Tài nguyên vị thế khu vực cửa sông: Tư duy mới trong khai thác tài nguyên bền vững
Tư duy truyền thống coi tài nguyên thiên
nhiên là những dạng vật chất có thể khai thác và
có giá trị sử dụng vì mục đích kinh tế đang dần
được thay thế bởi quan điểm tài nguyên là tất cả
các yếu tố tự nhiên được sử dụng theo nhiều
hình thức khác nhau hoặc sự tồn tại tự thân của
các yếu tố đó đã tạo ra lợi ích. Tài nguyên vị thế
thường được hiểu một cách đơn giản là những
ưu thế và lợi ích từ các đặc điểm địa lý (vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên) có thể khai thác để phục
vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phòng. Việc nhận thức đúng đắn về
giá trị tài nguyên vị thế sẽ góp phần khai thác
hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên, sử dụng hợp lý
tài nguyên, phát triển bền vững cũng như tổ chức
không gian, quy hoạch phát triển kinh tế.
Khu vực cửa sông sở hữu nhiều dạng tài
nguyên đặc thù, có chức năng quan trọng về môi
trường, sinh thái và bảo tồn. Với 3.260 km
đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cắt qua 28
tỉnh và thành phố, Việt Nam có 114 cửa sông,
cửa lạch đổ ra biển với lợi thế căn bản về vị trí
địa lý tạo nên những lợi ích chủ yếu về môi
trường tự nhiên, về địa kinh tế và về địa chính
trị [6]. Đặc biệt, với chủ trương đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, các
khu vực cửa sông ven biển cũng được chú trọng
đầu tư, khai thác để trở thành những hành lang
kinh tế ven biển. Bài viết tập trung phân tích các
đặc tính về tài nguyên vị thế khu vực cửa sông
và định hướng khai thác nguồn tài nguyên này
như là một hướng tiếp cận mới về khai thác tài
nguyên bền vững.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài nguyên vị thế khu vực cửa sông: Tư duy mới trong khai thác tài nguyên bền vững
3 TÀI NGUYÊN VỊ THẾ KHU VỰC CỬA SÔNG: TƯ DUY MỚI TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG NGUYỄN SONG TÙNG, ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG Tóm tắt: Tài nguyên vị thế ngày càng được coi là dạng tài nguyên đặc biệt, có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Với 114 khu vực cửa sông, lạch phân bố dọc theo lãnh thổ, nguồn tài nguyên vị thế khu vực cửa sông Việt Nam có giá trị và tiềm năng to lớn. Vì thế, việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên vị thế khu vực cửa sông là một hướng tiếp cận mới, một tư duy mới về khai thác tài nguyên bền vững. Từ khóa: Tài nguyên vị thế, khu vực cửa sông, khai thác tài nguyên bền vững POSITIONAL RESOURCES IN THE RIVER AREA: NEW THINKING IN EXPLOITING SUSTAINABLE RESOURCES Abstract: Position-resource is increasingly considered as a special resource, having great importance in economic development and ensuring national security. With 114 coastal estuaries, located along the territory, the position-resources of Viet Nam have great potential value for development. The orientation of position-resource exploitation in the estuary areas is a new approach and a new thinking about sustainable resource exploitation. Keywords: Position-resource, the estuary area, sustainable resource exploitation 1. Đặt vấn đề Tư duy truyền thống coi tài nguyên thiên nhiên là những dạng vật chất có thể khai thác và có giá trị sử dụng vì mục đích kinh tế đang dần được thay thế bởi quan điểm tài nguyên là tất cả các yếu tố tự nhiên được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau hoặc sự tồn tại tự thân của các yếu tố đó đã tạo ra lợi ích. Tài nguyên vị thế thường được hiểu một cách đơn giản là những ưu thế và lợi ích từ các đặc điểm địa lý (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên) có thể khai thác để phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Việc nhận thức đúng đắn về giá trị tài nguyên vị thế sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững cũng như tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế. Khu vực cửa sông sở hữu nhiều dạng tài nguyên đặc thù, có chức năng quan trọng về môi trường, sinh thái và bảo tồn. Với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cắt qua 28 tỉnh và thành phố, Việt Nam có 114 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển với lợi thế căn bản về vị trí địa lý tạo nên những lợi ích chủ yếu về môi trường tự nhiên, về địa kinh tế và về địa chính trị [6]. Đặc biệt, với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, các khu vực cửa sông ven biển cũng được chú trọng đầu tư, khai thác để trở thành những hành lang kinh tế ven biển. Bài viết tập trung phân tích các đặc tính về tài nguyên vị thế khu vực cửa sông và định hướng khai thác nguồn tài nguyên này như là một hướng tiếp cận mới về khai thác tài nguyên bền vững. 