Tài liệu Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Di chuyển / cử động
− Do yếu hoặc bị liệt một bên nửa người, người bệnh sẽ bị khó khăn khi
lăn trở ở giường; khó thay đổi tư thế. Kể cả khi nửa người không liệt hẳn
Bệnh nhân bị liệt mặt,
tay và chân cùng bênP h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 7
thì đi lại vẫn gặp khó khăn do rối loạn thăng bằng hoặc mất cảm giác
nửa người bên liệt.
− Khó lăn sang hai bên, nhất là lăn sang bên lành.
− Khó ngồi dậy và ngồi cho vững.
− Khó đứng dậy và đi lại.
− Ngoài khó khăn khi di chuyển, người bệnh còn khó thực hiện các
hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày do cử động tay và thân mình
khó. Các hoạt động bao gồm: ăn uống, rửa mặt đánh răng, thay quần
áo, tắm giặt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tài liệu số 1 Trưởng ban TS. Nguyễn Thị Xuyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phó trưởng ban PGS.TS Trần Trọng Hải Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế TS. Trần Qúy Tường Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Các ủy viên PGS.TS. Cao Minh Châu Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà Nội TS. Trần Văn Chương Giám đốc Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai TS. Phạm Thị Nhuyên Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương BSCK. II Trần Quốc Khánh Trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN, Bệnh viện Trung ương Huế ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN, Bệnh viện C Đà Nẵng PGS.TS Vũ Thị Bích Hạnh Phó chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà Nội TS. Trần Thị Thu Hà Phó trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN Bệnh viện Nhi Trung ương TS. Nguyễn Thị Minh Thuỷ Phó chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y tế công cộng ThS. Nguyễn Quốc Thới Hiệu trưởng Trường Trung học Y tế tỉnh Bến Tre ThS. Phạm Dũng Điều phối viên chương trình Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam ThS. Trần Ngọc Nghị Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế Với sự tham gia của chuyên gia quốc tế về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng TS. Maya Thomas Chuyên gia tư vấn về PHCNDVCĐ ThS. Anneke Maarse Cố vấn chương trình Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam Ban Biên soạn Bộ Tài liệu PhụC hổi ChứC năng dựa Vào Cộng đồng (Theo quyết định số 1149/QĐ – BYT ngày 01 tháng 4 năm 2008) P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 3 Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não (tbmmn) 5 1. Biểu hiện của tai biến mạch máu não 5 1.1 Di chuyển / cử động 5 1.2 Co cứng / co rút / biến dạng 6 1.3 Giao tiếp 7 1.4 Hoạt động hàng ngày 7 1.5 Công việc 7 1.6 Cuộc sống gia đình và xã hội 7 1.7 Tâm lý 8 2. nguyên nhân và đề phòng 8 3. Phát hiện 8 4. Can thiệp 9 4.1 Phục hồi chức năng Y học 9 4.2 Xã hội 23 4.3 Thay đổi xây dựng tại nhà/ môi trường xung quanh 24 4.4 Hỗ trợ về tâm lý 25 4.5 Giáo dục bệnh nhân và gia đình 25 5. Các câu hỏi thường gặp 25 6. nơi cung cấp dịch vụ 26 MụC LụC LỜI GIỚI THIỆU Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 1987. Bộ Y tế đã rất quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác PHCNDVCĐ ở các địa phương. Được sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, Ngành liên quan khác, cũng như sự chỉ đạo, đầu tư của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ có hiệu của các tổ chức quốc tế, công tác PHCNDVCĐ ở nước ta trong thời gian qua đã giành được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nhiều cấp lãnh đạo Bộ, Ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của PHCNDVCĐ đối với việc trợ giúp người khuyết tật nhằm giảm tỷ lệ tàn tật, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về tổ chức, đến nay đã hình thành mạng lưới các bệnh viện Điều dưỡng – PHCN, các trung tâm PHCN, các khoa Vật lý trị liệu – PHCN với nhiều thày thuốc được đào tạo chuyên khoa sâu về PHCN, tham gia triển khai thực hiện kỹ thuật PHCN ở các địa phương. Nhằm đẩy mạnh chương trình PHCNDVCĐ ở Việt Nam, yêu cầu về tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ để sử dụng trong toàn quốc là rất cấp thiết và hữu ích. