Thành tựu đổi mới nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chặng đường 15 năm nâng cấp lên Đại học
Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học, công nghệ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm,
quan trọng bên cạnh hoạt động giảng dạy của mỗi giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Thể dục
Thể thao (ĐHSP TDTT) Hà Nội. Cần nghiêm túc đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu khoa học
(NCKH) của Nhà trường trong 15 năm qua, để làm cách nào đẩy mạnh hoạt động NCKH nhằm phục
vụ tốt, có hiệu quả cho hoạt động đào tạo và cho nhu cầu xã hội; đồng thời làm cho công tác NCKH
phải thực sự trở thành nhu cầu tự nguyện của bản thân mỗi giảng viên. Qua đó nhằm nâng cao năng
lực chuyên môn, chất lượng giảng dạy và nhu cầu ứng dụng trong thực tế.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chất lượng, giảng viên, giải pháp.
Abstract: Scientific research, technology has been identified as one of the most important and
important tasks in addition to teaching activities of Hanoi University of Sports and Physical
Education. It is important to seriously evaluate the current state of scientific research in the past 15
years, in order to promote scientific research in order to serve well and effectively for training
activities and social needs; At the same time, making the scientific research work must truly become
a volunteer demand of the teacher itself. Thereby improving the professional capacity to improve the
quality of teaching and the application in practice.
Keywords: Scientific research, teach ing, quality, lecturer, solutions
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành tựu đổi mới nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chặng đường 15 năm nâng cấp lên Đại học
25 THÀNH TỰU ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM NÂNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC TS. Phạm Thị Hương - Phòng Quản lý khoa học TS. Nguyễn Mạnh Toàn - Giám đốc TT KHCN-TT&TV ThS. Ngô Xuân Đức - Phó Giám đốc TT KHCN-TT&TV Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội I.ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa học và công nghệ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu bên cạnh hoạt động đào tạo của nhà trường. Bên cạnh hoạt động giảng dạy của mỗi giảng viên trong Nhà trường hoạt động khoa học và công nghệ góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra sản phẩm mới, phương pháp mới để củng cố và hoàn thiện công tác đào tạo của Nhà trường. Như vậy, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là đánh giá thực trạng công tác NCKH của Nhà trường trong giai đoạn 15 năm qua, để từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong Nhà trường nhằm phục vụ tốt, có hiệu quả cho hoạt động đào tạo và cho nhu cầu xã hội; đồng thời làm cho hoạt động khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành nhu cầu tự nguyện của bản thân mỗi giảng viên để qua đó nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng giảng dạy và nhu cầu ứng dụng trong thực tế. Bên cạnh đó, phải làm sao để từng giảng viên nhận thấy rằng NCKH, công nghệ là nhiệm vụ quan trọng nhưng nhiệm vụ đó là nhiệm vụ được thực hiện trên tinh thần tự giác với niềm say mê không mệt mỏi để không ngừng phát triển nội lực chứ không phải là nhiệm vụ có tính chất áp đặt để làm cho có hoặc chạy theo thành tích hoặc làm theo phong trào một cách hình thức, vô bổ, lãng phí thời gian và công sức. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp logic, phương pháp toán học thống kê. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ trong chặng đường 15 năm (2003 -2018) Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học, công nghệ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng bên cạnh hoạt động giảng dạy của mỗi giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao (ĐHSP TDTT) Hà Nội. Cần nghiêm túc đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) của Nhà trường trong 15 năm qua, để làm cách nào đẩy mạnh hoạt động NCKH nhằm phục vụ tốt, có hiệu quả cho hoạt động đào tạo và cho nhu cầu xã hội; đồng thời làm cho công tác NCKH phải thực sự trở thành nhu cầu tự nguyện của bản thân mỗi giảng viên. Qua đó nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng giảng dạy và nhu cầu ứng dụng trong thực tế. