The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam

The objective of this study is to identify and measure the factors’ impact

on people's intentions to reduce the use of nylon bags in Da Lat city. The

proposed research model includes five groups of factors such as: (i)

attitude; (ii) behavior control awareness; (iii) personal norm; (iv)

awareness of the harmful effects of nylon bags on the environment and (v)

awareness of the effects of nylon bags to human health. Based on 350

randomly-selected survey, data were collected from 320 valid surveys and

processed using SPSS 20 software. The results of the linear regression

model showed that all five factors affect the intention to reduce the use of

nylon bags. In particular, the awareness of the harmful effects of nylon

bags on the environment have the most positive impacts. Besides, the

study also found that people's attitudes were not really positive about

reducing the use of nylon bags. The results of this study can be the basis

for local authorities to propose appropriate policy solutions to enhance

the people’s intention to reduce the use of nylon bags.

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 1

Trang 1

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 2

Trang 2

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 3

Trang 3

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 4

Trang 4

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 5

Trang 5

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 6

Trang 6

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 7

Trang 7

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 8

Trang 8

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 13920
Bạn đang xem tài liệu "The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam

The factors affecting people’s intentions to reduce the use of nylon bags in Đa Lat, Viet Nam
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 274 Email: jst@tnu.edu.vn 
THE FACTORS AFFECTING PEOPLE’S INTENTIONS TO REDUCE 
THE USE OF NYLON BAGS IN DALAT, VIET NAM 
Nguyen Thi Bao Dung
*
, Nguyen Thi Cuc 
Dalat University 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 22/4/2021 The objective of this study is to identify and measure the factors’ impact 
on people's intentions to reduce the use of nylon bags in Da Lat city. The 
proposed research model includes five groups of factors such as: (i) 
attitude; (ii) behavior control awareness; (iii) personal norm; (iv) 
awareness of the harmful effects of nylon bags on the environment and (v) 
awareness of the effects of nylon bags to human health. Based on 350 
randomly-selected survey, data were collected from 320 valid surveys and 
processed using SPSS 20 software. The results of the linear regression 
model showed that all five factors affect the intention to reduce the use of 
nylon bags. In particular, the awareness of the harmful effects of nylon 
bags on the environment have the most positive impacts. Besides, the 
study also found that people's attitudes were not really positive about 
reducing the use of nylon bags. The results of this study can be the basis 
for local authorities to propose appropriate policy solutions to enhance 
the people’s intention to reduce the use of nylon bags. 
Revised: 14/6/2021 
Published: 16/6/2021 
KEYWORDS 
Intention 
Reduce use 
Plastic waste 
Nylon bags 
People 
Da Lat 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON 
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Bảo Dung*, Nguyễn Thị Cúc 
Trường Đại học Đà Lạt 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 22/4/2021 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận diện và đo lường mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố đến ý định giảm sử dụng túi nylon của người dân 
