Tâm lý trẻ 3-4 tuổi mẹ cần thấu hiểu
Khả năng tư duy và suy nghĩ
Trẻ 3-4 tuổi đang ở thời kỳ mà não bộ hoạt động cực mạnh. Con thích hỏi han rất nhiều,
có thể suy nghĩ và đặt ra nhiều loại câu hỏi cho nhiều vấn đề khác nhau. Con bắt đầu thể
hiện hoặc đưa ra các ý kiến riêng của bản thân. Trẻ học hỏi rất nhanh và có thể tập trung
vào một công việc hay trò chơi nào đó rất cao độ.
Ở giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu có nhận diện về thế giới chung quanh của mình một cách
rõ ràng hơn, với sự phức tạp hiện hữu và mối tương quan giữa nhiều sự việc, sự vật. Trong
trẻ bắt đầu hình thành những sự "liên tưởng" rất thú vị, chẳng hạn nếu mẹ nói bây giờ đã
sang hè, thì trẻ có thể liên tưởng "à, chúng ta sắp được đi tắm biển".
Và, trẻ cũng bắt đầu nắm bắt các khái niệm, suy luận, nên, nếu trẻ hỏi, mẹ không thể trả
lời qua loa vì con sẽ hỏi cho tới cùng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tâm lý trẻ 3-4 tuổi mẹ cần thấu hiểu
TÂM LÝ TRẺ 3-4 TUỔI MẸ CẦN THẤU HIỂU Tâm lý trẻ 3-4 tuổi là chủ đề cần được mẹ rất chú trọng tìm hiểu. Bởi, giai đoạn này được xem là đỉnh điểm của sự phát triển về tâm sinh lý trẻ, mà từ đây, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển, hình thành tính cách của con ở giai đoạn sau. Để phát huy và giúp con định hình cá tính, phát triển vượt trội, việc thấu hiểu tâm lý con ở thời gian này là vô cùng cần thiết. 1. Đặc điểm tâm lý trẻ 3-4 tuổi Giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu sang lứa tuổi mẫu giáo là khoảng thời gian khá bận rộn với mọi trẻ. Dù con đến trường hay ở nhà, sẽ đều có những đặc điểm tâm sinh lý rất đặc trưng của độ tuổi này. Đây cũng là giai đoạn rất đáng lưu ý trong quá trình phát triển của trẻ, bởi nó đánh dấu sự phát triển năng lực tư duy của trẻ đến đỉnh điểm, trở thành một nền tảng quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển tư duy sau này. Đặc điểm tâm lý trẻ 3-4 tuổi có những nét đặc trưng cơ bản như sau: 1.1 Khả năng tư duy và suy nghĩ Trẻ 3-4 tuổi đang ở thời kỳ mà não bộ hoạt động cực mạnh. Con thích hỏi han rất nhiều, có thể suy nghĩ và đặt ra nhiều loại câu hỏi cho nhiều vấn đề khác nhau. Con bắt đầu thể hiện hoặc đưa ra các ý kiến riêng của bản thân. Trẻ học hỏi rất nhanh và có thể tập trung vào một công việc hay trò chơi nào đó rất cao độ. Ở giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu có nhận diện về thế giới chung quanh của mình một cách rõ ràng hơn, với sự phức tạp hiện hữu và mối tương quan giữa nhiều sự việc, sự vật. Trong trẻ bắt đầu hình thành những sự "liên tưởng" rất thú vị, chẳng hạn nếu mẹ nói bây giờ đã sang hè, thì trẻ có thể liên tưởng "à, chúng ta sắp được đi tắm biển". Và, trẻ cũng bắt đầu nắm bắt các khái niệm, suy luận, nên, nếu trẻ hỏi, mẹ không thể trả lời qua loa vì con sẽ hỏi cho tới cùng. 1.2 Khả năng ngôn ngữ Vốn từ của con đã tăng lên nhiều trở thành công cụ hữu ích cho trẻ để con hỏi, suy nghĩ và đưa ra các lý lẽ. Trẻ có thể hỏi mẹ về một vấn đề nào đó khá cụ thể, chi tiết hơn nhờ vốn từ vựng phong phú của mình so với giai đoạn trước. Từ điển từ vựng của con lúc này đã xuất hiện cả những từ không thực sự có nghĩa và cả những từ "lóng". 