Tài liệu Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
Sự kiện hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tổng kết cuối năm:
Với kịch bản này, chia theo các nội dung như sau: Số thứ tự, Thời gian, Nội
dung, Chi tiết, Âm thanh, Ánh sáng, Ghi chú đối với kịch bản dành cho khách
hàng. Âm thanh - ánh sáng, Quay phim chụp hình để họ nắm được khung
chương trình. Bổ sung thêm MC Script cho kịch bản MC và Phụ trách đối với
team chạy chương trình.
Sự kiện khánh thành, động thổ, khai trương:
Tương tự như hội nghị ở trên nhưng đối với các chương trình tổ chức ban ngày
thì bỏ bớt các hạng mục về ánh sáng.
Sự kiện truyền hình trực tiếp:
Truyền hình trực tiếp thì độ chính xác phải được tính bằng giây, nên ngoài việc
phải cực ki chi tiết trong nội dung thì các hạng mục cũng phải được chi tiết trong
phần việc của từng người.
- Nội dung
- Chủ đề
- Hình thức
- Các điều kiện đảm bảo cho HĐ của một chương trình NTTH
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Dàn dựng chương trình Nghệ thuật tổng hợp ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2019 2 LỜI GIỚI THIỆU Có một buổi văn nghệ hay chương trình diễn ra tốt, được mọi người khen ngợi tán thưởng đòi hỏi ban tổ chức và người dẫn chương trình phải chuẩn bị dàn dựng chương trình văn nghệ công phu. Với những người chuyên nghiệp họ có kinh nghiệm và chuyên môn nên làm cảm thấy nhẹ tênh. Nhưng phần đông chúng ta là người tay mơ, còn nhiều khúc mắc cũng như bỡ ngỡ khi đứng ra tổ chức hay dẫn một chương trình. Các phương pháp biên tập chương trình Muốn biên tập chương trình thành công, bạn phải học tập, trải nghiệm thực tế qua mỗi lần các chương trình được tổ chức ở các hội thi, hội diễn, ca múa nhạc, sự kiện, Kinh nghiệm tổng hợp được qua thử thách sẽ mang lại kết quả mong muốn, mang lại những ý tưởng, kinh nghiệm cho đơn vị tổ chức của mình, giúp tạo ra những chương trình có tính nghệ thuật cao. Khi biên tập chương trình, bạn cần: -Đọc kĩ chủ trương, mục đích của chương trình nghệ thuật đó, xác định chương trình tổ chức với mục đích nào. - Tính toán kinh phí: Kinh phí chính là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của chương trình, tính toán kinh phí hợp lý sẽ giúp ta định hướng được chương trình phải tổ chức theo hướng nào. - Nên tổ chức xem qua khả năng biểu diễn của diễn viên, đơn vị đó, chọn lọc tiết mục phù hợp, khai thác các bài hát hay, điệu múa đẹp, hợp với cảnh quan, môi trường. - Phải sắp xếp tiết mục hài hòa, hợp lý khi chuyển biến sao cho tránh đối lập về hình thức, nội dung. Phải có tiết mục mở đầu, kết thúc, cao trào, tránh làm chết hoặc cháy chương trình, làm người xem cảm giác hụt hẫng. Phương pháp dàn dựng các chương trình ca múa nhạc Để tổ chức chương trình văn nghệ thành công, người chịu trách nhiệm dàn dựng phải biết cách tập trung lực lượng để dàn dựng chương trình hiệu quả, bố trí thời gian phù hợp. - Chọn lựa những tiết mục phù hợp với chương trình, biểu hiện được tình cảm, tâm tư với nội dung tiết mục. - Đặc biệt phần phối khí, phối âm cho các tiết mục phải được chú trọng. Âm thanh phải vang xa, không rè, Khi phối bè phải lồng ghép những âm hưởng, mô típ đúng giọng. - Các phần ca, múa nhạc sau khi hoàn chỉnh phải chạy chương trình đê rút kinh nghiệm, chỉnh sửa thiếu sót còn thiếu khi chạy thử. Các tiết mục tập thể phải có đội hình hợp lý, tránh rối loạn đội hình. - Điều chỉnh những cái chưa được cho các chuyên môn, lãnh đạo để đưa ra biện pháp khắc phục, giúp chương trình được tốt hơn và đạt hiệu quả mong muốn. 