Tập bài giảng Luật an sinh xã hội
1. Giới thiệu khái quát môn học
Các quy định về an sinh xã hội đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn đề an sinh xã hội trở nên rất quan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả thành viên trong xã hội đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập.
Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường đại học đều có môn học Luật an sinh xã hội.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội hiện hành.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Luật an sinh xã hội
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật Có thể dùng cho các trường: đại học Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành chính Việt Nam. Đã xuất bản in chưa: chưa TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ________________________________________________ TẬP BÀI GIẢNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên Cần Thơ, tháng 9 năm 2015 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát môn học Các quy định về an sinh xã hội đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn đề an sinh xã hội trở nên rất quan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả thành viên trong xã hội đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập. Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường đại học đều có môn học Luật an sinh xã hội. 2. Mục tiêu môn học Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội hiện hành. 3. Yêu cầu môn học Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 4. Cấu trúc môn học Môn học Luật an sinh xã hội có 5 chương, cụ thể: Chương 1: Khái quát về Luật an sinh xã hội Chương 2: Bảo hiểm xã hội Chương 3: Bảo hiểm thất nghiệp Chương 4: Bảo hiểm y tế Chương 5: Bảo trợ xã hội. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT AN SINH XÃ HỘI I - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1 - Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực an sinh xã hội. An sinh xã hội là một vấn đề phức tạp có nội dung rất rộng và phong phú, là một khái niệm mở nên có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu đãi xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp. Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: 1. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 2. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; 3. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; 2 - Phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân biệt các ngành luật, đồng thời để khẳng định tính độc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua pháp luật sử dụng chúng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định để chúng phát triển theo những hướng định trước. Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật an sinh xã hội điều chỉnh, Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có hai phương pháp chủ yếu thường dung là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi. a - Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở việc sử dụng quyền uy và phục tùng. Cơ sở của phương pháp mệnh lệnh trước hết nằm ngay trong chức năng xã hội của nhà nước. Là đại diện và thay mặt cho toàn xã hội, nhà nước đứng ra tổ chức và quản lý 4 mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Bằng công cụ pháp luật, nhà nước biến các chính sách xã hội của mình thành các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia và bảo đảm thực hiện chúng. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, phương pháp mệnh lệnh được thể hiện rõ trong việc quy định loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. b - Phương pháp tùy nghi Phương pháp tùy nghi thể hiện ở chỗ, nhà nước để cho các bên tham gia quan hệ tự lựa chọn cách thức xử sự của mình, miễn sao không trái với quy định bắt buộc. Cơ sở của phương pháp này trước hết nằm ngay trong tính chất, đặc điểm của các quan hệ là đối tượng điều chỉnh của Luật ... trợ cấp xã hội hàng tháng; b) Con của người đơn thân nghèo nêu ở mục 4 trên; c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác. Mức hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. Trường hợp đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. III- TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỘT XUẤT 1. Hỗ trợ lương thực 1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch. 2. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác. 3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây: a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói cần hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; b) Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người thiếu đói, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định; d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ; 50 e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính; g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; i) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định; k) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ. 2. Hỗ trợ người bị thương nặng 1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. 2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định nêu trên. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. 3. Hỗ trợ chi phí mai táng Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong trường hợp này không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. 4. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ. 51 Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ. 5. Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ như sau: a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế; c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. 6. Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất Hộ gia đình bị mất phương tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác, mất việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định. IV- CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG 1. Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng 1. Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm: a) Đối tượng quy định tại mục 1 nêu trên (xem mục 1 thuộc 1 – II); b) Đối tượng quy định tại điểm c mục 5 nêu trên; c) Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. 2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm: 52 a) Trẻ em có cả cha, mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối là không quá 03 tháng. 2. Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 1. Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng được hưởng các chế độ sau đây: a) Trợ cấp xã hội hàng tháng; b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế ; c) Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; d) Hỗ trợ chi phí mai táng. 2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây: a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế; c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. 3. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng các chế độ sau đây: 53 1. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây: a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng nêu tại mục 1 của 1- II trên; b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng nêu tại mục 1 của 1- II trên, đối tượng nêu tại điểm c mục 5 của 1- II trên; c) Hệ số đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP; 2. Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; 3. Ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan; V- CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, NHÀ XÃ HỘI 1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội 1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: a) Đối tượng quy định tại mục 1 và 3 thuộc 1- II nêu trên mà thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi; c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. 2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm: a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng nêu mục 2 này tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. 54 3. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm: a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc; b) Người không thuộc diện nêu ở mục 1 và 2 này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. 2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội Đối tượng nêu mục 1 và 2 thuộc mục 1-V này khi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây: 1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây: a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi; b) Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên; c) Hệ số 3,0 đối với người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi; d) Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP; 2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế; 3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội; 4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định; 5. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng khác nhau chỉ được hưởng một mức cao nhất; 6. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nêu ở mục 2-II. 3. Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm 55 1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật. 2. Đối tượng nêu ở mục 1 thuộc 1-II trên, từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi. 3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề. 4. Đối tượng nêu tại mục 1 thuộc 1-II trên, từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống. Các đối tượng nêu ở mục 4 này được cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng. VI- KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên 1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại điểm 1 và 2 của mục 1 - II nêu trên thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội công lập thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội; b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ngoài công lập được bố trí trong dự toán chi bảo đảm xã hội của ngân sách cấp tỉnh. 3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật. 2. Kinh phí thực hiện trợ giúp đột xuất 56 Kinh phí thực hiện trợ giúp đột xuất bao gồm: a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí nêu ở mục a và b này không đủ để thực hiện trợ giúp đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ lương thực, kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương./. Tài liệu tham khảo 1) Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; 2) Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. -------------------- HẾT ----------------------
File đính kèm:
- tap_bai_giang_luat_an_sinh_xa_hoi.pdf