Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai

Ưu điểm nữa của công nghệ in 3D là có thể chế tạo ra đối tượng với đầy đủ các

bộ phận cả bên trong lẫn bên ngoài một cách chi tiết chỉ trong một lần thực hiện mà

các phương pháp truyền thống không thể chế tạo được.

Ngày nay, công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng, với mỗi sản phẩm 3D có thể

được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột

bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng tia laser, dụng

cụ cắt, đùn ép nhựa Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống. Gọi là tạo

mẫu nhanh vì so với các phương pháp gia công chế tạo vật thể 3D (mẫu) khác như cắt,

gọt, tiện, phay, bào, nặn . Thì phương pháp này cho phép tạo ra mẫu nhanh hơn.

Công nghệ in 3D có những ưu điểm mà các chuyên gia tin rằng nó sẽ sớm trở

thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới và là xu hướng của tương

lai. Chúng ta sẽ thấy trong tương lai gần công nghệ in 3D phát triển đến mức có thể in

được cả một chiếc tàu vũ trụ với tốc độ in rất nhanh. Tất cả các chi tiết từ bên trong ra

bên ngoài đều được in xong với đầy đủ mọi chất liệu như đồng đen, bạch kim, vàng,

sắt, thép, nhựa, thủy tinh đều được in chỉ trong một lần in duy nhất. Công nghệ này

sẽ tạo ra một chiếc tàu vũ trụ với giá rẻ chưa từng có và không có sai sót. Đó là trong

tương lai, còn hiện tại công nghệ này đã làm được điều đó trên các chất liệu đơn giản

như bê tông, nhựa, sắt thép Hiện nay, với cùng một loại chất liệu, công nghệ in 3D

đã có thể in ra bất cứ vật mẫu nào có hình dạng cụ thể. Đã có những quả tim, gan,

phổi của con người được sản xuất ra bằng công nghệ in 3D với độ chính xác hoàn

hảo tuyệt đối.

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 1

Trang 1

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 2

Trang 2

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 3

Trang 3

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 4

Trang 4

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 5

Trang 5

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 6

Trang 6

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 7

Trang 7

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 8

Trang 8

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 9

Trang 9

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang baonam 7560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai

