Tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung thư âm hộ: Báo cáo 2 trường hợp tạo hình phức tạp và tổng quan y văn
Ung thư âm hộ là một bệnh lý ung thư phụ khoa
ít gặp và một phần không nhỏ bệnh nhân chỉ được
chẩn đoán sau một thời gian dài bệnh âm thầm tiến
triển. Hầu hết bệnh nhân thường lớn tuổi và có xu
hướng bỏ qua hay che dấu những triệu chứng tại
chổ như chảy máu, ngứa hoặc xuất hiện khối bướu
to vùng âm hộ. Vì thế, trong một số trường hợp,
bệnh được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn tiến triển,
và để kiểm soát tốt tại chổ cần phải cắt rộng sang
thương với diện cắt tối thiểu là 1 cm (ESGO 2017).
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, mặc dù kết
cục về mặt ung thư có thể rất tốt, bệnh nhân sẽ phải
thường xuyên đối mặt với vấn đề vết thương khó
lành, bung hở vết thương, nhiễm trùng hay thậm chí
là thoát vị.
Những khuyết hổng lớn ở âm hộ hay tầng sinh
môn, đặc biệt khi có xạ trị trước đó, thường đòi hỏi
những kỹ thuật tạo hình tiên tiến hơn là sử dụng
những vạt tại chổ. Chúng tôi giới thiệu kỹ thuật
dùng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới
sâu (DIEP) và vạt da cơ thon để tái tạo âm hộ trong
2 trường hợp có sang thương to, bệnh nhân đã được
điều trị xạ trị trước đó. Chúng tôi đề xuất nên cân
nhắc lựa chọn những vạt có cuống này bên cạnh
những vạt tại chổ truyền thống để tái tạo những
khuyết hổng lớn ở âm hộ hay vùng đáy chậu vì nó
tối đa hóa hiệu quả thẩm mỹ và giảm thiểu đến mức
thấp nhất những di chứng tại vùng cho vạt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung thư âm hộ: Báo cáo 2 trường hợp tạo hình phức tạp và tổng quan y văn
Bệnh viện Trung ương Huế Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 117 Báo cáo trường hợp TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ ÂM HỘ: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP TẠO HÌNH PHỨC TẠP VÀ TỔNG QUAN Y VĂN Lương Chấn Lập1*, Nguyễn Văn Tiến2, Tạ Thanh Liêu2, Nguyễn Việt Dũng3 DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.17 TÓM TẮT Phẫu thuật tận gốc cho ung thư âm hộ tiến triển tại chổ thường để lại những khuyết hổng lớn. Những khuyết hổng này, đặc biệt trong trường hợp đã xạ trị trước đó, thường cần những kỹ thuật tái tạo tiên tiến hơn là sử dụng những vạt tại chổ. Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp tái tạo khuyết hổng, một trường hợp bằng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu (DIEP) và trường hợp còn lại là bằng vạt da cơ thon. Những vạt có cuống này dường như là phương pháp hiệu quả và thích hợp để tái tạo tầng sinh môn sau khi cắt rộng bướu cho ung thư âm hộ tiến triển tại chổ, nhất là ở bệnh nhân đã xạ trị. Từ khóa: ung thư âm hộ, vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu (DIEP), vạt da cơ thon, tái tạo tầng sinh môn. ABSTRACT RECONSTRUCTION OF VULVAR DEFECTS IN VULVAR CANCER: TWO CASES REPORT AND LITERATURE REVIEW Luong Chan Lap1*, Nguyen Van Tien2, Ta Thanh Lieu2, Nguyen Viet Dung3 Performing radical surgery for locally advanced vulvar cancer is usually associated with the occurrence of large perineal