1.3 Cảm xúc - điểm nổi bật đáng chú ý trong vấn đề tâm lý trẻ 3-4 tuổi 3-4 tuổi là một khoảng thời gian khi mẹ nhận thấy con thật bướng bỉnh, hết sức lỳ lợm và cứng đầu đến mức mẹ "bảo không được", mà phải tìm đến roi vọt hoặc phạt con bằng các hình thức xử phạt khác. Tuy nhiên, đôi lúc con vô cùng dễ thương, có thể an ủi mẹ nếu thấy mẹ buồn, có thể trò chuyện cùng bố như vẻ thấu hiểu nếu trẻ nhận ra bố đang có điều gì đó không vui. Mẹ sẽ phải ngạc nhiên khi con nỗ lực hết sức làm một việc gì đó để được khen ngợi. Ngược lại, con cũng tỏ thái độ thậm chí là có hành vi "chống đối" một sự việc nào đó tới cùng. Không chỉ dừng ở "sự tinh tế" về việc nắm bắt cảm xúc của những người chung quanh, con còn bộc lộ rất rõ nét các cảm xúc của bản thân từ giận hờn, ganh tị, sợ hãi, cảnh giác cao độ lẫn vẻ đăm chiêu hoặc hài lòng tự mãn như người lớn vậy. 1.4 Khủng hoảng tâm lý trẻ 3-4 tuổi Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 cũng là một phần quan trọng trong đặc điểm tâm lý trẻ 3-4 tuổi mà chúng ta không thể bỏ qua. Khác với khủng hoảng tuổi lên 2 con thường giận dữ, hoặc "mè nheo" gãnh, vòi vĩnh, khủng hoảng tuổi lên 3-4 lại có đặc trưng khá khác. Con có vẻ "đằm" hơn ở các tình huống lý ra có thể thành giận dữ. Nhưng sự "đằm" này đi cùng yếu tố bướng bỉnh và rất khó bảo. 1.5 Cá tính và tính cách Trẻ thể hiện cái tôi một cách vô cùng rõ ràng, trẻ có thể làm mẹ ngạc nhiên khi con khẳng định bảo vệ ý kiến của mình trước một sự việc nào đó. Cá tính của bé thể hiện rất rõ trong việc con ăn uống, chơi đùa. Con chọn những gì mình thích ăn và chơi những món đồ chơi và trò chơi mình thực sự thích, còn bằng không, thì hầu như chúng ta không lấy được sự quan tâm của trẻ vào những điều mà chúng ta đang muốn trẻ hướng về. Trẻ cũng có khuynh hướng mạnh mẽ trong việc xử lý những việc cá nhân và con thích tự mình làm lấy hơn là để người lớn làm hộ. 1.6 Giao tiếp xã hội Về vấn đề giao tiếp xã hội, sự phát triển về tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc kéo theo những thay đổi nhất định trong giao tiếp xã hội ở trẻ 3-4 tuổi. Con thích giao tiếp với những người xung quanh, thích chơi cùng bạn bè, có khuynh hướng chia sẻ, quan tâm đến người khác nhiều hơn trước. 