ở TP. Đà Lạt. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm năm nhóm yếu tố ảnh 
hưởng là: (i) thái độ; (ii) nhận thức kiểm soát hành vi; (iii) chuẩn chủ 
quan; (iv) nhận thức tác hại của túi nylon đến môi trường và (v) nhận 
thức ảnh hưởng của túi nylon đến sức khỏe. Trên cơ sở khảo sát 350 
người dân sinh sống tại địa bàn thành phố với 320 bảng khảo sát hợp lệ 
và dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả mô hình hồi 
quy tuyến tính cho thấy, cả năm nhóm yếu tố đều có ảnh hưởng đến ý 
định giảm sử dụng túi nylon. Trong đó, nhận thức tác hại của túi nylon 
đến môi trường là biến ảnh hưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu 
cũng nhận thấy rằng thái độ của người dân chưa thật sự tích cực đối 
với việc giảm sử dụng túi nylon. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở giúp 
cho các nhà chức trách có các giải pháp chính sách thích hợp nhằm 
nâng cao ý định giảm sử dụng túi nylon. 
Ngày hoàn thiện: 14/6/2021 
Ngày đăng: 16/6/2021 
TỪ KHÓA 
Ý định 
Giảm sử dụng 
Rác thải nhựa 
Túi nylon 
Người dân 
Đà Lạt 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4408 
*
 Corresponding author. Email: dungntb@dlu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 275 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Hiện nay, có khoảng 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất và mỗi năm thế giới 
thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa. Theo Liên hợp quốc, có tới 5.000 tỷ túi nylon đã được sử dụng 
trên thế giới mỗi năm, tương đương 10.000.000 túi nylon được tiêu thụ mỗi phút, nhưng chỉ có 
27% trong số đó được xử lý và tái chế, hậu quả là rác thải nhựa và túi nylon phát sinh không 
ngừng [1]. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính mỗi người dân Việt Nam tiêu 
thụ khoảng từ 30 đến 40 kg nhựa/năm, đồng thời Việt Nam là một trong bốn quốc gia tại châu Á 
(sau Trung Quốc, Indonensia, và Philippines) phát sinh chất thải nhựa nhiều nhất, chiếm 5,8% 
tổng số rác thải nhựa trên thế giới năm 2018 [2], [3]. Nhận thức được mối nguy hại do rác thải 
nhựa gây ra, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất quan tâm tìm kiếm 
các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt là túi nylon. 
Theo Báo cáo của Liên hợp quốc về “Nhựa sử dụng một lần - Lộ trình cho sự bền vững”, để 
khuyến khích người tiêu dùng về việc sử dụng có trách nhiệm và giảm thiểu phát sinh chất thải, 
đặc biệt là chất thải từ nhựa, thì nâng cao nhận thức và giáo dục xã hội là điều cần thiết. Báo cáo 
cũng chỉ ra rằng các chiến dịch toàn quốc kém hiệu quả hơn chiến dịch cho từng địa phương [1]. 
Các nghiên cứu điều tra xã hội học nhằm khảo sát về kiến thức, nhận thức, hành vi và hiểu 
biết về sự nguy hại đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến môi trường của việc sử dụng các sản 
phẩm nhựa, đặc biệt là túi nylon đều thực hiện với mục đích thay đổi hành vi của con người để 
giảm phát sinh chất thải nhựa. 
Nghiên cứu tại Thủ đô Secretariat, Yemen (2019) phát hiện ra rằng tỷ lệ lớn người được hỏi 
(81,0%) sử dụng túi nylon thường xuyên hơn bất kỳ sản phẩm nhựa nào khác với lý do chính là 
dễ dàng có sẵn (50,5%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ Yemen ... 600 0,788 
HV4 3,28 0,660 0,746 MT4 3,46 0,605 0,787 
NHẬN THỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE 
Hệ số Cronbach’s alpha = 0,809 
Ý ĐINH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON 
Hệ số Cronbach’s alpha = 0,724 
SK1 3,78 0,526 0,813 YD1 3,58 0,522 0,659 
SK2 3,64 0,440 0,845 YD2 3,84 0,488 0,682 
