Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa

Hiệu ứng Doppler được mô tả qua một ví dụ như sau: Một người quan sát đứng yên tiếp nhận những âm thanh phát ra từ một đoàn tàu đang tiến vào sân ga/đang rời

sân ga. Biết rằng tần số âm phát ra từ còi tàu là bất biến. Hiệu ứng Doppler được phát biểu: Khi đoàn tàu di chuyển vào / ra khỏi ga, âm thanh từ còi tàu đến tai người

quan sát đứng yên trong ga sẽ là những âm thanh có tần số dao động khác nhau và không giống với tần số âm được phát ra từ còi tàu. Tùy theo đoàn tàu đang đi vào

hay đang rời khỏi ga, người quan sát sẽ nghe được các âm thanh có tần số khác nhau. Khi đoàn tàu đi vào ga, tần số âm mà người quan sát nghe được sẽ cao hơn tần

số âm thật. Ngược lại, khi đoàn tàu đang rời xa người quan sát, người này sẽ nhận được một âm thanh trầm hơn âm được phát ra từ còi tàu.

Vật cản trên đường đi của âm thanh sẽ cho các hồi âm, và trở thành các nguồn âm thứ cấp.

Một nguyên lý khác là âm thanh khi gặp phải vật cản sẽ luôn cho lại các hồi âm. Vật cản âm lúc này trở thành một nguồn phát sóng âm thứ cấp, tức phát ra “các tiếng

vọng” có cùng tần số với âm thanh được gửi đến, với cường độ bị suy giảm do năng lượng của các sóng âm thanh đã bị hấp thu bởi môi trường truyền âm.

Máy monitoring sản khoa sử dụng các Monitoring sản khoa khảo sát sự chuyển động của van tim và dòng hồng cầu.

Ở monitor sản khoa, nguồn âm là các lá van tim và các dòng hồng cầu di chuyển trong các đại động mạch. Các thành phần này không

tự phát ra âm thanh. Trong đầu dò tim thai, có một thiết bị phát siêu âm để gửi các âm thanh đến chúng. Khi đó, chúng sẽ là các vật

cản âm và cho hồi âm, để trở thành các nguồn âm thứ cấp. Do các thành phần này di chuyển, bởi hiệu ứng Doppler, nên các hồi âm

đến từ chúng khi quay về bộ phận thu này sẽ không có cùng tần số âm với sóng siêu âm được gửi đi.

Nhờ có sự khác biệt về tần số của sóng siêu âm gửi đi và hồi âm nhận được ta biết được rằng vật phản âm có di chuyển hay không,

cũng như tính được vận tốc của nguồn âm thứ cấp. Nếu phản âm có cùng tần số với sóng gửi đi, ta biết vật khảo sát đang đứng yên.

Vận tốc di chuyển tương đối của nguồn âm thứ cấp (hồi âm) tức các van tim và dòng hồng cầu so với vị trí quan sát đứng yên là đầu dò sóng hồi âm lệ thuộc vào góc

mà các chùm siêu âm va vào vật cản đồng thời cũng là góc tới đầu dò của các hồi âm. Sự khác biệt càng lớn nếu góc tới α càng nhỏ, do nó lệ thuộc vào cosin của góc

này. Khi góc này 90°, cos α= 0, đầu dò không thể ghi nhận được sự chuyển dịch của nguồn hồi âm. Khi góc càng nhọn, cos α sẽ tiến về 1, nên quan sát thu nhận được

là rõ nhất. Như vậy, cùng một ví trí đặt đầu dò, nhưng chúng ta có thể thu nhận được hồi âm có chất lượng không như nhau, tùy theo phương của âm tới và của hồi âm.

