Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt

Trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt là một trong những vấn đề về sức khỏe sinh sản có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc

đời của người phụ nữ. Các mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: Mô tả thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt;

xác định mối tương quan và sự khác biệt giữa các biến liên quan đến thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt ở

nữ sinh viên. Phương pháp nghiên cứu: Bộ công cụ BATM đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Có 200 nữ

sinh viên độ tuổi từ 18 đến 21 đã tham gia vào nghiên cứu. Hầu hết những người tham gia trải nghiệm kinh nguyệt ở độ

tuổi bình thường (90%) và đa số người tham gia cảm thấy rằng họ không chuẩn bị bất cứ điều gì cho việc hành kinh

(79.5%).

Kết luận: Mức độ chuẩn bị có mối tương quan thuận với mức độ hài lòng. Không chỉ ra sự khác biệt đáng kể nào giữa

các nhóm liên quan đến thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt. Nhìn chung, nghiên cứu này cung cấp khám phá

ban đầu để kiểm tra thái độ và niềm tin về kinh nguyệt. Do đó, nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định các yếu tố

góp phần vào những thái độ và niềm tin này.

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 1

Trang 1

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 2

Trang 2

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 3

Trang 3

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 4

Trang 4

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 5

Trang 5

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 6

Trang 6

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 7

Trang 7

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 8

Trang 8

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 9

Trang 9

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 12100
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt

Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 137 
 Thái độ và niềm tin của nữ sinh viên Đại học Duy Tân 
với trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt 
Attitudes and beliefs of female students at Duy Tan University about the experience 
of menstruation 
Nguyễn Thị Bích Trâma,b* 
Tram Thi Bich Nguyena,b* 
aTrung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa - Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam 
bKhoa Điều dưỡng, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam 
aMedical Simulation Center - Duy Tan University, Danang, 550000, Vietnam 
bFaculty of Nursing, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam 
 (Ngày nhận bài: 29/6/2020, ngày phản biện xong: 01/7/2020, ngày chấp nhận đăng: 26/8/2020) 
Tóm tắt 
Trải nghiệm về chu kỳ kinh nguyệt là một trong những vấn đề về sức khỏe sinh sản có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc 
đời của người phụ nữ. Các mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: Mô tả thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt; 
xác định mối tương quan và sự khác biệt giữa các biến liên quan đến thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt ở 
nữ sinh viên. Phương pháp nghiên cứu: Bộ công cụ BATM đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Có 200 nữ 
sinh viên độ tuổi từ 18 đến 21 đã tham gia vào nghiên cứu. Hầu hết những người tham gia trải nghiệm kinh nguyệt ở độ 
tuổi bình thường (90%) và đa số người tham gia cảm thấy rằng họ không chuẩn bị bất cứ điều gì cho việc hành kinh 
(79.5%). 
Kết luận: Mức độ chuẩn bị có mối tương quan thuận với mức độ hài lòng. Không chỉ ra sự khác biệt đáng kể nào giữa 
các nhóm liên quan đến thái độ và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt. Nhìn chung, nghiên cứu này cung cấp khám phá 
ban đầu để kiểm tra thái độ và niềm tin về kinh nguyệt. Do đó, nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định các yếu tố 
góp phần vào những thái độ và niềm tin này. 
Từ khóa: Chu kỳ kinh nguyệt; trải nghiệm; sinh viên nữ; thái độ; niềm tin. 
Abstract 
The experience of menstruation is one of the reproductive health issues that are important in a woman’s life. The aims 
of this study include: Describe attitudes and beliefs about the menstrual experience; identify the correlation and 
differences between variables related to the attitudes and beliefs about the experience of menstruation in female 
students. The BATM questionnaire was used in this study. 200 female students aged 18 to 21 participated in the study. 
The findings showed that the vast majority of participants experienced menstruation at a normal age (90%). Most of the 
participants felt that they weren't adequately prepared for menstruation (79.5%). The level of preparation had a positive 
correlation with the level of satisfaction. The results did not show any significant differences between the variables 
related to attitudes and beliefs about the menstrual experience. Overall, this study provided an initial exploration to test 
the attitudes and beliefs about menstruation. Therefore, further studies are needed. 
Keywords: Menstruation; experience; female students; attitudes; beliefs. 
* Corresponding Author: Tram Thi Bich Nguyen; Medical Simulation Center, Duy Tan University, Da Nang, 550000, 