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chất lượng, giảng viên, giải pháp. Abstract: Scientific research, technology has been identified as one of the most important and important tasks in addition to teaching activities of Hanoi University of Sports and Physical Education. It is important to seriously evaluate the current state of scientific research in the past 15 years, in order to promote scientific research in order to serve well and effectively for training activities and social needs; At the same time, making the scientific research work must truly become a volunteer demand of the teacher itself. Thereby improving the professional capacity to improve the quality of teaching and the application in practice. Keywords: Scientific research, teaching, quality, lecturer, solutions THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 26 1.1 Khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Nhà trường Hoạt động công nghệ tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã và đang phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội, thực hiện theo hướng kết hợp giảng dạy, học tập với ứng dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn và nghiên cứu, bao gồm: Nghiên cứu và điều tra những vấn đề cơ bản tổng hợp thuộc các lĩnh vực công nghệ, máy tính, phương pháp dạy-học các môn chuyên ngành Giáo dục thể chất (GDTC), huấn luyện thể thao (HLTT), ngoại ngữ, những vấn đề văn hoá, giáo dục, tâm sinh lý ...; Nghiên cứu những vấn đề về phương pháp luận khoa học nhằm cải tiến công tác đào tạo, bao gồm: nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thường xuyên bổ sung vào nội dung giảng dạy những thành tựu và kiến thức mới nhất, hướng dẫn sinh viên thực hiện NCKH. Bên cạnh đó, Nhà trường còn triển khai các công trình NCKH cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước bằng nguồn kinh phí của Vụ Khoa học Công nghệ (nghiên cứu và biên soạn giáo trình phòng chống chấn thương trong giảng dạy, học tập thể dục thể thao ở các trường đại học, cao đẳng, TCCN khối sư phạm thể dục thể thao). Ngoài ra, đã biên soạn mới hơn 38 bộ giáo trình các môn học trình độ đại học; 22 bộ giáo trình dùng cho đào tạo chuyên ngành GDTC, GDQP-AN. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển và đặc biệt dấu mốc 15 năm Trường được nâng cấp lên Đại học. Nhà trường đã từng bước khẳng định vị thế trong hoạt động khoa học và công nghệ về lĩnh vực GDTC và HLTT. Cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, ứng dụng vào giảng dạy và học tập, được giới chuyên môn đánh giá cao. Những năm gần đây, hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất lượng và số lượng. Nhằm mục đích công bố, giới thiệu các công trình khoa học phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu trên phạm vi cả nước về GDTC và HLTT. Đặc biệt, trong năm 2018 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã được Sở Thông tin và truyền thông cấp phép xuất bản “Bản tin GDTC và Thể thao trường học”. Phòng Quản lý khoa học đã tổ chức nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng giáo án điện tử, các môn chuyên ngành đã sử dụng băng hình thường xuyên kết hợp với sử dụng nhiều dụng cụ bổ trợ góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy, sinh viên hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên. 100% bộ môn đã cải tiến nội dung chuyên môn, phương pháp giảng dạy, cập nhật các thông tin mới, xây dựng giáo án điện tử; trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên trẻ... góp phần nâng cao và đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch biên soạn, chỉnh sửa giáo trình tài liệu theo tiêu chuẩn về chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình đào tạo, bám sát nhu cầu xã hội và thực tế tại phổ thông. 1.2. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ và tiềm lực khoa học Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ Từ năm 2003, kể từ khi trường được nâng cấp lên đại học, hoạt động khoa học và công nghệ của trường đã được trú trọng, công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên đã đi vào nề nếp, chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đã từng bước được nâng cao. Nhà trường đã triển khai các đề tài NCKH các cấp: Cấp Bộ, cấp cơ sở, NCKH sinh viên, công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước quốc tế. Kết quả được trình bày tại bảng 1 và 2. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 27 Bảng 1: Bảng tổng hợp đề tài khoa học và công nghệ các cấp từ năm 2003 đến 2018. TT GIAI ĐOẠN ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI SINH VIÊN HỘI NGHỊ SINH VIÊN NCKH TOÀN QUỐC LĨNH VỰC TDTT HỘI NGHỊ SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG LẦN I 1 2003 - 2008 17 73 0 0 2 2009 - 2013 11 92 25 0 3 2014 - 2018 4 144 26 17 Tổng 32 309 51 17 Tại bảng 1 cho thấy: Nhà trường đã triển khai thực hiện 32 đề tài tham gia cấp Bộ (trong đó đã hoàn thành 30 đề tài, 02 đề tài đang triển khai). Nội dung nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực nhằm nâng cao công tác giảng dạy GDTC và Thể thao trường học, đặc biệt có 01 đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình Quốc gia về An toàn Vệ sinh lao động: “Biên soạn giáo trình phòng chống chấn thương trong giảng dạy, học tập thể dục thể thao ở các trường đại học, cao đẳng, TCCN khối sư phạm thể dục thể thao”. Hàng năm có từ 30 - 35 đề tài cấp cơ sở các nội dung nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực GDTC, Thể thao trường học và HLTT nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và huấn luyện chuyên môn cho các môn thể thao. Ngoài ra thường niên sinh viên tham gia dự thi các Hội nghị NCKH toàn quốc khối các trường Thể dục thể thao đạt nhiều giải cao trong các năm học đạt 03 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba và 14 giải khuyến khích. Bảng 2: Bài báo đăng tạp chí quốc tế, trong nước và bản tin tại Nhà trường từ năm 2003 đến 2018 TT GIAI ĐOẠN BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ BÀI ĐĂNG BẢN TIN TRƯỜNG QUỐC TẾ TRONG NƯỚC 1 2003 - 2008 0 15 0 2 2009 - 2013 7 36 0 3 2014 - 2018 21 73 44 Tổng 28 124 44 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 28 Tại bảng 2 cho thấy: Hàng năm các cán bộ, giảng viên của Nhà trường viết bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế với tổng số trên 152 bài báo khoa học (trong đó: Bài báo khoa học quốc tế: 28, bài báo khoa học trong nước: 124). Các bài báo tập trung vào công bố các kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực nghiên cứu phát triển khoa học GDTC, nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện TDTT, kiến thức về y sinh học. nhằm phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Năm 2018 bản tin GDTC và Thể thao trường học của Nhà trường được phát hành các số báo: 01, 02, 03, 04 số với tổng 44 bài. Thực trạng về tiềm lực khoa học Nguồn nhân lực phục vụ NCKH, công nghệ đã có bước phát triển nhất định trong 15 năm qua được trình bày tại bảng 3: Bảng 3: Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác NCKH, công nghệ từ năm 2003 đến 2018 TT GIAI ĐOẠN HỌC HÀM, HỌC VỊ GIÁO SƯ PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ THẠC SĨ 1 2003 - 2008 0 0 3 26 2 2009 - 2013 0 01 5 37 3 2014 - 2018 01 0 14 63 Tổng 01 01 22 113 Tại bảng 3 cho thấy: Hiện nay Nhà trường có: 01 giáo sư, 01 phó giáo sư, 22 tiến sỹ, 113 thạc sy. Bên cạnh đó đang cử 05 giảng viên đào tạo nghiên cứu sinh ở ngoài nước, 02 nghiên cứu sinh ở trong nước, 04 thạc sỹ ở ngoài nước, 16 thạc sỹ trong nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng chất lượng cao trong công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Vật lực: Nhà trường đã quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học như: 01 nhà thí nghiệm giáo dục thể chất với hệ thống máy, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu đã được đầu tư như: xe đạp lực kế, máy phân tích chức năng hô hấp, máy đo tầm hoạt động khớp, kính hiển vi phóng 10 - 1500 lần, máy sinh hóa bán tự động, thiết