Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019

Các biến đổi về giấc ngủ (rối loạn giấc ngủ -

RLGN) xảy ra độc lập hoặc do các bệnh lý đi

kèm khác, RLGN là một trong những vấn đề

chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất ở NCT[1]. Có

58% NCT gặp phải các vấn đề về RLGN ít nhất

vài lần mỗi tuần[2]. RLGN ở NCT có thể tác động

trực tiếp và đáng kể tới tình trạng sức khỏe, tăng

mệt mỏi, rối loạn cảm xúc hoặc tâm thần, suy

giảm chức năng nhận thức và chất lượng cuộc

sống[3]. Tuy nhiên, khoảng 85-90% người mất

ngủ (từ nhẹ đến nặng) không báo cáo và khám

chữa y tế chuyên môn[4]. Trong đó ghi nhận nhiều

trường hợp tìm cách tự điều trị bằng các loại

thuốc an thần, một phương pháp điều trị phổ biến

về RLGN hiện nay[5]. Tuy nhiên, phương pháp

này còn nhiều tác dụng phụ như phụ thuộc vào

thuốc, mệt mỏi, buồn ngủ sau giấc ngủ do tác

dụng của thuốc, đau đầu và ảo giác[6].

Sự lựa chọn hàng đầu cho việc cải thiện các

triệu chứng RLGN được xác định là liệu pháp

hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp này được

khuyến khích bởi cả American College of

Physicians và European Sleep Research

Society[7]. Liệu pháp CBT thường bao gồm các

thiết lập có giới hạn chủ định về giấc ngủ, vệ sinh

giấc ngủ, liệu pháp nhận thức, thư giãn và giảm

kích thích, được coi là hiệu quả hơn so với

phương pháp sử dụng thuốc điều trị để cải thiện

chất lượng giấc ngủ[8]. Tuy nhiên, việc áp dụng

CBT được cho là rất khó đối với hầu hết các cơ

sở y tế nhỏ, thiếu đội ngũ chuyên sâu có thể luôn

bám sát chương trình sử dụng CBT để điều trị[8].

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 1

Trang 1

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 2

Trang 2

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 3

Trang 3

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 4

Trang 4

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 5

Trang 5

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 6

Trang 6

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9240
Bạn đang xem tài liệu "Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019

Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019
279
Sè §ÆC BIÖT / 2020
THAÙI CÖÏC QUYEÀN CAÛI THIEÄN ROÁI LOAÏN GIAÁC NGUÛ
MOÄT BAÈNG CHÖÙNG TAÏI BAÉC NINH NAÊM 2019
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp thực nghiệm để chứng minh tập luyện Thái cực quyền là phương
tiện hiệu quả để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ ở người cao tuổi (NCT). Kết quả cho thấy, sau 4
tuần tập luyện Thái cực quyền kết hợp với tập huấn vệ sinh giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ của NCT
tỉnh Bắc Ninh đã được cải thiện cả về chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống đối với NCT
bị ảnh hưởng rối loạn giấc ngủ..
Từ khóa: Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, người cao tuổi, thái cực quyền.
Tai Chi improves sleep disturbance: An evidence in Bac Ninh in 2019
Summary:
The topic has applied experimental methods to demonstrate that Tai Chi exercise is an effective
means to reduce sleep problems in the elderly. The results showed that, after 4 weeks practicing
Tai Chi, the quality of the elderly’s sleep, who are affected by sleep disturbance, in Bac Ninh province
has been improved both in sleep quality and life quality.
Keywords: Sleep disturbance, insomnia, the elderly, Tai Chi.
*ThS, Khoa GDTC Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
**ThS, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk 
Lê Xuân Điệp*
Đoàn Lê Xuân Hạnh**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Các biến đổi về giấc ngủ (rối loạn giấc ngủ -
RLGN) xảy ra độc lập hoặc do các bệnh lý đi
kèm khác, RLGN là một trong những vấn đề
chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất ở NCT[1]. Có
58% NCT gặp phải các vấn đề về RLGN ít nhất
vài lần mỗi tuần[2]. RLGN ở NCT có thể tác động
trực tiếp và đáng kể tới tình trạng sức khỏe, tăng
mệt mỏi, rối loạn cảm xúc hoặc tâm thần, suy
giảm chức năng nhận thức và chất lượng cuộc
sống[3]. Tuy nhiên, khoảng 85-90% người mất
ngủ (từ nhẹ đến nặng) không báo cáo và khám
chữa y tế chuyên môn[4]. Trong đó ghi nhận nhiều
trường hợp tìm cách tự điều trị bằng các loại
thuốc an thần, một phương pháp điều trị phổ biến
về RLGN hiện nay[5]. Tuy nhiên, phương pháp
này còn nhiều tác dụng phụ như phụ thuộc vào
thuốc, mệt mỏi, buồn ngủ sau giấc ngủ do tác
dụng của thuốc, đau đầu và ảo giác[6].
Sự lựa chọn hàng đầu cho việc cải thiện các
triệu chứng RLGN được xác định là liệu pháp
hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp này được
khuyến khích bởi cả American College of
Physicians và European Sleep Research
Society[7]. Liệu pháp CBT thường bao gồm các
thiết lập có giới hạn chủ định về giấc ngủ, vệ sinh
giấc ngủ, liệu pháp nhận thức, thư giãn và giảm
kích thích, được coi là hiệu quả hơn so với
phương pháp sử dụng thuốc điều trị để cải thiện
chất lượng giấc ngủ[8]. Tuy nhiên, việc áp dụng
CBT được cho là rất khó đối với hầu hết các cơ
sở y tế nhỏ, thiếu đội ngũ chuyên sâu có thể luôn
bám sát chương trình sử dụng CBT để điều trị[8].
Thái cực quyền (TCQ) là môn võ thuật
truyền thống của Trung Quốc. TCQ bao gồm
các vận động thể chất chậm rãi kết hợp với sự
tập trung tư duy và điều hòa hơi thở (dạng thiền
định)[9]. Tác động tổng hợp từ các yếu tố vận
động, điều hòa hơi thở và tư duy của TCQ được
chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện thể
chất, nhận thức và các cảm giác tâm lý, do đó