SK3 3,76 0,801 0,678 YD3 3,98 0,512 0,666 
SK4 3,76 0,786 0,685 YD4 4,08 0,549 0,646 
(Nguồn: Dữ liệu của nghiên cứu) 
0
20
40
60
80
100
Chai 
nhựa 
Túi 
nhựa/Túi 
nylon 
Ly nhựa Ống hút 
nhựa 
Chén, 
đĩa, thìa, 
hộp 
nhựa... 
Khác
39.06 
92.81 
16.25 15.31 
8.13 
0.63 
 %
(a) 
0
10
20
30
40
50
60
70
Tái sử 
dụng 
 Vứt 
bỏ sau 
sử 
dụng 
Tái 
chế 
Đốt Khác
41.88 
69.69 
0.00 1.88 0.63 
%
(b) 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 279 Email: jst@tnu.edu.vn 
Kết quả kiểm định đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng biến quan sát, cho thấy một 
biến quan sát CQ2 bị loại bỏ, do có tương quan biến tổng của biến 0,108 < 0,3 nghĩa là giá trị 
đóng góp của biến CQ2 với nhân tố chuẩn chủ quan là chưa cao; đồng thời Cronbach’s alpha if 
item deleted 0,776 lớn hơn Cronbach’s alpha của nhân tố (0,653). 
Kiểm định Cronbach’s Alpha lần hai với 22 biến (đã loại biến CQ2), tất cả biến quan sát trong 
mô hình nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha là > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của 
các biến đo lường thành phần này đều > 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if 
Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành 
phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo (xem bảng 2). 
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá 
Kết quả phân tích EFA theo phương pháp trích yếu tố Principal Component với phép xoay 
Varimax đối với các yếu tố độc lập cho thấy biến quan sát SK2 bị loại bỏ do có hệ số tải - factor 
loading 0,440 < 0,5 nghĩa là mối quan hệ giữa biến SK2 với yếu tố “Nhận thức ảnh hưởng đến 
sức khỏe” chưa cao. 
Kết quả phân tích EFA sau khi loại biến SK2, có 5 nhân tố được rút ra tại giá trị Eigenvalue 
1,272 và phương sai trích đạt 69,872%, phù hợp với 5 nhân tố ban đầu trong mô hình nghiên cứu. 
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là 0,772 (0,5 < KMO < 1) và kiểm định Bartlet’s có Sig. = 
0,000. Hệ số tải của 17 biến quan sát của năm yếu tố độc lập đều từ 0,5 trở lên. 
Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc cho thấy, có một nhân tố được hình thành 
tương ứng với sự đơn nghĩa của khái niệm Ý định giảm sử dụng, có giá trị Eigen là 2,212 (> 1); 
Phương sai trích đạt 55,300% và hệ số KMO = 0,740; Kiểm định Bartlet’s có Sig. = 0,000. Tất cả 
các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,50. Các giá trị kiểm định này cho thấy phân tích nhân tố phù 
hợp với mô hình nghiên cứu. 
3.2.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến 
Kết quả phân tích tương quan cho thấy các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá 
mạnh với biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01) (Bảng 3). Điều 
này khẳng định sự phù hợp ban đầu của mô hình nghiên cứu khi xác định các yếu tố có ý nghĩa 
tác động đến ý định giảm sử dụng túi nylon của người dân. Vậy việc sử dụng phân tích hồi quy 
tuyến tính là phù hợp. 
Bảng 3. Kết quả phân tích tương quan 
Thái độ 
Kiểm soát 
hành vi 
Chuẩn chủ 
quan 
Tác hại đến 
môi trường 
Ảnh hưởng 
đến sức khỏe 
Ý định 
Pearson correlation 0,277** 0,285** 0,306** 0,413** 0,373** 
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 
N 320 320 320 320 320 
(Nguồn: Dữ liệu của nghiên cứu) 
Kết quả phân tích hồi quy đa biến (bảng 3) là cả 5 nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên 
cứu đều có tương quan thuận đến ý định giảm sử dụng túi nylon với phương trình hồi quy HV= 0 
+ 1*TD + 2*HV + 3*CQ + 4*MT + 5*SK +  ; với R
2
 hiệu chỉnh là 0,555 nghĩa là có 55,5% 
sự biến thiên của ý định giảm sử dụng túi nylon (YD) được giải thích bởi sự biến thiên của các 
thành phần: thái độ (TD), chuẩn chủ quan (CQ), nhận thức kiểm soát hành vi (HV), nhận thức tác 