bị nghiên cứu thể lực khi vận động Tài lực: Kinh phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học bước đầu đã được quan tâm, chú trọng, đặc biệt nhà trường hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên, kinh phí cho các Hội đồng đánh giá Tuy nhiên, kinh phí chi cho NCKH của cán bộ, giảng viên cần được quan tâm hơn. 2. Những tồn tại và nguyên nhân Hoạt động NCKH, công nghệ của Nhà trường trong 15 năm qua có sự phát triển, đóng góp nhất định trong quá trình phát triển đào tạo, tuy nhiên còn một số tồn tại sau: - Quản lý khoa học, công nghệ cơ chế vận hành trong phạm vi toàn trường còn thấp, chất lượng NCKH trong Nhà trường chưa có chuyển biến mạnh. Tiến độ triển khai nghiên cứu các đề tài còn tình trạng bị động, đối phó, chậm tiến độ, công việc dồn vào cuối năm nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các công trình nghiên cứu. - Sự phối hợp giữa các khoa chuyên môn với Trung tâm KHCN-Truyền thông và thư viện; ý thức, trách nhiệm của một số cán bộ, giảng viên với công tác NCKH, tổng kết thực THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29 tiễn chưa cao nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch và chất lượng công tác NCKH. - Khoa học, công nghệ và quá trình đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay, chưa có sự gắn kết giữa giảng viên, sinh viên với NCKH, công nghệ. Những kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ còn ít được đưa vào giảng dạy, đào tạo. - Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho khoa học, công nghệ còn thiếu thốn. - Chưa có công trình NCKH nào mang tầm vóc quốc tế, tính hiệu quả của các công trình trong nước được đánh giá ở mức thấp, còn là một mảng mờ nhạt, thiếu sinh khí, chưa tương xứng với tên gọi cũng như các hoạt động khác của Nhà trường. - Có nhiều giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên chính hoặc tham gia giảng dạy lâu năm tại Nhà trường, nhưng hầu như không có được công trình nghiên cứu nào tương xứng hoặc chưa thực hiện được một công trình, bài báo nào. - Trình độ của cán bộ, giảng viên không đồng đều phần nào ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên. Những tồn tại trên do các nguyên nhân chính sau: - Nhận thức của cán bộ, giảng viên về vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường còn hạn chế. - Chưa có định hướng chương trình, kế hoạch dài hạn phát triển khoa học, công nghệ. - Chưa có cơ chế chính sách NCKH, công nghệ thích hợp để thu hút cán bộ, giảng viên. - Rất nhiều giảng viên trong Nhà trường chỉ biết thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, còn nhiệm vụ NCKH là một cái gì đó xa lạ, ngoài tầm với và vượt quá khả năng của họ. 3. Đề xuất các giải pháp Với các thành tựu đạt được nhất định nêu trên trong 15 năm qua, tuy nhiên những kết quả NCKH, công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới công tác đào tạo tại Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tại sao lại có những hạn chế như vậy? Đây là vấn đề mà Ban Giám hiệu, các nhà quản lý, những người tâm huyết với chuyên môn luôn trăn trở và quan tâm. Để nâng cao chất lượng NCKH, công nghệ của Nhà trường, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác NCKH, công nghệ đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường để mỗi cán bộ, giảng viên thấy được giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó từng cá nhân, tự giác, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH, phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của từng người. 3.2. Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định cụ thể về công tác NCKH, công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý như: xây dựng kế hoạch NCKH chi tiết theo từng năm; quy định về việc đăng ký, tổ chức nghiệm thu và triển khai thực hiện, công tác tổng hợp báo cáo; các biểu mẫu có liên quan theo thực tế các đơn vị phòng, khoa, trung tâm . 