có tác dụng phát triển sức khỏe và chất lượng
BµI B¸O KHOA HäC
280
sống[10]. Một số báo cáo về tác dụng cải thiện
RLGN của TCQ cũng được tìm thấy và cho
rằng: TCQ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ
ở NCT sau 12 và 24 tuần tập luyện[11]; 2 RCTs
(thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát) chứng
minh TCQ có tác dụng tương đương với CBT
trong điều trị các triệu chứng mất ngủ[12,13]. Các
RCTs cũng khẳng định TCQ có lợi thế hơn hẳn
về mặt khả năng ứng dụng cùng với chi phí điều
trị và các hiệu quả tổng hợp về sức khỏe so với
CBT ở NCT. Ngoài ra, các mô hình tập luyện
TCQ nhóm có thể thúc đẩy người tập duy trì
động lực và nhiệt tình để luyện tập lâu dài. Vì
vậy, TCQ có thể là một phương pháp cải thiện
các RLGN hiệu quả với tính tiện lợi và hiệu quả
cao hơn.
Tuy nhiên, do đặc thù tổng hợp khác nhau,
sự khác biệt về các vấn đề RLGN cũng có thể
khác nhau ở mỗi khu vực, vì vậy hiệu quả của
các phương pháp tác động cũng có thể khác
nhau. Trong giới hạn nghiên cứu này, chúng tôi
đánh giá tác động của hoạt động tập luyện TCQ
4 tuần đối với những NCT tự báo cáo mắc các
triệu trứng RLGN thuộc khu vực tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu là một phần của nghiên cứu
tổng thể về tác động của hoạt động tập luyện
TCQ đối với sức khỏe và phòng ngừa té ngã cho
NCT phía Bắc Việt Nam. Nếu kết quả nghiên
cứu chứng minh được giá trị lợi ích thực tế,
chúng tôi hy vọng nó được sử dụng làm căn cứ
khoa học cho việc phát triển phong trào tập
luyện TCQ trong cộng đồng và khuyến nghị sử
dụng đối với các chương trình y tế cộng đồng
hoặc điều trị dành cho những NCT tương tự.
ÑOÁI TÖÔÏNG VAØ PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: 26 người tuổi đảm bảo các yêu
cầu: 1) độc lập trong các hoạt động sống hàng
ngày; 2) tự đánh giá nhận thức tối thiểu ở mức
3/5; 2) tự đánh giá cảm nhận giấc ngủ với các
đặc trưng cơ bản như tính ổn định, t ...  gian vận động thể chất tự đánh giá
trong ngày của nam = 76.08 (±8.18) và nữ
=81.27 (±6.20). 6 trường hợp biến cần điều
chỉnh (1 nam, 1 nữ báo nhà có tổ chức tiệc cỗ
gây mệt mỏi; 1 nam đi chơi xa không thu được
chỉ số trong 1 ngày đêm; 1 nam uống hơn 100ml
rượu trong 2 ngày không liên tiếp; và 1 nam, 1
nữ báo mệt mỏi trong ngày).
Chất lượng giấc ngủ PSQI: Ghi nhận các
tác động đáng kể đối với tất cả các yếu tố liên
quan thời gian của nhóm thực nghiệm. Giá trị
tại biến ngủ muộn (Partial η2 =0.24, p =0.007)
cho thấy thời gian bắt đầu ngủ muộn có ảnh
hưởng lớn nhất đến giấc ngủ trong cả 2 nhóm
nghiên cứu. Các biến số có mức độ tác động
giảm đối với nhóm thực nghiệm: Các rối loạn
chức năng ban ngày tự báo cáo (η2 =0.22, p
=0.007); hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (η2
=0.19, p =0.035); các RLGN tự báo cáo (η2
=0.18, p <0.001); sử dụng thuốc ngủ (η2 =0.11,
p = 0.003) và thời lượng ngủ tự báo cáo (η2
=0.17, p =0.049); chất lượng giấc ngủ tự đánh
giá (η2 =0.14, p =0.04); sức khỏe tinh thần (η2
=0.17, p =0.035).
Chất lượng cuộc sống SF-36: Sau thực
nghiệm, kết quả thu được bằng số liệu cho thấy
có sự cải thiện đáng kể trong một số biến của
SF-36. Các cải thiện lần lượt được thấy theo thứ
tự: sức sống tổng quát (η2 =0.29, p =0.049); biến
đổi cảm xúc tâm lý (η2 =0.21, p =0.017); sức
khỏe tổng hợp (η2 =0.15, p =0.058); cảm giác
đau (η2 =0.06, p =0.049); các biến hoạt động thể
chất, chức năng vật lý và chức năng xã hội được
xem có ý nghĩa một chiều với giấc ngủ tại