defects. These defects, especially in previously radiated cases, often require more advanced reconstructive techniques using locoregional flaps. We present two cases of vulvar reconstruction, one case using a split and thinned, transversely oriented, pedicled deep inferior epigastric artery perforator (DIEP) flap and another one with gracilis myocutaneous flap. These pedicled flap seems to be an effective and feasible method of perineal reconstruction after extended perineal resection for locally advanced vulvar cancers. especially in pre-irradiated patients. Key words: vulvar cancer, deep inferior epigastric artery perforator flap (DIEP), gracilis myocutaneous flap, perineal reconstruction. 1 Khoa Ngoại 1 BVUB TP. HCM. 2 Khoa Ngoại Phụ khoa BVUB TP.HCM 3 Khoa Ngoại Đầu cổ - Tai mũi họng BVUB TP. HCM. - Ngày nhận bài (Received): 1/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 06/10/ 2020; - Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020 - Người phản hồi (Corresponding author): Lương Chấn Lập - Email: drluong84@gmail.com; ĐT: 0908601329 Bệnh viện Trung ương Huế 118 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư âm hộ là một bệnh lý ung thư phụ khoa ít gặp và một phần không nhỏ bệnh nhân chỉ được chẩn đoán sau một thời gian dài bệnh âm thầm tiến triển. Hầu hết bệnh nhân thường lớn tuổi và có xu hướng bỏ qua hay che dấu những triệu chứng tại chổ như chảy máu, ngứa hoặc xuất hiện khối bướu to vùng âm hộ. Vì thế, trong một số trường hợp, bệnh được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn tiến triển, và để kiểm soát tốt tại chổ cần phải cắt rộng sang thương với diện cắt tối thiểu là 1 cm (ESGO 2017). Tuy nhiên, trong những trường hợp này, mặc dù kết cục về mặt ung thư có thể rất tốt, bệnh nhân sẽ phải thường xuyên đối mặt với vấn đề vết thương khó lành, bung hở vết thương, nhiễm trùng hay thậm chí là thoát vị. Những khuyết hổng lớn ở âm hộ hay tầng sinh môn, đặc biệt khi có xạ trị trước đó, thường đòi hỏi những kỹ thuật tạo hình tiên tiến hơn là sử dụng những vạt tại chổ. Chúng tôi giới thiệu kỹ thuật dùng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu (DIEP) và vạt da cơ thon để tái tạo âm hộ trong 2 trường hợp có sang thương to, bệnh nhân đã được điều trị xạ trị trước đó. Chúng tôi đề xuất nên cân nhắc lựa chọn những vạt có cuống này bên cạnh những vạt tại chổ truyền thống để tái tạo những khuyết hổng lớn ở âm hộ hay vùng đáy chậu vì nó tối đa hóa hiệu quả thẩm mỹ và giảm thiểu đến mức thấp nhất những di chứng tại vùng cho vạt. II. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Ca thứ 1 Bệnh nhân nữ, 56 tuổi có sang thương âm hộ kích thước 15 x 15 cm, chiếm toàn bộ âm hộ, lan lên đến xương mu nhưng chưa xâm lấn âm đạo, hậu môn trực tràng (Hình 1.1). Sinh thiết bướu cho kết quả là Carcinôm tế bào gai grad 3. Bệnh nhân có hạch bẹn nghi di căn trên siêu âm nhưng chưa thấy hạch chậu bệnh lý trên CTscan. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt âm hộ toàn bộ với bờ diện cắt cách bướu 2 cm và nạo hạch bẹn 2 bên (Hình 1.2). Sau đó chúng tôi lấy một vạt DIEP có cuống 2 bên theo chiều ngang bằng cách rạch da theo hình elip nằm ngang ở vùng da bụng dưới tương tự như cách lấy vạt DIEP truyền thống cho tái tạo tuyến vú (Hình 1.3). Đánh giá bằng siêu âm trước và trong lúc mổ cho thấy động mạch thương vị sâu dưới và dãy nhánh xuyên 2 bên đều tốt. Vạt da thiết kế theo hình trám dưới rốn, rạch đến lớp cân nông, vạt da được nâng từ ngoài vào trong khi đến bờ ngoài cơ thẳng bụng thì phải thận trọng để tránh làm tổn thương các nhánh xuyên chính. Lựa chọn 1 hoặc 2 nhánh xuyên chính kèm tĩnh mạch, phẫu tích nhánh xuyên và tĩnh mạch đi kèm đến vị trí ... khuyết hổng lớn hơn cần những kỹ thuật tạo hình để khép lại vết thương, tránh làm chậm lành vết thương tầng sinh môn và trì hoãn việc xạ trị bổ túc cần thiết sau đó. Mục tiêu của việc tạo hình âm hộ là nhằm trả lại cấu trúc giải phẫu và chức năng của cơ quan sinh dục ngoài, duy trì bề ngoài bình thường của cơ thể, đảm bảo chức năng sinh dục và chức năng bài tiết cho bệnh nhân. Do đặc điểm da và mô dưới da ở vùng quanh âm hộ rất mềm mại và di động nên đối với các khuyết hổng nhỏ có thể dễ dàng sử dụng các vạt ngẫu nhiên để che phủ. Ngoài ra, lân cận vùng này còn có nhiều nguồn tài nguyên khác để che phủ các khuyết hổng lớn hơn. Đó là các vạt có cuống như vạt da - cơ thon, vạt da - cơ căng mạc đùi, vạt da - cơ thẳng bụng. Đối với những khuyết hổng lớn ở âm hộ, việc tạo hình cần phải thực hiện được 3 nhiệm vụ chính là: 1. Lấp đầy khoảng chết, 2. Che phủ xương mu và 3. Lót mặt trong vùng xung quanh âm đạo niệu quản. Đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân đã xạ trị trước đó, việc sử dụng những vạt có cuống sẽ giảm thiểu biến chứng ở nơi cho vạt và cung cấp Hình 2.2-2.5: Sử dụng vạt da cơ thon bắt nguồn từ cơ thon phải Tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung th âm hộ... Bệnh viện Trung ương Huế Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 121 một lượng lớn mô da cách xa vùng bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Những vạt da cơ được lấy từ cơ thon, cơ mông lớn hay cơ thẳng bụng được coi là tiêu chuẩn vàng để tái tạo âm hộ trong một thời gian dài. Lựa chọn vạt nào sau khi cắt âm hộ có vẻ bị ảnh hưởng lớn bởi vị trí của khuyết hổng. Nếu tổn thương nằm lệch về phía sau và có kích thước lớn không thể che phủ được bằng các vạt ngẫu nhiên được thì vạt da cơ thon là một giải pháp được lựa chọn. Đây là vạt có cuống sử dụng phần da cơ được cung cấp máu nuôi từ các nhánh xuyên từ cơ thon ở mặt trong đùi. Những vạt cơ mông và cơ thon có vẻ thích hợp để tái tạo cho những khuyết hổng kích thước trung bình (kích thước khoảng từ 20 - 60 cm3) tạo thành do cắt hậu môn trực tràng, âm hộ và âm đạo, nhằm điều trị những ung thư vùng tầng sinh môn tiến triển tại chổ [4]. Được mô tả lần đầu tiên bởi McCraw và cs vào năm 1976 [10] vạt da cơ thon đã nhanh chóng trở thành lựa chọn được ưa thích khi tái tạo âm hộ [12], [14]. Tuy nhiên kỹ thuật này có nhược điểm là việc chuyển vạt thường sẽ làm giảm chức năng của chi dưới và mức độ xoay vạt có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi bám tận của cuống mạch máu nuôi [6], [17]. Khi tái tạo bằng vạt da cơ thon, bệnh nhân được đặt ở tư thế phụ khoa. Khớp hông duỗi và dạng. Mặt trong đùi được sát khuẩn cho đến gối để cho phép tiếp cận nhóm các cơ ở mặt trong đùi. Một đảo da hình bầu dục có kích thước tối đa lên đến 6 cm x 20 cm được phác họa trên bề mặt 2/3 gần của cơ. Giới hạn trước của đường rạch da nằm trên đường thẳng nối giữa củ mu và gân cơ bán gân. Có thể rạch một đường rạch da nhỏ, riêng lẻ ở đầu xa để xác định gân cơ nếu cần thiết. Phía trước da được rạch xuống đến nhóm cơ trong. Cơ thợ may được xác định và kéo lên phía trên. Gân cơ thon được xác định ở đầu xa, thường là qua một đường rạch ngắn riêng lẻ, và phần bám vào gân được cắt rời. Đường rạch phía sau được rạch sâu xuống đến cơ, chú ý để không đào sâu bên dưới các nhánh xuyên đi từ cơ vào da hay tách rời da phía trên với lớp cơ bên dưới. Sau đó vạt được nâng lên theo hướng từ xa đến gần. Ở đầu xa, một hoặc hai nhánh xuyên lớn đi vào cơ được cắt bỏ. Cuống mạch chính đi vào 1/3 gần của cơ thon ở khoảng giữa cơ khép dài và cơ khép lớn, khoảng 8 - 10 cm bên dưới củ mu. Một khi cuống mạch đã được xác định và bảo tồn thì có thể cắt bỏ đầu gần của cơ nếu cần thiết. Sau đó toàn bộ vạt da cơ có thể được đưa đến khuyết hổng qua đường hầm dưới da. Sau thì tái tạo thì khuyết hổng ở nơi cho vạt được may khép lại. Có thể sử dụng vạt cơ thon ở cả hai bên để che khuyết hổng lớn hoặc để tái tạo âm đạo trong phẫu thuật đoạn chậu toàn phần. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu ở Phần Lan, Kaartinen và cs [11] đã tiến hành đoạn chậu toàn phần 12 bệnh nhân, trong đó 2 người được đoạn chậu do ung thư âm hộ tiến triển tại chổ. Tất cả đều được tái tạo bằng vạt da cơ thon. 06 trường hợp tái tạo một bên, 06 ca còn lại sử dụng vạt có cuống 2 bên. Trong 18 vạt da cơ thon được thực hiện, chỉ có 01 vạt đơn bị hoại tử đầu xa. Hơn thế nữa, những vạt được sử dụng để tái tạo lại âm đạo trong 5 trường hợp và không có biến chứng hậu phẫu nào được ghi nhận. Ngoài ra phương pháp tạo hình vùng chậu bằng vạt da cơ thon còn hiệu quả trong những trường hợp có tiền căn xạ trị. Trong nghiên cứu của Vermaas và cs [17] bao gồm 25 bệnh nhân được tạo hình vì ung thư vùng chậu sau xạ trị, thời gian trung vị lành vết thương là 17 ngày cho vùng cho vạt và 190 ngày cho khuyết hổng tầng sinh môn. Tuy nhiên, không có vạt da cơ thon nào bị hoại tử. Các tác giả đã chứng minh công dụng của phương pháp khi giúp làm lành vết thương âm hộ tốt hơn sau phẫu thuật tận gốc ung thư âm hộ tiến triển tại chổ, cũng như là phương pháp khả thi để tạo hình âm đạo, đồng thời chứng minh hiệu quả của phương pháp này ngay cả ở những bệnh nhân đã xạ, với tỷ lệ thấp biến chứng trong lúc mổ và tăng tỷ lệ lành khuyết hổng tầng sinh môn hoàn toàn. Mặc dù hầu hết những khuyết hổng kích thước nhỏ đến trung bình có thể may khép được, nhưng tỷ lệ bung vết mổ lên đến 85% [3], [19], thường là Bệnh viện Trung ương Huế 122 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 do nhiều yếu tố, như căng do nhiễm trùng hay ảnh hưởng của việc xạ trị trước đó. Ghép da có thể cho kết quả không tốt do