hại của túi nylon đến môi trường (MT) và nhận thức ảnh hưởng của túi nylon đến sức khỏe (SK). 
Trong đó “nhận thức tác hại của túi nylon đến môi trường” có tác động đồng biến mạnh nhất 
(4=0,413), nhận thức ảnh hưởng của túi nylon đến sức khỏe (5=0,373), chuẩn chủ quan 
(3=0,306), nhận thức kiểm soát hành vi (2=0,285), và thái độ có tác động đồng biến yếu nhất 
(1=0.277). Số liệu  của các yếu tố trong phương trình hồi quy cho thấy đối tượng nghiên cứu 
nhận thức tốt được tác hại của túi nylon đến môi trường. Điều này có thể xem là phù hợp với 
quan điểm giảm sử dụng túi nylon là góp phần bảo vệ môi trường. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 280 Email: jst@tnu.edu.vn 
Phân tích ANOVA (Bảng 4) cho thấy thông số F có mức ý nghĩa sig= 0,000, điều này chứng 
tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào 
đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Đại lượng thống kê Durbin – Watson có giá 
trị là 1,976 nằm trong khoảng từ 1 đến 3, nên chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi 
bậc nhất trong mô hình. 
Bảng 4. Phân tích các hệ số trong hồi quy đa biến 
Model Summary
b
M
od
el 
R R 
Square 
Adjusted 
R Square 
Std. Error 
of the 
Estimate 
Change Statistics Durbin-
Watson R Square 
Change 
F 
Change 
df1 df2 Sig. F 
Change 
1 
.750
a
.562 .555 .66712245 .562 80.554 5 314 .000 1.976 
a. Predictors: (Constant), TD, CQ, SK, HV, MT 
b. Dependent Variable: YD 
ANOVA
a
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 
1 
Regression 179.254 5 35.851 80.554 .000
b
Residual 139.746 314 .445 
Total 319.000 319 
a. Dependent Variable: YD 
b. Predictors: (Constant), TD, CQ, SK, HV, MT 
Coefficients
a
Model Unstandardized Coefficients Standardized 
Coefficients 
t Sig. 
B Std. Error Beta 
1 
(Constant) 1.399E-016 .037 .000 1.000 
MT .413 .037 .413 11.070 .000 
HV .285 .037 .285 7.634 .000 
SK .373 .037 .373 9.983 .000 
CQ .306 .037 .306 8.204 .000 
TD .277 .037 .277 7.416 .000 
a. Dependent Variable: YD 
3.3. Thảo luận kết quả 
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức tác hại của túi nylon đến môi trường có ảnh 
hưởng lớn nhất đến ý định giảm sử dụng túi nylon, đây là một trong những yếu tố dự báo quan 
trọng đến ý định giảm sử dụng túi nylon. Người dân đã nhận thức được các vấn đề liên quan 
đến môi trường tuy nhiên quan tâm chính yếu là việc rác thải từ túi nylon làm mất mỹ quan 
môi trường (mean MT3= 3,81), nghĩa là người dân chưa thật sự nhận thức được nguyên nhân 
gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường từ việc sử dụng túi nylon quá mức. Nhằm nâng cao 
nhận thức hơn nữa về tác hại của túi nylon đến môi trường và thay đổi hành vi sử dụng túi 
nylon của người dân, các cơ quan ban ngành cần tích cực đẩy mạnh truyền thông tới từng khu 
phố các thông tin về hậu quả, mức độ gây ô nhiễm của túi nylon đến môi trường đất, nước, 
không khí. 
Nhận thức ảnh hưởng của túi nylon đến sức khỏe là yếu tố quan trọng thứ hai trong mô hình. 
Người dân đã nhận thức được tác hại của túi nylon như có thể gây giảm khả năng miễn dịch, gây 
ung thư cũng như nhận thức việc hạn chế sử dụng túi nylon đựng thức ăn chín để bảo vệ sức 
khỏe. Vì vậy, nhằm thay đổi thói quen sử dụng và thải bỏ túi nylon hiện nay cần có các chương 
trình giáo dục, các chỉ dẫn về những tác động nguy hại của các sản phẩm nhựa dùng một lần nói 
chung, túi nylon nói riêng đến sức khỏe con người và động vật; cũng như các phương án hướng 
dẫn sử dụng các sản phẩm thay thế an toàn cho sức khỏe. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 281 Email: jst@tnu.edu.vn 
Tiếp theo, yếu tố chuẩn chủ quan có tương quan đồng biến thứ ba với ý định giảm sử dụng túi 