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 1

Trang 1

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 2

Trang 2

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 3

Trang 3

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 4

Trang 4

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 5

Trang 5

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 12860
Bạn đang xem tài liệu "Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa

Team, based - Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường - Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Bài giảng trực tuyến Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 
Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
Âu Nhựt Luân 1 
Mục tiêu bài giảng 
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 
1. Thực hiện được một băng ghi (Electronic Fetal Monitoring - EFM) 
2. Đọc đầy đủ và đúng một băng ghi EFM 
3. Diễn giải được một băng ghi EFM 
Hiệu ứng Doppler: tần số âm đến tai người nhận đứng yên thay đổi tùy theo vận tốc của nguồn âm. 
Hiệu ứng Doppler được mô tả qua một ví dụ như sau: Một người quan sát đứng yên tiếp nhận những âm thanh phát ra từ một đoàn tàu đang tiến vào sân ga/đang rời 
sân ga. Biết rằng tần số âm phát ra từ còi tàu là bất biến. Hiệu ứng Doppler được phát biểu: Khi đoàn tàu di chuyển vào / ra khỏi ga, âm thanh từ còi tàu đến tai người 
quan sát đứng yên trong ga sẽ là những âm thanh có tần số dao động khác nhau và không giống với tần số âm được phát ra từ còi tàu. Tùy theo đoàn tàu đang đi vào 
hay đang rời khỏi ga, người quan sát sẽ nghe được các âm thanh có tần số khác nhau. Khi đoàn tàu đi vào ga, tần số âm mà người quan sát nghe được sẽ cao hơn tần 
số âm thật. Ngược lại, khi đoàn tàu đang rời xa người quan sát, người này sẽ nhận được một âm thanh trầm hơn âm được phát ra từ còi tàu. 
Vật cản trên đường đi của âm thanh sẽ cho các hồi âm, và trở thành các nguồn âm thứ cấp. 
Một nguyên lý khác là âm thanh khi gặp phải vật cản sẽ luôn cho lại các hồi âm. Vật cản âm lúc này trở thành một nguồn phát sóng âm thứ cấp, tức phát ra “các tiếng 
vọng” có cùng tần số với âm thanh được gửi đến, với cường độ bị suy giảm do năng lượng của các sóng âm thanh đã bị hấp thu bởi môi trường truyền âm. 
Máy monitoring sản khoa sử dụng các Monitoring sản khoa khảo sát sự chuyển động của van tim và dòng hồng cầu. 
Ở monitor sản khoa, nguồn âm là các lá van tim và các dòng hồng cầu di chuyển trong các đại động mạch. Các thành phần này không 
tự phát ra âm thanh. Trong đầu dò tim thai, có một thiết bị phát siêu âm để gửi các âm thanh đến chúng. Khi đó, chúng sẽ là các vật 
cản âm và cho hồi âm, để trở thành các nguồn âm thứ cấp. Do các thành phần này di chuyển, bởi hiệu ứng Doppler, nên các hồi âm 
đến từ chúng khi quay về bộ phận thu này sẽ không có cùng tần số âm với sóng siêu âm được gửi đi. 
Nhờ có sự khác biệt về tần số của sóng siêu âm gửi đi và hồi âm nhận được ta biết được rằng vật phản âm có di chuyển hay không, 
cũng như tính được vận tốc của nguồn âm thứ cấp. Nếu phản âm có cùng tần số với sóng gửi đi, ta biết vật khảo sát đang đứng yên. 
Vận tốc di chuyển tương đối của nguồn âm thứ cấp (hồi âm) tức các van tim và dòng hồng cầu so với vị trí quan sát đứng yên là đầu dò sóng hồi âm lệ thuộc vào góc 
