Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương

Ageism, dịch sang tiếng Việt là phân biệt

tuổi tác đang là một vấn đề rất được quan tâm

trên thế giới. Phân biệt tuổi tác được định nghĩa

là những nhận định, ý kiến mang tính tích cực

hoặc tiêu cực, thành kiến và/hoặc phân biệt đối

xử chỉ vì tuổi của người đó, đặc biệt là đối với

người cao tuổi. Những nhận định như “già”,

“quá già”, “trẻ” hoặc “quá trẻ” để có thể làm 1

việc gì đó hay để được làm 1 việc gì đó ví dụ

“quá già để được áp dụng phương pháp điều trị

A”. Phân biệt tuổi tác có thể xuất phát từ chính

bản thân người cao tuổi hay từ những người

khác, tiềm ẩn hay rõ ràng và có thể ở nhiều

mức độ. Trong một cuộc điều tra của Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO) trên 83000 người ở 57

quốc gia, có tới 60% trả lời rằng người cao tuổi

không được tôn trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra

rằng nguyên nhân phổ biến nhất của phân biệt

đối xử với người cao tuổi là do tuổi cao (23 -

28%) [1]. Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có

tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.

Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 9,45%

năm 2007, dự kiến tăng thành 11,24% vào năm

2020 [2]. Do đó, sự nhìn nhận hay quan điểm

của nhân viên y tế đối với người cao tuổi rất

quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc,

bảo vệ sức khỏe cho nhóm dân số đang tăng

nhanh này. Khác với phân biệt giới hay phân

biệt chủng tộc, nạn nhân chỉ chiếm một nhóm

nhỏ trong dân số, thì bất kì ai cũng có thể là đối

tượng của sự phân biệt tuổi tác nếu họ sống đủ

lâu. Vauclair và cộng sự phân tích dữ liệu từ 28

quốc gia châu Âu cho thấy sự phân biệt tuổi tác

có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tự đánh

giá của người cao tuổi [3].

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 1

Trang 1

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 2

Trang 2

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 3

Trang 3

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 4

Trang 4

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 5

Trang 5

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 6

Trang 6

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 17380
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương

