Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020

Trong nhưng năm gần đây, các công trình kiến trúc cao tầng đã và đang phát triển rất nhanh ở các đô thị lớn của nước ta. Kiến trúc nhà cao tầng đã dần trở thành bộ mặt, điểm nhấn của nhiều tuyến phố, khu vực trong đô thị. Tuy nhiên, kiến trúc nhà cao tầng mới chỉ được quan tâm đến hình khối, vật liệu, màu sắc còn chiếu sáng nghệ thuật kiến trúc mặt ngoài tòa nhà vào ban đêm vẫn chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đồng bộ. Trong khi đó, tại các đô thị lớn, các hoạt động về đêm (Vui chơi, giải trí, du lịch, ẩm thực.) mới thực sự diễn ra nhộn nhịp, náo nhiệt và phản ánh sức sống của đô thị. Vì vậy, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật mặt ngoài kiến trúc nói chung và nhà cao tầng nói riêng là thành phần không thể thiếu được trong đô thị. Đó là lý do cần có nghiên cứu về tổ chức chiếu sáng mặt ngoài cho kiến trúc nhà cao tầng trong các đô thị việt nam.

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 96 trang Trúc Khang 06/01/2024 5100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020

Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng số 37/2020
Tìng biãn tâp 
PGS.TS.KTS. Lã QuÝn
Hîi ½ëng khoa hÑc
PGS.TS.KTS. Lã QuÝn 
ChÔ tÌch Hîi ½ëng
PGS.TS.KTS. Nguyçn TuÞn Anh 
TS.KTS. Ngé ThÌ Kim Dung 
PGS.TS. Lã Anh DÕng
PGS.TS.KTS. PhÂm TrÑng Thuât 
PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh 
Thõñng trúc Hîi ½ëng
Biãn tâp v¿ TrÌ sú 
PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh 
Trõòng Ban biãn tâp
CN. VÕ Anh TuÞn 
Trõòng Ban trÌ sú
TrÉnh b¿y - Chä bÀn 
ThS.KTS. Trßn Hõïng Tr¿ 
To¿ soÂn
PhÎng Khoa hÑc & Céng nghè 
Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi
Km10, ½õñng Nguyçn TrÁi, Thanh XuÝn, H¿ Nîi
}T: 024 3854 2521 Fax: 024 3854 1616
Email: tapchikientruchn@gmail.com
GiÞy phÃp sê 651/GP-BTTTT ng¿y 19.11.2015 
cÔa Bî Théng tin v¿ Truyån théng
Thiät kä mþ thuât v¿ chä bÀn tÂi PhÎng Khoa hÑc v¿ 
Céng nghè, Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi 
Céng ty TNHH in Þn }a SØc
Nîp lõu chiæu: 4.2020
2 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHªMÖc lÖc
Sê 37/2020 - TÂp chÈ Khoa hÑc Kiän trÒc - XÝy dúng
Khoa hÑc v¿ céng nghè
4 Một số quan điểm và nguyên tắc về chiếu sáng nghệ 
thuật mặt ngoài kiến trúc nhà cao tầng trong đô thị
Nguyễn Thu Hà
9 Sử dụng gốm thủ công trong trang trí nội thất hiện đại
Lý Thị Hoài Thu
15 Hình thái học đô thị và nhà ở kết hợp cửa hàng tại các 
đô thị cảng khu vực Đông Nam Á
Phạm Trọng Thuật
18 Những thách thức về an toàn cháy trong tổ chức 
không gian kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam
Trần Phương Mai
23 Sử dụng phương pháp ma trận chuyển cải tiến 
trong phân tích kết cấu dầm liên tục
Lê Dũng Bảo Trung
27 Xác định hệ số chọn búa đóng cọc Diesel
Nguyễn Cảnh Cường
29 Ứng dụng phương pháp phần tử rời rạc trong xây 
dựng
Phan Thanh Lượng
33 Tính toán hệ thống dàn ống giải nhiệt trong thi công 
bê tông khối lớn áp dụng với đài móng công trình 
Vietinbank Tower
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi
38 Công thức vận tốc sóng Rayleigh trong bán không gian 
đàn hồi nén chịu được điều kiện biên trở kháng
Phạm Thị Hà Giang
41 Sử dụng phương pháp phân tích trực tiếp thiết kế kết 
cấu thép theo tiêu chuẩn AISC 360-16
Vũ Quang Duẩn
45 Áp dụng thuật toán ma trận giải các bài toán hệ thanh 
biến dạng đàn hồi bằng phần mềm MathCad
Trần Thị Thúy Vân
49 Tương quan giữa sức kháng xuyên tiêu chuẩn và lực 
dính của đất sét, sét pha khu vực quận Thanh Xuân, 
Thành phố Hà Nội
Nguyễn Thành An
52 Trình tự thi công sàn S-VRO
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi
59 Tính toán một số loại liên kết thanh thành mỏng tạo 
hình nguội theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 1993-1-3
Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Hồng Sơn
67 Nghiên cứu thực nghiệm ở Nhật Bản về đặc tính biến 
dạng của đất chảy được ổn định bằng gia cường với 
vật liệu cốt sợi
Dương Quang Hùng
72 Khai thác các thông tin thu được từ thí nghiệm cắt 
cánh trong xử lý nền đất yếu ở Việt Nam