sẹo co rút, đặc biệt nếu có xạ trị trước đó, dẫn đến biến dạng cấu trúc giải phẫu tại chổ với sự xáo trộn chức năng, thẩm mỹ và tâm lý nghiêm trọng. Những vạt tại chổ như vạt hình thoi, vạt trượt V-Y, hay vạt có cuống/ vạt đảo thường được sử dụng dựa trên nguồn máu nuôi phong phú ở vùng này, bao gồm những lựa chọn truyền thống như vạt Singapore, vạt da cơ thon, vạt cơ mông, vạt cơ thẳng bụng và ngay cả vạt đùi trước ngoài (ALT) [8], [9]. Tuy nhiên, cần chọn lựa và lên kế hoạch tạo vạt cẩn thận vì tỷ lệ tái phát trong ung thư âm hộ vẫn còn cao: lên đến 50% phụ nữ cần can thiệp lần 2 trong vòng 14 tháng đầu sau khi chẩn đoán [10], và tỷ lệ tái phát trong vòng 5 năm là từ 21 đến 33% [7], [15]. Tạo hình lần 2 thường khó khăn hơn vì hạn chế trong việc lấy vạt (do vạt đã lấy trước đó hay xạ trị) và thường đây là những khuyết hổng lớn hơn nên có thể phải cần những vạt tại chổ tại vùng ở 2 bên với những biến chứng nhiều hơn. Việc tái tạo lý tưởng là có thể cung cấp được một vùng mô có kích thước lớn được cấp máu tốt mà độ dày tương tự, khôi phục được cả chức năng và sự nhạy cảm, khôi phục được vẻ ngoài bình thường, có thể che được sẹo và giảm thiểu tối đa biến chứng ở vùng cho vạt. Vạt da cơ thon vẫn là lựa chọn phổ biến, nhưng vạt da ở xa có thể không đáng tin cậy hay không thích hợp về kích thước hay tầm với. Những khuyết hổng lớn như cắt âm hộ toàn bộ và lấy vạt cơ thon 2 bên cũng có thể hạn chế di động của bệnh nhân sau mổ do đau và có thể thấy sẹo. Vạt đùi trước ngoài (ALT) cũng có thể để lại sẹo thấy được ở vùng cho vạt, và vạt cơ mông làm hạn chế cử động ngồi sau mổ. Vạt da cơ thẳng bụng theo chiều dọc (VRAM) vẫn thường được sử dụng cho những khuyết hổng lớn sau khi đoạn chậu hay cắt cụt trực tràng qua đường bụng – tầng sinh môn, nhưng nó làm tăng biến chứng phình/thoát vị tại chổ cho vạt, có thể quá cồng kềnh và có thể cần có một cuộc mổ thứ 2 thu nhỏ lại (9). Mặc dù vạt DIEP theo chiều dọc đã được mô tả bởi một số tác giả [13], [16], chúng tôi vẫn ưu chuộng vạt DIEP theo chiều ngang. Da và mô vùng bụng thường cách xa vùng bị ảnh hưởng của xạ trị trước đó và thường có sẵn do nhiều phụ nữ có mô thừa và lỏng lẻo theo chiều ngang sau khi thay đổi cân nặng thường là do mang thai. Kết quả đồng thời thu nhỏ vòng bụng có thể được coi là lợi ích thứ 2 của phương pháp này đối với vùng cho vạt. Vết sẹo có thể được che dấu dễ dàng và kết quả là cải thiện vòng bụng trong khi tránh được các biến chứng liên quan đến vạt VRAM truyền thống. Một số bài báo cáo việc sử dụng vạt DIEP để tái tạo âm đạo cho những trường hợp bất sản bẩm sinh và tái tạo trong ung thư với đường mổ dọc [1], [2], [18]. Trong một báo cáo sau đó, Ang đã mô tả thêm nhiều kỹ thuật mổ cải tiến để làm mỏng vạt DIEP một cách an toàn cho nhiều loại tạo hình tầng sinh môn, bao gồm bất sản âm đạo bẩm sinh, cắt bỏ u âm hộ và bệnh Paget ở gốc bìu dương vật [1]. Các tác giả đã rất cẩn thận làm mỏng vạt theo mặt phẳng bên dưới hệ thống tĩnh mạch thượng vị nông (SIEV) và đám rối dưới da dựa trên kết quả chụp CT mạch máu trước mổ và thành công làm mỏng vạt từ 28-38mm xuống còn 