The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region

Thủ đô Hà Nội là thành phố có nhiều cụm công nghiệp phân bố rải rác.

Xuất phát từ truyền thống sản xuất kinh doanh lâu đời đã phát sinh

nhiều bất cập liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh

những cụm công nghiệp mới được quy hoạch vài chục năm gần đây ở

ngoại thành thì thực tế vẫn còn nhiều cụm công nghiệp nằm ngay trong

các quận nội đô. Chính vì vậy việc giải quyết các vấn đề về môi trường

ở tầm vi mô trong từng doanh nghiệp và tầm vĩ mô trong cả cụm công

nghiệp luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Dựa trên các lý thuyết về

cụm công nghiệp, cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tuần hoàn,. dưới

góc độ hoạch định và hình thành chính sách công nghệ, tác giả đề xuất

giải pháp xây dựng mô hình "cụm công nghiệp thân thiện với môi

trường" (Environmental Friendly Industrial Cluster - EFIC) cho vùng

thủ đô Hà Nội.

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 1

Trang 1

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 2

Trang 2

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 3

Trang 3

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 4

Trang 4

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 5

Trang 5

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 6

Trang 6

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 7

Trang 7

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 41220
Bạn đang xem tài liệu "The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region

The model of environmental friendly industrial clusters for hanoi capital region
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 03 - 10 
 3 Email: jst@tnu.edu.vn 
THE MODEL OF ENVIRONMENTAL FRIENDLY INDUSTRIAL CLUSTERS 
FOR HANOI CAPITAL REGION 
Thieu Thi Thu Thao * 
VNU - Univesity of Social Sciences Humanities 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 26/11/2020 Hanoi capital is a city with many scattered industrial clusters. 
Stemming from a long tradition of production and business, there have 
been many shortcomings related to environmental pollution. Besides 
the industrial clusters which have been planned for a few decades in the 
suburbs, in fact there are still many industrial clusters located in inner 
districts. Therefore, solving the micro-scale environmental problems in 
each enterprise and the macro-level in the industrial cluster is always a 
painful problem today. Based on theories of industrial clusters, cyclic 
value chains... under the perspective of planning and formulating 
technology policies, the author proposes a solution to building the 
model of Environmental Friendly Industrial Cluster - EFIC for Hanoi 
capital region. 
Revised: 14/01/2021 
Published: 29/4/2021 
KEYWORDS 
Industrial clusters 
Environmental friendly 
Technology connection 
Urban planning 
Technology policy 
MÔ HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 
CHO VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Thiều Thị Thu Thảo 
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 26/11/2020 Thủ đô Hà Nội là thành phố có nhiều cụm công nghiệp phân bố rải rác. 
Xuất phát từ truyền thống sản xuất kinh doanh lâu đời đã phát sinh 
nhiều bất cập liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh 
những cụm công nghiệp mới được quy hoạch vài chục năm gần đây ở 
ngoại thành thì thực tế vẫn còn nhiều cụm công nghiệp nằm ngay trong 
các quận nội đô. Chính vì vậy việc giải quyết các vấn đề về môi trường 
ở tầm vi mô trong từng doanh nghiệp và tầm vĩ mô trong cả cụm công 
nghiệp luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Dựa trên các lý thuyết về 
