Tài liệu Kỹ năng thuyết trình - Phan Ngọc Tú
Trước khi chuẩn bị buối thuyết trình bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục
tiêu bạn muốn đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung
và cách truyền đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này lại có liên
quan đến các yếu tố: những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và
bầu không khí tại địa điểm thuyết trình như thế nào.
Thường hầu hết các bài thuyết trình thành công đề phải đạt 3 yếu cầu chính
yếu: chuyển tải được những thông tin mới, người nghe không chỉ “nghe” mà còn
được “thưởng thức” bài thuyết trình và các vấn đề trong bài thuyết trình cần được
trình bày rõ ràng, logic. Để thực hiện hiệu quả 3 yêu cầu này bạn cần xác định cách
diễn đạt phù hợp. Khi truyền đạt thông tin, bạn cần trình bày theo một cấu trúc hợp
lý, logic. Khi muốn người nghe thư giãn, bạn có thể nói những câu dí dỏm, hài
hước, những câu chuyện vui. Còn trong trường hợp mục tiêu bài thuyết trình muốn
cổ vũ người nghe tham gia vào một số hoạt động nào đó thì bài thuyết trình cần
đem đến cho người nghe nội dung tích cực, được trình bày với giọng điệu hào
hứng, phấn khích để kích thích tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng thuyết trình - Phan Ngọc Tú
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (Bài đọc tham khảo dành cho học viên) Thạc sĩ Phan Ngọc Tú Tiến sĩ Trương Quang Dũng Thạc sĩ Sơn Thanh Tùng Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công vượt xa những gì chúng ta mong đợi. Dù bạn là ai, đang còn đi học hay đã đi làm, bạn cũng thường xuyên phải thuyết trình trước đám đông. Và chắc hẳn, bạn đều đã trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng bài thuyết trình với cảm giác hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng thuyết trình luôn là thử thách khó khăn nhưng thực tế đã chứng minh, thuyết trình không phải là quá khó nếu chúng ta biết cách. Tài liệu này sẽ hướng dẫn cho bạn từng công đoạn của việc thuyết trình như chuẩn bị buổi thuyết trình, trình bày hiệu quả bài thuyết trình Ngoài ra tài liệu còn hướng dẫn những cách thức đối mặt với sự sợ hãi, hiểu được thính giả và thu hút họ nhằm giúp bạn tự đánh giá và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của mình. I. CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ BUỔI THUYẾT TRÌNH Để cho buổi thuyết trình thành công, bạn phải cố gắng chuẩn bị và tập luyện thật nghiêm túc. Nếu bạn dành thời gian chuẩn bị càng cẩn thận, kỹ lưỡng thì cơ hội thành công càng cao. 1. Xác định rõ mục tiêu Trước khi chuẩn bị buối thuyết trình bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung và cách truyền đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này lại có liên quan đến các yếu tố: những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và bầu không khí tại địa điểm thuyết trình như thế nào. Thường hầu hết các bài thuyết trình thành công đề phải đạt 3 yếu cầu chính yếu: chuyển tải được những thông tin mới, người nghe không chỉ “nghe” mà còn được “thưởng thức” bài thuyết trình và các vấn đề trong bài thuyết trình cần được trình bày rõ ràng, logic. Để thực hiện hiệu quả 3 yêu cầu này bạn cần xác định cách diễn đạt phù hợp. Khi truyền đạt thông tin, bạn cần trình bày theo một cấu trúc hợp lý, logic. Khi muốn người nghe thư giãn, bạn có thể nói những câu dí dỏm, hài hước, những câu chuyện vui. Còn trong trường hợp mục tiêu bài thuyết trình muốn cổ vũ người nghe tham gia vào một số hoạt động nào đó thì bài thuyết trình cần đem đến cho người