Chu Tuấn Vũ
74 Hồ Chí Minh – Tấm gương tự học suốt đời
Phan Minh Tuấn
77 Phương pháp xác định hệ số động học phản ứng trong 
nghiên cứu các quá trình xử lý nước thải
Hà Xuân Ánh
82 Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế 
đo vẽ phục vụ công tác lập quy hoạch chi tiết điểm du 
lịch sinh thái Chiềng Yên, xã Chiềng Yên – Vân Hồ - 
Sơn La
Nguyễn Thành Len
86 Môi trường marketing trong việc xây dựng chiến lược 
marketing của doanh nghiệp xây dựng
Đặng Thế Hiến
90 Một số mô hình thường được áp dụng trên thế giới 
để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của doanh 
nghiệp xây dựng
Nguyễn Thu Hương
Tin töc v¿ sú kièn
3 S¬ 37 - 2020
KHOA H“C & C«NG NGHª Contents
Number 37/2020 - Science Journal of Architecture & Construction
Science and technology
4 Some viewpoints and principles of artistic lighting on 
the facades of urban high-rise buildings
Nguyễn Thu Hà
9 The use of handcrafted ceramics in modern interior 
design
Lý Thị Hoài Thu
15 Urban morphology and shophouses in the port cities 
of the Southeast Asia
Phạm Trọng Thuật
18 Challenges on fire safety in the spatial organization of 
high-rise buildings in Vietnam
Trần Phương Mai
23 Using modified transfer method to analyse straight 
continuousbeam
Lê Dũng Bảo Trung
27 Determination the factor of diesel pile driving hammer
Nguyễn Cảnh Cường
29 Applications of Discrete Element Method in 
Construction
Phan Thanh Lượng
33 Calculation of the cooling pipe system in mass 
concrete construction applied to Vietinbank Tower
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi 
38 On the fomulas for Rayleigh wave velocities in a 
compressible elastic half-space with impedance 
boundary condition
Phạm Thị Hà Giang
41 Use of direct analysis method to design steel 
structures according to the AISC 360-16 standard
Vũ Quang Duẩn
45 Applyingmatrix algorithm to solve the problem of 
elastic deformational system by the MathCad software 
Trần Thị Thúy Vân
49 The correlation between standard penetration 
resistance and soil cohesion of clay, sandy clay in 
Thanh Xuan district, Hanoi city
Nguyễn Thành An
52 Construction sequence of S-VRO slabs
Nguyễn Văn Đức, Trương Kỳ Khôi
59 Calculation procedure forconnections incold-formed 
member by the Eurocode EN 1 ... Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường; 
các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng 
dạy trong và ngoài Trường.
Với những kết quả đạt được trong luận án, Nghiên cứu 
sinh Trần Nhật Khôi đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ 
nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc 
nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ 
đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với quá trình phát 
triển đô thị Hà Nội.
Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa 
học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những 
yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng 
lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề 
nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất 
lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về 
lý luận và thực tiễn.
Với kết quả 06/06 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông 
qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho NCS Trần Nhật Khôi.
Tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia 
đánh giá ngoài của tổ chức đại học Pháp 
ngữ AUF
Sáng 27/2/2020, lãnh đạo Trường Đại học Kiến trúc Hà 
Nội đã tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài 
của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
Dẫn đầu đoàn chuyên gia đánh giá ngoài là ngài Yves 
Perraudeau - Cựu Tư vấn Giáo dục đại học, Đại sứ quán 
Pháp tại CHDCND Lào cùng các thành viên trong đoàn: Ngài 
Jun Oba - Viện nghiên cứu khoa học. Đại học Hiroshima; 
ngài Thierry Bontems - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học 
Quốc gia; ngài Sabine Goulin - Giám đốc Tổ chức hỗ trợ 
Quản trị và Chất lượng - Đại học Lorraine và bà Nguyễn 
Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, 
Điều phối dự án.