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương 1: Khái quát về chương trình nghệ thuật tổng hợp 03 3 Chương 2: Các hình thức trình bày trong chương trình 4 NT 4. Chương 3: Kỹ thuật dàn dựng chương trình NTTH 7 Chương 1: Khái quát về chương trình nghệ thuật tổng hợp. Thời gian: 16 giờ 1. Mục tiêu: Học xong chương học sinh nắm được những kiến thức về khái niêm, đặc tính cơ bản và những thành tố kết cấu nên chương trình nghệ thuật cùng với cách thức phân loại các chương trình nghệ thuật 2. Nội dung của chương Kỹ thuật xây dựng kịch bản. - Kịch bản cho event khác với kịch bản phim và kịch bản gameshow. Viết kịch bản cho event phải có đầu óc tổ chức và hình dung. Một kịch bản tốt là kịch bản bao quát được chương trình một cách đầy đủ và chi tiết. Bắt đầu với công việc lên kế hoạch thì bạn phải làm quen với việc viết kế hoạch và kịch bản chương trình. Có nhiều loại hình event khác nhau, và với mỗi loại hình event thì có một kịch bản chương trình tương ứng. Một event hội nghị buổi tối sẽ khác với một event cộng đồng vào ban ngày, vì thế, biến đổi kịch bản sao cho phù hợp theo tính chất của chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện. Mỗi kịch bản cũng nên chia làm 2 loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết, kịch bản tổng quát là để bao quát hết các công việc chung cho một chương trình, kịch bản này dùng cho phía khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên cung cấp âm thanh ánh sáng, màn hình máy chiếu nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp. Một kịch bản chi tiết, hay thường gọi là kịch bản MC, trong đó có kèm lời dẫn MC và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện. Phải phân ra 2 kịch bản là vì phần kịch bản chi tiết thường chỉ sử dụng cho MC và nội bộ, tránh để các bên không liên quan biết quá nhiều nội dung hoặc kịch bản lọt ra ngoài - đây là vấn đề bảo mật của một số công ty. Xin giới thiệu một vài loại kịch bản để các bạn tham khảo: 4 Sự kiện hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tổng kết cuối năm: Với kịch bản này, chia theo các nội dung như sau: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Âm thanh, Ánh sáng, Ghi chú đối với kịch bản dành cho khách hàng. Âm thanh - ánh sáng, Quay phim chụp hình để họ nắm được khung chương trình. Bổ sung thêm MC Script cho kịch bản MC và Phụ trách đối với t ... cầu nghệ thuật của chương trình. Nếu chúng ta nôn nóng áp dụng những thủ pháp phức tạp ngay dễ dẫn đến sự chán nản của trẻ. Nếu dễ trẻ làm được ngay rồi thì ta tăng dần mức độ lên sẽ kích thích sự hăng say tập luyện của các em. Đặc biệt người đạo diễn cần nắm bắt tâm lí của từng đối tượng để có sự động viên, khích lệ diễn viên kịp thời góp phần tăng hiệu quả của quá trình tập luyện. Tôi tập luyện theo kiểu cuốn chiếu, xong mỗi tiết mục mới chuyển sang tiết mục khác, tránh sự chắp vá. Đối với các chương trình có quy mô lớn như: lễ hội,... cũng tập từng tiết mục, từng phần, đoạn, chương nhưng phải phác thảo khái quát tổng thể (tập nhanh, lướt) rồi mới tập chi tiết. + Tập bộ môn. Sau khi tập riêng lẻ các tiết mục, đạo diễn triển khai tập nối các tiết mục với nhau theo từng bộ phận: hát, nhạc, múa. Từ đó chỉnh sửa những tiết mục đơn lẻ nếu cần để đảm bảo những yêu cầu của chương trình kịp thời và hợp lí. + Tập tổng thể Khi đã hoàn thành tập riêng lẻ và phối hợp các phần bảo đảm ăn khớp với nhau, tôi cho lắp ghép toàn bộ chương trình (chạy chương trình). - Chạy toàn bộ phần ca, múa, nhạc. - Chạy ghép với trang phục, đạo cụ, âm thanh. - Chạy tổng thể tất