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong bài viết là các tài liệu, số liệu thống kê về tài nguyên; lợi thế về tài nguyên; đặc điểm địa lý (điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội); định hướng khai thác Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 4 tài nguyên và lợi thế tài nguyên của những địa phương, vùng miền có khu vực cửa sông đã được công bố bởi các sở ban ngành và các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có uy tín. Thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, tác giả đã khái quát hóa tiềm năng về tài nguyên vị thế khu vực cửa sông Việt Nam và đưa ra định hướng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên này. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái niệm tài nguyên vị thế khu vực cửa sông Theo Nguyễn Chu Hồi (2005): “Vị thế là những lợi thế so sánh về phương diện địa lý, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một lãnh thổ nhất định”, hay nói một cách khác, vị thế là tương quan so sánh về vị trí của một chủ thể trong một không gian tự nhiên hoặc xã hội có quy mô khác nhau [5]. Do đó, khái niệm tài nguyên vị thế bao hàm cả những giá trị phi vật chất và vật chất có thể khai thác thành các lợi ích hoặc tạo ra những thách thức mà một chủ thể không gian phải đương đầu. Theo quan điểm của Trần Đức Thạnh (2007): “Tài nguyên vị thế là những lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một khu vực, có giá trị sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia”; có nghĩa không gian là chủ sở hữu tài nguyên vị thế và có thể tận dụng lợi thế vị thế để gia tăng giá trị của các nguồn tài nguyên truyền thống như khoáng sản, cảnh quan, hệ sinh thái Tài nguyên vị thế thường được chia thành 3 dạng: tài nguyên địa - tự nhiên, tài nguyên địa - kinh tế và tài nguyên địa - chính trị; cụ thể, (i) Tài nguyên địa - tự nhiên là lợi ích có được về môi trường tự nhiên từ vị trí địa lý của các yếu tố hình thể và cấ ... a lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 6 tạo nên con đường giao thương quốc tế. Lịch sử đã chứng kiến nhiều thương cảng ở các khu vực cửa sông vang bóng một thời như Kẻ Sặt, Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế ngày càng hội nhập, việc phát triển mạng lưới giao thông đường thủy với hệ thống cảng biển và bến bãi trở thành nhu cầu tất yếu để phát triển kinh tế. Tính đến năm 2020, cả nước có 272 bến cảng [2], trong đó có những cảng loại I giữ vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; cảng biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh hệ thống giao thông sông - biển tạo ra các đường vận tải quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu thì hệ thống đường thủy nội địa thông qua các khu vực cửa sông cũng trở thành cầu nối liên kết vùng giữa các khu kinh tế trọng điểm của đất nước. b) Tiềm năng trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp Khu vực cửa sông có điều kiện thuận lợi để phát triển ngư nghiệp gồm khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Các đối tượng hải sản khai thác ở khu vực cửa sông gồm: cá (cá cửa sông và cá biển xâm nhập), thân mềm, giáp xác – những loài này tập trung thành những quần thể lớn nên cho sản lượng khai thác cao. Đặc biệt, với đặc trưng môi trường sống đa dạng, khu vực cửa sông rất giàu đặc sản và chúng là mặt hàng có giá trị kinh tế cao ở trong nước cũng như xuất khẩu, ví dụ như bào ngư, vẹm vỏ xanh, ngao, sò Các khu vực cửa sông có ưu thế phát triển nuôi trồng thủy sản do có diện tích bãi triều lớn, riêng các tỉnh cửa sông ven biển Nam Bộ có tới khoảng 760 ngàn ha (chiếm 85% so với toàn dải ven biển) (Tổng cục Thủy lợi, 2020). Khu vực cửa sông và vùng nước nông ven biển, nơi độ sâu nhỏ hơn 30 m thuộc thềm lục địa