PGS.TS.KTS. Lê Quân đã giới thiệu một cách ngắn gọn 
về lịch sử phát triển, các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo 
dục và đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trường 
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhận thức rất sâu sắc về ý nghĩa 
của hoạt động đánh giá ngoài cũng như công tác kiểm định 
chất lượng mang tầm cỡ quốc tế và cho rằng việc tổ chức 
đánh giá ngoài là một chủ trương rất đúng đắn, kịp thời, giúp 
cho lãnh đạo Nhà trường thấy rõ những điểm mạnh, điểm 
yếu, những tiêu chuẩn đã đạt được và những tiêu chuẩn 
chưa đạt được theo quy định, để từ đó Nhà trường có hướng 
khắc phục những thiếu sót và từng bước ngày càng nâng 
cao chất lượng giáo dục lên một tầm cao mới. 
Ngài Yves Perraudeau - Cựu Tư vấn Giáo dục đại học, 
Đại sứ quán Pháp tại CHDCND Lào hoan nghênh và khẳng 
định sự hỗ trợ trong việc đánh giá, kiểm định chất lượng của 
Tổ chức giáo dục Đại học Pháp ngữ AUF sẽ giúp Trường 
Đại học Kiến trúc Hà Nội cải thiện nâng cao về năng lực 
quản trị đại học, nâng cao chất lượng. Đây cũng là động lực 
để khuyến khích nhiều Trường Đại học trong khối phát triển 
theo hướng này.
Hai bên đã thống nhất lại toàn bộ nội dung, chương trình 
đánh giá chính thức và cũng chỉ ra một số nội dung mà Nhà 
trường cần phải bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. 
Đồng thời các chuyên gia AUF cũng giải đáp mọi thắc mắc 
của Nhà trường về yêu cầu, ý nghĩa của một số tiêu chuẩn, 
tiêu chí và đề nghị Hội đồng tự đánh giá Trường tiếp tục bổ 
sung hoàn thiện nội dung các tiêu chí, minh chứng để đợt 
khảo sát chính thức đạt được kết quả tốt nhất.
95 S¬ 37 - 2020
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tiếp và 
làm việc với IIG Việt Nam
Chiều 26/2/2020 Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội - PGS.TS.KTS. Lê Quân đã có buổi tiếp và làm việc 
với đoàn công tác IIG Việt Nam do ông Đoàn Hồng Nam - 
Chủ tịch dẫn đầu. Cùng đi với ông Đoàn Hồng Nam có bà 
Tân Anh - Trưởng phòng Phát triển dự án II của IIG Việt Nam 
và một số thành viên khác.
Tại buổi làm việc, HAU và IIG Việt Nam đã thống nhất giải 
pháp đối với các vấn đề còn tồn đọng, những khó khăn trong 
quá trình triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh theo định 
hướng TOEIC và phương pháp ứng dụng phần mềm Office 
365 vào giảng dạy.
Theo ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch IIG Việt Nam, việc 
dạy và học bằng phần mềm trở nên thuận tiện do các giảng 
viên có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức minh họa bài 
giảng, mang đến lượng kiến thức sinh động hơn tới sinh 
viên. Đối với việc giảng dạy truyền thống, cách thức truyền 
tải dường như có phần hạn chế hơn do chỉ thông qua giao 
tiếp, giáo cụ trực quan Phương pháp giảng dạy trực tuyến 
bằng phần mềm đã và đang được triển khai thí điểm ở nhiều 
trường và mang lại những hiệu quả tích cực. Với những tính 
năng ưu việt của mình, dạy học trực tuyến được dự đoán sẽ 
tạo nên một cuộc cách mạng trong việc ứng dụng khoa học 
công nghệ vào giáo dục. Dạy học trực tuyến được kỳ vọng 
trở thành công cụ có thể thay thế cho việc dạy học truyền 
thống chứ không còn đơn thuần chỉ là công cụ hỗ trợ.
Office 365 là phần mềm cho phép tạo các Teams có thể 
tương ứng với mỗi lớp, thành viên trong Teams chính là sinh 
viên của từng lớp. Giảng viên có thể luân phiên đăng nhập 
để giảng dạy cho Teams/ lớp đó đúng với thời khóa biểu hiện 
hành. Phần mềm cũng cung cấp nền tảng để các giáo viên 
và sinh viên thu hình, thu tiếng trực tiếp thông qua camera. 