cụm công nghiệp, cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tuần hoàn,... dưới 
góc độ hoạch định và hình thành chính sách công nghệ, tác giả đề xuất 
giải pháp xây dựng mô hình "cụm công nghiệp thân thiện với môi 
trường" (Environmental Friendly Industrial Cluster - EFIC) cho vùng 
thủ đô Hà Nội. 
Ngày hoàn thiện: 14/01/2021 
Ngày đăng: 29/4/2021 
TỪ KHÓA 
Cụm công nghiệp 
Thân thiện môi trường 
Liên kết công nghệ 
Quy hoạch đô thị 
Chính sách công nghệ 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3805 
*
Email: thieuthuthao@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 03 - 10 
 4 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Việc nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình cụm công nghiệp thân thiện môi trường là rất 
quan trọng hiện nay đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là mô 
hình phù hợp với tính chất, quy mô doanh nghiệp và quỹ đất dành cho doanh nghiệp sản xuất 
trên địa bàn thành phố. Trong giai đoạn từ 2010-2020, cùng với xu thế cạnh tranh phát triển và 
thương mại hóa các công nghệ thân thiện với môi trường, cómột số nghiên cứu của các học giả 
trong nước đã đề cập đến các nội dung liên quan như: Khu công nghiệp thân thiện môi trường 
(CNTTMT), khu công nghiệp sinh thái của nhóm các tác giả Đại học Văn Lang [1], [2]; 
CNTTMT của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam [3]; Xây dựng khu công 
nghiệp thân thiện môi trường, Hoài Nguyên (2019) đăng trên báo Khoa học và Công nghệ tỉnh 
Thừa Thiên Huế [4]... Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào bàn về xây dựng mô hình “cụm công 
nghiệp thân thiện môi trường”, đặc biệt dành riêng cho thủ đô Hà Nội. Trong khi với đặc trưng 
riêng của vùng thủ đô Hà Nội có tới 26/70 cụm công nghiệp đủ ngành nghề đang hoạt động thì 
việc lựa chọn xây dựng các cụm công nghiệp theo mô hình Cụm CNTTMT là rất cấp thiết và 
phù hợp hiện nay. Do đó, xuất phát từ các lý thuyết về cụm công nghiệp, lý thuyết về chuỗi giá 
trị vật liệu tuần hoàn 6R (Reduce-Reused-Recycle-Refuse-Rethink-Responsibility), (Giảm 
thiểu-Sử dụng lại-Tái chế-Từ chối-Tư duy lại-Trách nhiệm cá nhân trước cộng đồng) [5], bài 
viết sẽ tập trung vào việc xây dựng mô hình Cụm công nghiệp thân thiện môi trường cho vùng 
thủ đô Hà Nội. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích các công trình khoa học trong nước và quốc tế 
liên quan đến việc chuyển đổi các cụm CNTTMT cũng như các chính sách phát triển công nghệ 
thân thiện môi trường ở một số quốc gia. 
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Nhằm làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp xây 
dựng khung chính sách phù hợp với thực tế của Việt Nam nói chung và khu vực thành phố Hà 
Nội nói riêng trong việc xây dựng mô hình cụm CNTTMT. 
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 
- Danh sách điều tra được lập trước khi phát phiếu trưng cầu ý kiến 
- Thực hiện yếu tố khuyết danh khi trưng cầu ý kiến để kết quả trả lời được khách quan 
- Số lượng phát phiếu: 160 ... lại đã giảm. 
Céline Bak, chủ tịch của Analytica Advisors, cho biết các quốc gia công nghệ thân thiện môi 
trường hàng đầu đang theo đuổi một cách tiếp cận toàn diện hơn ngoài việc tài trợ cho các công 
ty khởi nghiệp. Chính vì vậy việc cạnh tranh trong thương mại công nghệ thân thiện môi trường 
đã cao hơn rất nhiều so với trước đây [13]. 
Các chính sách về công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ sạch được nhắc đến trong 
chính sách chung về phát triển khoa học và công nghệ, hiện nay nổi bật là Quyết định số 
1292/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 
2020, có xét đến năm 2030. 