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự tài trợ, chia sẻ kinh nghiệm có hiệu quả của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), từ năm 2006, Bộ Y tế đã bắt đầu tiến hành tổ chức biên soạn bộ tài liệu để sử dụng thống nhất trong chương trình PHCNDVCĐ trên toàn quốc. Sau nhiều lần Hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia Y học trong nước và nước ngoài, đến nay, Bộ tài liệu về PHCNDVCĐ đã hoàn thành và đã được Bộ Y tế phê duyệt. Bộ tài liệu này bao gồm: n Tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện PHCNDVCĐ” dành cho cán bộ quản lý và lập kế hoạch hoạt động PHCNVCĐ. n Tài liệu “Đào tạo nhân lực PHCNDVCĐ” dành cho các tập huấn viên về PHCNDVCĐ. n Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ PHCN cộng đồng và Cộng tác viên về PHCNDVCĐ”. n Tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về PHCNDVCĐ”. n 20 cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành về PHCN theo các dạng tật thường gặp. Nội dung của bộ tài liệu được xây dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về phục hồi chức năng và PHNCDVCĐ của WHO và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 5 Cuốn “Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não” này là một trong 20 cuốn hướng dẫn thực hành về phục hồi chức năng các dạng tật thường gặp nói trên. Đối tượng sử dụng của tài liệu này là cán bộ PHCN cộng đồng, cộng tác viên PHCNDVCĐ, gia đình người khuyết tật. Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện và các biện pháp PHCN cho người bị tai biến mạch máu não. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà người ... bệnh cần được động viên thực hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động khớp (xem thêm tài liệu Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát). Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày. Mỗi động tác nên thực hiện từ 10 - 15 lần. Các động tác người bệnh tự tập Các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng cứng khớp... bao gồm các động tác sau: n Nâng hông lên khỏi mặt giường Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt. Để người bệnh đếm1,2,3,4... đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường. Làm lại khoảng 10 lần. P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 19 n Tập cài hai tay đưa lên phía đầu Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, Hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 - 15 lần. Giai đoạn sau, khi người TBMMN bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ. Tập phục hồi các cơ bên liệt Chú ý rằng trước khi tập các bài tập cho người bệnh cần đảm bảo giải phóng họ khỏi tình trạng co cứng trước, đối với các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ. Có thể áp dụng các cách đơn giản sau để ức chế trương lực cơ ở tay và chân. n Kiểm soát trương lực cơ ở tay: để người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng (khuỷu duỗi), bàn tay và các ngón tay mở xòe ra đặt trên mặt giường, chống tay cạnh thân mình. Giữ ở tư thế đó 5 – 10 phút. n Kiểm soát trương lực cơ chân: để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. Bảo người bệnh bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống. Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay của mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. Giữ tư thế đó 5-10 phút hoặc tới khi chân liệt của người bệnh không run, giật nữa thì ngừng lại. Để nửa người bên liệt có thể cử động và phục hồi trở lại, người TBMMN cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Việc tập luyện để tăng sức mạnh cơ bên liệt được tiến hành như tập mạnh cơ trong các bệnh khớp. (xem thêm tài liệu Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát). Nên tập chân để người bệnh có thể đi lại được. 20 P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g d ự a và o cộ n g đ ồ n g / Tà i l i ệ u s ố 1 n Tập gấp háng sẽ giúp người bệnh nhấc được chân lên để đi lại Người TBMMN ngồi thẳng, khớp gối vuông góc, tay của cộng tác viên đặt lên gối người bệnh, chống lại cử động rung giật chân và nhấc gối lên của người bệnh. n Tập mạnh cơ duỗi gối giúp đứng vững Người bệnh ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng, gối duỗi. Một tay của người nhà tỳ vào cổ chân, chống lại cử động của người bệnh. Khi bắt đầu đi lại được, nên tập nhiều hơn các cơ ở tay. Bắt đầu bằng cách tập cơ ở vai, rồi khuỷu tay và bàn tay. Hai tay giơ gậy lên quá đầu rồi hạ xuống, làm lại 20 lần. P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 21 Nếu lúc đầu không làm được ở tư thế ngồi hoặc đứng, có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa. Hai tay cầm gậy vào gần và ra xa khỏi người, làm 20 lần. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình. n Đặt tư thế đúng Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt. Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên. Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi. n Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối... Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối. Đối với người bị liệt nửa người, các nẹp chỉnh hình hay dùng là: − Nẹp dưới gối: để đề phòng bàn chân thuổng. − Nẹp cổ tay: giữ cổ tay khỏi quặp và biến dạng gập. − Đai treo cánh tay: đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp. 22 P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g d ự a và o cộ n g đ ồ n g / Tà i l i ệ u s ố 1 Các nẹp này thường được làm từ nhựa, tre, gỗ, vải... được đo theo kích thước của chân tay người bệnh. Có thể tham khảo phần chế tạo và sử dụng các dụng cụ này ở phần các dụng cụ phục hồi chức năng. n Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào thân mình. Cổ chân bên liệt cũng bị duỗi cứng. Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai người bệnh. Tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại. Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu. n Kéo giãn cổ tay bên liệt Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 900. Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay. P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 23 n Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân gập quá mức về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân người bệnh. Tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. Giữ khoảng 30 giây. Làm lại cử động này 15 lần. Tập đi và di chuyển độc lập Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi. Trước khi cho người TBMMN tập đứng, tập đi nếu có rung giật bàn chân thì xử lý bằng cách sau: Để họ ngồi trên ghế, hoặc mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. Cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống, chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy gối bên liệt lên. Giữ như vậy cho tới khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người TBMMN tập đứng hoặc tập đi. Dụng cụ tập luyện Có thể làm một số dụng cụ để tập như: ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập mạnh cơ... Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào. 24 P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g d ự a và o cộ n g đ ồ n g / Tà i l i ệ u s ố 1 n Ròng rọc tập khớp vai Dùng lõi gỗ hoặc sắt làm ròng rọc, treo lên cành cây hoặc xà nhà. Hai dầu dây vắt qua ròng rọc được nối với hai tay cầm. Người bệnh ngồi dưới ròng rọc. Hai tay nắm vào tay cầm, tay khoẻ kéo xuống để tay yếu được kéo lên cao. Nếu tay yếu nắm không chắc, có thể dùng khăn vải buộc vào tay cầm. Huấn luyện giao tiếp Có khoảng 30% những người bệnh liệt nửa người bị thất ngôn. Đó là rối loạn ngôn ngữ do mất khả năng hiểu hoặc khả năng thể hiện bằng lời nói, chữ viết. Để xem các rối loạn này ở dạng nào và mức độ nào và cách thức huấn luyện người bệnh... cần tìm hiểu về thất ngôn. (Xem thêm phần giúp người bệnh bị thất ngôn giao tiếp). 