mà các chùm siêu âm va vào vật cản đồng thời cũng là góc tới đầu dò của các hồi âm. Sự khác biệt càng lớn nếu góc tới α càng nhỏ, do nó lệ thuộc vào cosin của góc 
này. Khi góc này 90°, cos α= 0, đầu dò không thể ghi nhận được sự chuyển dịch của nguồn hồi âm. Khi góc càng nhọn, cos α sẽ tiến về 1, nên quan sát thu nhận được 
là rõ nhất. Như vậy, cùng một ví trí đặt đầu dò, nhưng chúng ta có thể thu nhận được hồi âm có chất lượng không như nhau, tùy theo phương của âm tới và của hồi âm. 
CẤU TẠO CỦA MONITOR SẢN KHOA 
Monitor sản khoa gồm 2 phần: (1) thân máy và (2) các thiết bị ngoại vi: đầu dò tim thai, đầu dò cơn co tử cung. Đôi khi monitor được 
trang bị thêm bộ phận đánh dấu cử động thai và một đầu ghi tim thai thứ nhì, để ghi lại cùng lúc tim thai của 2 thai trong song thai. 
Thân máy là một computer, tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ các đầu ghi. 
Thân máy có nhiệm vụ thực hiện 4 công đoạn: 
 Tiếp nhận tín hiệu phi số (non-digital): Các dữ liệu về tần số hồi âm và áp lực trên màng trống thoạt tiên sẽ được máy tiếp nhận ở 
dạng tín hiệu điện (electric signals), là các tín hiệu phi số. 
 Số hóa tín hiệu (digitalization): Một computer đặt trong máy sẽ thực hiện số hóa các tín hiệu này. 
 Xử lý tín hiệu số (computerizing): Cũng computer trên sẽ thực hiện việc xử lý các tín hiệu số. 
 Báo cáo kết quả xử lý thời gian thật (real-time) trực tiếp qua màn hình LCD và/hay in kết quả trên giấy nhiệt được định dạng sẵn. 
Đầu dò ghi cơn co là thiết bị ngoại vi cảm biến cơ học. 
Đầu dò cơn co chỉ có chức năng thu nhận các thay đổi về áp lực đặt trên màng cảm biến. Bộ cảm biến chỉ thuần túy ghi nhận sự thay 
đổi về trị số áp lực đặt lên mặt trống của nó. Áp lực tác động lên mặt trống thay đổi theo cơn co tử cung. Khi co tử cung cứng lên, khối 
1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com 
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Bài giảng trực tuyến Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y D ... c căn bản ghi được về trị số “0”. Như vậy, trị số trương lực căn bản 
được “báo cáo” bởi máy là trị số tương đối so với trị số được pre-set. 
 Cường độ của cơn co tử cung thể hiện hoạt độ của tử cung. Khi thực hiện monitoring ghi ngoài, trị số cường độ cơn co “báo cáo” 
bởi máy cũng chỉ là trị số tương đối so với trị số pre-set. 
 Biên độ của cơn co tử cung là hiệu số giữa cường độ và trương lực căn bản. Biên độ cơn co quyết định sự hiệu quả của cơn co. 
Trị số tim thai căn bản (baseline) 
 Trị số tim thai căn bản là một khái niệm quan trọng cần hiểu rõ khi đọc EFM. Băng ghi EFM là tập hợp của hàng loạt báo cáo thời 
gian thật về trị số tức thời của nhịp tim thai qua từng chu chuyển tim. Các trị số này dao động chung quanh một trị số chủ đạo - trị 
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Bài giảng trực tuyến Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4 
số căn bản. Trên nền trị số căn bản này, sẽ có các biến động của trị số tức thời của tim thai. Như vậy, để nhận dạng được các biến 
động của nhịp tim thai, cần phải xác định đúng giá trị của tri số tim thai căn bản. 
Dao động nội tại (variability) 
 Trong mỗi kỳ tâm thu, máu được bơm lên quai chủ và xoang cảnh. Các áp cảm thụ quan ở đây ghi nhận những thông tin về huyết 
áp và phát các tín hiệu hướng tâm về hành não nhằm điều chỉnh giảm hay tăng độ dài chu chuyển tim cho phù hợp. Sự điều chỉnh 