Thái độ “kỳ thị người cao tuổi” của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
202 TCNCYH 123 (7) - 2019
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phóng, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: ngphong115@gmail.com 
Ngày nhận: 17/09/2019
Ngày được chấp nhận: 10/10/2019
THÁI ĐỘ “KỲ THỊ NGƯỜI CAO TUỔI”
CỦA BÁC SĨ TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Nguyễn Thị Phóng1, Hồ Thị Kim Thanh1,2
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện lão khoa Trung ương
Nhân viên y tế cơ sở là những người đầu tiên tiếp xúc với người bệnh, người cao tuổi khoẻ mạnh tại cộng 
đồng, do đó cần có thái độ khách quan, có căn cứ khoa học về nhóm đối tượng này. Nghiên cứu mô tả thực 
trạng thái độ kỳ thị người cao tuổi của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương. 108 bác sĩ tuyến y tế cơ 
sở tại Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Điện Biên được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền gồm 2 phần: đặc điểm nhân 
khẩu - xã hội học và 2 bộ câu hỏi AAS (Thái độ phân biệt tuổi già, điểm từ 23-115) và FSA (Bộ câu hỏi Fraboni 
về phân biệt tuổi già, điểm từ 29-116). Điểm FSA và AAS trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu lần lượt 
là 66,58 ± 6,62 và 67,81 ± 7,29 điểm. Như vậy, bác sĩ tuyến y tế cơ sở có thái độ trung lập với người cao tuổi. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ageism, dịch sang tiếng Việt là phân biệt 
tuổi tác đang là một vấn đề rất được quan tâm 
trên thế giới. Phân biệt tuổi tác được định nghĩa 
là những nhận định, ý kiến mang tính tích cực 
hoặc tiêu cực, thành kiến và/hoặc phân biệt đối 
xử chỉ vì tuổi của người đó, đặc biệt là đối với 
người cao tuổi. Những nhận định như “già”, 
“quá già”, “trẻ” hoặc “quá trẻ” để có thể làm 1 
việc gì đó hay để được làm 1 việc gì đó ví dụ 
“quá già để được áp dụng phương pháp điều trị 
A”. Phân biệt tuổi tác có thể xuất phát từ chính 
bản thân người cao tuổi hay từ những người 
khác, tiềm ẩn hay rõ ràng và có thể ở nhiều 
mức độ. Trong một cuộc điều tra của Tổ chức 
Y tế Thế giới (WHO) trên 83000 người ở 57 
quốc gia, có tới 60% trả lời rằng người cao tuổi 
không được tôn trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra 
rằng nguyên nhân phổ biến nhất của phân biệt 
đối xử với người cao tuổi là do tuổi cao (23 - 
28%) [1]. Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có 
tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. 
Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 9,45% 
năm 2007, dự kiến tăng thành 11,24% vào năm 
2020 [2]. Do đó, sự nhìn nhận hay quan điểm 
của nhân viên y tế đối với người cao tuổi rất 
quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc, 
bảo vệ sức khỏe cho nhóm dân số đang tăng 
nhanh này. Khác với phân biệt giới hay phân 
biệt chủng tộc, nạn nhân chỉ chiếm một nhóm 
nhỏ trong dân số, thì bất kì ai cũng có thể là đối 
tượng của sự phân biệt tuổi tác nếu họ sống đủ 
lâu. Vauclair và cộng sự phân tích dữ liệu từ 28 
quốc gia châu Âu cho thấy sự phân biệt tuổi tác 
có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tự đánh 
giá của người cao tuổi [3].
Bộ câu hỏi AAS (Ageism Attitude Scale) xây 
dựng bởi Polat năm 2011 có đủ độ tin cậy với 
Cronbach α = 0,80 [4]. Bộ câu hỏi này đo lường 
niềm tin và nhận thức về đời sống xã hội của 
người cao tuổi cũng như quan điểm xã hội với 
họ. Fraboni năm 1990 đã xây dựng nên bộ câu 
hỏi này và chứng minh là nó có độ tin cậy cao 
(Cronbach α = 0,86) [5].Thang đo này tương 
thích với khung lý thuyết của sự lão hóa và là 