4.2 Xã hội Những người bị tai biến mạch não chiếm tỷ lệ khá lớn trong xã hội, do vậy họ cần được xã hội quan tâm và hỗ trợ. Quan trọng nhất là tạo cơ hội để họ tiếp cận dịch vụ công cộng: y tế - phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm và các dịch vụ khác như thể thao, văn hoá... Những cá nhân này cần được liên kết với nhau để chia xẻ kinh nghiệm và giúp nhau trong quá trình hội nhập xã hội. Hội hoặc Câu lạc bộ người khuyết tật là một tổ chức có vai trò quan trọng hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập cộng đồng. Ròng rọc tập khớp vai P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 25 4.3 Thay đổi thiết kế xây dựng tại nhà/môi trường xung quanh Để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân một cách độc lập, cần chú ý xem có thể sửa sang lại lối đi, độ rộng cửa, chiều cao của vệ sinh và bếp, chỗ tắm giặt... Cầu thang nên được thay bằng lối đi dốc phẳng cho xe lăn... Cửa đi cần mở đủ rộng để xe lăn qua được dễ dàng, đặc biệt là cửa thông phòng, cửa vào khu vệ sinh và bếp. Lối đi qua những cửa này không nên có bậc để xe lăn có thể qua được. Bệ bếp, bồn rửa mặt, chỗ nấu nướng, giặt giũ cũng cần sửa sang lại nếu người bệnh sử dụng xe lăn. Chiều cao chỗ nấu nướng phải đo vừa tầm với xe lăn. Chỗ ngồi để tắm có thể dùng một ghế tựa, đặt gần vòi nước cho dễ sử dụng. Khi tắm, người khuyết tật có thể dùng một que dài buộc vào rối cọ để kỳ cọ phần thân thể bên liệt. Nếu trong nhà không có bệ vệ sinh có thể chuyển bệ vệ sinh xổm thành loại bệt cho người bệnh dễ sử dụng. Trong trường hợp không có điều kiện lắp đặt, có thể dùng một ghế tựa đục lỗ ở giữa. Người khuyết tật ngồi trên ghế và đặt bô hoặc xô chứa dưới gầm ghế. 26 P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g d ự a và o cộ n g đ ồ n g / Tà i l i ệ u s ố 1 4.4 Hỗ trợ về tâm lý Người bệnh sau tai biến thường bị rối loạn cảm xúc như: trầm cảm, không ham muốn, thiếu động cơ tập luyện, không cố gắng; nhiều người tự coi mình làm trung tâm sự chú ý và chăm sóc, muốn được phục vụ và quan tâm... Do vậy, tuỳ theo tâm lý của người bệnh mà gia đình, cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và những người xung quanh cần hỗ trợ, nâng đỡ, động viên họ, giúp họ tham gia tích cực vào việc tập luyện và phục hồi chức năng. 4.5 Giáo dục bệnh nhân và gia đình Người bệnh và gia đình cần được hướng dẫn về các nội dung: n Cách theo dõi huyết áp, và chế độ ăn uống. n Phòng ngừa và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. n Cách hỗ trợ người bệnh tập luyện. n Cách hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc bản thân một cách độc lập. n Những thay đổi môi trường gia đình để người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. n Xem xét và giải quyết vấn đề việc làm cho người bệnh ở độ tuổi lao động. 5. các câu hỏi thường gặP Người TBMMN có thể làm được gì? Giao tiếp: Việc hồi phục khả năng nói, giao tiếp sau tai biến bắt đầu sau một vài tháng kể từ lúc bắt đầu bị bệnh và kéo dài hàng năm. Nếu được tập luyện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp có khả năng cải thiện. Việc làm: Những người bị tai biến mạch não tuổi còn trẻ vẫn có khả năng kiếm việc làm. Việc làm không nhất thiết là một việc chính thống tại cơ quan xí nghiệp; mà có thể ở tổ đổi công, hợp tác xã hoặc chăn nuôi, trồng cây cảnh... Do vậy việc học nghề và vay vốn là cần thiết đối với người bệnh. Cộng tác viên Phục hồi chức năng cộng đồng cần lượng giá được khả năng của người bệnh để giúp họ nhanh chóng tìm công việc phù hợp. Đi lại: Thông thường, người bệnh có thể bắt đầu