này xảy ra liên tục trong từng chu chuyển tim. Máu bão hòa Oxygen và CO2 cũng tác động tương tự lên các hóa cảm thụ quan, 
nhưng cho một điều chỉnh chậm và dài hơn. Như vậy sau mỗi lần thu tâm, trị số tim thai tức thời được điều chỉnh. Sự điều chỉnh 
này được thể hiện trên EFM bằng các tung độ khác nhau liên tục của điểm ghi. Sự chênh lệch tung độ giữa 2 điểm ghi liên tiếp 
chính là biến động nhịp theo nhịp của EFM. Hiện tượng này được gọi là dao động nội tại nhịp theo nhịp (beat-to-beat variability). 
 Tuy nhiên các biến động nhịp theo nhịp rất khó quan sát trên băng ghi EFM do mật độ các điểm ghi quá dầy (140 dpcm trong 
trường hợp ghi tốc độ chuẩn 1cm/ph) nên trên thực tế người ta thường quan sát các dao động chung quanh baseline và xem chúng 
như variability. 
Nhịp tăng (acceleration) 
 Nhịp tăng được định nghĩa là trị số tim thai tức thời tăng cao hơn trị số tim thai căn bản với một biên độ ít nhất là 15 nhịp/phút và sự 
tăng này được duy trì ít nhất là 15 giây. 
 Cơ chế xuất hiện của nhịp tăng là do các can thiệp trực giao cảm xảy ra khi có một thay đổi làm giảm áp suất trên quai chủ và 
xoang cảnh. Như vậy nhịp tăng thể hiện một hành não bình thường, lành mạnh cũng như sự toàn vẹn của các đường trực giao cảm 
ly tâm và của cơ tim. 
Một cử động thai làm căng dây rốn, một sự chèn ép đơn thuần tĩnh mạch rốn sẽ làm giảm lượng máu tĩnh mạch về tim phải thai nhi, qua đó làm giảm lượng 
máu qua lỗ Botal vào tim trái, gây hậu quả là làm giảm cardiac output, từ đó làm giảm áp thủy tĩnh trên xoang cảnh và quai chủ. Khi có hiện tượng giảm áp thủy 
tĩnh tác động lên các áp cảm thụ quan ở quai chủ và xoang cảnh, phản xạ ly tâm giao cảm sẽ làm nhịp tim nhanh lên để bù vào sự thiếu hụt áp lực này. 
Nhịp giảm (deceleration) 
 Nhịp giảm được định nghĩa là trị số tim thai tức thời giảm thấp hơn hơn trị số tim thai căn bản với một biên độ ít nhất là 15 nhịp/phút 
và sự giảm này được duy trì ít nhất là 15 giây. 
 Cơ chế xuất hiện của nhịp giảm khá phức tạp. 
o Cơ chế thứ nhất là do can thiệp đối giao cảm xảy ra khi có một thay đổi làm tăng áp suất trên quai chủ và xoang cảnh. 
o Cơ chế thứ nhì là sự gia tăng áp lực trên đầu thai khi đầu thai lọt và di chuyển trong tiểu khung. Áp lực này tác động 
thông qua đáp ứng ly tâm đối giao cảm làm chậm nhịp tim thai. 
 Tuy nhiên nhịp giảm vẫn chủ yếu liên quan đến hai tình trạng là: (1) Thiếu oxy và (2) Toan hóa máu. Hai hiện tượng này gây các 
biến động giảm theo các cơ chế khác nhau và do đó khả năng chẩn đoán của nhịp giảm cũng không chuyên biệt. Cùng một giải 
thích tương tự cho phép lý giải độ nhạy cảm thấp của nhịp giảm trong sàng lọc. 
HỆ THỐNG DANH PHÁP 
Hệ thống danh pháp Amsterdam 1972. 
Hệ thống danh pháp Amsterdam được chọn trong chương trình dành cho bác sĩ sản khoa thực hành vì tính đầy đủ, đơn giản và thực hành của nó. Cho dù vẫn chưa đáp 
ứng được tính đa dạng lâm sàng của EFM, nhưng hệ thống danh pháp Amsterdam 1972 sẽ giúp cho người mới bắt đầu làm quen với EFM sẽ ít gặp khó khăn hơn trong 
việc tìm hiểu ý nghĩa của biểu đồ EFM. 
Trị số tim thai căn bản 
 Trị số tim thai căn bản bình thường nằm trong khoảng 110-160 nhịp/phút. 
 Gọi là tim thai nhanh (tachycardia) khi baseline >160 nhịp/phút. Cần lưu ý trong những tháng đầu thai kỳ, nhịp tim thai rất nhanh. 
Khi có nhịp nhanh, cần lưu ý xem có biến động nào khác của tim thai hay không. Nhịp nhanh đơn thuần thường chỉ liên quan đến 