ngưỡng η2 =0.01 và η2 <0.01, tuy nhiên các tác
động cụ thể chưa được tìm ra.
Các yếu tố khác: nghiên cứu chưa đánh giá
được mối quan hệ cụ thể của RLGN với tăng tỷ
lệ nhịp tim tối đa trong tập luyện của đối tượng
thực nghiệm, tuy nhiên một hiệu ứng thời gian
được ghi nhận đối với thời lượng ngủ thực tế
của 4 đối tượng thực nghiệm tại p =0.08.
Bảng 2. Các đặc tính cơ bản của giấc ngủ trên đối tượng nghiên cứu
Biến Thực nghiệm(x ± d)
Đối chứng
(x ± d)
Ngủ muộn (phút) 20.90 ± 12.6 23.17 ± 11.20
Giấc ngủ ngắn (phút) 43.58 ± 21.6 42.99 ± 27.1
Giấc ngủ đủ (phút) 385.32 ± 71.8 392.11 ± 88.1
Thức tỉnh trong giấc ngủ (phút) 52.13 ± 22.82 54.24 ± 30.23
Hiệu quả giấc ngủ (%) 72.45 ± 10.22 74.36 ± 11.69
Chỉ số phân mảnh (lần) 3.19 ± 1.03 3.47 ± 1.18
Chất lượng giấc ngủ
Ngủ muộn (min) 7.12 ± 4.12 8.66 ± 6.18
Giai đoạn N1 (%) 9.89 ± 4.27 9.94 ± 4.73
Giai đoạn N2 (%) 57.26 ± 7.91 56.49 ± 6.86
Giai đoạn N3 (%) 9.95 ± 8.42 12.32 ± 9.98
Ngủ mơ (%) 18.28 ± 4.12 20.13 ± 3.11
Thức dậy (%) 15.59 ± 12.24 13.36 ± 10.61
Thức tỉnh trong giấc ngủ (min) 66.37 ± 41.72 56.33 ± 39.81
Tổng thời gian ngủ (min) 412.77 ± 57.78 432.06 ± 53.68
Hiệu quả giấc ngủ (%) 84.46 ± 8.09 86.32 ± 8.80
Yếu tố kích thích 11.15 ± 5.56 12.76 ± 8.91
Ghi chú: p >0.1; giai đoạn N1-ru ngủ; N2-ngủ nông; N3-ngủ sâu; các biến tỷ lệ được tính theo giá trị từ mức 1, 2
theo phiếu đánh giá chất lượng giấc ngủ chủ quan Pittsburgh (câu 10); các biến Na, N2, N3 được thu thập theo
thông tin trả lời tại phiếu đánh giá chất lượng giấc ngủ chủ quan Pittsburgh (các câu 1, 2, 3, 4).
283
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 3. Trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) 
cho các biến chất lượng giấc ngủ chủ quan và chất lượng cuộc sống
Thực nghiệm Đối chứng P
Value
Partial
η 2(x ± d) Đánh giá 1chiều (x ± d)
Đánh giá 1
chiều 
Chất lượng giấc ngủ chủ quan
Chất lượng giấc ngủ tự
đánh giá (lần) 1.78 ± 0.56 0.08 ± 0.61 1.69 ± 0.47 1.17 ± 0.68 0.128 0.14
Thời gian bước vào
giấc ngủ (phút) 1.59 ± 1.27 1.01 ± 0.94 0.42 ± 0.81 0.79 ± 0.69 0.029 0.24
Hiệu quả giấc ngủ theo
thói quen (lần) 1.17 ± 1.09 0.71 ± 1.01 1.48 ± 0.88 2.67 ± 0.63 0.027 0.19
Các RLGN tự báo cáo
(lần) 1.48 ± 0.72 1.00 ± 0.00 1.51 ± 0.44 1.52 ± 0.48 0.113 0.18
Sử dụng thuốc ngủ 0.41 ± 0.67 0.00 ± 0.00 0.00 ± 0.00 0.00 ± 0.00 0.136 0.17
Các rối loạn chức năng
ban ngày tự báo cáo (lần) 1.27 ± 0.39 0.48 ± 0.51 1.14 ± 0.34 1.06 ± 0.47 0.025 0.22
Thời lượng ngủ tự báo
cáo (giờ) 5.66 ± 0.79 6.76 ± 0.69 5.82 ± 0.88 6.03 ± 1.38 0.083 0.17
Giấc ngủ phân mảnh tự
báo cáo (phút) 24.04±17.07 19.16±11.72 11.01±8.49 16.77±9.84 0.112 0.13
Chất lượng cuộc sống
Hoạt động thể chất
(phút) 81.55±15.29 91.28±4.74 63.27±23.47 76.15±12.07 0.733 0.01
Biến đổi cảm xúc, tâm
lý (%) 75.87±35.34 95.78±9.45 80.29±37.72 60.89±43.76 0.049 0.21
Cảm giác đau (lần) 69.77±23.31 87.75±7.66 61.51±21.01 72.04±24.28 0.371 0.06
Sức sống tổng quát (%) 54.90±20.58 81.01±9.82 53.66±15.79 52.33±12.09 0.013 0.29
Sức khỏe tổng hợp (%) 75.05±16.62 81.80±12.11 74.81±13.36 72.44±8.09 0.101 0.15
Chức năng xã hội (%) 90.10±23.72 98.65±3.85 76.89±8.62 83.71±14.19 0.937 0.01
Sức khỏe tinh thần (%) 78.60 ±10.31 88.01±7.21 84.07±8.54 82.76±9.82 0.074 0.17
Chức năng vật lý (%) 80.10±36.88 92.48±23.74 60.69±37.81 66.96±33.51 0.786 0.01
Ghi chú: các biến có đơn vị số lần được thu thập thông qua số lần xuất hiện trong các phiếu đánh giá về chất lượng cuộc sống thu