2. Dạy trẻ 3-4 tuổi như thế nào 2.1 Khuyến khích trẻ 3-4 tuổi tư duy sáng tạo Khuyến khích trẻ tư duy suy nghĩ nhiều trong độ tuổi này là điều đầu tiên mẹ nên làm. Mẹ hãy bắt đầu bằng việc đơn giản nhất là sự kiên nhẫn giải đáp đúng hướng đúng mực cho trẻ, trước những câu hỏi trẻ đưa ra. Hãy trả lời đủ để cho trẻ hiểu và chấp nhận lời giải thích của mẹ một cách có cơ sở và logic. Điều này sẽ khiến trẻ có hứng thú, thêm sự hài lòng khi được giải đáp các vấn đề mà bản thân đang tìm hiểu hoặc thắc mắc. Gợi mở một số chủ đề hữu ích phù hợp độ tuổi trẻ và đưa ra cho trẻ các câu hỏi để con trả lời. Bên cạnh đó định hướng cho con suy nghĩ một cách đúng đắn và tích cực, từ những lời giải đáp, giải thích đúng của mình. 2.2 Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ Nói chuyện với trẻ thường xuyên về nhiều chủ đề trong cuộc sống, từ những câu chuyện về thực phẩm, ăn uống, thiên nhiên và chuyện đi học ở trường của con, nếu mẹ đã cho trẻ đến trường. Hãy xem con như một người bạn nhỏ và các câu chuyện, chủ đề mẹ nói với trẻ là những câu chuyện có tính chia sẻ, giải thích hơn là sự áp đặt hay ra lệnh. Như thế, trẻ sẽ tiếp nhận sự trò chuyện của mẹ rất tích cực, tăng sự linh hoạt lẫn cảm xúc của trẻ hơn. 2.3 Dạy con qua những trò chơi 2.3.1 Trò chơi vận động Trẻ lúc này đã thể hiện cái tôi, nét cá tính, xu hướng tự mãn và thích tương tác xã hội, vì vậy, những trò chơi có tính tương tác cao hay có tính cạnh tranh rất phù hợp và thu hút trẻ. Mẹ hãy cho trẻ tham gia các trò chơi như bật xa, ném bóng, bắt bóng, đá bóng, đuổi bắt,...chắc chắn trẻ sẽ rất hứng thú và mang lại tác dụng rất tốt cho sự phát triển về tâm lý của trẻ, cũng như sự khéo léo, cùng khả năng định hướng quan sát của trẻ. 2.3.2 Trò chơi thông minh phát triển trí não Những trò chơi thông minh có tác dụng phát triển trí não cần được chú trọng, vì đây là công cụ hữu hiệu góp phần giúp trẻ phát triển trí thông minh của mình tối ưu ở giai đoạn này. Mẹ hãy chọn các trò chơi có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi khám phá, sự tưởng tưởng của trẻ như: puzzle, Lego, lắp ghép đồ gỗ, chơi bán hàng hay nấu ăn tưởng tượng,...Mẹ sẽ thấy trẻ rất thích thú, có thể ngồi hàng giờ để chơi, khám phá và giải đáp cho mình. Cũng nhờ vậy mà khả năng sáng tạo, vận động tinh của trẻ cũng trở nên khéo léo hơn. 2.4 Đọc sách Đọc sách là một trong các công cụ cực kỳ hữu hiệu trong quá trình dạy con của mọi phụ huynh. Sách không chỉ để lại cho trẻ những câu chuyện thú vị, còn giúp trẻ phát triển tư duy, suy nghĩ, tăng sự học hỏi và trí tượng tượng. Nội dung của các câu chuyện hay các chủ đề trong sách cũng giúp trẻ phát triển tốt hơn các mối tương quan giao tiếp trong gia đình và xã hội ở thực tế. 2.5 Dạy con tạo hình và học vẽ Tạo hình bằng việc cắt giấy, gấp giấy hay, nặn đất sét, tạo hình với cát, hay sử dụng những vật dụng như que gỗ, nắp chai,...