nylon. Đối với người dân, hành vi giảm/hạn chế sử dụng túi nylon thật sự xuất phát từ bản thân 
họ, còn những ảnh hưởng từ người thân trong gia đình, bạn bè/đồng nghiệp, cơ quan/ trường học, 
và các chiến dịch tuyên truyền về hạn chế sử dụng túi nylon mà chính quyền phát động bằng các 
phương tiện như đài, báo, tờ rơi, diễu hành đều ảnh hưởng chưa đáng kể đến ý định giảm sử 
dụng túi nylon của người dân, các hoạt động tuyên truyền chỉ có tác động và dừng lại ở mức độ 
phong trào. 
Thứ tư, nhận thức kiểm soát hành vi là biến có ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng túi nylon. 
Khi những người mà bản thân họ nghĩ có thể hạn chế sử dụng hay từ chối nhận thêm túi nylon 
khi mua hàng; cũng như họ sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng túi nylon bằng các loại túi thân 
thiện môi trường nghĩa là họ có xu hướng giảm sử dụng cao. Các cá nhân có mức nhận thức kiểm 
soát hành vi cao thì có xu hướng giảm sử dụng túi nylon lớn. Do đó Nhận thức kiểm soát hành vi 
là một yếu tố dự báo khá quan trọng của ý định giảm sử dụng túi nylon. 
Và cuối cùng, yếu tố thái độ là biến có ít ảnh hưởng nhất đến ý định giảm sử dụng túi nylon 
của người dân TP. Đà Lạt. Mặc dù yếu tố thái độ có tác động thấp nhất đến ý định giảm sử dụng 
túi nylon tuy nhiên mức trung bình của thang đo “Tôi nghĩ rằng thay đổi thói quen sử dụng túi 
nylon là cần thiết” có mức trung bình khá cao (meanTD3= 4,04), nghĩa là người dân có quan tâm 
và có thái độ tích cực đến việc thay đổi thói quen sử dụng túi nylon. Thái độ càng tích cực trong 
việc thay đổi thói quen sử dụng thì ý định giảm/hạn chế sử dụng túi nylon càng cao. 
Nhóm ý định giảm sử dụng túi nylon có giá trị trung bình của các thang đo tương đối cao, tuy 
nhiên đối với ý định sẵn sàng không sử dụng túi nylon để bảo vệ môi trường được người dân 
đánh giá cao nhất (meanYD4=4,08), cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề được người 
dân thật sự quan tâm. 
4. Kết luận 
Nhìn chung, kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ người được hỏi sử dụng túi 
nylon thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn so với các sản phẩm nhựa khác. Kết quả cũng chỉ ra 
rằng ý định giảm sử dụng túi nylon của người dân TP. Đà Lạt có liên quan đáng kể đến các biến 
“nhận thức tác hại của túi nylon đến môi trường”, “nhận thức ảnh hưởng của túi nylon đến sức 
khỏe”, “chuẩn chủ quan”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “thái độ”. Trong đó, nhận thức tác 
hại của túi nylon đến môi trường có ảnh hưởng lớn nhất, còn thái độ là yếu tố ít ảnh hưởng nhất, 
tuy nhiên đây cũng là một trong các biến dự đoán quan trọng. 
Nhằm nâng cao thái độ, nhận thức của người dân về phòng chống rác thải nhựa nói chung và 
giảm sử dụng túi nylon nói riêng, cần tạo thói quen ngay từ bé đối với việc “nói không với sản 
phảm nhựa dùng một lần” là cấp thiết, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh các chương trình 
truyền thông, giáo dục học đường với những nội dung như: Ảnh hưởng của rác thải nhựa đặc biệt 
là túi nylon dùng một lần đến sức khỏe con người; vấn đề về tốn kém tài chính và công nghệ tiên 
tiến trong quá trình xử lý chất thải nhựa. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học 
sinh/sinh viên trực tiếp phân loại rác tại trường học, trong đó có phân loại rác thải nhựa; và tổ 
chức hoạt động kiểm đếm rác thải nhựa (chai nhựa, ống hút, túi nylon) tại các trường học trên 
địa bàn. 
Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành cần có những chính sách nhằm thúc đẩy hành vi sử dụng 
các loại túi thay thế thân thiện môi trường; cần có chính sách khuyến khích, vinh danh các doanh 
nghiệp trong việc sản xuất các loại túi thân thiện môi trường, các đơn vị thu gom, tái chế chất thải 