những tình trạng sinh lý, ít có ý nghĩa bệnh lý. Sốt có thể làm tăng baseline lên 10 nhịp/phút cho mỗi 1°C tăng thân nhiệt. 
Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới do tử cung bị lệch (P) cũng làm tăng nhịp tim thai. Các thuốc cường trực giao cảm hay ức chế đối 
giao cảm cũng có thể gây tăng nhịp tim thai. 
o Nhịp tim thai gọi là nhanh vừa khi Baseline >160 nhưng ≤180 nhịp/phút. 
o Nhịp tim thai gọi là nhanh trầm trọng khi Baseline ≥180 nhịp/phút. 
 Gọi là tim thai chậm (bradycardia) khi Baseline <110 nhịp/phút. 
Nhịp tim thai căn bản chậm vừa ít có ý nghĩa bệnh lý, nhưng cần lưu ý đến những biến đổi kèm theo trên EFM nhất là của 
variability và nhịp giảm. Nhịp chậm trầm trọng thường có ý nghĩa bệnh lý nhưng liên quan đến rất nhiều yếu tố như tưới máu cơ 
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Bài giảng trực tuyến Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 5 
tim, thuốc dùng hay những dẫn truyền nhĩ thất. Lưu ý biểu đồ EFM không có variability cho thấy không có bất cứ can thiệp nào 
của hành não có thể đến được trung tâm điều khiển nhịp thất. 
o Nhịp tim thai gọi là chậm vừa khi Baseline <110 nhưng ≥100 nhịp/phút. 
o Nhịp tim thai gọi là chậm trầm trọng khi Baseline <100 nhịp/phút. 
Dao động nội tại 
 Short-term variability: Thông thường độ dài của một chu chuyển tim được điều chỉnh liên tục theo một chiều hướng tăng lên hay 
là ngắn đi trong vài chu chuyển tim liên tiếp rồi mới được điều chỉnh ngược lại, làm cho trị số tức thời của tim thai sẽ dao động 
với một biên độ ±1-2 lần điều chỉnh. Thông thường một lần điều chỉnh, trị số tức thời của tim thai sẽ biến động khoảng ±2-3 
nhịp, làm cho trị số của tim thai sẽ dao động khoảng ±5 nhịp chung quanh trị số nền. Như vậy nhìn chung trị số tim thai tức thời 
sẽ có một biên độ dao động khoảng 5-10 nhịp phút trong thời gian khoảng vài chu chuyển tim. Khoảng này được hiểu là Short-
term variability hay là dao động nội tại ngắn hạn. 
Giảm short-term variability có thể thể hiện sự can thiệp không hiệu quả của các phản ứng trực giao cảm và đối giao cảm trên hoạt 
động của tim. Nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là tình trạng thiếu oxy dẫn đến tổn thương hành não, tuy nhiên, nhiều tình trạng 
khác cũng có thể dẫn đến sự giảm hay vắng mặt tạm thời của dao động nội tại như thuốc, thai nhi “ngủ” Trên EFM, giảm dao 
động nội tại làm cho biểu đồ có cảm giác phẳng lặng trong một khoảng thời gian dài. Do độ chuyên khá thấp nên biểu đồ giảm 
dao động nội tại cần phải được khảo sát cẩn thận với tham khảo các dữ kiện khác trên EFM ghi dài hạn và dữ kiện lâm sàng. 
 Long-term variability: biến động nhịp theo nhịp sẽ xảy ra theo chiều hướng từ tăng dần qua nhiều chu chuyển liên tiếp, đạt một trị 
số tối đa, rồi xuống dần cũng qua nhiều chu chuyển tim liên tiếp để đạt trị số tối thiểu. Việc điều chỉnh tăng giảm này có tính tuần 
hoàn, dao động chung quanh baseline. Trong quá trình điều chỉnh lên xuống, nhiều lần biểu đồ sẽ cắt qua baseline. Số lần cắt 
ngang baseline của EFM trong một đơn vị thời gian được hiểu là long-term variability. Khi đó, biểu đồ mang dạng hình sin thật, 
với biến thiên có chu kỳ hằng định của short-term variability, làm cho biểu đồ có một long-term variability rất ổn định. Đây là một 