Vietnam; Faculty of Nursing, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam. 
Email: nguyentbichtram17@dtu.edu.vn 
 04(41) (2020) 137-146
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 138 
1. Đặt vấn đề 
Kinh nguyệt là một quá trình sinh lý bình 
thường nhưng những hạn chế trong suốt thời 
gian kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến 
tâm lý của phụ nữ [11]. Có niềm tin cho rằng 
kinh nguyệt ảnh hưởng đến năng suất của phụ 
nữ, trong đó người phụ nữ đang có kinh nguyệt 
sẽ khó tập trung, thể hiện khả năng phán đoán 
kém, thiếu phối hợp thể chất, giảm hiệu quả và 
hoạt động kém ở trường học hoặc tại nơi làm 
việc [4]. Có rất ít bằng chứng khoa học ủng hộ 
niềm tin này, tuy nhiên nếu niềm tin này lan 
rộng có thể dẫn đến hạn chế các cơ hội của phụ 
nữ tại nơi làm việc và trong xã hội nói chung, 
đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt 
đối xử đối với phụ nữ [4]. 
Những nhận thức về kinh nguyệt, cả tiêu cực 
và tích cực, sẽ được duy trì và bị ảnh hưởng bởi 
các nền văn hóa, tôn giáo và truyền thống khác 
nhau [9]. Bên cạnh đó, thái độ của phụ nữ và 
hành vi của họ đối với kinh nguyệt là kết quả của 
sự tương tác phức tạp với niềm tin văn hóa, yếu 
tố xã hội hóa và kinh nghiệm thực tế. Thái độ 
đối với kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi 
hành kinh, thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh 
nguyệt và cường độ kinh nguyệt của phụ nữ [8]. 
Chính vì vậy 3 mục tiêu của nghiên cứu 
được đặt ra như sau: Mô tả thái độ và niềm tin 
về trải nghiệm kinh nguyệt. Xác định mối 
tương quan giữa tuổi hành kinh, mức độ chuẩn 
bị đối với mức độ khó chịu, mức độ kiêng cử, 
mức độ giữ bí mật, mức độ bất lực và mức độ 
hài lòng liên quan đến kinh nguyệt. Xác định sự 
khác biệt giữa các nhóm dựa trên a.) Tuổi hành 
 ...  quả này chỉ được sử dụng 
cho mục đích mô tả và sự khác biệt nhóm 
không được kiểm tra. Liên quan đến mức độ 
chuẩn bị, ta thấy rằng 79.5% người tham gia 
cảm thấy họ không chuẩn bị bất cứ điều gì cho 
việc hành kinh và chỉ có 20.5% cảm thấy họ đã 
chuẩn bị cho thời kỳ hành kinh. 
Bảng 3.1. Mô tả thái độ và niềm tin của sinh 
viên nữ 
 Min Max Mean Median SD Skewness Kurtosis 
Sự khó chịu 26 64 48.45 50.00 8.360 -.547 -.267 
Việc kiêng cử 21 45 34.89 35.00 4.928 -.513 .049 
Sự bí mật 18 54 33.26 33.00 6.581 .452 -.109 
Sự bất lực 5 25 18.18 18.00 3.964 -.482 .327 
Sự hài lòng 6 30 17.24 17.00 5.054 .049 -.250 
Bảng 3.1 cho thấy phân phối của các nhóm 
thái độ có trị số trung bình (Mean) và trung vị 
(Median) gần bằng nhau và độ xiên (Skewness) 
dao động từ -1 đến +1, vì vậy được coi như có 
phân phối chuẩn. 
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 142 
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của tuổi hành kinh 
 Sự 
khó chịu 
Việc 
kiêng cử 
Sự 
bí mật 
Sự 
bất lực 
Sự 
hài lòng 
Khởi phát sớm M 44.86 35.43 33.71 17.57 17.14 
 SD 11.408 6.051 9.411 4.237 6.176 
 n 7 7 7 7 7 
Bình thường M 48.89 34.96 33.16 18.30 17.27 
 SD 8.129 4.806 6.507 4.025 5.078 
 n 180 180 180 180 180 
Khởi phát muộn M 44.31 33.62 34.38 16.77 16.85 
SD 8.901 6.158 6.371 2.713 4.432 
n 13 13 13 13 13 
Bảng 3.2 cho thấy những sinh viên bắt đầu 
kinh nguyệt sớm (M = 35.43) đạt điểm cao nhất 
trong việc kiêng cử. Sinh viên bắt đầu hành 
kinh muộn (M = 34.38) đạt điểm cao nhất về 
thái độ giữ bí mật liên quan đến kinh nguyệt. 