thang đo đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa “cảm 
xúc, ham muốn và hành vi” cũng như “định kiến 
Từ khóa: bác sĩ tuyến y tế cơ sở, kỳ thị tuổi già, thái độ với người cao tuổi 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
203TCNCYH 123 (7) - 2019
và hành vi”. Cả 2 thang điểm trên đều được sử 
dụng rộng rãi trong đánh giá thái độ của sinh 
viên y khoa, điều dưỡng, nhân viên y tế với 
người cao tuổi.
Nhân viên y tế cơ sở là những người đầu 
tiên tiếp xúc với người bệnh, người cao tuổi 
khoẻ mạnh tại cộng đồng, do đó cần có một cái 
nhìn khách quan, có căn cứ khoa học về người 
bệnh mà đặc biệt là người cao tuổi, đối tượng 
cần nhiều trợ giúp không chỉ về mặt y tế mà còn 
tâm lý, văn hóa, xã hội. Vì vậy, chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả thực 
trạng phân biệt tuổi già của các bác sĩ tuyến y 
tế cơ sở tại một số địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
- Bác sỹ tuyến y tế cơ sở 
- Địa điểm: Điện Biên, Hà Nội, Ninh Bình, 
Huế
- Thời gian: từ 09/2018 đến 05/2019
2. Phương pháp
- Mô tả cắt ngang. 
- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên 
thuận tiện
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về 
mục đích và nội dung, tự nguyện tham gia khảo 
sát, trả lời bộ câu hỏi tự điền trong khoảng thời 
gian 15 - 20 phút. Phiếu câu hỏi được thiết 
kế gồm 2 phần lớn: đặc điểm nhân trắc - xã 
hội học và thang điểm AAS (Ageism Attitude 
Scale), FSA (Fraboni Scale of Ageism) để đánh 
giá thái độ đối với người cao tuổi. Đặc điểm 
nhân trắc - xã hội học bao gồm tuổi, giới, nơi 
làm việc, nội dung công việc, số năm công tác, 
tiền sử sống với người cao tuổi, tần suất làm 
việc tiếp xúc với người cao tuổi khỏe mạnh và 
người bệnh cao tuổi, qui định tuổi được coi là 
người cao tuổi.
Bộ câu hỏi AAS gồm 23 câu, với phần A (9 
câu, những hạn chế trong cuộc sống người 
cao tuổi) và B (8 câu, quan điểm tích cực về 
người cao tuổi): 5 điểm tương ứng với ‘hoàn 
toàn đồng ý’ giảm dần và 1 điểm: ‘hoàn toàn 
không đồng ý’; phần C (6 câu, quan điểm tiêu 
cực về người cao tuổi) được cho điểm ngược 
lại. Điểm phần A dao động từ 9 đến 45 điểm, 
phần B từ 8 đến 40 điểm, phần C từ 6 đến 30 
điểm. Tổng điểm cao nhất là 115 và thấp nhất là 
23. Người trả lời có số điểm cao hơn thì người 
đó có thái độ tích cực hơn với người cao tuổi 
và ngược lại.
Bộ câu hỏi FSA gồm 29 câu, mỗi câu được 
đánh giá bằng thang điểm 4 từ hoàn toàn không 
đồng ý (1 điểm) tới hoàn toàn đồng ý (4 điểm). 
Các câu * (8,12, 14, 21, 22, 23, 24) cho điểm 
ngược lại. Tổng điểm dao động từ 29 đến 116, 
điểm càng cao chứng tỏ mức độ phân biệt tuổi 
già cao hơn. 
Số liệu nghiên cứu được nhập, xử lý và phân 
tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0. 
Giá trị p được lấy mốc 0,05; với p < 0,05 được 
xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê khi kiểm 
định hai phía. Các biến định tính được trình bày 
theo số lượng và tỷ lệ %. Các biến định lượng 
được hiển thị dưới dạng trung bình, giá trị lớn 
nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. 
3. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua ngày 
23/07/2018 bởi hội đồng thông qua đề cương 
trong quyết định số 3466/QĐ-ĐHYHN, ngày 
11/07/2018.
Nghiên cứu được sự chấp thuận, tự nguyện 
của các cá nhân tham gia nghiên cứu. Các 
thông tin cá nhân được giữ bí mật, đảm bảo 
riêng tư. 
Nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp thu 
thập số liệu qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn nên 
không gây tác hại cho đối tượng nghiên cứu.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