Tài liệu In 3D: hiện tại và tương lai
1 
GIỚI THIỆU 
Công nghệ in 3 chiều (in 3D), còn được biết đến với tên gọi “Công nghệ sản 
xuất đắp dần” (Additive Manufacturing), đã trở thành xu hướng công nghệ quan trọng 
trên thế giới và là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư (bên cạnh các công nghệ: Internet vạn vật – IoT, dữ liệu lớn, rô-bốt, 
sinh học tổng hợp). Theo các chuyên gia, đây cũng chính là “chìa khoá” công nghệ 
cho tương lai mà bất cứ doanh nghiệp nào, bất cứ ngành công nghiệp sản xuất nào và 
bất cứ quốc gia nào đều phải chú ý. 
Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển, không chỉ giúp cho việc chế tạo 
khuôn mẫu được chính xác và dễ dàng hơn mà còn tìm được nhiều ứng dụng trong 
thực tế cuộc sống. Công nghệ in 3D hiện được ứng dụng nhiều và ngày cành phổ biến 
trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế - chăm sóc sức khỏe, giáo 
dục... Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã từng nhận định: “Công nghệ in 3D 
sẽ là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất của Hoa Kỳ". 
Kiến thức về công nghệ in 3D là rất rộng và phức tạp. Với việc biên soạn tổng 
luận “IN 3D: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI”, chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc 
những thông tin cơ bản nhất về in 3D, bao gồm: lịch sử hình thành, khái niệm, các 
công nghệ in 3D chủ yếu, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ in 3D, cũng như 
các ứng dụng, các tác động về mặt kinh tế, xã hội và khung pháp lý, các rào cản và 
thách thức của công nghệ sản xuất hiện đại này. 
Xin trân trọng giới thiệu. 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
2 
I. KHUNG KHÁI NIỆM VỀ IN 3D 
1.1. Định nghĩa và các khái niệm 
In 3D là một dạng công nghệ được gọi là sản xuất đắp dần/đắp lớp (Additive 
Manufacturing). Các quá trình đắp dần tạo ra các đối tượng theo từng lớp, khác với 
các kỹ thuật đúc hoặc cắt gọt (như gia công). 
Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ (American Society for Testing 
Materials - ASTM) đã đưa ra một khái niệm rõ ràng về công nghệ sản xuất đắp dần: 
“Công nghệ sản xuất đắp dần là một quá trình sử dụng các nguyên liệu để chế tạo 
nên mô hình 3D, thường là chồng từng lớp nguyên liệu lên nhau, và quá trình này trái 
ngược với quá trình cắt gọt vẫn thường dùng để chế tạo xưa nay”. Có thể thấy đây là 
một phương pháp sản xuất hoàn toàn trái ngược so với các phương pháp cắt gọt - hay 
còn gọi là phương pháp gia công, mài giũa vật liệu nguyên khối - bằng cách loại bỏ 
hoặc cắt gọt đi một phần vật liệu, nhằm có được sản phẩm cuối cùng. Còn với sản 
xuất đắp dần, ta có thể coi nó là công nghệ tạo hình như đúc hay ép khuôn, nhưng từ 
những nguyên liệu riêng lẻ để đắp dần thành sản phẩm cuối cùng. 
Có nhiều thuật ngữ khác cũng được dùng để chỉ công nghệ in 3D như công nghệ 
tạo mẫu nhanh, công nghệ chế tạo nhanh và công nghệ chế tạo trực tiếp. Như vậy, hầu 
hết các thuật ngữ này đều ra đời dựa trên cơ chế hay tính chất của công nghệ. 
Về thuật ngữ, “in 3D” chỉ việc sử dụng “máy in phun” với “đầu mực” di chuyển 
để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện. Trên thực tế thì công nghệ sản xuất đắp dần cũng 
có thể hoạt động tương tự như vậy, nhưng nó còn có những quá trình, kĩ thuật tiến bộ 
hơn. In 3D trong gốc của thuật ngữ có ý nghĩa liên quan đến quá trình tuần tự các vật 
liệu tích lũy trong môi trường bột với đầu máy in phun. Hiện nay, ý nghĩa của thuật 
ngữ này đã được mở rộng để bao gồm đa dạng hơn các kỹ thuật như các quy trình dựa 
trên phun ra và thiêu kết. 
Tạp chí The Engineer của Anh định nghĩa: In 3D là một chuỗi các công đoạn 
khác nhau được kết hợp để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong in ấn 3D, các lớp vật 
liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để 
tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được sản xuất từ một 
mô hình 3D hoặc nguồn dữ liệu điện tử khác. Máy in 3D là một loại robot công 
nghiệp. 
3D trong công nghệ in 3D là một định nghĩa hoàn toàn khác với 3D mang tính 
mô phỏng như TV 3D, phim 3D, âm thanh 3D, hình 3D. 3D ở đây là sản phẩm thật, 