Bảng 3.3. Giá trị trung bình cho mức độ chuẩn bị 
 Sự 
khó chịu 
Việc 
kiêng cử 
Sự 
bí mật 
Sự 
bất lực 
Sự 
hài lòng 
 M 48.59 34.96 33.49 18.14 17.08 
Không chuẩn bị SD 8.512 5.157 6.668 4.063 5.048 
 n 159 159 159 159 159 
 M 47.90 34.61 32.34 18.29 17.85 
Có chuẩn bị SD 7.816 3.955 6.223 3.600 5.092 
 n 41 41 41 41 41 
Bảng 3.3 cho thấy những người không chuẩn 
bị cho kinh nguyệt có mức độ khó chịu cao hơn 
(M = 48.59), kiêng cử nhiều hơn (M = 34.96) và 
có xu hướng giữ bí mật chuyện kinh nguyệt cao 
hơn (M = 33.49). Những người có chuẩn bị cho 
kinh nguyệt cho thấy điểm số cao hơn về sự bất 
lực (M = 18.29) và mức độ hài lòng (M = 
17.85). 
3.2. Mối tương quan giữa các biến số độc lập 
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa biến tuổi 
hành kinh, biến sự chuẩn bị với các biến khác 
 Tuổi 
hành 
kinh 
Sự 
chuẩn bị 
Sự 
khó chịu 
Việc 
kiêng cử 
Sự 
bí mật 
Sự 
bất lực 
Sự 
hài lòng 
Tuổi 
hành kinh 
 1.000 .046 -.042 -.004 .021 -.056 .011 
P .415 .423 .938 .686 .299 .832 
Sự 
chuẩn bị 
 .046 1.000 -.051 -.018 -.067 .006 .140
** 
P .415 .334 .742 .205 .906 .008 
Tương quan hạng Kendall 
Bảng 3.4 cho thấy không có mối tương quan 
nào được tìm thấy giữa biến tuổi hành kinh và 
các biến phụ thuộc khác. Còn mức độ chuẩn bị 
có mối tương quan thuận với mức độ hài lòng 
( = 0.140, p = 0.008), điều này có nghĩa là khi 
khi mức độ chuẩn bị tăng lên thì mức độ hài 
lòng liên quan đến kinh nguyệt cũng tăng. 
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 143 
3.3. Sự khác biệt giữa các nhóm 
Bảng 3.5. Ảnh hưởng giữa tuổi hành kinh và sự chuẩn bị đối với thái độ và niềm tin về trải 
nghiệm kinh nguyệt 
 Value F p 
Tuổi hành kinh Roy’s Largest Root .107 2.015c .034 
Sự chuẩn bị Roy’s Largest Root .061 1.961c .073 
Bảng 3.5 cho thấy có sự ảnh hưởng giữa tuổi 
hành kinh đối với thái độ và niềm tin về trải 
nghiệm kinh nguyệt, được đo bằng các biến phụ 
thuộc, p = 0.034. Không có ảnh hưởng nào giữa 
mức độ chuẩn bị với thái độ và niềm tin về trải 
nghiệm kinh nguyệt, được đo bằng các biến phụ 
thuộc, p = 0.073. 
Bảng 3.6. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi hành kinh 
Biến 
phụ 
thuộc 
(I) Tuổi hành 
kinh 
(J) Tuổi hành kinh Mean 
Difference 
(I-J) 
p 95%CI 
Giới hạn 
dưới 
Giới hạn 
trên 
Sự 
khó 
chịu 
Khởi phát 
sớm 
Bình thường -4.03 .341 -10.42 2.36 
Khởi phát muộn .55 .999 -8.71 9.80 
Bình thường Khởi phát sớm 4.03 .341 -2.36 10.42 
Khởi phát muộn 4.58 .080 -.39 9.55 
Khởi phát 
muộn 
Khởi phát sớm -.55 .999 -9.80 8.71 
Bình thường -4.58 .080 -9.55 .39 
Việc 
kiêng 
cử 
Khởi phát 
sớm 
Bình thường .47 .987 -3.33 4.28 
Khởi phát muộn 1.81 .813 -3.70 7.32 
Bình thường Khởi phát sớm -.47 .987 -4.28 3.33 
Khởi phát muộn 1.34 .621 -1.62 4.30 
Khởi phát 
muộn 
Khởi phát sớm -1.81 .813 -7.32 3.70 
Bình thường -1.34 .621 -4.30 1.62 
Sự bí 
mật 
Khởi phát 
sớm 
Bình thường .56 .991 -4.53 5.65 
Khởi phát muộn -.67 .995 -8.04 6.70 
Bình thường Khởi phát sớm -.56 .991 -5.65 4.53 
Khởi phát muộn -1.23 .838 -5.19 2.73 
Khởi phát 
muộn 
Khởi phát sớm .67 .995 -6.70 8.04 
Bình thường 1.23 .838 -2.73 5.19 
Sự bất 
lực 
Khởi phát 
sớm 
Bình thường -.73 .918 -3.78 2.33 
Khởi phát muộn .80 .961 -3.62 5.22 
Bình thường Khởi phát sớm .73 .918 -2.33 3.78 
Khởi phát muộn 1.53 .323 -.84 3.91 
Khởi phát 
muộn 
Khởi phát sớm -.80 .961 -5.22 3.62 