để tạo hình đồ vật sáng tạo có tác dụng rất tốt cho trẻ. Các công việc này vừa là trò chơi giải trí vừa là cách trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đấy sức sáng tạo của mình. Điều này kích thích và khơi mở để trẻ phát triển sự sáng tạo hết mức có thể. Mẹ hãy cho con có cơ hội tô màu bằng chì, sáp hay bút màu và vẽ. Cơ hội tiếp xúc với các công cụ tạo nên hình ảnh và màu sắc này cũng là một điều vô cùng tuyệt vời, để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo phong phú của trẻ. Bên cạnh đó, màu sắc, nét vẽ, bố cục mà trẻ hình thành sáng tạo nên cũng chính là sự hiện hữu cá tính, thậm chí thể hiện suy nghĩ tâm lý trẻ. Từ cơ sở này, mẹ sẽ hiểu rõ trẻ hơn, hoặc dự đoán tâm lý của con, để có cách hỗ trợ, hướng dẫn và dạy trẻ một cách hiệu quả hơn. Mẹ có biết, vẽ được xem là một công cụ biểu đạt cảm xúc rất chân thực. Vẽ còn có thể giúp mẹ nhận biết con có đang ổn định về tâm lý hay không. Thông qua nét vẽ, bố cục tranh vẽ của con, mẹ có thể cảm nhận con có đang hạnh phúc không. Tranh vẽ của trẻ còn là một bằng chứng có thể thể hiện tình trạng rối loạn cảm xúc ở trẻ, hoặc những xáo động nào đó mà con gặp phải, mà con không thể giải tỏa hay lột tả theo các cách thông thường như trò chuyện, diễn đạt hoặc chia sẻ bằng ngôn ngữ. 2.6 Đưa ra những nguyên tắc, dạy trẻ sự tự lập và biết giúp đỡ Đưa ra những nguyên tắc đơn giản và yêu cầu trẻ tuân thủ để bảo đảm con hiểu những việc mình làm và nguyên nhân hậu quả nếu có. Các nguyên tắc này nhằm hướng dẫn trẻ nhận diện các hành động hành vi của mình là phù hợp hay không phù hợp. Nếu con hành động phù hợp tất nhiên đó là tốt và có thể được khen ngợi. Ngược lại, khi con cố ý làm sai, thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả mà con biết rõ nó gắn liền với hình phạt cụ thể nào. Việc hiểu biết này sẽ con nâng cao nhận thức của mình lên, định hướng lối hành vi ứng xử của trẻ, để hạn chế sự bướng bỉnh thường gặp ở lứa tuổi này. Dạy trẻ tự lập ở giai đoạn 3-4 tuổi cũng vô cùng cần thiết. Những việc cá nhân của trẻ như rửa mặt, đánh răng, rửa tay, tắm rửa, mặc quần áo, xếp đồ chơi gọn ghẽ lại sau khi chơi,....đều nên được nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực hiện. Có thể trẻ không tự mình làm hết được mọi việc hay làm một cách chỉn chu, mẹ hãy giúp đỡ trẻ nhé. Cùng với việc dạy con biết tự sắp xếp, xử lý những việc cá nhân nho nhỏ, dạy con biết phụ giúp những việc trong khả năng của trẻ cũng là điều mẹ cần làm. Vì đặc điểm của trẻ ở độ tuổi này là đã biết nắm bắt cảm xúc của người khác và quan tâm đến các mối tương quan quanh mình, nên mẹ khá dễ dàng trong việc hướng dẫn con, dạy con biết phụ giúp, san sẻ với người khác những việc mà trẻ có thể. Hãy dạy và để trẻ phụ mẹ dọn chén đĩa ra bàn ăn trước bữa ăn, để trẻ dọn chén đĩa khi đã ăn xong, phụ mẹ quét nhà hay bỏ rác đúng chỗ,...Những việc nhỏ này không chỉ tập luyện cho trẻ biết phụ giúp, tính tự giác, mà chính trẻ cũng nhận được niềm vui và sự tự hào khi cảm thấy bản thân mình thực sự có ích. 3. Lưu ý dành cho mẹ khi nắm bắt