vật thể thật mà ta có thể cầm trên tay, sờ mó, quan sát một cách chính xác, 3D ở đây là 
mọi thứ xung quanh ta, mà từ nguyên thủy đến hiện nay ta vẫn tiếp xúc hằng ngày. In 
3D là in ra nội dung lên từng lớp, các lớp được in lần lượt chồng liên tiếp lên nhau, 
từng lớp từng lớp. Mực in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3D, có thể là nhựa, 
giấy, bột, polymer, hay kim loại , các vật liệu này có đặc điểm là có sự kết dính với 
nhau để vật liệu lớp bên trên kết dính với lớp bên dưới được. Chúng ta có thể hiểu 
nôm na rằng in 3D ở đây là in ra một vật thể 3D có thể sờ mó, quan sát, cầm nắm 
được chứ không phải là in ra một hình ảnh mà ta nhìn vào nó nổi khối 3D gần giống 
như ngoài đời. 
3 
Như vậy, tựu chung có thể hiểu Công nghệ in 3D hay được gọi là công nghệ sản 
xuất đắp dần, bao gồm việc tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ 
một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước. Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế 
tạo cắt gọt - lấy đ ... t Bản. Gần đây, Bộ Kinh tế, Thương 
mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố một kế hoạch hỗ trợ việc sử dụng 
máy in 3D trong các trường học. METI sẽ trợ giá mua sắm máy in 3D cho nhiều 
trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Khoản trợ cấp này dự kiến sẽ được mở rộng 
xuống các trường trung học cơ sở sau này. Ngoài ra, METI dành khoảng 44 triệu USD 
trong ngân sách 2014 để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến 
việc sử dụng in ấn 3D trong sản xuất kim loại. 
KẾT LUẬN 
Công nghệ in 3D là loại hình công nghệ cao, tiên tiến và được các chuyên gia 
đánh giá sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu ở tất cả mọi ngành nghề trong tương lai. Trong 
những năm gần đây, in 3D đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng. Triển vọng của các 
máy móc có thể in các vật thể giống như cách mà một máy in phun tạo ra những hình 
ảnh trên giấy đã gây hứng thú và làm cho chúng ta tin rằng in ấn 3D sẽ mang lại "cuộc 
cách mạng công nghiệp tiếp theo." 
Nghiên cứu tài liệu này có thể giúp độc giả có một cái nhìn chi tiết hơn. In ấn 3D 
có tiềm năng ảnh hưởng đến cách thức sản phẩm được thiết kế, xây dựng, phân phối 
và được bán. Việc cải tiến công nghệ và các kênh phân phối có thể khiến các sản 
phẩm in 3D (như sử dụng cửa hàng in địa phương) trở nên phổ biến. Trên thực tế, các 
máy in cá nhân 3D đã có giá dưới 1.000 USD. 
In ấn 3D có thể phát triển mạnh trong thập kỷ tới. Doanh số của các máy in 3D 
cá nhân tăng từ 200% đến 400% mỗi năm từ 2007-2011, và các máy in 3D đã trở 
53 
thành phổ biến cho các nhà thiết kế, kỹ sư và kiến trúc sư, những người sử dụng 
chúng để tạo ra các mẫu thiết kế sản phẩm và nguyên mẫu. In ấn 3D cũng đang thu 
hút sự chú ý trong sản xuất trực tiếp các công cụ, khuôn mẫu, và thậm chí các sản 
phẩm cuối cùng. Những ứng dụng mới này của in ấn 3D có thể cho phép các mức độ 
tùy chỉnh hàng loạt, các chuỗi cung cấp ít tốn kém hơn, thậm chí là "dân chủ hóa" 
trong sản xuất khi người tiêu dùng và doanh nhân bắt đầu in các sản phẩm của riêng 
họ. Nhìn về lâu dài, có lẽ sau năm 2025, một loại in 3D-bioprinting (in sinh học) có 
thể in các cơ quan trong cơ thể người – với tiềm năng trong giảm chi phí và kéo dài 
tuổi thọ của người. 
Các chuyên gia ước tính rằng in ấn 3D có thể tạo ra tác động kinh tế lên đến từ 
230 tỷ USD đến 550 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025. 
Qua sự hình thành và ra đời của các công nghệ in 3D ta thấy có 6 công nghệ in 
3D chính đó là SLA, SLS, LOM, FDM, DMLS và in phun sinh học. Ngoài ra có nhiều 
công nghệ khác nhưng chủ yếu vẫn dựa cơ bản trên các loại công nghệ trên. Dựa trên 
các công nghệ này mà ngày nay, một sản phẩm có thể được thiết kế trên máy tính và 
“in chụp” qua một máy in 3D, tạo nên hình hài vật thể bằng các lớp vỏ vật liệu chuyên 
dụng. Dễ dàng thực hiện một thiết kế được số hóa như thế này chỉ với vài thao tác 
click chuột. Máy in 3D có thể cho chạy tự do không cần người kiểm soát và có thể 
biến những thiết kế tưởng chừng quá phức tạp trở nên đơn giản và dễ xử lý cho các 