Theo khảo sát của tác giả với nhóm đối tượng là các bộ hành chính trực thuộc Bộ Khoa học và 
Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tác giả lập phiếu bảng hỏi liên quan đến chính sách phát 
triển lĩnh vực CNTTMT nói chung và việc quy hoạch thành Cụm CNTTMT nói riêng trên địa bàn 
thành phố Hà Nội. Tác giả gửi 120 phiếu, thu lại 89 phiếu trả lời hợp lệ. Sau khi xử lý số liệu và tạo 
bảng tổng hợp theo tỉ lệ phần trăm, tác giả đưa ra được kết quả khảo sát như hình 2, cụ thể như sau: 
 “Cần thiết phải xây dựng các quy định riêng nhằm mục tiêu tập trung phát triển mạnh các 
công nghệ thân thiện môi trường trong doanh nghiệp cũng như các cụm công nghiệp hay 
không?” Có đến 56,3% cho rằng cần thiết có một chính sách nhà nước cụ thể, dành riêng để tập 
trung phát triển cho công nghệ thân thiện môi trường; 37,5% cho rằng có thể dùng chung với các 
chính sách công nghệ sẵn có. Và chỉ còn khoảng 7% số cán bộ viên chức, những người trực tiếp 
hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình giúp xây dựng các chính sách lựa chọn ô không cần thiết. 
Hình 2. Khảo sát về việc xây dựng chính sách công nghệ riêng phục vụ 
việc xây dựng môi hình cụm công nghệ TTMT trên địa bàn thành phố Hà Nội 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 03 - 10 
 8 Email: jst@tnu.edu.vn 
Như vậy chúng ta có thể thấy, góc độ người hoạch định chính sách cũng nhận định được tầm 
quan trọng lớn của việc xây dựng mô hình cụm công nghiệp thân thiện với môi trường. Bởi 
CNTTMT không đơn thuần chỉ là quá trình xử lý và tái chế chất thải, chất thải của công đoạn này 
làm nguyên liệu đầu vào cho công đoạn sản xuất khác, mà CNTTMT ở đây bao gồm 3 bộ phận 
gắn bó chặt chẽ là: Công nghệ TTMT-Hàng hóa TTMT và Dịch vụ TTMT. Và các doanh nghiệp, 
các công ty sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa góp phần bảo vệ môi trường cũng được gọi là các 
doanh nghiệp công nghệ TTMT. CNTTMT là ngành công nghệ mới và khó. Và cụm CNTTMT 
cũng là mô hình mới và đòi hỏi nhiều điều kiện tiêu chí khác nhau nhằm hướng đến mục tiêu 
đảm bảo đồng thời phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường sống. Cũng như mục tiêu 
làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi được đánh giá là doanh nghiệp TTMT. 
3.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển cụm công nghệ thân thiện môi trường ở một số 
quốc gia trên thế giới 
Bảng 1. Tình hình thực hiện các chính sách phát triển công nghệ thân thiện môi trường theo từng quốc gia 
Quốc gia Tình hình thực hiện các chính sách phát triển công nghệ thân thiện môi trường 
Mỹ 
- Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA): Hợp tác sáng tạo trong lĩnh vực môi trường thông qua 
kế hoạch chiến lược EPA 
- Bộ Năng lượng: Đi đầu trong việc phát triển các công nghệ liên quan đến năng lượng, đặc 
biệt là nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt năng lượng tái tạo trong 
doanh nghiệp, các cụm khu công nghiệp phân bố các bang. 
- Bộ Quốc phòng: Thúc đẩy hợp tác với DOE và EPA thông qua các dự án nghiên cứu và 
phát triển chiến lược 
- Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp: Đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ thân thiện với 
môi trường hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tái tạo và nhiên liệu sinh học 
- Chính quyền cấp tỉnh: Phải thiết lập các chính sách đổi mới công nghệ theo hướng thân 
thiện môi trường thông qua ủy ban môi trường của các bang; Xây dựng các khu công nghiệp 
thân thiện môi trường theo mô hình sinh thái công nghiệp. 
Nhật Bản 
- Bộ Môi trường: Thúc đẩy pháp luật liên quan đến hệ thống cơ bản các tiêu chuẩn và quy 