đồ khá đặc trưng của thiếu máu bào thai, mà thường nhất là thiếu máu tán huyết. 
Biểu đồ giả sin.Tăng dao động nội tại là một tình huống thường gặp trên lâm sàng với tính đa dạng rất cao. Các biểu đồ EFM dạng giả hình sin thể hiện một sự 
gia tăng của cả beat-to-beat variability lẫn short-term và long-term variability, thường được quan sát thấy trong 25% các chuyển dạ bình thường. 
Các nhịp giảm 
Các nhịp giảm được chia ra làm hai nhóm lớn: 
 Một nhóm bao gồm các nhịp giảm hằng định về cả hình dạng lẫn mối liên quan với cơn co tử cung. 
 Một nhóm nữa gồm các nhịp giảm không có mối liên quan hằng định với cơn co tử cung, hoặc bất định về nhận dạng. Nhóm 
các biến động bất định này rất phức tạp và có nhiều biến thể. Chúng ở một nhóm được định danh là các nhịp giảm bất định. 
Các nhịp giảm hằng định gồm nhịp giảm sớm và nhịp giảm muộn 
 Nhịp giảm sớm được đặc trưng bằng 
o Khởi đầu sớm cùng lúc với cơn co. 
o Cực tiểu (điểm Nadir) trùng với cực đại của cơn co, tức chênh lệch về thời gian không quá 15 sec. 
o Phục hồi hoàn toàn cùng lúc với kết thúc cơn co. 
Nhịp giảm sớm có liên hệ với phản xạ dây X, xảy ra khi đầu thai bị chèn ép, và vì thế thường xuất hiện muộn trong chuyển dạ. 
Nhịp giảm sớm không đe dọa thai nếu biên độ của nó không quá sâu (<50 nhịp/phút) 
 Nhịp giảm muộn được đặc trưng bằng 
o Nadir lệch >15 sec so với đỉnh cơn co và phục hồi chậm > 15 sec sau khi cơn co kết thúc. Một yếu tố khác là khoảng 
cách từ lúc khởi đầu cơn co đến Nadir. 
Nhịp giảm muộn được gán cho địa chỉ là trao đổi tử cung-nhau. 
Các nhịp giảm bất định 
 Nhóm thứ nhất của các nhịp giảm bất định là các nhịp giảm hình tam giác rất ngắn, rất nhọn, khởi đầu đột ngột và nhanh. Đây là 
các nhịp giảm liên quan đến tình trạng thiếu oxy tạm thời và thoáng qua gây nên do giảm lượng tuần hoàn trong động mạch rốn. 
Nhịp giảm này thường liên quan đến sự kéo căng dạy rốn làm giảm thoáng qua và không hoàn toàn tình trạng lưu thông của động 
mạch rốn. Nhịp giảm này không có ý nghĩa bệnh lý. Các nhịp giảm bất định kiểu trương lực trên cuống rốn này thường được dẫn 
trước bằng một nhịp tăng (Shoulder) hay theo sau bằng một nhịp tăng bù trừ. 
 Kiểu thứ nhì của các biến động bất định liên quan đến sự chèn ép lưu thông máu cuống rốn. Nhịp giảm bất định kiểu chèn ép 
thường có dạng một hình thang, với đáy nhỏ phẳng hoặc răng cưa. Các nhịp giảm bất định do chèn ép khởi đầu thường chậm và 
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường 
Bài giảng trực tuyến Electronic Fetal Monitoring căn bản trong thực hành sản khoa 
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 6 
tương ứng với sự chèn ép tuần tiến của dây rốn trong cơn co tử cung. Hồi phục của nhịp giảm bất định cũng tương tự như trong 
nhịp giảm muộn. Tuy nhiên khoảng trễ có ý nghĩa được tính từ nadir cho đến thời điểm hồi phục hoàn toàn. Đáy nhỏ của nhịp 
giảm có hình răng cưa cho phép nghĩ đến dao động nội tại vẫn còn. Ngược lại, sự vắng mặt của dao động nội tại ở Nadir cho phép 
nghĩ đến một tiên lượng xấu do tình trạng thiếu oxy gây nên. 
Hệ danh pháp Amsterdam ra đời vào thời kỳ đầu của monitoring sản khoa nên chưa được kiểm chứng đầy đủ. Outcome của nhiều kiểu biến động tim thai khác 
nhau đã được kiểm chứng và cho thấy các biến thể có liên quan đến outcome xấu của nhịp giảm bất định. Các nhịp giảm bất định kể trên phần lớn thể hiện hiện 