nghe nội dung tích cực, được trình bày với giọng điệu hào hứng, phấn khích để kích thích tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe. 2 Cần lưu ý rằng khả năng tập trung của người nghe chỉ giới hạn trong khoảng 45 phút. Trong khoảng thời gian đó, họ chỉ tiếp thu khoảng 1/3 những gì bạn trình bày. Vì thế nội dung bài thuyết trình cần được cụ thể thành 3-4 vấn đề quan trọng và nhấn mạnh những điểm này trong phần mở đầu, phần giữa và nhắc lại chúng ở phần cuối. Thông thường, các ý chính rơi vào các vấn đề: - Tại sao “chủ đề thuyết trình” này lại cần thiết? - Nội dung của “chủ đề thuyết trình” gồm những gì? - Kết quả mong muốn sau buổi thuyết trình là gì? Ngoài ra cần tránh trình bày các khái niệm liên quan đến chủ đề thuyết trình dưới dạng lý thuyết vì chúng thường khó hiểu. Ví dụ, với tiêu đề “cải tiến chất lượng dịch vụ công”, có thể một số người nghe hình dung bạn sẽ trình bày các khái niệm về chất lượng, cải tiến chất lượng và dịch vụ công. Nếu phần trình bày của bạn cứ sa đà vào các khái niệm này sẽ làm cho người nghe chán, gây cho họ cảm giác đang “đi học”. Cần nhớ, người nghe sẽ thích thú hơn nếu họ hiểu các khái niệm và chủ đề bài thuyết trình của bạn thông qua cách trình bày đơn giản. Chẳng hạn thông qua một ví dụ nào đó trong thực tiễn hay hình ảnh minh họa để họ hiểu về chất lượng, dịch vụ công thay vì phải nghe các khái niệm này dưới dạng lý thuyết. 2. Tìm hiểu người nghe Để có thể truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả cần lưu ý trình độ văn hóa và quan điểm của người nghe. Đồng thời tính đến phản ứng của người nghe trước khi bạn định đề cập đến một vấn đề nhạy cảm vì điều này có thể ảnh hưởng đến bầu không khí của buổi thuyết trình. Nếu bạn biết một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự hài hước không đúng lúc đôi khi gây phản cảm. Do vậy, chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để đem lại hiệu quả cao nhất. Quy mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu của bài thuyết trình. Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị người nghe cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày. Còn đối với trường hợp có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều. Trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình. 3. Tìm hiểu địa điểm và thiết bị nghe nhìn Địa điểm có ảnh hưởng đến không khí của buổi thuyết trình. Chẳng hạn một buổi thuyết tr ... uốn. Trước tiên, bạn nên cố gắng nhìn bao quát toàn bộ người nghe để thu hút mọi người chú ý vào bài thuyết trình. 13 2.2. Tốc độ trình bày Trình bày nhanh hoặc chậm sẽ thu hút sự chú ý của người nghe, nhưng đừng nên tăng hay giảm tốc độ mà không có chủ ý. Ngoài ra, bạn nên dừng một vài giây trước khi chuyển sang ý khác và tận dụng những dịp này để giao tiếp với cử tọa. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội nắm bắt những phản ứng của họ đối với bài thuyết trình. Trong quá trình phát biểu, bạn hãy nói với tốc độ ổn định, chỉ nhấn giọng khi bạn muốn nêu bật những ý quan trọng. 2.3. Vận dụng ngôn ngữ cơ thể Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đều gửi đi những thông điệp không lời thể hiện cảm xúc và ý định của mình. Trong thuyết trình cũng vậy, chúng ta có thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể để khẳng định thêm thông điệp muốn chuyển tải. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý luôn giữ mình trong tư thế mở, không bắt chéo tay hoặc tạo ra những rào cản giữa bạn và người nghe. Sử dụng cử chỉ của bàn tay với mục đích nhấn mạnh, nhưng không lạm dụng quá mức khiến người nghe mất tập trung. Nếu bạn đang ở trạng thái thoải mái và vận dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự nhiên, thì thông điệp chuyển tải sẽ tăng thêm sức thuyết phục đối với người nghe. 2.4. Giao tiếp bằng ánh mắt Giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng mối quan hệ thân mật giữa mọi người với nhau. Việc tạo bầu không khí thân thiện trong buổi thuyết trình là rất quan trọng. Bạn hãy nhìn bao quát toàn bộ người nghe, cố gắng thu hút sự chú ý của những người ngồi xa bục phát biểu. Thông thường nhiều diễn giả có xu hướng nhìn nhiều vào mắt của những người nghe tỏ ra quan tâm và hứng thú đến bài thuyết trình, và bỏ qua những người nghe có thái độ trung lập hay chống đối. Bạn nên nhớ, những người cảm thấy mình không được diễn giả quan tâm thường có xu hướng phản ứng tiêu cực nhiều hơn so với những người được diễn giả chú tâm thu hút. 2.5. Sử dụng cử chỉ Tầm nhìn của người nghe thay đổi tùy thuộc vào quy mô người nghe, do đó bạn cần điều chỉnh cử chỉ của mình sao cho phù hợp. Với số lượng người nghe có quy mô lớn, bạn phải có những động tác mang tính khuếch trương cao mới có thể đạt được hiệu quả hình ảnh tốt. Ví dụ, khi muốn dùng cử chỉ để nhấn mạnh “một mặt. mặt khác” , bạn hãy dùng cử chỉ nhấn vai thay vì cổ tay. Có thể thời gian đầu bạn thực hiện không được tự nhiên, nhưng dần dần sẽ trở thành thói quen và có sức thuyết phục cao đối với người nghe. Nhìn chung, trong thực tế, bạn phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng ngôn ngữ cơ thể như giọng nói, cách ứng xử, ánh mắt, tư thế, ngôn từnhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ, khi muốn nhấn mạnh một ý quan trọng, bạn cần sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đứng thẳng người và cao giọng. Hoặc khi muốn khơi gợi sự tò mò của người nghe về những điều bạn sắp tiết lộ thì hãy dướn người 14 về phía trước và hạ thấp giọng xuống. Cử chỉ này là dấu hiệu cho biết bạn sắp chia sẻ những điều bí mật hoặc sự thú vị nào đó. Bạn hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng nhuần nhuyễn, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số lời khuyên nhằm thuyết trình một cách tự tin. NÊN KHÔNG NÊN - Sử dụng nhôn ngữ đơn giản, súc tích để đảm bảo bài thuyết trình rõ ràng, dễ hiểu; - Sử dụng cách giao tiếp bằng mắt để thu nhận sự phản hồi của người nghe; - Ngắt nhịp dứt khoát và có chủ ý để người nghe có thời gian chiêm nghiệm những gì bạn nói; - Ước lượng thời gian thuyết trình, hoặc xem đồng hồ treo tường (nếu có) thay vì cứ chăm chú vào đồng hồ đeo tay. - Không nên xin lỗi người nghe vì lý do bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thuyết trình; - Không nên nói lúng búng hay ngập ngừng; - Không nên xuống giọng ở cuối câu vì điều này có nghĩa những gì bạn nói không chắc chắn lắm; - Không nói lan man, xa rời thông điệp muốn chuyển tải vì sẽ khiến bạn lẫn người nghe mất tập trung. 2.6. Kết luận đạt hiệu quả cao Bài thuyết trình được kết thúc mạnh mẽ, ấn tượng là rất quan trọng vì nó có tác dụng củng cố niềm tin của người nghe. Bạn hãy điểm lại các ý chính vừa trình bày nhằm giúp người nghe ghi nhớ rõ rằng những điều đó. Trong khi thuyết trình, bạn thỉnh thoảng nên đề cập còn bao nhiêu vấn đề cần trình bày và khi nào bài thuyết trình kết thúc. Bạn có thể sử dụng những câu nói như: “đây là vấn đề thứ 3 trong 4 vấn đề tôi sẽ trình bày” hoặc “và bây giờ, trước khi kết thúc, tôi xin tóm tắt lại những vấn đề đã nêu”. Bằng cách thông báo cho người nghe bài thuyết trình sắp kết thúc, bạn có thể thu hút sự tập trung chú ý của người nghe trước khi tóm lược lại các vấn đề chính. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian để người nghe xem xét và chuẩn bị các câu hỏi đặt ra cho bạn. Trước khi kết luận, bạn hãy bước lên phía trước các thiết bị nghe nhìn (nếu có) để người nghe nhìn thấy bạn rõ hơn. Giữ dáng đứng tự tin và đưa ra những câu kết luận một cách dứt khóat. Khi kết luận, chỉ nên căn cứ vào những thông tin đã trình bày trong bài, cần tránh đưa ra những ý kiến có tính chất võ đoán. Chẳng may, lúc này bạn sực nhớ ra đã quên mất một số ý, thì hãy bỏ qua luôn, không nên xin lỗi rồi trình bày lại những ý đã lỡ quên. Nếu sau phần thuyết trình có phần trả lời câu hỏi 15 của người nghe, bạn hãy cẩn thận vì đây có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả bài thuyết trình vốn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn nên lưu ý rằng chính ấn tượng cuối cùng trong tâm trí người nghe về bài thuyết trình sẽ lưu lại lâu nhất. Do đó bạn cố gắng để phần kết gây ấn tượng và có ý nghĩa. Trong phần kết, bạn cố gắng kết hợp các kiểu âm điệu, ngắt nhịp và các ngôn ngữ cơ thể sao cho thông điệp chuyển tải thấm sâu vào tâm trí người nghe. Đồng thời, điều này còn giúp bạn ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc thuyết trình. 3. Kiểm soát người nghe Trong quá trình thuyết trình, bạn hãy cố gắng xét đoán tâm trạng của người nghe để xác định cách thức chuyển tải thông điệp phù hợp nhất. Bạn hãy để ý đến các dấu hiệu vì mỗi người nghe có một cách thể hiện khác nhau. Bạn rất dễ nhận biết những biểu hiện thể hiện sự hứng thú của người nghe, chẳng hạn họ mỉm cười, gật đầu hoặc dướn người về phía trước và nhìn bạn một cách chăm chú. Những người có biểu hiện như vậy đều có khả năng đồng cảm, đứng về phía bạn. Người nghe cũng có những cách khác nhau để biểu lộ sự không đồng tình hay tỏ thái độ không hứng thú gì với bài thuyết trình của bạn. Ví dụ, những người nhìn lơ đễnh lên trần nhà hoặc ra ngoài cửa sổ, nói chuyện riêng hoặc tệ hơn trực tiếp tỏ thái độ không đồng tình với bạn. Việc ai đó liên tục nhìn đồng hồ đeo tay cũng thường cho thấy người đó đã hết hứng thú với bài thuyết trình. Khi bạn thấy một số người nghe thiếu tập trung hay uể oải, bạn hãy tìm cách khích lệ họ, chẳng hạn đặt câu hỏi và đề nghị mọi người trả lời bằng cách giơ tay. Bạn cũng có thể nói đùa hay kể một câu chuyện vui nào đó để làm cho bầu không khí vui vẻ hơn. 4. Trả lời các câu hỏi Đã có những buổi thuyết trình gặp thất bại do diễn giả trả lời không thỏa đáng các câu hỏi của người nghe. Do đó trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình, bạn nên học cách xử lý những câu hỏi khó và rắc rối để rèn luyện sự tự tin. Bạn bước vào buổi thuyết trình với tinh thần sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của người nghe là rất quan trọng. Muốn vậy, sau khi hoàn tất bản dự thảo, bạn phải dự kiến những câu hỏi mà người nghe có thể hỏi và tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó. Nếu được, bạn nên nhờ bạn bè hay đồng nghiệp phản biện trước cho bạn. Khi đã chuẩn bị kỹ, thực tế vẫn có những câu hỏi mà bạn chưa nghĩ đến nhưng thường không nhiều. Đừng bao giờ cho phép hai hay nhiều người nói cùng một lúc, nếu không tình hình rất dễ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn hãy thông báo rõ bạn chỉ có thể trả lời từng câu hỏi. bạn cần tỉnh táo để tránh bị cuốn vào những câu hỏi dông dài về một khía cạnh nhỏ nào đó trong bài thuyết trình. Nhưng nếu mọi người lại quan tâm