204 TCNCYH 123 (7) - 2019
III. KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 09/2018 đến 05/2019, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được 
108 bác sỹ tuyến y tế cơ sở làm việc tại 4 khu vực.
Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung Số lượng (n) Tỷ lệ %
Giới
Nam 55 51
Nữ 53 49
Khu vực
Hà Nội 24 22,2
Điện Biên 27 25
Huế 16 14,8
Ninh Bình 41 38
Sống cùng người cao tuổi
Chưa bao giờ 4 3,7
Đã từng 59 54,6
Hiện tại 45 41,7
Công việc
Khám chữa bệnh 84 77,8
Dự phòng 48 44,4
Hành chính 9 8,3
Khác 6 5,6
Tiếp xúc với người cao tuổi 
khỏe mạnh
Hàng ngày/ hàng tuần 85 78,7
Hàng tháng hoặc lâu hơn 23 21,3
Tiếp xúc với người bệnh 
cao tuổi
Hàng ngày/ hàng tuần 80 74,1
Hàng tháng hoặc lâu hơn 28 25,9
Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn (năm) 41,4 ± 8,9 (24 - 56)
Thâm niên công tác (năm) 15,83 ± 9,38 (0,5 - 33)
Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều đã từng hoặc đang sống cùng người cao tuổi (96,3%). Phần 
lớn đối tượng nghiên cứu đều tiếp xúc và làm việc với người cao tuổi khỏe mạnh cũng như người 
bệnh cao tuổi với tần suất hàng ngày hoặc hàng tuẩn (78,7% và 74,1 %).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
205TCNCYH 123 (7) - 2019
Biểu đồ 1. Một số đặc điểm khi làm việc với người cao tuổi
Tỉ lệ bác sĩ được đào tạo về người cao tuổi cũng như tham gia hội thảo về người cao tuổi chiếm 
phần ít (36,1% và 30,6%). Đa số bác sĩ hài lòng khi làm việc với người cao tuổi (94,4%). Gần hai 
phần ba số người được hỏi gặp khó khăn khi làm việc với người cao tuổi (63%).
Biểu đồ 2. Quan niệm số tuổi được coi là già
Đa số đối tượng nghiên cứu cho rằng từ 60 tuổi trở lên là già (chiềm 64% số người được hỏi). 
Có một số lượng không nhỏ (17%) cho rằng từ 70 tuổi trở lên mới được coi là già, cũng như ý kiến 
khác không đánh giá sự già dựa vào tuổi tác (8%). 
36,1% 30,6%
94,4%
63%
63,9% 69,4%
5,6%
37%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Được đào tạo về 
người cao tuổi
Tham gia hội thảo về 
người cao tuổi
Hài lòng khi làm việc 
với người cao tuổi 
Gặp khó khăn khi làm 
việc với người cao 
tuổi 
Có Không
3% 4%
64%
4%
17%
8%
50
55
60
65
70+
Không dựa vào 
tuổi
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
206 TCNCYH 123 (7) - 2019
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 64% người 
được hỏi cho rằng từ 60 tuổi trở lên là già (số 
tuổi được quy định trong Pháp lệnh về người 
cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 
28/04/2000). Có 17% số người được hỏi cho 
rằng từ 70 tuổi trở lên mới được coi là già. Kết 
quả này tương tự với nhiều nghiên cứu khác. 
Theo kết quả điều tra của Văn phòng Nội các 
Nhật Bản năm 2004, có gần một nửa (48,7%) 
số người được hỏi cho rằng từ 65 tuổi được 
cho là già. Bên cạnh đó, có 12,9% số ngưởi 
được hỏi cho rằng từ 70 tuổi trở lên mới được 
coi là già [6]. Luo (2013) so sánh thái độ phân 
biệt tuổi già của sinh viên Mỹ và Trung Quốc, 
sinh viên Mỹ cho rằng 74 tuổi là mốc đánh dấu 
cho tuổi già, trong khi đó sinh viên Trung Quốc 
cho là 71 tuổi. Thật thú vị, hai con số trên cao 
hơn so với tuổi nghỉ hưu ở 2 nước (Mỹ: 65 tuổi, 
Trung Quốc: 55/60 tuổi ở nam, 50/55 ở nữ) [7]. 
Trong nghiên cứu của Duthie (2009), đa số sinh 
viên vật lý trị liệu ở Scotland cho rằng con người 
ta bắt đầu được coi là “già” khi họ 60, 65 hoặc 
70 tuổi với các câu trả lời từ 40 đến 80 tuổi [8].
Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi 
có điểm FSA trung bình là 66,58/116, cho thấy 
