 
câu rất ít. Có thể nêu vài bài điển hình như: Đường số 5 anh dũng (Hồ Chí Minh), Theo tình 
nguyện quân qua biên giới năm 1952 (Chế Lan Viên), Bản đồ nước Việt Nam, Canh Dần 
1950, Đình chiến (Ưng Bình Thúc Giạ Thị) Xin giới thiệu một bài tiêu biểu cho thể song 
thất lục bát 4 câu: 
Chỉ thấy núi thấy cây thấy suối 
Nào biết đâu biên giới là đâu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 47 
Giật mình, nghe một tiếng chào 
Đất mình vừa vượt, đất Lào vừa sang 
(Theo tình nguyện quân qua biên giới năm 1952 – Chế Lan Viên) 
Thơ song thất lục bát có thể dài bao nhiêu cũng được. Trong văn chương Việt Nam 
giai đoạn 1945 – 1975, ta gặp những bài thơ song thất lục bát dài trên 100 câu như: Kinh 
nhật tụng (Khương Hữu Dụng), Trả ta sông núi (Vũ Hoàng Chương), Giấc mơ bom nguyên 
tử (Nguyễn Vỹ), Mối tình đầu trọn kiếp (Phạm Tường Hưng) Có những bài trên 200 câu 
như: Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu), Gửi người vợ miền Nam (Nguyễn Bính), Phật 
giáo đấu tranh huyết lệ sử (Đức Hòa Nguyễn Huy Điều), Triều miên ngâm khúc (Trần Tuấn 
Kiệt) 
3. Nội dung thơ song thất lục bát trong văn chƣơng Việt Nam 1945 - 1975 
Nội dung thơ song thất lục bát rất đa dạng nhưng ta có thể quy về hai nhóm thể tài: 
lịch sử dân tộc và thế sự đời tư. Trước hết, ta hãy đề cập đến mảng lịch sử dân tộc. Có 
những tác phẩm được sáng tác để làm kim chỉ nam cho các chiến sĩ cách mạng. Như trường 
hợp Kinh nhật tụng của Khương Hữu Dụng. Tác phẩm được sáng tác năm 1946, trong cảnh 
đất nước dầu sôi lửa bỏng. Bài thơ gồm 196 câu song thất lục bát. Nhiều chiến sĩ cách mạng 
học thuộc lòng bài thơ này, thường tụng niệm hàng ngày trong chiến đấu gian khổ hoặc 
trong cảnh lao tù: 
Người chiến sĩ phải là khí tiết 
Khinh gian nan, không thiết công lao 
Uy kia, không sợ quyền cao 
Vinh kia, không đắm sang giàu, ấm êm. 
Người chiến sĩ ngày đêm tự xét 
Việc làm chung, thương ghét lòng công 
Tấm yêu trùm bọc non sông 
Mối tình kết chặt nòi rồng, giống tiên. 
Ở miền Nam, nhiều thế hệ học sinh đã học thuộc lòng bài Tình nhân loại của Chiêu 
Đăng. Bài thơ tương đối ngắn, được đưa vào sách Quốc văn toàn thư. Tác phẩm kể về hai 
thương binh thuộc hai nước khác nhau nằm chung một chiến trường. Trước khi chết, người 
này cởi áo đắp cho người kia: 
Ðêm dần xuống, chiến trường sương phủ 
Một thương binh hơi thở yếu dần. 
Trước khi nhắm mắt từ trần, 
Xót thương người bạn tấm thân lạnh lùng. 
Anh cởi áo đắp trùm lên bạn 
Rồi tắt hơi ! - thê thảm làm sao ! 
Cho hay khác nghĩa đồng bào, 
Nhưng tình nhân loại còn cao hơn nhiều. 