6-11mm [5]. Kỹ thuật này đòi hỏi việc phẫu thuật tỉ mỉ và có kinh nghiệm để bảo tồn những cấu trúc mạch máu quan trọng để có được những vạt mỏng đáng kể. Mặc dù một vạt mỏng như vậy có thể cần cho tái tạo âm đạo và gốc bìu, cấu trúc lồi lõm của xương mu và vùng âm hộ có thể tái tạo phù hợp một cách đơn giản và an toàn hơn bằng cách làm mỏng mô mỡ dưới mạc Scarpa khi cần thu nhỏ lại. Vùng này có một lượng tương đối nhỏ các mạch máu liên kết nhau, và lấy đi lớp mô này ít có khả năng làm ảnh hưởng nguồn cấp máu cho vạt (20). Hiểu được vùng cấp máu của nhánh xuyên vạt DIEP cho phép thu nhỏ vạt tức thì và tách 1 phần vạt để có được phần còn lại tối ưu mà không làm ảnh hưởng khả năng sống của vạt. Chúng tôi tin rằng vạt DIEP được tách ra và làm mỏng, theo chiều ngang có thể được cân nhắc là lựa chọn chính cho những khuyết hổng lớn, cả trong tái tạo lần đầu hay kỳ sau. Kỹ thuật này giảm thiểu biến Tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung th âm hộ... Bệnh viện Trung ương Huế Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 123 chứng ở vùng cho vạt và cung cấp một lượng lớn da có sẵn cách xa chổ bị ảnh hưởng bởi tia xạ, dấu sẹo tốt, cuống dài với mô có mạch máu nuôi mạnh mẽ, và khả năng làm mỏng mô an toàn để có được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu chỉ với một cuộc mổ. IV. KẾT LUẬN Mục đích của việc tạo hình âm hộ vẫn là phục hồi giải phẫu học cơ quan sinh dục ngoài, bảo tồn vẻ ngoài bình thường cho cơ thể, đảm bảo chức năng sinh dục và bài tiết. Tùy theo sự lan rộng tại chổ, vị trí và kích thước sang thương âm hộ mà lựa chọn kỹ thuật tạo hình phù hợp. Bác sĩ ung thư phụ khoa nên có khả năng thực hiện những vạt đơn giản cho phép đóng vết thương mà không bị căng, nhưng cũng cần có kiến thức và sự trợ giúp của bác sĩ phẫu thuật tạo hình khi cần cho những vạt có cuống phức tạp hơn hay vạt da cơ. Vạt da cơ thon và vạt DIEP nên được cân nhắc cho những khuyết hổng lớn, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã xạ trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ang Z, Qun Q, Peirong Y, et al. Refined DIEP flap technique for vaginal reconstruction. Urol- ogy 2009;74:197-201. 2. Binder JP, Méria P, Desgrandchamps F, Revol M, Servant JM. [Vaginal reconstruction after anterior pelvectomy by deep inferior epigas- tric perforator flap (DIEP)]. Ann Urol (Paris) 2006;40: 192-202. 3. Carramaschi F, Ramos ML, Nisida AC, Ferreira MC, Pinotti JA. V-Y flap for perineal reconstruc- tion following modified approach to vulvectomy in vulvar cancer. Int J Gynaecol Obstet 1999;65: 157-163. 4. Deutinger M, Kuzbari R, Paternostro-Sluga T, Quittan M, Zauner-Dungl A, Worseg A, Todoroff B, Holle J. Donor-site morbidity of the gracilis flap. Plast Reconstr Surg. 1995; 95(7): 1240-4. 5. Fang BR, Ameet H, Li XF, et al. Pedicled thinned deep inferior epigastric artery perforator flap for perineal reconstruction: a preliminary report. J Plast Reconstr Aesthet Surg 2011;64: 1627-1634. 6. Friedman J, Dinh T, Potochny J. Reconstruction of the perineum. Semin Surg Oncol. 2000; 19(3): 282-93. 