3.3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên kiến thức về lý luận NCKH, về phản biện khoa học; đồng thời có hướng dẫn cụ thể về nội dung nghiên cứu theo các hướng: nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý và phục vụ cho quá trình giảng dạy; nghiên cứu ứng dụng trực tiếp của quá trình đào tạo: mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học nghiên cứu ứng dụng - triển khai trong các hoạt động thực tế của đơn vị. 3.4. Phát huy vai trò của các khoa, bộ môn, phòng, trung tâm trong Nhà trường việc thúc đẩy công tác NCKH, công nghệ. Các phần học, tín chỉ môn học cần xây dựng kế hoạch NCKH tiến hành đôn đốc, theo dõi, đánh giá, các công trình, giải pháp, sáng kiến của các cá nhân. Đưa nội dung về công tác NCKH là một THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 30 nội dung bắt buộc trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các đơn vị. 3.5. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lý; đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động NCKH cấp cơ sở hàng năm để khuyến khích, động viên tính tích cực của cán bộ, giảng viên. Kết quả NCKH được đánh giá là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc để xếp loại thi đua năm học. 3.6. Từng bước cải tiến chương trình đào tạo theo hướng gắn với thực tiễn, phục vụ thực tiễn, nâng cao năng lực triển khai, thực hành cho người học. Đổi mới quản lý hoạt động NCKH, công nghệ, đổi mới trong việc đánh giá, nghiệm thu các đề tài khoa học hàng năm. 3.7. Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên đi tham quan học tập thực tế để cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả việc tìm kiếm tham khảo tài liệu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế vận dụng vào công tác NCKH một cách hiệu quả. 3.8. Tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế vào năm 2020 kỷ niệm 60 năm thành lập Trường. 3.9. Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng NCKH, công nghệ theo hướng đổi mới mạnh mẽ tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn; NCKH phải xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tiễn, tăng cường dân chủ, sáng tạo, phát huy sáng kiến, kinh nghiệm, khuyến khích các đề tài đi vào nghiên cứu các vấn đề mới, xây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong công tác NCKH, nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên. 3.10. Tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển, bằng việc nâng cao hiệu quả hợp tác, mở rộng mạng lưới đối tác trong nước (viện Khoa học TDTT, các trường đại học); gắn hợp tác đào tạo với công tác NCKH về việc triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế, đặc biệt với các nước Trung Quốc (Học viện TDTT Bắc Kinh, Học viện TDTT Thượng Hải, Học viện TDTT Vũ Hán, Đại học TDTT Vân Nam, Cao đẳng TDTT Nam Ninh); Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Bộ Giáo dục Lào, trường Cao đẳng Thể chất Lào) IV. KẾT LUẬN Kết quả NCKH đã đánh giá thực trạng về khoa học, công nghệ trong 15 năm qua, những ưu điểm như: NCKH, công nghệ đã góp phần hoạch định kế họach, thể chế trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng giảng dạy ngành GDTC, Thể thao trường học cơ bản hướng tới mục đích gắn với các trường phổ thông đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Tuy nhiên còn có những tồn tại như: Những kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ còn ít được đưa vào giảng dạy và đào tạo giáo viên GDTC. Đặc biệt nguồn nhân lực khoa học, công nghệ chất lượng cao còn rất thiếu; cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho khoa học, công nghệ còn rất thiếu thốn; hệ thống quản lý tổ chức các đơn vị chuyên môn về khoa học, công nghệ chưa đủ mạnh; một bộ phận cán bộ giảng viên chưa nêu cao ý thức trách nhiệm cũng như nhận thức đúng nhiệm vụ của NCKH, công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Chấn (2006), Tìm hiểu Luật Khoa học và Công nghệ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Sinh Hùng (2013), Luật Khoa học và Công nghệ, Quốc hội, Việt Nam. 3. Thông tư 11 (2016), Thông tư 09(2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. 5. Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (lần 1- 2018). THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
File đính kèm:
- thanh_tuu_doi_moi_nghien_cuu_khoa_hoc_cong_nghe_trong_chang.pdf