Có tác phẩm song thất lục bát viết về đề tài tôn giáo như Phật giáo đấu tranh huyết 
lệ sử (Đức Hòa Nguyễn Huy Điều). Cuốn sách kể về phong trào đấu tranh của Phật giáo 
chống lại Ngô Đình Diệm. Tác phẩm được phổ biến trong giới Phật giáo ở Sài Gòn sau khi 
Ngô Đình Diệm bị lật đổ: 
48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Toàn dân chán ghét đủ điều 
Biểu tình chống đối Ngô Triều thường xuyên 
Giờ đến lượt sinh viên Phật tử 
Quyết biểu tình đòi thả Ni, Tăng 
Đoàn người xuất hiện không chừng 
Như tiên biến hiện, một rừng người ngay 
Nam sinh viên hàng ngày biểu diễn 
Đến nữ sinh liền tiến thi đua 
Nữ phái không chịu kém thua 
Bến Thành trước chợ lúc vừa họp đông 
Bên cạnh những bài thơ song thất lục bát viết về các vấn đề chính trị, tôn giáo, còn 
có những bài dài viết về tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa. Tác phẩm Triều miên ngâm 
khúc (Trần Tuấn Kiệt) dài 989 câu, có sự chen lẫn thể song thất lục bát và thể lục bát. Nội 
dung kể về tình cảm đau thương thống thiết của người cha đối với đứa con đã mất sớm. Thể 
loại này rất thích hợp để bày tỏ sự hoài tiếc về quá khứ đẹp đẽ nay không còn nữa. Nó diễn 
tả nội tâm buồn dằng dặc, bám riết con người, quanh quẩn không thoát ra được. Cũng như 
vậy đối với bài Mối tình đầu trọn kiếp (Phạm Tường Hưng). Đây là một thiên song thất lục 
bát kể về mối tình tươi đẹp thuở học trò nay đã đổ vỡ: 
Em đã quyết dứt lời mơ ước 
Cầu mong anh sớm được nên duyên 
Duyên xưa giờ đã lỗi nguyền 
Thì đừng mong giấc Đào Nguyên cõi trần. 
() 
Hồn cổ thụ buồn không trổ nhánh 
Chim gọi đàn rã cánh ngàn thu 
Giờ anh như góc sương mù 
Bão lòng chếnh choáng, ngậm ngùi nhớ thương. 
Thể loại song thất lục bát thích hợp để diễn tả những tâm tư, tình cảm của con người 
trước các sự kiện chính trị xã hội hoặc những biến cố lớn trong cuộc đời người. Nó có sự 
kết hợp tính chất của hai thể loại: thất ngôn (cổ kính, trang trọng) và lục bát (bình dị, trữ 
tình). Tuy nhiên, hệ thống niêm luật của nó có phần gò bó nên ít người sáng tác. Nếu có 
sáng tác theo thể loại này, nhiều người thích dùng hình thức biến thể vì nó tương đối tự do. 
Trong số những nhà thơ có sáng tác thể song thất lục bát, người có nhiều tác phẩm nhất là 
Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Ông có trên 30 bài nhưng hầu hết là song thất lục bát biến thể. 
Trong văn chương Việt Nam 1945 – 1975, số bài thơ hay thuộc thể song thất lục bát cũng 
không có nhiều. Có thể kể một vài bài có chất lượng nghệ thuật tương đối tốt hoặc đã từng 
“vang bóng một thời” như: Kinh nhật tụng (Khương Hữu Dụng), Ba mươi năm đời ta có 
Đảng (Tố Hữu), Tỳ tử ngủ (Bùi Giáng), Mối tình đầu trọn kiếp (Phạm Tường Hưng), Tình 
nhơn loại (Chiêu Đăng) 
Trong văn chương Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, thể thơ song thất lục bát vẫn 
hiện diện và đạt được một số thành tựu nhất định. So với các thể loại khác như lục bát, thất 
ngôn, tự do thì các bài song thất lục bát thuần túy chiếm tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, thể 
loại này vẫn xuất hiện nhiều trong các bài thơ tự do và hợp thể. Trong tương lai, thể song 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 49 
thất lục bát sẽ tiếp tục tồn tại phổ biến ở dạng biến thể hoặc kết hợp với các thể loại khác để 
tạo thành các bài thơ hợp thể. Tức là, thể thơ song thất lục bát sẽ vận động theo hướng tự do 
hóa hình thức thơ để thích ứng với thời đại mới 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lam Giang (1967), Khảo luận luật thơ, Sơn Quang xuất bản, S. 
[2] Trần Tuấn Kiệt (1968) Thi ca Việt Nam hiện đại, Khai Trí xuất bản, S. 
[3] Triều Nguyên (2009), Các thể loại thơ Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 
[4] Bùi Văn Nguyên & Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, 
NXB KHXH, H. 
[5] Nhiều tác giả (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, NXB Giáo dục. H. 
[6] Nhiều tác giả (1986), Thơ kháng chiến 1945 – 1954, NXB Tác phẩm mới, H. 
[7] Vũ Văn Thanh (1959), Nguyên tắc sáng tác thi ca, Khai Trí xuất bản, S. 
[8] Nguyễn Q. Thắng (2008), Văn học Việt Nam nơi miền đất hứa, NXB Văn học, H. 
(Ngày nhận bài: 24/09/2019; ngày phản biện: 30/09/2019; ngày nhận đăng: 04/10/2019) 

File đính kèm:

  • pdfthe_tho_song_that_luc_bat_trong_van_chuong_viet_nam_1945_197.pdf