được của đối tượng nghiên cứu; tỷ lệ % được tính cho các lựa chọn mức 1, 2 ở các mức đánh giá rất tốt, tốt (hoặc tương đương);
biến thời lượng ngủ tự báo cáo (giờ) được hu thập theo giá trị thời gian của đối tượng nghiên cứu ghi theo ngày
2. Thảo luận
Thông qua 4 tuần tập luyện TCQ kết hợp với
tập huấn vệ sinh giấc ngủ, nghiên cứu xác định
can thiệp bằng 4 tập luyện tuần TCQ có hiệu quả
trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và chất
lượng cuộc sống đối với NCT bị ảnh hưởng bởi
RLGN mãn tính. Kết quả này có thể là cơ sở cho
việc nghiên cứu, ứng dụng các chương trình thể
chất có cấu trúc thay thế các phương pháp dùng
thuốc điều trị chứng mất ngủ ở NCT.
Các biến thời lượng giấc ngủ thực tế và chất
lượng giấc ngủ chủ quan trong nghiên cứu này
được ghi nhận ở mức cao hơn so với một số báo
cáo về các can thiệp thể chất khác loại[16-18].
Điểm PSQI thu được giảm 3.1 điểm so với một
báo cáo về TCQ trước[19], điều này cho thấy các
yếu tố chất lượng giấc ngủ tổng thể tốt hơn. Một
thực tế cũng được ghi nhận tại nghiên cứu này
cho thấy, điểm PSQI thu được trong lần 1 không
có sự thay đổi giữa ban ngày và buổi tối, tuy
BµI B¸O KHOA HäC
284
nhiên kết quả lần 2 thu được sau 4 tuần tập luyện
của đối tượng thực nghiệm có sự thay đổi lớn,
tương tự một báo cáo Benloucif S và cộng sự
năm 2004[17], điểm PSQI ban ngày giảm trung
bình 3.28 điểm so với buổi tối. Hiệu quả này
được xác định do sự tác động của lượng vận
động thể chất do chương trình tập luyện tác
động tạo ra.
Thời lượng ngủ thực tế tăng 1.78 giờ đối với
nhóm thực nghiệm cao hơn so với một nghiên
cứu về vận động tác động tới chứng mất ngủ
không dùng thuốc của Abby C.King và cộng sự
năm 2008[16]. Nguyên nhân của sự gia tăng này
có thể do các chỉ số giấc ngủ phân mảnh giảm,
dẫn đến giấc ngủ thông suốt, vì vậy, tăng thời
gian ngủ thực tế, đồng thời yếu tố rối loạn chức
năng ban ngày giảm cùng chất lượng giấc ngủ
tăng cũng có thể là yếu tố tác động lớn.
Biến thời gian bước vào giấc ngủ được ghi
nhận giảm thời gian nhưng không có tính liên
tục. Sau 4 tuần, tần số xuất hiện của biến trên
đối tượng thực nghiệm giảm ở 2 phương diện:
1) không thể vào giấc ngủ quá 25 phút sau khi
bắt đầu nằm ngủ trong 1 tuần; 2) trung bình tần
số giảm từ 2.09 xuống còn 1.31 lần/ 1 tuần. Tuy
nhiên, sự xuất hiện hiện tượng này không có
tính quy luật nhất định. Nghiên cứu cho rằng,
các triệu chứng mãn tính kéo dài cần có các
chương trình tác động dài hơn 4 tuần để đánh
giá chính xác tính hiệu quả của phương pháp.
Có quan điểm cho rằng hoạt động thể chất có
thể cải thiện giấc ngủ thông qua việc cải thiện
các biến đổi cảm xúc, tâm lý ở NCT[20]. Trong
nghiên cứu này, dưới sự tác động kết hợp giữa
luyện tập TCQ với tập huấn phương pháp vệ
sinh giấc ngủ, những lợi ích thu được sau 4 tuần
tại biến chất lượng giấc ngủ tự báo cáo (tại điểm
PQSI) vẫn được duy trì, do đó chúng tôi cho
rằng những biến đổi cảm xúc, tâm lý có mối
quan hệ không mạnh với chất lượng giấc ngủ.
Đối với SF-36, sức sống của nhóm thực
nghiệm có tỷ lệ tăng vượt trội 16.53 điểm so với
nhóm đối chứng tăng 1.79 điểm. Kết quả này
cao hơn 1.53 điểm so với một nghiên cứu về
ứng dụng phương pháp thôi miên không dùng
thuốc của James K Walsh và cộng sự năm
2007[21]. 
Có một mối liên hệ tích cực giữa chất lượng
giấc ngủ với các ngưỡng nhịp tim tăng dần trong
các giai đoạn tập luyện của đối tượng thực