thái độ tương đối tích cực. Kết quả này tương 
tự với một số nghiên cứu. Leung và cộng sự 
(2008) nghiên cứu 122 bác sĩ ở 2 bệnh viện đại 
học của tại Autralia thu được điểm FSA trung 
bình là 61,5 điểm [1]. Nghiên cứu của Mckinze 
R. Vowels 2014 ở Mỹ, thái độ của sinh viên với 
người cao tuổi là tương đối tiêu cực (FSA trung 
bình là 79,4 điểm). Lý do, theo tác giả, có lẽ vì 
các câu hỏi được dễ dàng nhận ra là tích cực 
hay tiêu cực và bộ câu hỏi FSA sử dụng để 
phát hiện thái độ phân biệt tuổi tác rõ ràng hơn 
là tiềm ẩn [9].
Điểm AAS trung bình của chúng tôi thu 
được là là 67,81/115,cho thấy thái độ trung lập 
với người cao tuổi. Tương tự, Hatice Pekince 
và cộng sự nghiên cứu 242 nhân viện y tế tại 
1 bệnh viện năm 2018 ở Thổ Nhĩ Kì thu được 
điểm AAS trung bình là 68,58 [10]. Ngược lại, 
Rokaia Fathi Mohammed (2014) nghiên cứu 
thái độ của sinh viên điều dưỡng ở Ai Cập với 
người cao tuổi thu được điểm AAS là 54,07 
điểm, cho thấy thái độ tương đối tiêu cực [11]. 
Theo tác giả, mặc dù thực tế này không phản 
ánh văn hóa tôn trọng người già của Ai Cập, 
nhưng phát hiện này có thể liên quan đến thiếu 
Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có điểm FSA trung bình là 66,58 ± 6,62, điểm AAS 
trung bình là 67,81 ± 7,29, cho thấy thái độ từ trung lập đến tích cực với người cao tuổi.
Bảng 2. Điểm FSA và AAS của nhóm đối tượng nghiên cứu
A
(Hạn chế cuộc 
sống NCT)
B
(Phân biệt tuổi 
tích cực)
C 
(Phân biệt tuổi 
tiêu cực)
AAS FSA 
TB ± ĐLC 22,46 ± 4,13 28,45 ± 5,85 16,90 ± 3,38 67,81 ± 7,29 66,58 ± 6,62
GTLN 32 39 26 82 82
GTNN 9 8 8 43 44
NCT: người cao tuổi, TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn, GTLN: giá trị lớn nhất, GTNN: giá trị 
nhỏ nhất, AAS: Ageism Attitude Scale, FSA: Fraboni Scale of Ageism.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
207TCNCYH 123 (7) - 2019
kiến thức và giáo dục về lão hóa, điều kiện sống 
khó khăn và thay đổi cấu trúc gia đình dẫn tới 
người cao tuổi mất đi giá trị và việc chăm sóc 
họ được coi như là 1 gánh nặng của gia đình. 
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với 
nhiều tác giả khi sử dụng các bộ câu hỏi khác: 
Doherty (2011), Yang (2015) đều cho thấy thái 
độ từ trung lập đến tích cực với người cao tuổi 
[12; 13]. Yilmaz (2012) nghiên cứu trên đối 
tượng người trưởng thành nói chung tại Thổ 
Nhĩ Kì cũng cho thấy thái độ tích cực với người 
cao tuổi [14].
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Kearney 
(2000) lại chỉ ra thái độ tiêu cực của bác sĩ ung 
thư với người cao tuổi [15]. Theo tác giả, trong 
một xã hội có sự phân biệt tuổi già thì nhân viên 
y tế là đối tượng dễ bị tổn thương trong việc 
tăng cường thái độ phân biệt tuổi già bởi vì sự 
tăng cường tiếp xúc với người bệnh cao tuổi.
V. KẾT LUẬN
Thái độ của bác sĩ tuyến y tế cơ sở với 
người cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi 
là trung lập với điểm FSA và AAS trung bình lần 
lượt là 66,58 ± 6,62 và 67,81 ± 7,29 điểm. Gần 
hai phần ba số người được hỏi gặp khó khăn 
khi làm việc với người cao tuổi, khoảng một 
phần ba được đào tạo về người cao tuổi hay 
tham gia hội thảo về người cao tuổi. Do đó, để 
cải thiện thái độ của các bác sĩ tuyến y tế cơ sở 
đối với người cao tuổi, các khóa học liên quan 
đến người cao tuổi nên được thêm vào chương 
trình đào tạo, cũng như thường xuyên tổ chức 
các hội thảo về người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Leung S, Logiudice D, Schwarz J, et al 
(2011). Hospital doctors’ attitudes towards older 
people. Intern Med J, 41 (1). 308 - 314.
2. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ 
(2009). Báo cáo tổng quan về chính sách chăm 
sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi 
tại Việt Nam. Bộ Y tế, Tổng cục dân số và kế 
hoạch hóa gia đình.
3. Vauclair C - M, Marques S, Lima ML, 
et al (2015). Perceived Age Discrimination as 
a Mediator of the Association Between Income 
Inequality and Older People’s Self - Rated 
Health in the European Region. J Gerontol B 
Psychol Sci Soc Sci, 70(6).
4. Polat U, Karadag A, Ulger Z, et al (2014). 
Nurses’ and physicians’ perceptions of older 
people and attitudes towards older people: 
Ageism in a hospital in Turkey. Contemp Nurse, 
48(1). 88 - 97. 
5. Fraboni M, Saltstone R, Hughes S 
(1990). The Fraboni Scale of Ageism (FSA): An 
Attempt at a More Precise Measure of Ageism. 
Can J Aging Rev Can Vieil, 9(1). 56 - 66. 
6. Japanese Cabinet Office (2004). A Brief 
Summary of the Results of a Survey on Public 
Attitudes to Aging. Japan.
7. Luo B, Zhou K, Jin EJ, et al (2013). 
Ageism among College Students: A 
Comparative Study between U.S. and China. J 
Cross - Cult Gerontol, 28(1). 49 - 63.
8. Duthie J and Donaghy M (2009).The 
Beliefs and Attitudes of Physiotherapy Students 
in Scotland Toward Older People. Phys Occup 
Ther Geriatr, 27(3). 245 - 266.
9. Vowels MR and Crandall KJ (2004). A 
Descriptive Study of Exercise Science Students’ 
Knowledge of, and Attitudes Toward, Older 
Adults. Ky Assoc Health Phys Educ Recreat 
Dance, 266.
10. Pekince H, Aslan H, Erci B, Akturk U 
(2019).The attitudes of healthcare professionals 
in a state hospital towards ageism. J Public 
Health, 26(1). 109 - 117.
11. Mohammed RF and Omar AAA (2019). 
Knowledge about Elderly Care and Its Relation 
to Ageism Attitude among Undergraduate 
Nursing Students. Am J Nurs Res, 7(1), 73 - 78.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
208 TCNCYH 123 (7) - 2019
12. Doherty M and Mitchell EA (2011). 
Attitudes of healthcare workers towards older 
people in a rural population: A survey using the 
Kogan Scale. Nurs Res Pract, 2011.
13. Yang Y and Xiao LD (2015). General 
practitioners’ knowledge of ageing and attitudes 
towards older people in China. Australia J 
Ageing, 34(2). 82 - 87.
14. Yilmaz M, Altiok M, Polat B, et al (2012). 
Attitudes of young adults towards ageism. Turk 
J Geriatr, 15(4). 416 - 423.
15. Kearney N, Miller M, Paul J, et al 
(2000). Oncology healthcare professionals’ 
attitudes toward elderly people. Ann Oncol Off 
J Eur Soc Med Oncol, 11(5). 599 - 601.
Summary
AGEISM IN PRIMARY CARE PHYSICIANS
Primary care physicians have early contact with elderly patients, therefore are required to have 
a non-prejudiced attitude toward this population. This research describes the attitude of primary 
care professionals towards the elderly in several provinces in Vietnam. 108 medical doctors 
in Hanoi, Hue, Ninh Binh, Dien Bien province were asked to performed a self-administered 
questionnaire consisting of questions about socio-demographic characteristics and completion 
of the AAS ( Polat questionnaire, score range 23 - 115) and FSA (Fabroni questionnaire, score 
range 29 - 116); AAS and FSA are used to identify the perception and attitude towards the 
elderly. The mean scores of FSA and AAS were 66.58 ± 6.62 and 67.81 ± 7.29, respectively. 
In conclusion, primay care physicians generally hold a neutral attitude towards elderly.
Keywords: ageism, primary care physicians, attitudes towards elderly.

File đính kèm:

  • pdfthai_do_ky_thi_nguoi_cao_tuoi_cua_bac_si_tuyen_y_te_co_so_o.pdf