định của chính sách môi trường, áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, cụm, khu công 
nghiệp theo hệ tiêu chuẩn giám sát riêng. 
Thực hiện vai trò quan trọng trong nghiên cứu môi trường dài hạn thông qua Viện Nghiên 
cứu Môi trường Quốc gia (NIES) 
- Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp: Là chủ thể cốt lõi của đổi mới, thiết lập các biện 
pháp biến đổi khí hậu, 3Rs (Giảm, Tái chế, Tái sử dụng), thúc đẩy các chính sách quản lý 
thân thiện với môi trường 
- Liên đoàn các tổ chức kinh tế: Đặt mục tiêu, lượng khí thải cacbon dioxide sẽ giảm xuống 
mức gần tiêu chuẩn nhất. Thông qua hướng dẫn thực hành môi trường tự nguyện để tiến 
hành cắt giảm. 
Canada 
- Kể từ năm 2001, chính phủ Canada đã phân bổ tổng cộng 965 triệu đô la cho Quỹ SD Tech 
để đầu tư vào các dự án về chất lượng không khí, biến đổi khí hậu, chất lượng đất và chất 
lượng nước. 
- Là quốc gia thành công với khu sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, đảm bảo 
các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản và tính cạnh tranh trên trường quốc tế. 
- Là quốc gia phát triển được mô hình bản đồ đổi mới công nghệ để các công ty, doanh 
nghiệp theo dõi và tiếp cận nhanh với công nghệ thân thiện môi trường tiên tiến nhất 
Hàn 
Quốc 
- Bộ Môi trường: Bảo tồn môi trường sống tự nhiên và phòng chống ô nhiễm môi trường 
bằng cách xây dựng mô hình sinh thái công nghệ, áp dụng các công nghệ thân thiện môi 
trường trong sản xuất. 
- Từ những năm 2018-2020, các công ty lớn như tập đoàn Lotter, Samsung đã đầu tư xây 
dựng các khu công nghiệp, các cụm sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, nó trở thành 
yếu tố chuyển đổi quan trọng tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế. 
(Nguồn: Theo Viện đánh giá và lập kế hoạch khoa học và công nghệ Hàn Quốc KISTEP [14]) 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 03 - 10 
 9 Email: jst@tnu.edu.vn 
Với xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực CNTTMT, nhiều quốc gia gọi đây là công nghệ 
của tương lai. Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động R&D trong lĩnh vực 
CNTTMT. Viện đánh giá và lập kế hoạch khoa học và công nghệ của Hàn Quốc (KISTEP) dựa 
trên các nghiên cứu của OECD về chính sách phát triển khoa học và công nghệ của các nước đã 
đưa ra nghiên cứu tổng hợp về chính sách CNTTMT của một số quốc gia trên thế giới trong đó 
có Hàn Quốc. Qua bảng 1, tác giả muốn nhấn mạnh các chính sách CNTTMT của nhiều quốc gia 
trên thế giới đang tập trung phát triển vào các công ty khởi nghiệp, các nhóm startup cũng như 
các mô hình cụm, khu công nghiệp thân thiện với môi trường thông qua hệ thống các quỹ, các 
chính sách ưu đãi thuế cũng như các dự án liên quan. Và Việt Nam, với vai trò là quốc gia chưa 
mạnh với lĩnh vực CNTTMT, nhưng với sự quan tâm, định hướng của Chính phủ trong những 
năm gần đây, nếu có chính sách phù hợp, lựa chọn công nghệ tiêu biểu tập trung phát triển chắc 
chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. 
3.4. Dựa theo lý thuyết về cụm công nghiệp, và lý thuyết về chuỗi giá trị vật liệu tuần hoàn để 
đề xuất các dạng mô hình cụm công nghiệp thân thiện với môi trường 
Một là: Các cụm tích lũy thuần túy tự thân chuyển đổi sang CCNTTMT: Đó là sự tập trung về 
mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự nhau hoặc liên quan chặt chẽ với 
nhau, hoặc ít liên quan đến nhau trong một vùng địa lý nhỏ. Ví dụ: Cụm công nghiệp Mai Đình; 
Cụm công nghiệp Cổ loa-Cổ loa; Cụm công nghiệp Ninh Hiệp-Gia Lâm; Cụm công nghiệp Phú 
Trị-Gia Lâm; Cụm công nghiệp Dệt May Nguyên Khê- Đông Anh; Cụm công nghiệp quận Hai 
Bà Trưng-Hai Bà Trưng; Cụm công nghiệp Thực phẩm Hapro-Gia Lâm Chính các cụm công 