đến 16 vấn đề này, bạn nên để vào cuối buổi thuyết trình (nếu còn thời gian) thì hãy tiếp tục thảo luận. Cần nhận biết và có cách ứng xử phù hợp với những kiểu câu hỏi khác nhau. Có những câu hỏi chỉ để chứng tỏ người hỏi hiểu biết nhiều hơn bạn (có tính phô trương), có những câu hòi không hỏi trược tiếp mà nói vòng vo Bạn nên lịch sự với những câu hỏi “phô trương” và gợi ý vào trọng tâm những câu hỏi vòng vo, chẳng hạn bạn nói đó là một ý rất hay, nó có trọng tâm về. Nếu bạn gặp phải câu hỏi khó thật sự thì hãy cố gắng bình tĩnh, đôi khi đừng ngại xem lại bài thuyết trình của mình trước khi trả lời. Có thể dùng thủ thuật trì hoãn, chẳng hạn như: uống nước, hắng giọng hay thậm chí lấy mùi soa để lau mặt. Điều này giúp bạn tránh được thời gian trống khi chưa tìm đựợc câu trả lời thích hợp. trong tường hợp bạn không nắm rõ thông tin, không đủ dữ kiện để trả lời hay bạn không thể trả lời được câu hỏi nào đó, thì hãy thẳng thắn thừa nhận điều này, thay vì cố gắng trình bày vòng vo, tránh né. Điều này cũng không có gì là quá nghiêm trọng vì bạn không thể biết hết mọi điều. Bạn có thể sử dụng một vài câu nói mẫu sau: - Hiện tôi không có câu trả lời nhưng tôi có thể tra cứu giúp anh (chị). Xin vui lòng cho tôi địa chỉ, tôi sẽ liên lạc với anh (chị) sau. - Tôi cần suy nghĩ một chút. Chúng ta có thể trở lại câu hỏi này vào cuối buổi. Xin mời câu hỏi tiếp theo. - Thực sự không có câu trả lời đúng hoặc sai thật rõ ràng cho vấn đề này. Song cá nhân tôi cho rằng. Cần lưu ý cảnh giác với những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm mục đích chỉ ra những điểm yếu trong lập luận, nhằm hạ thấp uy tín của bạn và hạ thấp uy tín bài thuyết trình. Đối với những câu hỏi kiểu này, bạn hãy chuẩn bị sẵn một số câu trả lới như: “Hôm nay, tôi không định đề cập đến cả khía cạnh đó của vấn đề”, hay “Đây là vấn đề hoàn toàn tách biệt với chủ đề thuyết trình nên tôi không có đủ thời gian để thảo luận nó, tôi sẽ trả lời riêng cho .”. Những câu trả lời như vậy, tuy có vẻ lẩn tránh nhưng sẽ giảm bớt áp lực lên bạn. Trong suy nghĩ của người nghe, bạn là người đóng vai trò hòa giải nếu giữa những người nghe xảy ra tranh luận. Đối với trường hợp này, bạn hãy cố gắng giảm bớt sự căng thẳng, đảm bảo với mọi người ai cũng có cơ hội được phát biểu và lập lại trật tự càng sớm càng tốt. Nhắc mọi người nhớ lại mục đích của buổi thuyết trình để đưa họ trở lại đúng hướng đi của bạn. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy bạn có khả năng kiểm soát được tình hình. Sau đây là một số lời khuyên khi xử lý các câu hỏi. - Nghiên cứu kỹ các tài liệu thuyết trình và thông tin liên quan sẽ giúp bạn lường trước những vấn đề được hỏi. 17 - Sự căng thẳng có thể khiến bạn vội vã trả lời. Vì thế hãy bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. - Nếu cần, hãy đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi. - Nên trả lời từng câu hỏi một - Cho dù giọng điệu hay ý định của người hỏi thiếu thiện chí. Bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh và tạo sự ôn hòa. - Nếu người đặt câu hỏi tỏ ra rụt rè, bạn hãy khen ngợi và khích lệ họ. - Chú ý tránh bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi với người hỏi, mặc dù ý kiến của họ không hoàn toàn được chấp nhận. 5. Ứng xử với báo chí Trong trường hợp bạn phát biểu tại những hội nghị có nhiều phóng viên báo chí tham dự thì nên cố gắng ứng xử với báo chí một cách tự tin. Trả lời các câu hỏi một cách nhẹ nhàng, lịch sự nhưng luôn phải cảnh giác không để phóng viên “bẫy” hay “mớm lời” cho