nhà máy truyền thống. Vào thời điểm hiện nay, những cỗ máy kì diệu này có thể tạo 
ra rất nhiều thứ. Những ứng dụng của in 3D thực sự kì vĩ. Thậm chí, người ta đã có 
thể “in” ra cả dụng cụ trợ thính và nhiều bộ phận tinh vi của chiếc máy bay phản lực 
vũ trang dưới những hình dạng khác nhau. 
Như vậy, mặc dù có những ứng dụng to lớn trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, 
công nghệ in 3D cũng đặt ra không ít thách thức cho các nhà kinh doanh, sản xuất, 
hoạch định chính sách và cả xã hội. Con người có thể dùng công nghệ in 3D để tạo ra 
các bộ phận, tế bào cơ thể giúp điều trị bệnh tật, nhưng cũng có thể tạo ra súng đạn 
trái phép hay sản phẩm độc hại. Bên cạnh đó, ưu điểm chế tạo nhanh, tại chỗ của công 
nghệ sẽ khiến những nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ để sản xuất đồ 
dùng hằng ngày như quần áo và đồ chơi trẻ em gặp thay đổi lớn. 
In 3D mang lại cơ hội cũng như thách thức cho các nhà hoạch định chính sách ở 
cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển. Xã hội có thể hưởng lợi từ các sản 
phẩm được tạo ra với ít chất thải mà không cần vận chuyển qua những khoảng cách 
lớn và do đó ít ảnh hưởng đến môi trường. Các nhà hoạch định chính sách nên xem 
xét hỗ trợ phát triển việc in ấn 3D, đặc biệt bằng việc tài trợ nghiên cứu về công nghệ 
in 3D. 
Những thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách bao gồm việc giải 
quyết các vấn đề về quản lý, như quy định về các vật liệu mới để sử dụng, đảm bảo 
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thích hợp và gán trách nhiệm pháp lý cho các vấn đề và sự 
54 
cố do các sản phẩm in 3D. Các chính phủ cũng phải làm rõ quyền sở hữu trí tuệ sẽ 
được bảo vệ như thế nào. In 3D cũng làm nổi lên một số vấn đề khác về an ninh, an 
toàn. Các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với thách thức trong việc đánh giá 
và giải quyết các rủi ro này mà không làm giảm hoặc hạn chế đổi mới sáng tạo trong 
lĩnh vực mới đầy tiềm năng này. Vì vậy làm sao để quản lý một cách có hiệu quả việc 
sử dụng công nghệ mới, phát huy các ưu điểm của nó và hạn chế các mặt tiêu cực đến 
nền kinh tế và xã hội là điều không hề đơn giản. 
Còn tại Việt Nam, hiện nay cũng đã bắt đầu xuất hiện cộng đồng in 3D. Bên 
cạnh một số dịch vụ in 3D hay bán máy in 3D nhập từ nước ngoài, các cá nhân, nhà 
khoa học cũng như một số công ty đã bắt đầu nghiên cứu và tiến hành sản xuất máy in 
3D tại Việt Nam với giá thành rẻ, phù hợp với thị trường. Ngoài ra, các hoạt động đẩy 
mạnh giáo dục STEM cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm từ những người có trách 
nhiệm, tổ chức lãnh đạo đến các tầng lớp trí thức, cũng như các gia đình có con em 
đang đi học. Ngày hội STEM lần đầu được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam, với sự đồng hành của tạp chí Tia Sáng đã mang lại kết quả 
tốt đẹp và thu hút sự hứng thú không chỉ của các em nhỏ mà còn của các bậc phụ 
huynh và người lớn. Giáo dục STEM cũng giống như công nghệ in 3D, việc học, tiếp 
thu kiến thức và kĩ năng được tích lũy bằng thực hành qua những dự án trong từng 
môn học. Học sinh, sinh viên phải vận dụng lí thuyết để tạo ra sản phẩm. Những ngày 
hội, trình diễn khoa học như thế này sẽ khơi dậy niềm đam mê, lòng quyết tâm của 
các em nhỏ đối với các môn khoa học, kĩ thuật và cả việc sản xuất công nghiệp. 
Ngành công nghiệp in 3D vẫn đang phát triển không ngừng với tốc độ chóng 
mặt, các phương pháp sản xuất mới vẫn đang tiếp tục ra đời, các máy in 3D giá rẻ, tốc 
độ nhanh cũng đã được giới thiệu. Hiện nay, người ta thậm chí còn tuyên bố có thể in 
3D bất cứ vật thể gì từ việc sắp xếp các nguyên tố đơn lẻ-các viên gạch nhỏ cơ bản 
của mọi vật chất. Vì vậy, tăng cường phát triển giáo dục, xã hội để chuẩn bị cho ngành 
công nghiệp này là hết sức cần thiết. 
Nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng và xu hướng phát triển của công nghệ in 
3D, ngày 28/04/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 
13/2017/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ 15/6/2017) sửa đổi, bổ sung Danh mục công 
nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được 
khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 
25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 66). Quyết định 13 của Thủ tướng 
Chính phủ đã bổ sung Công nghệ in 3D vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên 
đầu tư phát triển bên cạnh các công nghệ: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT); 
Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality) và công nghệ thực tại tăng cường (Augmented 
Reality). Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng bổ sung 16 nhóm sản phẩm, dịch 
vụ vào Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, trong đó có 
dịch vụ in 3D. Có thể thấy, những công nghệ mới được thêm vào Danh mục công 
55 
nghệ cao nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển đều là những công nghệ nền tảng, làm nên 
đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công 
nghiệp 4.0) và được các chuyên gia đánh giá là những công nghệ đang và sẽ tác động 
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. 
Hàm ý về chiến lược phát triển ở tầm vĩ mô 
Từ những thông tin chiến lược phát triển của các quốc gia khác nhau trên đây, 
cùng các nội dung đã được đề cập liên quan đến tiềm năng, ứng dụng to lớn cũng như 
các tác động, ảnh hưởng cụ thể của công nghệ in 3D, chúng ta có thể thấy rằng đây là 
một ngành công nghệ tiên tiến sẽ chiếm lĩnh một vị trí to lớn trong kinh tế, xã hội và 
chính trị. Trong phần cuối cùng này, chúng tôi xin trình bày một số đề xuất về chiến 
lược phát triển ở tầm vĩ mô. 
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và thiết kế 
Để củng cố ngành công nghiệp sản xuất, việc áp dụng công nghệ in 3D cần được 
khuyến khích. Sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật sẽ rất quan trọng cho mục đích này, đặc 
biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Các cơ quan nhà nước và chính phủ 
có thể trực tiếp giúp xây dựng chuyên môn kỹ thuật ban đầu và nguồn vốn nhân lực 
trong nước. Sau đó, công nghệ này sẽ được phổ biến hơn thông qua các hoạt động 
giáo dục, quảng cáo, ứng dụng thí điểm và các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật. 
Chúng ta có thể lựa chọn theo đuổi chiến lược để trở thành một trung tâm dịch 
vụ thiết kế và tạo mẫu hoạt động qua việc tận dụng lợi thế từ công nghệ in 3D. Các cơ 
hội mới sẽ được mở ra cho Việt Nam nếu chúng ta biết xây dựng năng lực kỹ thuật và 
vốn con người ngay cả khi trước đây chúng ta chưa có bất cứ lợi thế đặc biệt nào 
trong sản xuất. Trên cơ sở tiềm năng thay đổi lợi thế so sánh sản xuất, Việt Nam hoàn 
toàn có cơ hội để trở thành một trung tâm sản xuất trong khu vực. Công nghệ in 3D 
thay đổi cơ chế quyết định nơi sản xuất bằng cách giảm tỷ trọng lao động trong đầu 
vào và tăng tầm quan trọng của khả năng tùy biến theo ý khách hàng. 
Đảm bảo hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển có hiệu quả 
Cũng như các ngành công nghiệp mới nổi khác, công nghiệp in 3D có khả năng 
tạo ra những rủi ro quá cao không thể bù đắp cho các công ty tư nhân, đặc biệt là ở 
Việt Nam hay các nước đang phát triển khác. Do đó, chính phủ nên có hỗ trợ trong 
các hoạt động nghiên cứu liên quan đến công nghệ này, ví dụ như thông qua hỗ trợ 
các sáng kiến thực hiện và thương mại hóa. 
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển nên tập trung vào tìm ra kỹ thuật in 3D khác biệt 
ở một số khía cạnh hoặc chuyên cho một mục đích cụ thể như trong y tế, thực phẩm... 
Ngoài ra, cũng có thể tập trung vào nghiên cứu vật liệu in 3D để đạt được những vật 
liệu cao cấp có chi phí hợp lý và hiệu suất tốt, hay tìm kiếm các vật liệu in 3D mới lạ 
hơn những gì hiện có. 
56 
Tạo ra các máy in 3D cá nhân 
Các bằng sáng chế trong công nghệ sản xuất đắp dần đang hết hạn, đây là cơ hội 
tuyệt vời để tiếp nhận công nghệ này. Sự tồn tại của nguồn kiến thức mở xung quanh 
in 3D có thể khuyến khích các ý tưởng phát triển công nghệ. Việt Nam có thể kết hợp 
thúc đẩy sáng tạo của thương hiệu máy in 3D trong nước. Ngoài lợi ích kinh tế trực 
tiếp, tự sản xuất máy in 3D giúp giảm chi phí nội tại thay vì phải phụ thuộc vào nhập 
khẩu và sự khan hiếm các nhà cung cấp. 