Bình thường -1.53 .323 -3.91 .84 
Sự hài 
lòng 
Khởi phát 
sớm 
Bình thường -.13 1.000 -4.04 3.78 
Khởi phát muộn .30 .999 -5.37 5.96 
Bình thường Khởi phát sớm .13 1.000 -3.78 4.04 
Khởi phát muộn .43 .982 -2.62 3.47 
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 144 
Khởi phát 
muộn 
Khởi phát sớm -.30 .999 -5.96 5.37 
Bình thường -.43 .982 -3.47 2.62 
Phân tích sâu Gabriel post hoc test 
Bảng 3.6 chỉ ra rằng không có sự khác biệt 
nào được tìm thấy giữa các nhóm. Những phát 
hiện chính của phân tích cho thấy có sự khác 
biệt nhỏ về điểm trung bình giữa các nhóm trên 
tất cả các biến phụ thuộc, với một số nhóm cho 
thấy sự khác biệt lớn hơn về điểm trung bình so 
với các nhóm khác. Có mối tương quan được 
tìm thấy giữa mức độ sẵn sàng và mức độ hài 
lòng liên quan đến trải nghiệm kinh nguyệt. 
Tuổi hành kinh không có mối tương quan với 
các biến phụ thuộc. 
4. Bàn luận 
Liên quan đến yếu tố sinh học, nghiên cứu 
hiện tại cho thấy không có mối tương quan giữa 
tuổi hành kinh và các biến số phụ thuộc khác, 
cụ thể là mức độ khó chịu, mức độ giữ bí mật, 
mức độ bất lực, mức độ kiêng cử, và mức độ 
hài lòng liên quan đến kinh nguyệt. Cũng không 
có mối tương quan nào được tìm thấy giữa tuổi 
hành kinh và mức độ chuẩn bị. Trái với những 
phát hiện của tác giả Tiwari và cộng sự (2006) 
đã báo cáo về việc tìm thấy mối tương quan 
giữa mức độ chuẩn bị và tuổi hành kinh, nghiên 
cứu này nói rằng nếu một cô gái không chuẩn 
bị cho việc bắt đầu hành kinh vì khởi phát sớm, 
điều này có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ, sợ hãi 
và lo lắng [10]. Do đó, hành kinh khởi phát sớm 
và cảm thấy không chuẩn bị vào thời điểm đó, 
có thể dẫn đến thái độ và niềm tin tiêu cực hơn 
về trải nghiệm kinh nguyệt [10]. Sự khác biệt 
về kết quả giữa nghiên cứu hiện tại và nghiên 
cứu được thực hiện bởi Tiwari và cộng sự 
(2006) có thể là do phần lớn những người tham 
gia vào nghiên cứu hiện tại đã báo cáo trải qua 
khởi phát kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, 
cũng có nhiều người tham gia trải qua giai đoạn 
khởi phát muộn hơn so với khởi phát sớm. Nếu 
có nhiều người tham gia trải qua giai đoạn khởi 
phát sớm của kinh nguyệt, nghiên cứu hiện tại 
có thể mang lại kết quả tương tự với nghiên cứu 
của Tiwari và cộng sự (2006). 
Sau khi nghiên cứu yếu tố tâm lý, nghiên cứu 
hiện tại cho thấy có mối tương quan giữa mức 
độ chuẩn bị và mức độ hài lòng liên quan đến 
kinh nguyệt. Cụ thể hơn, khi mức độ chuẩn bị 
tăng lên thì mức độ hài lòng cũng tăng lên. 
Những phát hiện này cũng được tìm thấy trong 
phần tổng quan tài liệu, báo cáo rằng mức độ 
chuẩn bị cho kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp 
đến thái độ và niềm tin của người phụ nữ đối với 
kinh nguyệt [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại 
không cho thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào 
giữa các mức độ chuẩn bị đối với các biến phụ 
thuộc khác. Điều này trái ngược với phần tổng 
quan tài liệu, trong đó chỉ ra rằng một cô gái 
càng ít chuẩn bị cho việc bắt đầu kinh nguyệt, họ 
càng cảm thấy muốn giữ bí mật và tiêu cực hơn 
đối với trải nghiệm kinh nguyệt [6]. 
Không có sự ảnh hưởng đáng kể nào được 
tìm thấy giữa các yếu tố sinh học và tâm lý về 
thái độ và niềm tin của trải nghiệm kinh nguyệt. 
Điều này là trái với các giả định lý thuyết của 