nghiệp này đang hoạt động trong thủ đô và cả những Cụm công nghiệp ở trung tâm các quận lớn. 
Nó đồng nghĩa với việc các cụm công nghiệp trên phát triển ở khu vực có đông dân cư. Ô nhiễm 
nguồn nước, môi trường, tiếng ồn và chất lượng không khí xung quanh các cụm này là vấn đề rất 
quan trọng. Vậy định hướng chuyển đổi từ mô hình cụm công nghiệp cổ điển sẽ được dần dần 
thay sang mô hình Cụm CNTTMT. Với mô hình liên kết thuần túy và tự thân chuyển đổi này 
muốn chuyển đổi cần đảm bảo các bước: Thứ nhất: Áp dụng hình thức khuếch tán công nghệ để 
tạo tính lan tỏa tích cực và ưu điểm của các công nghệ xanh, sạch, đảm bảo được yếu tố về môi 
trường. Thực hiện theo cách thức khuếch tán kiểu “mưa dầm thấm lâu”, để các doanh nghiệp có 
điều kiện tiếp cận và chuyển đổi dần dần sao cho phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp về năng 
suất sản phẩm kết hợp lợi ích chung về môi trường. Thứ hai: Tiến hành chuyển đổi cả cụm công 
nghiệp theo hướng TTMT dựa trên việc xây dựng các tiêu chí phù hợp về Năng lượng, nước, cơ 
sở hạ tầng, thông tin liên lạc. 
Hai là: Với mô hình CCNTTMT, quá trình chuyển đổi nó là mối “quan hệ cộng sinh”, nghĩa là 
mục đích của các doanh nghiệp không chỉ liên kết để phát triển “hệ công nghiệp hạn chế tối đa chất 
thải phái sinh” và tận dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp, là chất thải của doanh nghiệp này nhưng lại 
là nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp khác. Đồng thời tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, năng 
lượng. Trên quan điểm này, rõ ràng các nhà sinh thái học sẽ góp phần quan trọng trong thiết kế mô 
hình CCNTTMT nhờ những hiểu biết về động học của các hệ sinh thái khác nhau, kỹ năng truyền 
đạt thông tin và kinh nghiệm trong việc tái tạo các hệ sinh thái. Xây dựng bản đồ nguyên liệu, nhiên 
liệu, sản phẩm đầu ra, loại chất thải... định hướng theo mô hình 6R nhằm tận dụng tối đa theo hình 
thức chất thải của doanh nghiệp này là nguyên liệu của doanh nghiệp khác trong cùng cụm. 
Ba là: Các cụm công nghiệp mới quy hoạch: Đó là việc quy hoạch trước về cơ sở hạ tầng, hệ 
thống điện, nước, hệ thống xử lý chất thải. Các doanh nghiệp được mời gọi để thuê đất và sử 
dụng các tiện ích trong cụm CCNTTMT sẵn có. Các doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi vị trí sẽ 
phải thích nghi với sự chuyển đổi không tự thân này. 
Trên thực tế thì CCNTTMT chuyển đổi sẽ có cách thức chuyển đổi và thích nghi khác nhau 
phụ thuộc vào đặc tính khác nhau của từng doanh nghiệp và từng cụm công nghiệp. Mỗi ngành sẽ 
phù hợp với một mô hình khác nhau. Ngành sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào 
nguồn nguyên liệu như công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ hộp, sơ chế... đặc biệt nằm rải rác ở 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 03 - 10 
 10 Email: jst@tnu.edu.vn 
khu vực cụm công nghiệp Hai Bà Trưng, cụm thực phẩm Gia Lâm, Đông Anh thì mô hình thuần 
túy tự thân chuyển đổi sẽ là lựa chọn tiết kiệm và hiệu quả. Các doanh nghiệp công nghệ hiện 
đại, có chuỗi sản xuất đa dạng nên phù hợp với mô hình liên kết dọc. 
4. Kết luận 
Việc quy hoạch và chuyển đổi cụm công nghiệp trong vùng nội đô mặc dù Quyết định số 
1292/QĐ-UBND đã nêu ra các giải pháp cụ thể nhưng cần phải định hướng Cụm công nghiệp đó 
theo một mô hình nhất định. Khi nghiên cứu về Lý thuyết cụm, cụm công nghiệp, khu công 
nghiệp... nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng Việt Nam chưa có mô hình nào đạt đúng tiêu 
chuẩn theo định nghĩa Cụm công nghiệp của Thế giới. Nhưng trên thực tế, mỗi quốc gia có một 
vị trí địa lý, khí hậu, môi trường và quy hoạch dân cư khác nhau, không thể mang mô hình của 