tượng tê liệt của kiểm soát trung ương lên hệ thần kinh tự chủ của tim. Riêng nhịp giảm kéo dài vẫn làm nhịp giảm rất “critical”, vẫn là nhịp giảm mà outcome là 
không thể đoán được, là đề tài của những “chỉ trích sáng ngày hôm sau”. 
PHÂN LOẠI EFM THEO ACOG 
Các số liệu của thư viện Cochrane cho thấy lại giá trị chẩn đoán rất kém của EFM trong bối cảnh lấy Apgar score, nhập ICU, mổ sanh 
và can thiệp sanh dụng cụ làm outcome. Chúng không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán suy thai, quá mơ hồ và chịu ảnh hưởng 
của quá nhiều yếu tố. Vì thế, diễn giải một EFM không thể chỉ dựa vào một đoạn biểu đồ. EFM có thể đem lại những can thiệp vô bổ 
và không mong muốn. Phân tích một biểu đồ EFM theo đúng trình tự và đầy đủ, đặt trong một bối cảnh lâm sàng cụ thể là chìa khoá 
để lý giải một cách đúng đắn vấn đề lượng giá sức khoẻ thai nhi ngoài và trong chuyển dạ. Do độ đặc hiệu kém, EFM không được xem 
là yếu tố duy nhất định chẩn đoán suy thai hay acidosis. Trái lại, EFM là một biện pháp tầm soát rất tốt cho các chuyển dạ có chiều 
hướng bình thường. 
Năm 2009, hiệp hội các nhà Sản Phụ khoa Hoa Kỳ đề nghị một phân loại EFM mang tính thực hành. Phân loại này dựa trên ý tưởng 
dùng EFM như một biện pháp sàng lọc. Theo ACOG 2009, băng ghi EFM được phân ra 3 loại: loại I, loại III và loại II. 
EFM loại I thể hiện một tình trạng cân bằng toan-kiềm bình thường ở thời điểm khảo sát. 
EFM loại I dự báo một tình trạng thai hoàn toàn bình thường ở thời điểm khảo sát, nếu không kèm theo sự kiện nào khác có thể có 
ảnh hưởng đến thai. Nói cách khác, nếu không có sự kiện đặc biệt xảy ra thì EFM loại I không đòi hỏi một can thiệp ở thời điểm khảo 
sát. Chuyển dạ với băng ghi loại I có thể được theo dõi một cách thường qui. 
EFM loại I bao gồm tất cả các băng ghi EFM thỏa đồng thời các tiêu chuẩn sau: 
o Trị số tim thai căn bản 110-160 nhịp/phút. 
o Dao động nội tại trung bình. 
o Không được có nhịp giảm bất định hay nhịp giảm muộn. 
EFM loại III có ý nghĩa bệnh lý, liên quan mật thiết với một rối loạn thăng bằng kiềm toan ở thời điểm khảo sát. 
Do có ý nghĩa bệnh lý, chuyển dạ với EFM loại III đòi hỏi một can thiệp thích hợp, tùy bối cảnh lâm sàng, nhằm mục đích giải quyết 
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn thăng bằng kiềm toan. 
EFM loại III là các EFM với các tiêu chuẩn sau: 
o Biểu đồ vắng mặt hoàn toàn dao động nội tại và bất kỳ một trong ba yếu tố sau 
 Nhịp giảm muộn lặp lại 
 Nhịp giảm bất định lặp lại 
 Trị số tim thai căn bản chậm 
EFM loại II có ý nghĩa trung gian. 
EFM loại II không dự báo một thăng bằng kiềm toan bất thường. Tuy nhiên, chuyển dạ với EFM loại II cần được theo dõi và đánh giá 
liên tục. Cần lưu ý rằng đánh giá trên lâm sàng là quan trọng để có thể đưa ra xử lý phù hợp. 
EFM loại II là tất cả các EFM không thỏa tiêu chuẩn của loại 1 hay loại 3. EFM loại II có thể là: 
o Nhịp nhanh hay nhịp chậm đơn thuần 
o Dao động nội tại tối thiểu 
o Dao động nội tại bằng không nhưng không kèm nhịp giảm lặp lại 
o Dao động nội tại quá nhiều 
o Không có nhịp tăng sau cử động thai 
o Nhịp giảm bất định lặp lại kèm dao động nội tại tối thiểu hay trung bình 
o Nhịp giảm muộn lặp lại kèm dao động nội tại tối thiểu hay trung bình 
o Nhịp giảm kéo dài 
o Nhịp giảm bất định tiên lượng xấu 

File đính kèm:

  • pdfteam_based_learning_4_4_chuyen_da_binh_thuong_electronic_fet.pdf