Tăng cường phát triển xã hội 
Có thể thấy, hầu hết các nỗ lực nêu trên đều hướng tới thúc đẩy các hoạt động 
kinh tế trong việc ứng dụng in 3D tạo ra lợi ích trong tương lai gần, nhưng tác động, 
ảnh hưởng của việc áp dụng công nghệ này trên quy mô rộng sẽ xảy ra gián tiếp và 
trong tương lai xa hơn. Khi máy in 3D bắt đầu được sử dụng nhiều hơn, các năng lực 
quốc gia về công nghệ in 3D và hoạt động liên quan như thiết kế, kỹ năng máy tính, 
khả năng sáng tạo, đổi mới, sẽ ngày càng được củng cố. Việc phổ biến công nghệ in 
3D có thể được hỗ trợ thông qua các hoạt động giáo dục và tiếp thị quảng cáo. 
In 3D như một công cụ cải thiện thực hành giáo dục hiệu quả, đặc biệt là với các 
môn học STEM. Giống như việc cung cấp truy cập internet, máy tính, máy tính bảng, 
bảng dạy học thông minh cho các học sinh, Chính phủ hoàn toàn có thể cung cấp máy 
in 3D cho các trường học. Các máy in này không chỉ khuyến khích các hoạt động giáo 
dục mà còn đặt nền móng cho những kiến thức cơ bản về công nghệ in 3D qua các 
chương trình tập huấn giáo viên và chương trình giảng dạy sáng tạo về công nghệ này. 
Giữ được cán cân công bằng 
Như đã đề cập, sự can thiệp của chính phủ rất cần thiết, nhất là khi các tác động, 
ảnh hưởng phát sinh từ công nghệ in 3D sẽ ngày càng tăng cao. Với các tiềm năng mà 
công nghệ này có thể tạo ra, tất nhiên sẽ có một số thành phần kinh tế bị mất đi lợi ích 
và một số thành phần khác được hưởng những lợi ích mới. Đối với vấn đề này, chính 
phủ cần đưa ra các biện pháp rõ ràng nhằm đảm bảo được đầy đủ lợi ích từ công nghệ 
in 3D nhưng vẫn duy trì được những quyền lợi hợp pháp trên một số mặt. Chính phủ 
nên chú ý đảm bảo rằng sự can thiệp này không làm gián đoạn những đổi mới mà 
công nghệ in 3D mang lại. Đồng thời, nên có những biện pháp hiệu quả để phòng 
ngừa ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp công nghệ in 3D, một trong những yếu tố 
trở ngại trong mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ tiên tiến này. 
Mặc dù in 3D đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong công nghệ và quy trình 
sản xuất và các ảnh hưởng đến thị trường trên thế giới, nhưng cũng không dễ dàng để 
hiểu được tác động thực sự của nó trong trung hạn và dài hạn. Các nhà phân tích quốc 
tế mới chỉ đề cập đến một số bề nổi của công nghệ này, cả về sự tăng trưởng và công 
nghệ. Các nghiên cứu mới nhất dự đoán rằng công nghệ 3D sẽ đạt được trạng thái áp 
dụng rộng rãi trong 10 năm tới, cả trong thị trường công nghiệp và người tiêu dùng. 
57 
Khi ngày đó đến, và các nhà máy mini cá nhân sẽ trở thành tiêu chuẩn, có lẽ sẽ rất khó 
để tưởng tượng làm sao xã hội sẽ có thể tồn tại mà không có công nghệ in 3D. 
 Biên soạn: Phùng Anh Tiến (Trung tâm Phân tích Thông tin) 
58 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Công nghệ in 3D – Lịch sử và ứng dụng, tác động và thách thức, vai trò quản lý 
và chiến lược phát triển, Tạp chí Tia Sáng, 6/2015; 
2. Công nghệ in 3D với giáo dục và đào tạo, Tạp chí Tia Sáng, 7/2015; 
3. Can 3D Printing Reshape Manufacturing In America? Forbes.com, 17/6/2014. 
4. Disruptive technologies: Advances that will transform life, business, and the 
global economy, McKinsey Globle Institute Analysis, 5/2013. 
5. Exploring the 3D printing opportunity, The Financial Times, 8/2012. 
6. The rise of additive manufacturing, Excell, Jon, The engineer, 10/2013. 
7. The next step: 3D printing the human body. Williams, Rhiannon, The Daily 
Telegraph, 2/2014. 
8. “The Next Big Thing in 3-D Printing: Big Area Additive Manufacturing, or 
BAAM”. McKenna, Beth. The Motley Fool. 9/2014. 
9. https://vi.wikipedia.org/wiki/In_3D 
10.  
11. Wohler Report 2014, 2015, Wohlers Associates. 
12. What is 3D printing? https://3dprinting.com/what-is-3d-printing/ 
13. 3D Printer Technology – Animation of layering, Create It Real, 1/2012. 
14. 3D Printing: Challenges and Opportunities for International Relations, 
Transcript. Council on Foreign Relations, 10/2013. 
15. 3D Printing Technology Insight Report, 2014. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_in_3d_hien_tai_va_tuong_lai.pdf