mô hình sinh học - tâm lý - xã hội được mô tả 
trong nghiên cứu. Mô hình sinh học - tâm lý - 
xã hội cho thấy thái độ và niềm tin của phụ nữ 
đối với trải nghiệm kinh nguyệt bị ảnh hưởng 
và định hình bởi các quá trình sinh học, tâm lý 
cũng như bối cảnh văn hóa xã hội nơi họ sinh 
sống [5]. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, có 
ảnh hưởng giữa tuổi hành kinh đối với thái độ 
và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt. Việc 
lựa chọn các biến và cách chúng được đo lường 
trong nghiên cứu này có thể dẫn đến việc thiếu 
sự khác biệt đáng kể được tìm thấy. 
Hạn chế của nghiên cứu 
Nhìn chung, những phát hiện từ nghiên cứu 
có phần không phù hợp với những gì đã được 
miêu tả trong phần tổng quan tài liệu. Rất ít 
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 145 
nghiên cứu đã được thực hiện trong bối cảnh 
Việt Nam nói chung và tại các trường đại học ở 
Việt Nam nói riêng liên quan đến thái độ và 
niềm tin về trải nghiệm của kinh nguyệt và do 
đó việc so sánh các phát hiện từ nghiên cứu này 
với nghiên cứu được thực hiện trong cùng bối 
cảnh tương tự còn hạn chế. Những khác biệt 
trong bối cảnh nghiên cứu có thể dẫn đến sự 
khác biệt giữa kết quả của nghiên cứu này với 
nghiên cứu trước đây được thực hiện trong 
cùng lĩnh vực. 
Những sinh viên tham gia vào nghiên cứu 
này đã tiết lộ những thái độ và niềm tin rất 
giống nhau về trải nghiệm kinh nguyệt. Chúng 
ta cũng cần xem xét thực tế rằng tất cả những 
người tham gia nghiên cứu đều là những sinh 
viên nữ có học thức, những người đã qua hệ 
thống trường học và hiện đang trong quá trình 
học tập tại đại học. Điều này có thể dẫn đến sự 
tương đồng được tìm thấy liên quan đến thái độ 
và niềm tin về trải nghiệm kinh nguyệt, vì tất cả 
người tham gia đều có nền tảng giáo dục tương 
tự. Thực tế là nghiên cứu hiện tại cũng có một 
số mẫu không có tính đại diện do tiêu chí lựa 
chọn và phương pháp lấy mẫu được sử dụng 
cũng có thể dẫn đến một mẫu khá đồng nhất, 
trong đó những khác biệt đáng kể sẽ không 
được xác định. Do đó, ngay từ đầu đáng lẽ ra 
nghiên cứu nên sử dụng mẫu xác suất tỷ lệ với 
kích thước PPS. 
Nghiên cứu còn một số hạn chế đáng chú ý, 
bao gồm phương pháp lấy mẫu được sử dụng 
cũng như dụng cụ đo lường. Đầu tiên, nghiên 
cứu này đã sử dụng lấy mẫu thuận tiện. Thứ 
hai, dụng cụ đo lường được sử dụng trong 
nghiên cứu đã dẫn đến một số khó khăn khi 
phân tích dữ liệu thu được. BATM được phát 
triển ở Mexico và mặc dù những người tham 
gia nghiên cứu này không báo cáo bất kỳ khó 
khăn nào trong việc trả lời bảng câu hỏi, nhưng 
việc sử dụng một bảng câu hỏi được phát triển 
riêng cho bối cảnh Việt Nam khi tiến hành 
nghiên cứu là điều lý tưởng hơn. Tuy nhiên, 
thực tế là không có bộ công cụ đo lường nào 
được chuẩn hóa cho bối cảnh Việt Nam, do đó 
BATM đã được sử dụng cho nghiên cứu này. 
Cuối cùng, khi đo lường các biến độc lập, câu 
hỏi liên quan đến tôn giáo của người tham gia 
cũng không được nêu một cách phù hợp để xác 
định độ tin cậy của những người tham gia. Mức 
độ mà những người tham gia theo tôn giáo đã 
chọn của họ không được khám phá và do đó tôn 
giáo không thể được sử dụng như một biến độc 
lập trong nghiên cứu. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu 200 nữ sinh viên độ tuổi từ 18 
đến 21 Trường Đại học Duy Tân cho kết quả: 