nhựa; cần có các chính sách hỗ trợ về thuế, trợ giá để giá thành của các sản phẩm thân thiện môi 
trường hợp lý hơn thì thói quen sẽ dần được loại bỏ, tiến tới sử dụng túi thân thiện môi trường. 
Bài viết này trình bày một nghiên cứu định lượng, công cụ nghiên cứu chỉ có bảng câu hỏi, và 
mẫu khảo sát còn nhỏ. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện ở diện rộng hơn về mặt 
thiết kế nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và mẫu khảo sát để qua đó có thể đề xuất được nhiều 
giải pháp, hàm ý quản trị cho việc giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 274 - 282 
 282 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] United Nations Environment Programme (UNEP), Single-Use plastic: A Roadmap for Sustainability, 2018. 
[2] Ministry of Natural Resources and Environment, "White pollution caused by plastic bags to the 
environment," July 5
th
, 2017. [Online]. Available: https://tuoitre.vn/o-nhiem-trang-do-tui-nilon-gay-ra-
cho-moi-truong-1343554.htm. [Accessed July 5
th
, 2020]. 
[3] T. Khuong, "Warning "White pollution," New catastrophe of the environment, June 4
th
, 2018. 
[Online]. Available: https://baotainguyenmoitruong.vn/trong-nuoc/canh-bao-o-nhiem-trang-tham-hoa-
moi-cua-moi-truong-1254218.html. [Accessed September 25
th
, 2020]. 
[4] J. Mustafa and A.-S. Nabil, "Survey on the usage of plastic bags, their disposal and impacts on the 
environment: A case study in the Capital Secretariat, Sana'a, Yemen," International Journal of 
Scientific & Engineering Research, vol. 10, no. 4, pp. 291-309, 2019. 
[5] L. A. A. D. Muleta, "Survey on the usage of plastic bags, their disposal and adverse impacts on 
environment: A case study in Jimma City, Southwestern Ethiopia," Journal of Toxicology and 
Environmental Health Sciences vol. 3, no. 8, pp. 234-248, 2011. 
[6] S. Ohtomo and S. Ohnuma, "Psychological interventional approach for reduce resource consumption : 
Reducing plastic bag usage at supermarket," Journal of Resources, Conservation and Recycling, vol. 
84, no. 1, pp. 57-65, 2014. 
[7] R. Hohmann, C. Wattana, P. Sracheam, S. Siriapornsakul, V. Ruckthum, and R. Clapp, "An 
Exploration of the Factors Concerned with Reducing the Use of Plastic Carrier Bags in Bangkok, 
Thailand," MBA, Assumption University of Thailand, 2014. 
[8] Y. Sun, S. Wang, J. Li, D. Zhao, and J. Fan, "Understanding consumers’ intention to use plastic bags: 
using an extended theory of planned behaviour model," Journal of Springer Science vol. 89, no. 12, 
pp. 1327-1342, 2017. 
[9] T. H. H. Bui, T. M. Hoang, T. H. Nguyen, and T. T. Q. Hoang, Replace social habits in using plastic 
bags with cloth bags (Case study in Quarter 7, Ward 15, Go Vap District, Ho Chi Minh City. Working 
paper, University of Social Sciences & Humanities, 2013. 
[10] Q. N. Nguyen, T. D. H. Le, and N. H. Khuu, "Awareness of the behavior of using plastic bags of 
people in Ninh Kieu district, Can Tho city (in Vietnamese)," Journal of science Can Tho University, 
vol. 52, no. 3, pp. 20-25, 2015. 
[11] J. J. F. Hair, W. C. Black, B. J. Babin, and R. E. Anderson, Multivariate Data Analysis, 7th ed.: 
Pearson Education Limited, 2014. 
[12] T. Hoang and N. M. N. Chu, Analyze research data with SPSS, Statistical publisher (in Vietnamese), 2005. 
[13] T. Khuong, "Minister Tran Hong Ha inspects the "black spot" of garbage in Da Lat," September 11
th
, 
2020. [Online]. Available: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-tran-hong-ha-thi-sat-diem-
den-rac-thai-tai-da-lat-310505.html. [Accessed October 4
th
, 2020]. 

File đính kèm:

  • pdfthe_factors_affecting_peoples_intentions_to_reduce_the_use_o.pdf