đi lại được sau khi bị tai biến khoảng 1 tháng - 1,5 tháng. Họ đi tốt, an toàn sau khoảng 2 - 3 tháng. Người TBMMN có trở lại như trước kia được không? Phần lớn người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân và tham gia một phần các hoạt động trong gia đình. Khoảng 30% bệnh nhân có thể đi làm trở lại, với công việc được điều chỉnh phù hợp. P h ụ c h ồ i c h ứ c n ă n g s a u t a i b i ế n m ạ c h m á u n ã o 27 Những dụng cụ gì họ cần và cách sử dụng dụng cụ? n Nẹp dưới gối có thể được đeo để giảm hiện tượng bàn chân rủ. Ở giai đoạn sau, khi co cứng tăng lên, họ nên đeo nẹp thường xuyên khi đi lại và nghỉ ngơi để tránh bàn chân thuổng. n Nẹp cổ tay cũng cần được đeo từ những tháng thứ 2 - 3 sau khi bị bệnh để tránh co quắp cổ tay. Quan hệ hôn nhân/gia đình của người bệnh Thông thường người bệnh bị tai biến mạch máu não là những người cao tuổi; nên tình trạng hôn nhân của họ khá ổn định mặc dù bị bệnh. Nhờ vậy, người bệnh có sự trợ giúp đắc lực từ phía người thân trong quá trình tập luyện và phục hồi chức năng. Nguy cơ bị tái phát? Tai biến mạch não lần thứ nhất là dấu hiệu cảnh báo cho những đợt tai biến khác nặng hơn. Do vậy, cần hạn chế và kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các thương tật thức cấp. 6. nơi cung cấP dịch vụ n Trung tâm phục hồi chức năng: Là nơi tập luyện, tư vấn sức khoẻ và theo dõi, phục hồi chức năng cho người bệnh. n Bệnh viện: Các khoa phục hồi chức năng của bệnh viện là nơi điều trị, phục hồi chức năng, tư vấn cho người bệnh và gia đình về bệnh tật, phương pháp tập luyện, hướng nghiệp... n Trung tâm dạy nghề: Giúp dạy nghề và hạn chế các thương tật thứ cấp. n Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Quản lý sức khoẻ, cung cấp thông tin liên quan đến việc phục hồi chức năng, việc làm, công tác xã hội, tiếp cận... cho người bệnh. n Tổ chức, Hội người khuyết tật: Cùng chia xẻ kinh nghiệm, động viên lẫn nhau trong tập luyện, trong đời sống. n Hỗ trợ của Chính phủ: Theo pháp lệnh về người khuyết tật năm 1998. người bị TBMMn cần được tập luyện phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Với sự kiên trì và tập luyện phục hồi chức năng, họ có thể độc lập trong cuộc sống và hoà nhập cộng đồng. TàI LIỆU THAM KHảo n Giáo trình Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, NXB Y học, 2000. n Ma. Lucia Mirasol Magallona, 2005, Manual for CBR workers and Caregivers, C&E Publishing Inc. Sản phẩm chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam SÁCH KHÔNG BÁN danh MụC Bộ Tài liệu PhụC hồi ChứC năng dựa Vào Cộng đồng Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Hướng dẫn cán bộ PHCNCĐ và cộng tác viên về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 20 Tài liệu kỹ thuật về PhCn cho tuyến cộng đồng sử dụng, bao gồm: 1. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não 2. Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống 3. Chăm sóc mỏm cụt 4. Phục hồi chức năng trong bệnh viêm khớp dạng thấp 5. Phòng ngừa thương tật thứ phát 6. Dụng cụ phục hồi chức năng tự làm tại cộng đồng 7. Phục hồi chức năng trẻ trật khớp háng bẩm sinh 8. Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống 9. Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh 10. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não 11. Phục hồi chức năng khó khăn về nhìn 12. Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 13. Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực (khiếm thính) 14. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ 15. Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ 16. Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần 17. Động kinh ở trẻ em 18. Phục hồi chức năng sau bỏng 19. Phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính 20. Thể thao, văn hoá và giải trí cho người khuyết tật
File đính kèm:
- tai_lieu_phuc_hoi_chuc_nang_sau_tai_bien_mach_mau_nao.pdf