cả với lời dẫn. Thông qua việc tập tổng thể này, tôi sẽ có căn cứ để quyết định nên chỉnh sửa tiết mục nào, bộ phận nào để từ đó tiếp tục luyện tập những tiết mục còn chưa đạt, chưa ăn khớp với tổng thể chương trình sau đó lại chạy lại chương trình tổng thể một lần nữa. *. Thiết kế sân khấu: Sau khi mọi việc đã chuẩn bị song, tôi hội ý tất cả các đồng nghiệp được phân công cùng tôi tập luyện và chuẩn bị cho chương trình để nghĩ ra các cách bố cục, trang trí sân khấu, ánh sáng, đạo cụ cho từng đoạn, lớp, từng tiết mục. Đưa ra được phác thảo chi tiết. Bố cục sân khấu, đạo cụ, trang trí sân khấu vừa đáp ứng tính thẩm mĩ nhưng cũng vừa phải phù hợp với yêu cầu nội dung, không gian. Thông thường thì ở các trường mầm non, do điều kiện về kinh phí và không có người chuyên sâu về lĩnh vực này, đa số là giáo viên tự thiết kế và trang trí nên điều này cũng hạn chế phần nào sự thành công của chương trình. Với trường tôi thì việc thiết kế sân khấu chúng tôi thường tham khảo trên Internet lấy ý tưởng phù 13 hợp với nội dung chương trình. Sau đó chuẩn bị các điều kiện và trang trí theo ý tưởng đó. Duyệt chương trình và trình diễn chính thức: Duyệt chương trình khi các phần ca, múa, nhạc đã hoàn chỉnh tôi tổ chức chạy chương trình để rút kinh nghiệm và để chỉnh các tiết mục còn yếu, thiếu sót trong biểu diễn, đặc biệt chú ý để các tiết mục tập thể đông người, hát múa phải nhuần nhuyễn, đồng đều, các đội hình ca, múa trên sân khấu phải di chuyển hợp lý, tránh chồng chéo, che lấp, tạo ra sự rối loạn đội hình. Hơn nữa cũng là cho trẻ làm quen vói sân khấu, trẻ không bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi lên sân khấu. Buổi tổng duyệt chương trình phải được quán triệt đến những người tham gia. Người đạo diễn cần quán xuyến và kiểm tra mọi công tác chuẩn bị cho buổi tổng duyệt từ các công việc chuyên môn nghệ thuật đến công tác hậu đài,... đồng thời phải tạo không khí vui vẻ, động viên khích lệ trẻ và những người tham gia phục vụ để họ tự tin và thoải mái bước vào trình diễn và thực hiện nhiệm vụ với hết khả năng của mình để đạt kết quả cao nhất. Sau khi tổng duyệt tôi tiếp thu, cân nhắc những ý kiến của lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp và khán giả dự duyệt. Từ đó tiếp tục và điều chỉnh lại những cái chưa được theo ý của lãnh đạo, các nhà chuyên môn cho chương trình tốt hơn và tham gia đạt hiệu quả như mong muốn, bổ sung sáng tạo và hoàn thiện lần cuối cùng. Cuối cùng là dự trù để xử lí những tình huống bất ngờ xảy ra (trẻ ốm, đễn trễ hoặc không có mặt đột xuất, trời mưa, cúp điện,) Diễn chính thức: Buổi tổng duyệt đã được chuẩn bị chu đáo như thế nào thì buổi diễn chính thức cũng vậy và phải được chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Trước buổi biểu diễn chính thức, tôi thường cho trẻ chạy thử sân khấu chính thức một lần. Nếu có đầy đủ điều kiện thì chạy ghép đồng bộ với cả âm thanh, ánh sáng tại địa điểm biểu diễn một đến hai lần. Nếu không có điều kiện, cần tiếp cận sân khấu theo kiểu chạy “hành chính” để trẻ căn chỉnh được sân khấu. Khi bắt tay vào biểu diễn tôi tập trung cao độ, quan sát, điều hành mọi hoạt động xung quanh chương trình của mình, đặc biệt luôn động viên khích lệ trẻ để các em tránh được tâm lí căng thẳng trên sàn diễn. 7.2.2.Giải pháp 2: Cách tìm và xử lí nhạc cho phù hợp Đây là một công việc hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công của cả chương trình vì một chương trình dù có ý tưởng dàn dựng rất hay, nhưng chất lượng âm nhạc không tốt sẽ làm giảm tính