mình. Bạn có thể sử dụng một số câu nói sau: - Quan điểm của tôi đã được nói rõ trong bài phát biểu. Tôi nghĩ không còn gì để bổ sung thêm. - Đó không phải là những gì tôi đã nói. Tôi xin nhắc lại những gì vừa trình bày - Anh (chị) đã nêu được một ý quan trọng, nhưng cá nhân tôi thì cho rằng - Tôi đánh giá cao những gì anh (chị) vừa nói, song tôi cảm thấy cần nhấn mạnh (hay nói lại) là. III. TỰ ĐÁNH GIÁ KÝ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA BẢN THÂN Kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nếu bạn thường xuyên tập luyện. Hãy xem mỗi lần thuyết trình là dịp tập luyện cho lần thuyết trình tiếp theo. Bạn có thể tự mình đánh giá năng lực thuyết trình của bản thân bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây. Bạn cố gắng trả lời thật nghiêm túc. Nếu câu trả lời của bạn: - Không bao giờ: bạn hãy cho mình 1 điểm. - Thỉnh thoảng: bạn hãy cho mình 2 điểm. - Thường xuyên: bạn hãy cho mình 3 điểm. - Luôn luôn: bạn hãy cho mình 4 điểm. Sau khi hoàn tất, bạn hãy cộng tất cả số điểm lại và so sánh với bảng phân tích dưới đây để biết được khả năng thuyết trình của bạn ở mức nào. Từ đó bạn có thể 18 đánh giá một cách tương đối năng lực thực sự của bản thân và tìm ra những mặt còn yếu để cải thiện chúng. LỰA CHỌN TT TIÊU CHÍ Không bao giờ (1điểm) Thỉnh thoảng (2điểm) Thường xuyên (3điểm) Luôn luôn (4điểm) 1 Tôi dành ra đủ thời gian để tiến hành các công việc nghiên cứu và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng 2 Tôi sắp xếp các tư liệu theo những ý chính của bài thuyết trình 3 Sau khi luyện tập một vài lần, bài thuyết trình vẫn tỏ ra mới mẻ đối với tôi 4 Tôi sử dụng các thiết bị để hỗ trợ hình ảnh minh họa và tăng sức thuyết phục cho các ý chính trong bài thuyết trình 5 Tôi đến địa điểm thuyết trình sớm để nghe các bài phát biểu trước đó 6 Ngay khi bắt đầu bài thuyết trình tôi thu hút được sự chú ý của người nghe 7 Tôi phát biểu với giọng nói và nhịp điệu phù hợp với người nghe 8 Tôi phát biểu lưu loát và tự tin trong suốt buổi thuyết trình 9 Khi thuyết trình, tôi có giao tiếp bằng mắt với mọi người nghe ngồi ở các vị trí khác nhau 10 Bài thuyết trình của tôi khiến người nghe thấy hứng thú và họ đặt nhiều câu 19 hỏi 11 Tôi vẫn giữ được bình tĩnh khi ứng xử với những người chống đối hoặc gây rắc rối 12 Câu trả lời của tôi luôn đi thẳng vào ý chính và giữ được sự quan tâm của người nghe Phân tích - Từ 12-24 điểm: hãy tận dụng mọi cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, dành nhiều thời gian hơn vào việc chuẩn bị và luyện tập cho các buổi thuyết trình về sau. - Từ 25-36 điểm: nhìn chung bạn có kỹ năng thuyết trình tốt, nhưng vẫn còn một số điểm cần được cải thiện. - Từ 37-48 điểm: bạn có kỹ năng thuyết trình tốt, nhưng đừng tự mãn. Tiếp tục chuẩn bị và luyện tập kỹ càng trước mỗi buổi thuyết trình. Cần lưu ý rằng dù bạn đã đạt tới thành công ở mức nào đi nữa, vẫn luôn có những lĩnh vực cần phải cải thiện thêm. Xác định những mặt còn yếu và xem những tài liệu cần thiết để có những lời khuyên, chỉ dẫn bổ ích, từ đó tự mình tạo dựng và rèn giũa các kỹ năng cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hiến Lê, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, NXB Trẻ - 1992. 2. Richard Hal, Đừng chỉ thuyết trình giỏi – hãy thuết trình xuất chúng, NXB Lao động Xã hội – 2008. 3. Tim Hindle, Kỹ năng thuyết trình, NXB tổng hợp TP.HCM – 2006. 4. Công ty TNHH TUV Rheinland Việt Nam, Tập bài giảng về kỹ năng trình bày.
File đính kèm:
- tai_lieu_ky_nang_thuyet_trinh_phan_ngoc_tu.pdf