7. Gonzalez Bosquet J, Magrina JF, Gaffey TA, et al. Long-term survival and disease recurrence in patients with primary squa-mous cell carcinoma of the vulva. Gynecol Oncol 2005;97: 828-833. 8. Hage JJ, Beurden Mv. Reconstruction of ac- quired perineovulvar defects: a proposal of se- quence. Semin Plast Surg 2011;25: 148-154. 9. Hollenbeck ST, Toranto JD, Taylor BJ, et al. Per- ineal and lower extremity reconstruction. Plast Reconstr Surg 2011;128: 551e-563e. 10. Jones RW, Rowan DM, Stewart AW. Vulvar in- traepithelial neopla-sia: aspects of the natural history and outcome in 405 women. Obstet Gy- necol 2005;106:1319-1326. 11. Kaartinen IS, Vuento MH, Hyoty MK, Kallio J, Kuokkanen HO. Reconstruction of the pel- vic floor and the vagina after total pelvic exen- teration using the transverse musculocutaneous gracilis flap. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2015; 68(1): 93-7. DOI: 10.1016/j.bjps.2014.08.059. 12. McCraw JB, Massey FM, Shanklin KD, Horton CE. Vaginal reconstruction with gracilis myocu- taneous flaps. Plast Reconstr Surg. 1976; 58(2): 176-83. 13. Muneuchi G, Ohno M, Shiota A, Hata T, Igawa HH. Deep inferior epigastric perforator (DIEP) flap for vulvar reconstruction after radical vul- vectomy: a less invasive and simple procedure utilizing an abdominal incision wound. Ann Plast Surg 2005;55: 427-429. 14. Ouar N, Mazouz-Dorval S, Revol M, Sorin T. Perineal reconstruction: The use of a gracilis Bệnh viện Trung ương Huế 124 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 muscle flap for urethral fistula coverage, our point of view. Ann Chir Plast Esthet. 2017; 62(2): 163-6. DOI: 10.1016/j.anplas.2016.10.004. 15. Rouzier R, Haddad B, Plantier F, Dubois P, Pelisse M, Paniel BJ. Local relapse in patients treated for squamous cell vulvar carcinoma: in- cidence and prognostic value. Obstet Gynecol 2002;100: 1159-1167. 16. Santanelli F, Paolini G, Renzi L, Persechino S. Preliminary experi-ence in reconstruction of the vulva using the pedicled vertical deep inferior epigastric perforator flap. Plast Reconstr Surg 2007;120:182-186. 17. Vermaas M, Ferenschild FT, Hofer SO, Verhoef C, Eggermont AM, de Wilt JH. Primary and sec- ondary reconstruction after surgery of the irradi- ated pelvis using a gracilis muscle flap transpo- sition. Eur J Surg Oncol. 2005; 31(9): 1000-5. DOI: 10.1016/j.ejso.2005.02.004. 18. Wang X, Qiao Q, Burd A, et al. A new technique of vaginal reconstruction with the deep inferior epigastric perforator flap: a preliminary report. Plast Reconstr Surg 2007;119:1785-1790, dis- cussion 1791. 19. Weikel W, Hofmann M, Steiner E, Knapstein PG, Koelbl H. Reconstructive surgery following resection of primary vulvar cancers. Gynecol Oncol 2005;99:92-100. 20. Wong C, Saint-Cyr M, Arbique G, et al. Three- and four-dimensional computed tomography an- giographic studies of commonly used abdomi- nal flaps in breast reconstruction. Plast Reconstr Surg 2009;124:18-27. Tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung th âm hộ...
File đính kèm:
- tao_hinh_khuyet_hong_trong_phau_thuat_ung_thu_am_ho_bao_cao.pdf