cũng được coi là bãi đẻ của các loài thủy hải sản - cung cấp môi trường và điều kiện để nuôi dưỡng con non và vỗ béo đàn bố mẹ trước và sau mùa sinh sản. Quá trình hoạt động của các hệ thống cửa sông đã hình thành nên các vùng rừng ngập mặn không chỉ cung cấp gỗ, các hóa chất chiết ra từ gỗ, hoa, lá mà còn là nơi quần tụ của nhiều loại nấm, động vật trên cạn và dưới nước, hình thành nên hệ sinh thái rừng ngập mặn cho giá trị kinh tế cao. c) Tiềm năng trong phát triển thương mại - dịch vụ và các ngành kinh tế khác Tài nguyên khoáng sản cửa sông ven biển rất đa dạng về chủng loại và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế và dịch vụ. Mặc dù nước khu vực cửa sông thường có độ mặn thấp nhưng một số nơi vẫn có khả năng phát triển nghề muối như Bằng La, Tiền Hải, Giao Thủy, Quỳnh Lưu và nhất là ở Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh, Ninh Hòa Ngoài dầu mỏ và khí đốt, khu vực cửa sông còn chứa nhiều loại khoáng vật có giá trị như sỏi, cát, sa khoáng, các kim loại quý như manhetit, rutin, inmenit, monazite tạo điều kiện thuận lợi cho ngành khai khoáng, ví như cát thủy tinh - một vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp tập trung chủ yếu ở Cam Ranh với trữ lượng dồi dào khoảng gần 500 triệu tấn [10]. Bên cạnh đó, với các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm phá ven biển, các khu vực cửa sông có thể tận dụng để phát triển du lịch sinh thái gồm các hoạt động tắm biển, thể thao mạo hiểm, thưởng thức các món đặc sản Cụ thể, miền Bắc có khu vực Hạ Nguyễn Song Tùng, Đoàn Thị Thu Hương - Tài nguyên vị thế khu vực cửa sông 7 Long, Cát Bà, Bái Tử Long sở hữu nhiều bãi tắm đẹp, những đảo đá đa hình và những hang động huyền thoại; Dọc biển miền Trung xuất hiện những bờ cát mịn ở cửa Tùng, Đại Lãnh và những khối núi ăn lan ra biển như mũi đá Cà Ná, Kê Gà...; Hệ thống rừng ngập mặn vùng Tây Nam Bộ với đa dạng sinh học cao tạo ra các sân chim nổi tiếng, hệ kênh rạch chằng chịt và những miệt vườn trù phú 3.2.3. Vị thế địa - chính trị a) Lợi ích bảo vệ đất nước Trong suốt chiều dài lịch sử, với lợi thế về cấu trúc không gian và đặc điểm địa lý, nhiều khu vực cửa sông đóng vai trò then chốt trong công cuộc chống ngoại xâm, tiêu biểu như cửa sông Bạch Đằng đã 3 lần ghi dấu với trận đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), trận đại phá quân Tống của Lê Đại Hành (năm 981), và trận đại thắng quân Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo (năm 1288); Cửa sông Tiền vang dội với trận chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) của Nguyễn Huệ; hay trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều khu rừng ven biển và các cửa sông, lạch phía Nam đã trở thành các bến đỗ của các “đoàn tầu không số”, một đầu cầu của “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”, là nơi đón nhận vũ khí tiếp viện của miền Bắc. Chính địa hình gồm nhiều hệ thống sông suối dày đặc, các cửa sông cùng với các dãy núi đâm ngang ra biển, những vũng vịnh, đầm phá kín thuận tiện cho việc trú đậu tầu thuyền, xây dựng các căn cứ quân sự, các pháo đài, trạm gác tiền tiêu trên bờ, kết hợp với các tuyến phòng thủ trên hệ thống đảo xa bờ và ven bờ đã hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển rộng lớn của đất nước. b) Lợi ích mở rộng lãnh thổ Các vật liệu bào mòn từ lục địa chuyển tới khu vực cửa sông cùng với sự tác động của dòng biển đã tạo thành các bãi bồi cửa sông rộng lớn. Lịch sử chứng minh, khu vực cửa sông châu thổ Bắc Bộ và cửa sông châu thổ Nam Bộ có lợi thế lớn trong công cuộc quai đê, lấn biển, tạo vùng đất mới. Cụ thể, trong quá khứ, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã bồi đắp một châu thổ rộng lớn với diện tích 15.000 km2 bằng những lớp phù sa mịn và bở rời; sông Cửu Long mỗi năm chuyển ra biển khoảng 500 tỷ m3 nước cùng khoảng 75-100 triệu tấn bùn cát đã bồi nên đồng bằng Nam Bộ với diện tích khoảng 40.000 km2 [13]. Giai đoạn từ 1990-2017, với sự biến động của điều kiện tự nhiên và môi trường, tình trạng bồi tụ - xói lở ở các vùng cửa sông diễn biến phức tạp, ví dụ như vùng bờ châu thổ sông Hồng xảy ra xói lở - bồi tụ cục bộ và xen kẽ nhau, tốc độ không đồng đều theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, diện