Các giảng viên có thể giảng bài trực tuyến và sinh viên theo 
dõi qua màn hình. Nội dung bài giảng cũng được tải lên cho 
sinh viên tham khảo dưới nhiều hình thức như Powerpoint, 
Excel, Word. Ngoài ra, Office 365 còn cung cấp các công 
cụ quen thuộc như Office, Outlook và OneNote, kết hợp với 
Microsoft Lync, SharePoint và Exchang để tạo ra một giải 
pháp tuyệt vời nhất để giao tiếp và tương tác, phục vụ cho 
quá trình giảng dạy một cách hiệu quả.
Với vị thế là tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam, hiện 
nay IIG đã chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm 
Office 365 in Education của Microsoft tại Việt Nam.
Lãnh đạo hai bên cũng giao nhiệm vụ cho Phòng phát 
triển Dự án 2 IIG cùng Viện Đào tạo Hợp tác Quốc tế HAU tổ 
chức cuộc họp chuyên môn tổng kết việc triển khai chương 
trình giảng dạy trong thời gian vừa qua, đề xuất những điều 
chỉnh, bổ sung chương trình nâng cao hiệu quả triển khai 
trong thời gian tới.
Tọa đàm “Kiến trúc đô thị Nhật Bản thế 
kỷ XX”
Nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác với các 
Trường Đại học, Tập đoàn Nhật Bản, sáng 20/02/2020 tại 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm với 
chủ đề “Kiến trúc đô thị Nhật Bản thế kỷ XX”. Buổi tọa đàm 
có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh 
vực Kiến trúc, Quy hoạch của Việt Nam và một số chuyên gia 
đến từ Tập đoàn Plantec Architect Nhật Bản.
Tham dự buổi tọa đàm có ông Hiroyuki Tsurumi - Tổng 
Giám đốc Plantec Architect Nhật Bản; bà Nguyễn Phan 
Mỹ Linh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng; KTS. Nguyễn 
Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; GS.TS.KTS. 
Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt 
Nam; ThS.KTS. Lã Thị Kim Ngân - Viện trưởng Viện Kiến 
trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS.
TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường; TS.KTS. Ngô 
Thị Kim Dung - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng 
Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường cùng một số chuyên 
gia đầu ngành trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch và Xây 
dựng
Plantec là một tập đoàn của Nhật Bản có trụ sở chính 
tại Tokyo và các chi nhánh ở Nhật Bản, Bangkok Thái Lan, 
HongKong, Italia và Việt Nam Plantec hoạt động trên các 
lĩnh vực: Tư vấn quy hoạch đô thị, thiết kế kiến trúc, giám 
sát, xây dựng, quản lý dự án, quản lý xây dựng, quản lý cơ 
sở, thiết kế nội thất, bán và xuất khẩu vật liệu xây dựng, vật 
cố ánh sáng và thiết bị sưởi ấm Trung tâm Sài Gòn và Trụ 
sở Acecook là những dự án có sự tham gia của các chuyên 
gia Plantec.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe chuyên gia của 
Plantec - ông Hiroyuki Tsurumi - Tổng Giám đốc thuyết trình 
giới thiệu về Kiến trúc Nhật bản thế kỷ XX.
Tại Nhật Bản, Phần lớn những ngôi nhà cổ và những nhà 
thờ tại Nhật đều được xây dựng bằng gỗ. Những cách thức 
và kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng không chỉ phản 
ánh khí hậu của Nhật Bản mà còn thể hiện được nguồn gốc 
sâu xa trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. 
Khi Nhật Bản mở cửa, kiến trúc phương Tây bắt đầu thay 
thế những tòa nhà truyền thống của Nhật. Các kiến trúc sư 
ở Nhật Bản bắt đầu kết hợp các phương pháp xây dựng 
truyền thống với thiết kế châu Âu. Họ cũng áp dụng những 
vật liệu xây dựng mới như bê tông và thép. Người Nhật luôn 
áp dụng phương châm: “Kỹ thuật từ Tây - Lấy hồn Nhật làm 
tâm điểm”. Trước học văn hóa - mỹ thuật Nhật Bản và Châu 
Á, sau đó mới tiếp thu có chọn lọc văn hóa, kỹ thuật phương 
Tây. Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do 
bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc 
di sản thuộc địa như hầu hết các nước Châu Á khác. Một số 
Kiến trúc sư Nhật Bản như Tange Kenzo hoặc Arata Isozaki 
đã tạo ra phong cách độc đáo và phát triển thiết kế hiện đại 
mang tính quốc tế
Buổi tọa đàm thu hút nhiều câu hỏi, sự quan tâm, trao 
đổi kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành cũng như 
chia sẻ quan điểm, xu hướng và hành nghề kiến trúc tại Nhật 
Bản. Đây cũng là tiền đề mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực 
đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và đối tác Nhật Bản.
