Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tái tạo vú bằng vạt TRAM ở bệnh nhân ung

thư vú giai đoạn sớm.

Đối tượng: 41 bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ thẳng bụng có cuống (TRAM ) sau

cắt bỏ tuyến vú do ung thư từ 2017-2019 tại Trung tâm Ung bướu - bệnh viện Trung ương Huế

Kết quả: Có 14/41 bệnh nhân tái tạo vú tức thì, 11/41 sử dụng cuống mạch cùng bên trong đó 95,1%

bệnh nhân có BMI < 25, hơn 50% có sẹo mỗ cũ dưới rốn, 61% có thời gian mổ trung bình là 180-210 phút,

85,4% có thời gian hậu phẫu là 10-15 ngày. Tỷ lệ biến chứng thấp (14,6%), trong đó 3 biến chứng quan

trọng đối với vạt TRAM có cuống so với vạt DIEP là phồng thành bụng, thoát vị thành bụng và hoại tử vạt

hoàn toàn đều đạt mức 0%.

Kết luận: Phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm là

phẫu thuật an toàn và đáng tin cậy trong chọn lựa phương pháp tái tạo vú trên phụ nữ Việt Nam.

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 1

Trang 1

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 2

Trang 2

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 3

Trang 3

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 4

Trang 4

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 5

Trang 5

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 6

Trang 6

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 18560
Bạn đang xem tài liệu "Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm

Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 3
Nghiên cứu
 TÁI TẠO VÚ BẰNG VẠT TRAM CÓ CUỐNG LÀ PHẪU THUẬT 
ĐÁNG TIN CẬY ĐỐI VỚI UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM
Nguyễn Đình Tùng1*, Vi Hà Tân Anh1, Lê Kim Hồng1, 
Trần Nhật Huy1, Trần Ngọc Huy1, Nguyễn Văn Phúc1, Nguyễn Tựu1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tái tạo vú bằng vạt TRAM ở bệnh nhân ung 
thư vú giai đoạn sớm.
Đối tượng: 41 bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ thẳng bụng có cuống (TRAM ) sau 
cắt bỏ tuyến vú do ung thư từ 2017-2019 tại Trung tâm Ung bướu - bệnh viện Trung ương Huế 
Kết quả: Có 14/41 bệnh nhân tái tạo vú tức thì, 11/41 sử dụng cuống mạch cùng bên trong đó 95,1% 
bệnh nhân có BMI < 25, hơn 50% có sẹo mỗ cũ dưới rốn, 61% có thời gian mổ trung bình là 180-210 phút, 
85,4% có thời gian hậu phẫu là 10-15 ngày. Tỷ lệ biến chứng thấp (14,6%), trong đó 3 biến chứng quan 
trọng đối với vạt TRAM có cuống so với vạt DIEP là phồng thành bụng, thoát vị thành bụng và hoại tử vạt 
hoàn toàn đều đạt mức 0%.
Kết luận: Phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm là 
phẫu thuật an toàn và đáng tin cậy trong chọn lựa phương pháp tái tạo vú trên phụ nữ Việt Nam.
ABSTRACT 
BREAST RECONSTRUCTION WITH THE PEDICLED TRAM FLAP IS 
A RELIABLE PROCEDURE IN THE EARLY BREAST CANCER PATIENTS
Nguyen Đinh Tung1*, Vi Ha Tan Anh1, Le Kim Hong1, 
Tran Nhat Huy1, Tran Ngoc Huy1, Nguyen Van Phuc1, Nguyen Tuu1
 Objectives: Finding the clinical factors was affected by the outcomes of breast reconstruction with 
TRAM flap in the early breast cancer patients.
Methods: The pedicled TRAM flap breast reconstruction were performed in 41 patients after nipple 
sparing mastectomy as well as modified radical mastectomy from 2017-2019 at Hue Central Hospital. 
Results: Immediate breast reconstruction was 14/41 cases, the ipsilateral pedicled TRAM flap was 
using in 11/41 cases. There is 95.1 % patient with BMI< 25, more than 50% having the abdominal scars, 
61% patient with operating time is 180 - 210 minutes, 85,4% spending in post opearting periode during 10-
15 days. The rate of complication was 14,6%, no finding the severe complications of reconstruction in the 
total flap necrosis and hernia or bulge in this study.
1 Bệnh viện Trung ương Huế - Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Đình Tùng 
- Email: tung.phd@gmail.com; ĐT: 0913426510
Bệnh viện Trung ương Huế 
4 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
 Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tái tạo lại vú sau cắt tuyến vú là một nhu cầu cần 
thiết của nhiều bệnh nhân ung thư vú, đặc biệt là ở 
những phụ nữ trẻ, nhất là khi điều kiện kinh tế xã 
hội phát triển thì nhu cầu này càng trở nên cần thiết 
nhằm cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau 
điều trị ung thư.
Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp tái taọ 
vú phổ biến đó là sử dụng túi độn và vạt tự thân. 
Mặc dù tái tạo vú bằng túi độn là phương pháp được 
ưa chuộng và ngày càng phổ biến trên thế giới đặc 
biệt là những ung thư vú giai đoạn sớm, tuy nhiên 
tái tạo vú tự thân ngày càng khẳng định tính bền 
vững so với túi độn, nhất là trong bối cảnh túi độn 
xuất hiện nhiều biến chứng trong đó phải kể đến là 