tích bồi là 316,5 ha/năm, diện tích xói là 35,68 ha/năm, tương quan bồi tụ - xói lở là 280,82 ha/năm. Như vậy, tốc độ tiến ra biển trung bình giai đoạn 1990 đến 2017 là 29,2 m/năm [3]. Đất mới được hình thành hàng năm là tài sản quý của quốc gia, nhất là khi số dân ngày càng tăng và sinh kế phần chính dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp. c) Lợi ích phát triển quan hệ quốc tế Nằm ở vị trí cửa ngõ đất liền, đầu ra cho các tuyến hành lang xuyên Á, Đông - Tây, cũng như vị trí mặt tiền trên Biển Đông, các vùng cửa sông ven biển có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ quốc tế. Ở phía Bắc, các vùng cửa sông ven biển, đặc biệt là vùng cửa sông Bạch Đằng là cửa ngõ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược hợp tác kinh tế “hai hành lang - một vành đai” Việt- Trung. Ở miền Trung, các khu vực cửa sông là đầu mối giao thương thúc đẩy sự hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây và các hành lang kinh tế ven biển tạo điều kiện giao Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 8 lưu thương mại, đầu tư và phát triển. Ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực cửa sông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các Khu kinh tế ven biển (Định An - Trà Vinh, Năm Căn - Cà Mau) và Hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan từ Năm Căn - Cà Mau đến Rạch Giá - Kiên Giang và từng bước hình thành vùng động lực quan trọng ở ven biển cực Nam Tổ quốc. 3.3. Định hướng khai thác tài nguyên vị thế khu vực cửa sông Tài nguyên vị thế khu vực cửa sông bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và các giá trị phi sử dụng. Để phát huy giá trị của nó, cần có sự nhìn nhận linh hoạt về giá trị địa chính trị và địa kinh tế, bởi vì đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế của mỗi địa phương, vùng miền hay quốc gia thay đổi theo trình độ phát triển và bối cảnh chung của cả nước, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khu vực cửa sông mới dừng lại ở cấp độ khai thác các dạng tài nguyên riêng lẻ; nhiều hoạt động có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên và môi trường, ví dụ việc mở rộng đầm nuôi tôm ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn và dẫn đến một số hệ quả xấu về môi trường; chưa có giải pháp đồng bộ và phương án tối ưu để khai thác bền vững tài nguyên vị thế khu vực cửa sông. Để nhận biết rõ tầm quan trọng, tính chất đặc thù làm cơ sở cho định hướng khai thác bền vững các khu vực có giá trị tài nguyên vị thế đặc biệt, cần nghiên cứu tổng hợp, phân cấp giá trị tài nguyên vị thế của các khu vực cửa sông, từ đó đưa ra chiến lược khai thác, bảo tồn và đầu tư phát triển hợp lý. Dựa trên hướng tiếp cận phát triển bền vững và quan điểm khai thác tài nguyên vị thế khu vực cửa sông là sử dụng dạng tài nguyên đặc biệt, một số mô hình định hướng khai thác được đề xuất như sau: (i) Định hướng ưu tiên phát triển kinh tế: Mô hình này tập trung khai thác giá trị tài nguyên địa - kinh tế của các khu vực cửa sông. Mô hình có thể triển khai theo các hướng phát triển du lịch - dịch vụ bền vững; phát triển giao thông đường thủy có quy hoạch; phát triển ngư nghiệp theo hướng nuôi trồng bền vững vừa tận dụng tài nguyên vừa bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; phát triển lâm nghiệp theo hướng sinh thái và bảo tồn tự nhiên, giữ gìn và phát triển các loài bản địa. Định hướng này phù hợp với các khu vực cửa sông không có vị trí tiền tiêu biên giới, không ảnh hưởng hoặc có tác động tới vấn đề an ninh, quốc phòng; (ii) Định hướng phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia: Mô hình này khai thác kết hợp hai giá trị địa - kinh tế và địa - chính trị. Trong mô hình này, các ngành kinh tế có thể phát triển ở những khu vực có giá trị vị thế quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ tùy thuộc vào các giá trị tài nguyên đi kèm. Các ngành kinh tế thủy sản tập trung vào đánh bắt và dịch vụ nghề cá cũng như khai thác bền vững nguồn lợi sinh vật, giao thông vận tải vẫn mang tính chủ đạo, có thể vừa phát triển du lịch phục vụ phát triển kinh tế địa phương, vừa có thể sử dụng cơ sở hạ tầng cho