Workshop lần 3 Dự án ERASMUS
Sáng 20/2/2020 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã 
diễn ra workshop lần thứ 3 trong dự án MONTUS.
Tham dự workshop có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu 
trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hội thảo còn có 
sự tham gia của các nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại 
học Công nghệ (ĐHQGHN), Đại học Toulouse II (Cộng 
hòa Pháp), Đại học Ferrara (Cộng hòa Italia), Đại học VUB 
(Vương Quốc Bỉ), Đại học Walailak và Viện Công nghệ Châu 
Á (Thái Lan), Viện Công nghệ Campuchia, Đại học Nông 
lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà 
Nẵng.
96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
TIN T¸C & S¼ KIªN
THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI 
CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG
1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu 
của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp 
chí nào khác.
2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được 
đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản 
(phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề 
dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm).
3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh 
thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ 
và ảnh phải được chú thích đầy đủ.
4. Các công thức và các thông số có liên quan phải 
được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công 
thức hoặc các thành phần của công thức có trên các 
dòng văn bản).
5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các 
thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ 
biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa 
học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang 
trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính).
6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện 
thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội 
dung bài báo.
7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các 
từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt 
bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 
từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết.
8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung 
khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo 
phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc 
các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, 
những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề 
cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng 
tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 
trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng 
không quá 8 trang.
9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch 
tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công 
nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự.
10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./.
Workshop lần thứ 3 nằm trong khuôn khổ dự án MONTUS 
“Master On New Technologies Using Services” được tài trợ 
bởi quỹ EU Erasmus+. Dự án là sự kế thừa những thành 
quả và tiếp tục phát triển dựa trên dự án TORUS “Toward an 
Open Resource Upon Service” trong thời gian từ năm 2015 
- 2018. Đây cũng là một trong 6 dự án của Pháp được lựa 
chọn trong số 147 dự án được lựa chọn từ 874 ứng cử viên. 
Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu trong 3 năm với 
khuôn khổ chương trình xây dựng năng lực Erasmus+ cùng 
mục tiêu phát triển các nghiên cứu về Điện toán đám mây 
trong khoa học môi trường và thúc đẩy nền giáo dục ở các 
nước Đông Nam Á.
Mục tiêu chính của dự án là xây dựng và đề xuất khung 
chương trình đào tạo Thạc sĩ ứng dụng điện toán đám mây 
cho dữ liệu môi trường hướng tới môi trường bền vững. Dự 
án MONTUS kế thừa các kết quả nghiên cứu và đầu tư hạ 
tầng tính toán từ dự án TORUS.
Đây là workshop có tính thực tiễn cao và nhận được sự 
quan tâm, hỗ trợ và phối hợp của tất cả các bên liên quan. 
Các phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề trong quá 
trình thực hiện workshop là những phương pháp tiếp cận 
mới nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp linh hoạt và bền 
vững với mục tiêu lâu dài.
NCS Đào Công Hùng bảo vệ thành công 
luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô 
thị và công trình
Sáng 15/1/2020, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên 
cứu sinh Đào Công Hùng với đề tài: “Quản lý không gian, 
kiến trúc, cảnh quan thành phố Bắc Giang hướng tới đô thị 
xanh”, chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, mã số 
62.58.01.06. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương 
Tú Quyên và TS. Nguyễn Thị Lan Phương hướng dẫn.
Tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu 
trưởng; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng; 
TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung - Phó Hiệu trưởng; các nhà khoa 
học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong và 
ngoài Trường; đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè của 
Nghiên cứu sinh.
Với những kết quả đạt được trong luận án, nghiên cứu 
sinh Đào Công Hùng đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ 
nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc 
đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh 
quan thành phố Bắc Giang nhằm xây dựng và phát triển 
không gian, iến trúc, cảnh quan theo hướng tới đô thị xanh, 
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; 
gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, điều kiện tự nhiên, phát 
triển kinh tế - xã hội và chống chịu với biến đổi khí hậu.
Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa 
học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những 
yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng 
lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề 
nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất 
lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về 
lý luận và thực tiễn.
Với kết quả 07/07 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông 
qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Đào Công 
Hùng.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_kien_truc_xay_dung_so_372020.pdf