tỷ lệ ung thư hạch liên quan đến túi độn ngày càng 
gia tăng sau hằng chục năm theo dõi tại các nước 
Âu Mỹ. Kể từ khi được giới thiệu bởi Hartrampf và 
cộng sự từ năm 1982, vạt da cơ thẳng bụng (TRAM) 
có cuống đã cung cấp một khối lượng mô có tính 
chất và kích cỡ, hình dáng khá nhất quán với vú đối 
diện. Vì vậy vạt TRAM có cuống đã trở thành một 
lựa chọn quan trọng trong phẫu thuật tái tạo vú bằng 
chất liệu tự thân, đạt được những kết quả ưu việt về 
phương diện thẩm mỹ.
Qua hơn 30 năm thế giới tiến hành song song các 
phương pháp tái tạo vú bằng vạt tự thân bởi TRAM có 
cuống, vạt TRAM tự do và vạt nhánh xuyên thượng 
vị dưới sâu ( DIEP ). Hồi cứu y văn của các công trình 
được đăng tải trên các Pubmed, EMBASE, Scopus 
và dữ liệu Cochrane từ tháng 1/1990 đến 1/2017 đến 
nay các tổng kết nghiên cứu so sánh của hai phương 
pháp này cho thấy không có phương pháp nào tỏ ra 
nổi trội hơn phương pháp còn lại.
 Trung Tâm Ung Bướu - Bệnh Viện TW Huế bắt 
đầu tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng rộng (LD) từ 
năm 1998 và TRAM từ năm 2007. Nhằm đảm bảo 
an toàn cho vạt cung cấp máu tốt, chúng tôi thận 
trọng bắt đầu bằng tái tạo vú hai cuống mạch sau đó 
cải tiến thành 1 cuống mạch có tăng cường nhánh 
nối năm 2009 (Surpercharged TRAM technique) và 
hiện nay là 1 cuống mạch đơn thuần. Tái tạo vú vạt 
TRAM đã trở thành một phẫu thuật thường quy đối 
với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả 
tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống ở bệnh nhân 
ung thư vú giai đoạn sớm
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 
đến tháng 6/2019 có 41 bệnh nhân được phẫu thuật 
tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống tại Trung tâm 
ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế. Mỗi bệnh 
nhân đều được tư vấn về vạt TRAM có cuống, vạt tự 
do hay túi độn và thảo luận với thầy thuốc trong việc 
quyết định lựa chọn phương pháp tái tạo. Tái tạo vú 
bằng vạt TRAM có cuống cùng bên có 11 bệnh nhân 
và vạt TRAM cuống đối bên có 30 bệnh nhân, có 14 
trường hợp tái tạo vú được thực hiện tức thì ngay 
sau mổ cắt vú giữ lại quầng núm vú.
Các tiêu chuẩn chính lựa chọn bệnh nhân: 
- Tuổi: dưới 60 
- Bệnh nhân tái tạo vú tức thì đối với giai đoạn 
I, II.
- Bệnh nhân tái tạo vú trì hoãn đối với giai đoạn 
I, II, IIIA sau điều trị 1 năm. 
- Thể trạng tốt và không có các bệnh lý mãn tính 
chưa được kiểm soát như tim mạch, tiểu đường, hội 
chứng viêm phổi tắt nghẽn mãn tính
- Không hút thuốc lá 
2.2. Phương pháp: Là phương pháp mô tả tiến cứu 
Phần da cơ của vạt lấy được vẽ theo hình elip 
tiêu chuẩn. Bên lấy cuống vạt dựa vào tiền sử phẫu 
thuật vùng bụng trước đó. Cuống vạt là cơ thẳng 
Conclusion: The pedicled TRAM flap was a safe and reliable procedure for choosing in breast 
reconstruction in Vietnam 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 5
bụng kèm với một phần lá trước của cân cơ. Tạo 
đường hầm dưới da từ vùng lấy vạt đến nơi nhận 
vạt, tức là vị trí vú cần tái tạo. Đường hầm được 
tạo ra với bề rộng vừa đủ để có thể đưa vạt qua, 
nhưng không được quá rộng vì dễ gây tụt vạt về sau 
gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Sau khi đưa 
vạt qua được đường hầm cần đảm bảo cuống mạch 
không vị vặn xoắn quá mức.
Vú được tái tạo tuỳ theo hiện trạng với vú đối 