tâm lý trẻ 3-4 tuổi Hãy kiên nhẫn : Kiên nhẫn là yếu tố đầu tiên đòi hỏi với mọi phụ huynh khi giáo dục con cái ở mọi độ tuổi. Độ tuổi 3-4 của trẻ chắc chắn cũng không ngoại lệ. Nếu con hỏi bạn 10 câu hỏi, hãy kiên nhẫn trả lời trẻ. Vì con còn nhiều thắc mắc và chưa thực sự hiểu hay biết việc con đang làm, hãy từ tốn giải thích cặn kẽ đủ cho trẻ hiểu và chấp nhận được. Chắc chắn rồi một lúc nào đó khi kết quả xuất hiện, mẹ sẽ cảm thấy sự kiên nhẫn của mình là rất đáng. Hãy chia sẻ một cách chân thành và dịu dàng với trẻ : Trẻ ở độ tuổi 3-4 đã hiểu nhiều và biết suy luận, thích lý lẽ. Do đó, mẹ đừng coi thường trẻ mà đối phó sự rắc rối của trẻ một cách qua loa. Đây có thể là nguyên nhân khiến con tiếp tục bướng bỉnh và khó bảo, bởi con không phục mẹ. Thêm vào đó, con cũng đã bắt đầu là những "kẻ hiểu chuyện" nên mẹ rất cần dịu dàng với trẻ khi giải quyết mọi vấn đề. Trẻ lúc này cũng rất giàu cảm xúc nên mẹ hãy tận dụng điều này, hẳn là sự đối đáp của trẻ với mẹ, cũng là dịu dàng dễ thương không kém. Đừng nói dối trẻ : Nói dối là "đại kỵ" với trẻ ở độ tuổi khá nhạy cảm này. Mẹ nói dối, con có thể suy luận và nhận ra bằng cách nắm bắt cảm xúc của mẹ đấy. Thành ra, thận trọng và đừng xem thường trẻ nhé. Từ lúc này, sử dụng một lời nói dối bất chợt mang tính đối phó cho xong chuyện, cũng có thể trở thành tác nhân gây ra rắc rối đấy mẹ ạ. Làm gương cho con : Chưa khi nào thừa khi trong kinh nghiệm làm cha mẹ tốt luôn có sự nhắc nhở, lưu ý về vấn đề làm gương cho con cái. Người ta thường ví, con cái chính là cái bóng của cha mẹ. Vì vậy, giai đoạn 3-4 tuổi này, nếu đã nắm được cơ bản tâm lý trẻ, thì chắc chắc không cha mẹ nào lại muốn làm gương xấu cho con cả, vì trẻ học theo rất nhanh và dễ hình thành những nếp gấp khó sửa trong tính cách của mình. Luôn tỉnh táo và làm gương tốt cho con mẹ nhé. Không thỏa hiệp : Thỏa hiệp có thể được xem là một trong các yếu tố góp phần tạo nên sự thất bại lớn nhất, trong việc giáo dục con cái nói chung. Với trẻ 3-4 tuổi, mẹ cũng cần xây dựng những nguyên tắc phù hợp nhất định, hãy giúp trẻ hiểu nguyên tắc đó và cùng nhau thực hiện. Đây là cách để định hướng, là "luật" để mẹ giúp con đi đúng đường, giảm bớt những tình huống "khó bảo" và bảo đảm quá trình hình thành tính cách của trẻ theo cách tích cực nhất. Có thể nói rằng, tâm lý trẻ 3-4 tuổi là một vấn đề không đơn giản đối với phụ huynh nói chung, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha mẹ. Dù không hẳn là quá phức tạp, nhưng có thể nhận thấy, thực sự việc thấu hiểu tâm lý của trẻ, để đảm bảo giúp con phát triển tốt nhất ở giai đoạn quan trọng này là việc làm rất cần. Cùng con lớn lên cũng được xem như cha mẹ thêm một lần "trưởng thành", và quá trình ấy đòi hỏi ở chúng ta rất nhiều nỗ lực, nhiều cố gắng.
File đính kèm:
- tam_ly_tre_3_4_tuoi_me_can_thau_hieu.pdf