Hầu hết những người tham gia trải nghiệm kinh 
nguyệt ở độ tuổi bình thường và đa số người 
tham gia cảm thấy không chuẩn bị bất cứ điều 
gì cho việc hành kinh. 
Những sinh viên bắt đầu kinh nguyệt sớm 
(M = 35.43) đạt điểm cao nhất trong việc kiêng 
cử. Sinh viên bắt đầu hành kinh muộn (M = 
34.38) đạt điểm cao nhất về thái độ giữ bí mật 
liên quan đến kinh nguyệt. 
Những người không chuẩn bị cho kinh 
nguyệt có mức độ khó chịu cao hơn (M = 
48.59), kiêng cử nhiều hơn (M = 34.96) và có 
xu hướng giữ bí mật chuyện kinh nguyệt cao 
hơn (M = 33.49). Những người có chuẩn bị cho 
kinh nguyệt cho thấy điểm số cao hơn về sự bất 
lực (M = 18.29) và mức độ hài lòng (M = 
17.85). 
Mức độ chuẩn bị có mối tương quan thuận 
với mức độ hài lòng. Mối tương quan này cho 
thấy khi mức độ chuẩn bị tăng lên, mức độ hài 
lòng liên quan đến kinh nguyệt cũng tăng (p < 
0.05). Và không có sự khác biệt giữa các nhóm 
liên quan đến thái độ và niềm tin về trải nghiệm 
kinh nguyệt. 
Kiến nghị: Nghiên cứu cung cấp cơ sở thăm 
dò ban đầu để kiểm tra thái độ và niềm tin về 
trải nghiệm kinh nguyệt trong bối cảnh Việt 
Nam. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác 
định các yếu tố góp phần vào những thái độ và 
niềm tin này. Giáo dục về kinh nguyệt cũng là 
Nguyễn Thị Bích Trâm / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 137-146 146 
mối quan tâm đặc biệt, vì phần lớn các mẫu 
trong nghiên cứu cho thấy không chuẩn bị cho 
việc bắt đầu kinh nguyệt. Để giảm bớt tình 
trạng này, giáo dục nên bắt đầu từ khi trẻ còn 
nhỏ, trước khi con gái đến tuổi dậy thì. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Allison, C. M., & Hyde, J. S. J. S. r. (2013). Early 
menarche: Confluence of biological and contextual 
factors. 68(1-2), 55-64. 
[2] Babbie, E. R. (2015). The practice of social research: 
Nelson Education. 
[3] Cavanaugh, J. C., & Blanchard-Fields, F. (2018). 
Adult development and aging: Cengage Learning. 
[4] Chrisler, J. C., & Caplan, P. J. A. R. o. S. R. (2002). 
The strange case of Dr. Jekyll and Ms. Hyde: How 
PMS became a cultural phenomenon and a 
psychiatric disorder. 13(1), 274-306. 
[5] Chrisler, J. C. J. P. o. W. Q. (2013). Teaching taboo 
topics: Menstruation, menopause, and the 
psychology of women. 37(1), 128-132. 
[6] Marvan, M. L., & Trujillo, P. J. H. c. f. w. i. (2009). 
Menstrual socialization, beliefs, and attitudes 
concerning menstruation in rural and urban Mexican 
women. 31(1), 53-67. 
[7] Morrison, L. A., Larkspur, L., Calibuso, M. J., & 
Brown, S. J. A. j. o. h. b. (2010). Women's attitudes 
about menstruation and associated health and 
behavioral characteristics. 34(1), 90-100. 
[8] Pretorius, T. B., & Payne, J. (2007). Inferential data 
analysis: Hypothesis testing and decision-making: 
Reach. 
[9] Roberts, T.-A. J. P. o. W. Q. (2004). Female trouble: 
The menstrual self-evaluation scale and women's 
self-objectification. 28(1), 22-26. 
[10] Ussher, J. M. (2006). Managing the monstrous 
feminine: The role of PMS in the subjectification of 
women. 
[11] White, L. R. J. S. R. (2013). The function of 
ethnicity, income level, and menstrual taboos in 
postmenarcheal adolescents’ understanding of 
menarche and menstruation. 68(1-2), 65-76. 

File đính kèm:

  • pdfthai_do_va_niem_tin_cua_nu_sinh_vien_dai_hoc_duy_tan_voi_tra.pdf