diện để đạt cân xứng hoặc có kế hoạch cân chỉnh 
vú đối diện. Chúng tôi không chủ trương phẫu thuật 
cân chỉnh vú đối diện trong lúc tái tạo vì về lâu dài 
vú tái tạo sẽ bị trễ xuống, không còn cân xứng như 
ở thời điểm tái tạo.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Bảng 3.1: Đặc điểm chung cuả bệnh nhân nghiên cứu 
 Các đặc điểm N Tỷ lệ %
Chỉ số khối cơ thể
BMI <= 25 39 95.1 %
BMI > 25 2 4.9 %
Lịch sử bản thân
Chưa mãn kinh 18 43.9 %
Mãn kinh 23 56.1 %
Bệnh Phối hợp
Đái tháo đường 2 4.9 %
Tăng huyết áp 0 0 %
Sẹo mổ cũ vùng bụng
Sẹo mổ lấy thai 20 48.8%
Sẹo mổ đường giữa bụng 1 2.4%
Hút thuốc lá 0 0 %
Tiền sử gia đình
Ung thư vú 0 0 %
Ung thư khác 0 0%
 Nhận xét: Hơn 50% bệnh nhân có sẹo mỗ cũ vùng bụng, chủ yếu là mổ lấy thai 
2. Bảng 3.2: Đặc điểm phẫu thuật 
2a. Biểu đồ 1: Thời điểm và phương pháp tái tạo 
Bệnh viện Trung ương Huế 
6 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
 Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật...
2b. Thời gian phẫu thuật và chăm sóc sau mổ 
N %
Thời gian lấy vạt da cơ thẳng bụng
<60 phút 16 39%
60-90 phút 25 61%
90 -120 phút 0 0%
>120 phút 0 0%
Cộng 41 100%
Thời gian toàn bộ phẫu thuật
<150 phút 0 0%
150-180 phút 2 4.9%
180-210 phút 25 61%
210-240 phút 2 4.9%
>240 phút 12 29.3%
Cộng 41 100%
Thời gian hậu phẫu
<10 ngày 3 7.3%
10-15 ngày 35 85.4%
15-20 ngày 1 2.4%
20-25 ngày 0 0%
>25 ngày 2 4.9%
Cộng 41 100%
3. Bảng 3.3: Biến chứng sau mổ tại vị trí cho và nhận vạt 
N Tỷ lệ %
Bục vết mổ thành bụng 1 2.4%
Tụ dịch ổ bụng 2 4.9%
Tụ dịch vú tái tạo 1 2.4%
Hoại tử vạt 1 phần 2 4.8%
Hoại tử vạt hoàn toàn
Phồng thành bụng 
Thoát vị thành bụng
0
0
0
0%
0%
0%
 Cộng 6 14.6%
4. Bảng 3.4: So sánh đặc điểm bệnh nhân với tỷ lệ biến chứng 
 N % P
Tuổi
<45 2/17 10.5
0.084
≥45 4/22 18.2
BMI
<25 6/39 15.4
0.548
≥25 0/2 0
Bệnh kèm Có 2 100 0.013
Không 4/35 11.4
Vị trí Cùng bên 0/11 0 0.268
cuống mạch Đối bên 6.24 20
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 7
IV. BÀN LUẬN
4.1. Lý do chọn lựa vạt TRAM là phương 
pháp tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư vú 
Hồi cứu y văn của các công trình được đăng 
tải trên các Pubmed, EMBASE, Scopus và dữ liệu 
Cochrane từ tháng 1/1990 đến 1/2017.
 Có 11 nghiên cứu so sánh vạt TRAM có cuống 
và vạt TRAM tự do, vạt DIEP. Các nghiên cứu đánh 
giá 3968 vạt bao gồm 1891 vạt có cuống, 866 vạt tự 
do, và 1211 vạt DIEP. Bệnh nhân vạt tự do có nguy 
cơ thấp hơn một cách có ý nghĩa về hoại tử mỡ và 
hoại tử vạt một phần so với vạt TRAM có cuống, 
không có sự khác biệt đối với hoại tử vạt hoàn toàn 
và thoát vị hay phồng thành bụng giữa vạt TRAM 
tự do và vạt TRAM có cuống. Không có khác biệt 
đáng lưu ý đối với các biến chứng giữa vạt có cuống 
và vạt tự do ngoại trừ thoát vị và phồng thành bụng.
Kết luận của những nghiên cứu này cho thấy 
mặc dù vạt TRAM có cuống đang được thay thế bởi 
vạt TRAM tự do hay vạt DIEP và trong đó thể hiện 
bởi những biến chứng thấp hơn liên quan đến hoại 
tử vạt và những biến chứng tại vùng cho, tuy nhiên 
qua y văn trong vòng 20 năm qua vẫn chưa có bằng 
chứng rõ ràng là vạt nào có lợi ích nhất liên quan 
đến tưới máu vạt và tổn thương vùng cho vạt. Do 
vậy, các phẫu thuật viên nên chọn những phương án 
phù hợp dựa vào mong muốn bệnh nhân và các yếu 