an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Định hướng này phù hợp với các khu vực cửa sông có giá trị tài nguyên vị thế nằm ở vị trí tiền tiêu biên giới, ảnh hưởng hoặc có tác động tới vấn đề an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia; (iii) Định hướng khai thác tài nguyên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển khoa học: Mô hình này tập trung vào các giá trị về địa - tự nhiên, không chỉ phục vụ cho mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn trong bảo tồn và nghiên cứu. Định hướng này phù hợp với các vùng cửa sông có giá trị lớn về kỳ quan sinh thái và kỳ quan địa chất. Nguyễn Song Tùng, Đoàn Thị Thu Hương - Tài nguyên vị thế khu vực cửa sông 9 4. Kết luận Tài nguyên vị thế là một tư duy mới trong đánh giá hình thể và cấu trúc không gian và là cách tiếp cận mới trong khai thác và sử dụng tài nguyên. Khi đánh giá giá trị tài nguyên cần có cái nhìn động bởi trong nhiều hoàn cảnh một số khu vực khan hiếm tài nguyên truyền thống nhưng nhờ vị thế đặc biệt có thể tận dụng để đạt được mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác. Với vị trí giáp ranh biển và lục địa, là cửa ngõ giữa đất liền và biển đảo, các khu vực cửa sông sở hữu những giá trị tài nguyên vị thế to lớn, do đó tùy thuộc vào các đặc điểm tài nguyên vị thế đặc thù của mỗi khu vực cửa sông, có thể lựa chọn mô hình định hướng khai thác tối ưu hướng đến tận dụng nguồn tài nguyên địa - tự nhiên, địa - kinh tế hay địa - chính trị. Định hướng khai thác tốt nguồn tài nguyên vị thế khu vực cửa sông sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững và đảm bảo an ninh, quốc phòng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, Trần Đức Thạnh, Võ Thịnh (2011), Tài nguyên vị thế hệ thống cửa sông Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, tập XVI, Tr.20-28, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 2. Cục Hàng hải Việt Nam (2020), Báo cáo tình hình phát triển đường thủy nội địa giai đoạn 2015-2020, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Thái Sơn, Đào Thị Thảo, Nguyễn Hoàng Sơn (2017), Thực trạng biến đổi bờ biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình và vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên dải ven biển, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Tập 126, Số 7A, 2017, Tr. 55-65. 4. Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp (2002), Diễn biến cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 5. Nguyễn Chu Hồi (2005), Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển, Nxb. đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Uông Đình Khanh, Lê Đức An, Đinh Văn Huy (2011), Đánh giá các giá trị tài nguyên vị thế hệ thống cửa sông ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề Dự án số 14, 68 tr., lưu Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hà Nội. 7. Robas A. K (1970), South Florida’s mangrove bordered Estuaries: Their role in sport and commercial fish production, Sea Grant Inf.Bull (4).27. 8. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phạm Quang Sơn (2004), Nghiên cứu sự phát triển vùng ven biển cửa sông Hồng- Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa (2015), Báo cáo tình hình tài nguyên- môi trường Khánh Hòa 2015, Khánh Hòa. 11. Vũ Trung Tạng (2009), Sinh thái các hệ cửa sông Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 12. Trần Đức Thạnh (2007), Một số dạng tài nguyên vị thế biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T7(4), 80-93, Hà Nội. 13. Lê Bá Thảo (1999), Thiên nhiên Việt Nam (tái bản), Nxb Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 14. Tổng cục thủy lợi (2020), Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn 2030. 15. Jin Eong Ong và Wooi Khoon Gong (2013), Cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hiệp hội sinh thái rừng ngập mặn quốc tế (ISME), Phan Văn Hoàng dịch. Thông tin tác giả: Nguyễn Song Tùng, Đoàn Thị Thu Hương – Viện Địa lí nhân văn Địa chỉ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Email: songtung1711@gmail.com - Điện thoại: +84.912.176.039 Nhật ký tòa soạn Ngày nhận bài: 4/01/2020 Biên tập: 3/2021
File đính kèm:
- tai_nguyen_vi_the_khu_vuc_cua_song_tu_duy_moi_trong_khai_tha.pdf