nghiệm, tuy nhiên các biến số chỉ có ý nghĩa
trong một ngưỡng p =0.058 tại tuần 4 của giai
đoạn thực nghiệm. Điều này xảy ra có thể là do
cơ chế thích nghi của cơ thể đối với sự thay đổi
cường độ vận động dẫn đến tăng cường các
chức năng tim mạch để hỗ trợ hấp thụ O2 cho
các hoạt động vận động[21]. Điều này cũng cho
thấy tác động của các dạng bài tập có ảnh hưởng
tốt đến các chỉ số nhịp tim và tăng cường chức
năng hấp thụ O2 có thể không có hiệu quả đối
với chất lượng giấc ngủ.
Còn một số hạn chế trong nghiên cứu này,
bao gồm các biến “tự báo cáo”, số lượng mẫu
nhỏ, sự khác biệt giới tính trong các mẫu không
tiêu chuẩn. Đối với một số biến như thời lượng
ngủ thực tế của PSQI cho thấy thời lượng của
nam dài hơn nữ trong khi số lượng lại gấp hai
lần, do đó số liệu có thể đảm bảo tính tổng quát
nhưng thiếu tính cân bằng giới. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu này vẫn được cho là phù hợp vì
chứng mất ngủ phổ biến ở phụ nữ hơn nam
giới[2]. Đối với các biến “tự báo cáo” về PQSI,
chỉ số thu được phụ thuộc vào mức độ nhận thức
của đối tượng, tỷ lệ đối tượng không vượt qua
mức trình độ văn hóa 10/10 của nghiên cứu
chiếm 13.7% do đó các số liệu của biến có thể
thiếu tính chính xác tổng quát. Để hạn chế thiếu
sót này, trong tập huấn vệ sinh giấc ngủ, nhóm
nghiên cứu có bổ xung các kiến thức, kỹ năng
nhận biết các vấn đề liên quan hoặc thay đổi của
giấc ngủ và trả lời phiếu đối với từng cá nhân. 
Tuy nhiên, những kết quả thu được từ nghiên
cứu này có ý nghĩa về độ xác thực của người tham
gia nghiên cứu theo đúng nhận thức của bản thân
đối với các vấn đề chất lượng giấc ngủ tổng thể,
thời lượng ngủ thực tế, thời gian bước vào giấc
ngủ, và chất lượng cuộc sống, là những thước đo
chuẩn mực hiện tại về đánh giá thực trạng và điều
trị mất ngủ trong thực hành lâm sàng.
KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ
1. Kết luận: Giấc ngủ đóng một vai trò quan
trọng đối với sức khỏe chung của cơ thể con người.
Tuy nhiên, các vấn đề về giấc ngủ ngày càng trở
nên nghiêm trọng theo tuổi tác và tỷ lệ mắc bệnh
liên quan đến RLGN ngày càng gia tăng. Tập luyện
TCQ là một phương tiện hiệu quả để cải thiện các
vấn đề về giấc ngủ ở người lớn tuổi. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi đã chứng minh được hoạt động
tập luyện TCQ kết hợp giáo dục vệ sinh giấc ngủ
là một phương pháp can thiệp hiệu quả để cải thiện
285
Sè §ÆC BIÖT / 2020
chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở
NCT bị RLGN khu vực tỉnh Bắc Ninh.
2. Kiến nghị: Kết quả này cho thấy tiềm
năng tập luyện TCQ như một phương tiện hiệu
quả, an toàn và tiết kiệm chi phí để cải thiện chất
lượng giấc ngủ ở NCT bị RLGN, vì vậy cần
xem xét phát triển mô hình tập luyện TCQ cộng
đồng, đồng thời khuyến nghị như một phương
pháp can thiệp trong các chương trình y tế cộng
đồng có liên quan.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Rybarczyk Bruce, et al. Cognitive
behavioral therapy for insomnia in older adults:
background, evidence, and overview of
treatment protocol. Clinical Gerontologist,
2013. 36(1): p. 70-93.
2. Ohayon M.M. Epidemiology of insomnia:
what we know and what we still need to learn.
Sleep Med Rev, 2002. 6(2): p. 97-111.
3. Yang Pei Yu, et al. Exercise training improves
sleep quality in middle-aged and older adults with
sleep problems: a systematic review. Journal of
Physiotherapy, 2012. 58(3): p. 157-163.