tố liên quan đến bệnh nhân. 
Một nghiên cứu lớn khác so sánh vạt TRAM có 
cuống và vạt TRAM tự do cũng đã được công bố tại 
Hoa kỳ. Mục đích là so sánh các biến chứng sau mổ, 
thời gian nằm viện, tổng chi phí phải trả của 2 loại 
kỹ thuật này. Nghiên cứu được tiến hành trên toàn 
nước Mỹ trong giai đoạn 2008-2011 trên 21.655 
bệnh nhân. Qua phân tích đa biến cho thấy vạt tự 
do có tỷ lệ béo phì cao hơn, trải qua mổ lại, đòi hỏi 
mổ cầm máu, biến chứng tụ máu, nhiễm trùng so 
với vạt có cuống. Vạt TRAM có cuống có khả năng 
Nhận xét: Tuổi dưới 45 ,BMI < 25 , lựa chọn cuống vạt cùng bên và không có bệnh mãn tính là những 
yếu tố an toàn cho tái tạo vú 
5. Hình 1: Tái tạo vú trì hoãn bằng vạt TRAM và tái tạo núm vú sau 6 tháng, trước và sau mổ 
6. Hình 2: Phẫu thuật cắt vú giữ lại quầng núm vú và tái tạo vú tức thì bằng vạt TRAM, trước và sau mổ 
Bệnh viện Trung ương Huế 
8 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
 Tái tạo vú bằng vạt tram có cuống là phẫu thuật...
Bảng 4.1: So sánh các biến chứng khi phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống
Các nghiên cứu Số ca biến chứng Tỷ lệ %
Adeyiza O. Momoh(n=197) 55 27.9%
Yoon S. Chun (n=105) 49 46.6%
Patricia A. Clugston (n=190) 97 51.3%
NĐTung (n=41) 06 16.4%
Bảng 4.2: Biến chứng tại vị trí nhận vạt 
 Biến chứng 
Adeyiza O. 
Momoh(n=197) 
Yoon S. Chun 
(n=105) 
Patricia A. 
Clugston(n=190) 
NĐTung (n=41)
Hoại tử vạt hoàn toàn 0 (0%) 0(0%) 0(0%) 0(0%)
Hoại tử vạt 1 phần 3 (1.5%) - 5(2%) 2(4.8%)
Hoại tử mỡ một phần - 24 (11.4%) 18(7.1%) 0(0%)
Hoại tử mỡ hoàn toàn 23 ( 11.7%) - - 0(0%)
Nhiễm trùng 5 ( 2.5%) 4(3.8%) 7(3.7%) 0(0%)
Tụ máu vùng vú 7 (3.6% 2(1.9%) 3(1.6%) 1(2.4%)
xuất hiện viêm phổi, tắt mạch phổi. Các dạng tái tạo 
không ảnh hưởng đến nguy cơ hoại tử vạt hoặc tụ 
dịch. Tổng kinh phí chi trả đối với vạt TRAM tự do 
là cao hơn so với TRAM có cuống, thời gian nằm 
viện không ảnh hưởng đối với 2 loại kỹ thuật này. 
Trong một phân tích đa biến có hiệu chỉnh nguy cơ, 
vạt TRAM tự do là yếu tố nguy cơ độc lập đối với 
việc gia tăng thời gian nằm viện, tổng kinh phí chi 
trả và các biến chứng sau mổ. Nghiên cứu kết luận 
rằng vạt TRAM tự do gia tăng nguy cơ biến chứng 
sau mổ và sử dụng nguồn tài chính tốn kém hơn 
so với vạt có cuống trong một phân tích hiệu chỉnh 
nguy cơ trên diện rộng. 
4.2. Các biến chứng trong tái tạo vú vạt 
TRAM có cuống tại trên phụ nữ Việt nam là có 
thể chấp nhận được so với các tác giả khác trên 
thế giới. 
Khi so sánh tỷ lệ biến chứng của vạt TRAM có 
cuống và vạt DIEP, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
biến chứng chung của vạt là tương đương giữa hai 
nhóm, trong khi vạt TRAM có biến chứng phồng 
thành bụng cao hơn (9,5% so với 2,3%), tỷ lệ thoát 
vị là 3,9% so với 0%. Bệnh nhân tái tạo vạt DIEP 
có tỷ lệ hài lòng cao hơn (81,7% so với 70,2%), tuy 
nhiên mức độ hài lòng về mặt thẩm mỹ là tương 
đương giữa hai nhóm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng 
chung của phẫu thuật có 6 trường hợp, chiếm tỷ lệ 
14.6%. Khi so sánh với một số tác giả khác, tỷ lệ 
biến chứng được thể hiện trong bảng 4.1
Biến chứng tại vị trí nhận vạt thay đổi khác 
nhau tùy từng tác giả. Trong nghiên cứu này, tỷ 
lệ biến chứng của chúng tôi gần tương đương với 
các nghiên cứu của Adeyiza O. Momoh, Yoon S. 