cụm công nghiệp nước này áp dụng vào tiêu chuẩn cụm của một nước khác để phát huy hiệu quả 
cao được. Với tính chất riêng của thủ đô Hà Nội cũng như các ngành nghề tập trung sản xuất, 
việc xây dựng và chuyển đổi các cụm công nghiệp sang mô hình Cụm thân thiện môi trường là 
hoàn toàn khả thi nhằm đạt được mục tiêu phát biển bền vững cho thành phố. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. M. D. Tran, and T. V. Nguyen, “Experiences of countries and methodology for building ecological 
industrial zones in Vietnam,” Journal of Environmental Protection, Department of Environmental 
Protection, Ministry of Natural Resources and Environment, ISSN 0868-3301, no. 12, pp. 33-38, 2003. 
[2] T. M. D. Tran, Q. H. Hoang, and T. V. Nguyen, “Developing an environmental friendly industrial park 
from an existing industrial park: Content and implementation steps,” Proceedings of the Workshop 
school, Bien Hoa, Dong Nai, December 8, 2004, pp 35-40. 
[3] H. Nguyen, “Construction of an environmentally friendly industrial park,” 2019. [Online]. Available: 
https://baothuathienhue.vn/xay-dung-khu-cong-nghiep-than-thien-moi-truong-a68738.html. [Accessed 
December 26, 2020]. 
[4] Vietnam Association of Economic Industries, “Towards environment-friendly technology,” 2011. 
[Online]. Available:  -nghiep-than-
thien-with-new-school-1011. [Accessed December 26, 2020]. 
[5] V. T. Nguyen, Some Issues on the Non-Traditional Security under the Impact of The Fourth Industrial 
Revolution (4.0) (Research model on the impact of environmental security in the context of social, 
ecological and economic growth transformation in VietNam), World publisher, 2018. 
[6] Marshall, “Principles of Economics,” 1890. [Online]. Available: 
 [Accessed September 24, 2020]. 
[7] M. Porter, “Cluster and the New Economics of Competition,” 1998. [Online]. Available: 
https://hbr.org/1998/11/clusters-and-the-new-economics-of-competition. [Accessed September 21, 2020]. 
[8] T. Pentikainen, and S. Luukkainen, “Trade-flow Based Industrial Clusters in the Finnish Economy - 
Growth Through National Synergies,” Outline version for the OECD Cluster Focus Group Workshop 8-
9.5. 2000. [Online]. Available:  [Accessed September 21, 2020]. 
[9] M. Porter, “National competivive advantage,” 1990. [Online]. Available: https://www.academia.edu 
/6992732/Porters_Competitive_Advantage_of_Nations_A_Critique, [Accessed September 22, 2020]. 
[10] T. M. D. Tran, and T. V. Nguyen, “Planning, designing, building and developing environmentally 
friendly industrial parks,” Proceedings of the Workshop on Environmentally Friendly Industrial Zones, 
Bien Hoa, Dong Nai, December 8, 2004, pp. 27-31. 
[11] People's Committee of Hanoi, No. 44/2010/QD-UBND dated September 10, 2010, Regulations on 
management of industrial clusters in Hanoi city. 
[12] Norwegian University of Science and Technology, “Trade in Environmentally Sound Technologies: 
Implications for Developing Countries,” 2018. [Online]. Available: https://wedocs.unep.org/bitstream 
/handle/20.500.11822/27595/TradeEnvTech.pdf?sequence=1&isAllowed=y. [Accessed July 18, 2020]. 
[13] B. Smith, “Canada: Enviromental Issues Policies and Clearn Technology,” 2015. [Online]. Available: 
https://www.azocleantech.com/article.aspx?ArticleID=563. [Accessed October 20, 2020]. 
[14] KISTEP, “Current status of eco-friendly innovation policies in Korea, the United States, and Japan,” 
2015. [Online]. Available: https://scienceon.kisti.re.kr/srch/selectPORSrchTrend.do?cn=IS200900017, 
[Accessed October 22, 2020]. 

File đính kèm:

  • pdfthe_model_of_environmental_friendly_industrial_clusters_for.pdf