4. Mellinger GD, Balter MB, U. EH. Insomnia
and its treatment. Prevalence and correlates. Arch
Gen Psychiatry, 1985. 42(3): p. 225-32.
5. Misra Arup Kumar and S.P. Kumar.,
Pharmacotherapy of insomnia and current updates.
J Assoc Physicians India, 2017. 65(4): p. 43-47.
6. Ayer AJ, Pathy MS, A. SI.
Pharmacokinetic and pharmacodynamic
characteristics of trazodone in the elderly. Br J
Clin Pharmacol, 1983. 16 (4): p. 371-376.
7. Riemann D, et al. European guideline for
the diagnosis and treatment of insomnia. J Sleep
Res, 2017. 26(6): p. 675-700.
8. Morin CM. Cognitive Behavioral Therapy
for Chronic Insomnia: State of the Science
Versus Current Clinical Practices. Ann Intern
Med, 2015. 163(3): p. 236-237.
9. Wang F, et al. The effects of tai chi on
depression, anxiety, and psychological well-
being: a systematic review and meta-analysis.
Int J Behav Med, 2014. 21(4): p. 605-17.
10. Solloway M.R, et al. An evidence map of
the effect of Tai Chi on health outcomes. Syst
Rev, 2016. 5(1): p. 126.
11. Wu W.W, et al. The Effect of a Meditative
Movement Intervention on Quality of Sleep in
the Elderly: A Systematic Review and Meta-
Analysis. J Altern Complement Med, 2015.
21(9): p. 509-19.
12. Irwin M.R, e. al. Cognitive behavioral
therapy vs Tai Chi for late life insomnia and
inflammatory risk: a randomized controlled
comparative efficacy trial. Sleep, 2014. 37(9):
p. 1543-52.
13. Michael R Irwin, et al. Tai Chi Chih
Compared With Cognitive Behavioral Therapy
for the Treatment of Insomnia in Survivors of
Breast Cancer: A Randomized, Partially
Blinded, Noninferiority Trial. J Clin Oncol,
2017. 35(23): p. 2656-2665.
14. Johns MW. A new method for measuring
daytime sleepiness: the Epworth sleepiness
scale. Sleep, 1991. 14(6): p. 540-545.
15. McHorney CA, Ware JE, R. AE. The
MOS 36-Item Short-Form Health Survey (SF-
36): II Psychometric and clinical tests of validity
in measuring physical and mental health
constructs. Med Care, 1993. 31(3): p. 247-263.
16. Abby C King, et al. Effects of moderate-
intensity exercise on polysomnographic and
subjective sleep quality in older adults with mild
to moderate sleep complaints. J Gerontol A Biol
Sci Med Sci, 2008. 63(9): p. 997-1004.
17. Susan Benloucif, et al. Morning or
evening activity improves neuropsychological
performance and subjective sleep quality in
older adults. Sleep, 2004. 27(8): p. 1542-1551.
18. Irwin M.R, Cole J.C, N. P.M.
Comparative meta-analysis of behavioral
interventions for insomnia and their efficacy in
middle-aged adults and in older adults 55+ years
of age. Health Psychol, 2006. 25(1): p. 3-14.
19. Michael R Irwin, Richard Olmstead, S.J.
Motivala. Improving sleep quality in older
adults with moderate sleep complaints: A
randomized controlled trial of Tai Chi Chih.
Sleep, 2008. 31(7): p. 1001-1008.
20. P Montgomery, J. Dennis. Physical
exercise for sleep problems in adults aged 60+.
Cochrane Database Syst Rev, 2002. 2002(4): p.
CD003404.
21. James K Walsh, et al. Nightly treatment
of primary insomnia with eszopiclone for six
months: effect on sleep, quality of life, and work
limitations. Sleep, 2007. 30(8): p. 959-968.
(Bài nộp ngày 13/10/2020, phản biện ngày 29/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Lê Xuân Điệp, Email: lexuandiep@hpu2.edu.vn)

File đính kèm:

  • pdfthai_cuc_quyen_cai_thien_roi_loan_giac_ngu_mot_bang_chung_ta.pdf