Chun, Patricia A. Clugston. Nghiên cứu của chúng 
tôi không ghi nhận trường hợp nào hoại tử mỡ một 
phần và hoàn toàn. Có 1 trường hợp tụ máu vùng vú 
đã được tiến hành đánh giá dưới siêu âm, và thực 
hiện tháo dịch tại phòng mổ. Đặc biệt có 02 trường 
hợp hoại tử vạt chiếm 4.8%, trường hợp hoại tử vạt 
một phần được tiến hành cắt lọc phần mô vạt hoại 
tử, sau khi cắt lọc đánh giá phần mô vạt còn lại còn 
tưới máu tốt nên chúng tôi quyết định khâu tạo hình 
lại vú mới.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 9
Bảng 4.3: Biến chứng tại nơi nhận vạt
Biến chứng
Adeyiza O. 
Momoh(n=197) 
Yoon S. 
Chun(n=105) 
Patricia Clugston 
(n=190) 
NĐTung 
(n=41)
Thoát vị thành bụng 7(3.9%) 3(2.9%) 0(0%) 0(0%)
Phồng thành bụng 17(9.5%) 3(2.9%) 11(5.8%) 0(0%)
Nhiễm trùng - 2(1.9%) - 0(0%)
Tụ máu thành bụng - 1(0.9%) 3(1.6%) 2(4.9%
Nang thanh dịch - 4(3.8%) 18(9.5%) 0(0%)
Bục vết mổ thành bụng - 4(3.8%) 20(10.5%) 1(2.4%)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ biến 
chứng tại nơi cho vạt thấp hơn các nghiên cứu 
của các tác giả khác. Biến chứng được quan tâm 
nhất tại thành bụng là thoát vị và phồng thành 
bụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi 
nhận bất kì một trường hợp nào có các biến 
chứng kể trên. Theo Patricia A. Clugston, có mối 
liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ biến chứng tại thành 
bụng với phương pháp tái tạo thành bụng dùng 
mesh hoặc không mesh. Biến chứng tăng lên ở 
những trường hợp tái tạo thành bụng không sử 
dụng tấm mesh. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
100% bệnh nhân khi tái tạo thành bụng đều được 
sử dụng tấm mesh.
V. KẾT LUẬN
Đánh giá kết quả nghiên cứu sớm trong vòng 2 
năm 2017-2019 trên 41 bệnh nhân ung thư vú giai 
đoạn sớm được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM 
tại bệnh viện Trung ương Huế cho thấy những yếu 
tố lâm sàng có thể mang lại sự an toàn cho phẫu 
thuật này nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng 
là tuổi dưới 45, BMI < 25, không có bệnh kèm mãn 
tính, sử dụng cuống mạch tái tạo cùng bên và đặt 
mesh tái tạo thành bụng.
Phẫu thuật tái tạo vú vạt TRAM có cuống trên 
phụ nữ Việt nam có tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với 
các tác giả khác trên thế giới và là sự lựa chọn đối 
với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Tùng và CS: Ứng dụng vạt TRAM 
cải tiến trong tái tạo vú, Tạp chí Y học TP. HCM, 
số 13, tập 6, trang 325-331, 2009.
2. Nguyễn Đình Tùng: Phẫu thuật tái tạo vú bằng 
vạt tự thân, Tạp chí Y học Việt Nam, số 389, 
tập1, trang 14-18, 2011.
3. Y. S. Chun, I. Sinha, A. Turko, S. Lipsitz, and J. 
J. Pribaz: Outcomes and patient satisfaction fol-
lowing breast reconstruction with bilateral ped-
icled TRAM flaps in 105 consecutive patients, 
Plast. Reconstr. Surg., vol. 125, no. 1, pp. 1-9, 
2010, doi: 10.1097/PRS.0b013e3181c2a620
4. Golpanial: Free Versus Pedicled TRAM Flaps: 
Cost Utilization and Complications, Aesthetic 
Plast Surg,2016 Dec;40(6):869-876. 
5. Woonhyeok Jeong: Meta-analysis of flap 
perfusion and donor site complications for 
breast reconstruction using pedicled versus 
free TRAM and DIEP flap, 2018, Volume 38, 
Pages 45-51

File đính kèm:

  • pdftai_tao_vu_bang_vat_tram_co_cuong_la_phau_thuat_dang_tin_cay.pdf