hấp dẫn của một chương trình. Ngày nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên nếu chúng ta khéo léo ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm, xử lí, chỉnh sửa nhạc cũng như giải quyết các khó khăn trong công tác dàn dựng thì sẽ đem lại cho chúng ta một hiệu quả cao và tiết kiệm được công sức, thời gian. Hiện nay trường mầm non Lãng Công không có giáo viên chuyên trách nên việc sáng tác mới, phối bản nhạc mới là không thể. Vì vậy tôi đã sử dụng các thiết bi hiện đại đẻ tìm kiếm nhạc có sẵn. a. Tìm kiếm nhạc trên các trang web về âm nhạc thiếu nhi: 14 Cách 1: Thông thường khi tìm nhạc trên các trang web chúng ta thường làm như sau: Mở trình duyệt web, vào Google: gõ tên bài hát, hoặc vào một số trang Web âm nhạc như: mp3.zing.vn; nhaccuatui.net; amnhacviet.net; nhacso.net; nhac.vui.vn; yeucahat.vn. Sau đó trang web cho ra rất nhiều kết quả, chúng ta thử từng kết quả và chọn bài hát mình ưng ý. Đây là cách dễ dàng và phổ biến được đa số các giáo viên thường dùng để tìm kiếm nhạc, nhưng cách này sẽ mất nhiều thời gian vì chúng ta phải download từng bản nhạc nhưng không biết được chất lượng của bản nhạc đó có phải là tối ưu hay chưa. Tìm kiếm nhạc không lời, nhạc nền ca khúc: Khi vào các trang web như trên, chúng ta gõ tên bài hát kèm từ “Beat”, “ không lời”. Ví dụ: cô và mẹ beat, chú mèo con beat... Cách 2: Sử dụng phần mềm hỗ trợ: Để download nhạc nhanh và có được nhiều kết quả để lựa chọn chúng ta có thể sử dụng các phần mềm download nhạc như : Phần mềm“ Mp3free download” hoặc các phần mềm tương tự như “ Mp3free hot download” Với phần mềm này cho phép chúng ta có thể tải được miễn phí cùng một lúc nhiều bản phối khác nhau của cùng một bản nhạc. Sau khi download về máy, chúng ta sẽ kiểm tra và chọn bài có chất lượng phù hợp với yêu cầu. Khi không tìm bản nhạc ưng ý hoặc không tìm được nhạc không lời hay nhạc nền ca khúc, chúng ta có thể chọn bản nhạc tương đối và tiến hành các bước xử lí, chỉnh sửa nhạc cho phù hợp với yêu cầu chương trình. b. Xử lí nhạc: Nếu chưa ưng ý với bản nhạc mình tìm được chúng ta có thể tiến hành chỉnh sửa nhạc bằng một số phần mềm hỗ trợ xử lí âm thanh như: “camtasia”. Cách tải phần mềm “camtasia”: vào trình duyệt cốc cốc, gõ vào thanh tìm kiếm phần mềm camtasia studio8 sau đó tải về, cài đặt Với phần mềm này cho phép chúng ta đổi đuôi nhạc hình MP4 thành MP3. Cách thực hiện như sau: Tại giao diện của phần mềm Import media ổ chứa bản nhạc file giữ chuột phải vào file kéo xuống track1 pro duce and share pro duce and share custom production seting next MP3 next next pro duction na me: tên file . Chọn foder ( ổ lưu file) finish chờ nó chạy song là được. Phần mềm này còn dùng để cắt ghép nhạc: Cách thực hiện: Import media file giữ chuột trái file kéo xuống track. Cắt video: Đưa thanh chạy đến vị trí muốn cắt split kích chuột vào đoạn nhạc muốn cắt cut. Ghép video: Import 2file kéo 2 file vào 1 track ghép lại với nhau. Tăng giảm âm thanh: kích chuột vào audio tùy chỉnh âm thanh. Tăng giảm tốc độ: kéo file vào track chuột phải clip speed chọn tốc độ phù hợp oke. 7.2.3. Giải pháp 3: Tìm động tác như thế nào cho phù hợp với khả năng của trẻ? Trường mầm non Lãng Công có 20% là trẻ dân tộc, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế, nhưng trẻ rất hứng thú khi được tham gia các hoạt động 15 văn nghệ. Vậy tôi luôn cân nhắc khi chọn các động tác múa minh họa sao cho mọi trẻ có thể thực hiện được, không sử dụng nguyên bản của tác giả vì những bài tham khảo đó thường là những tiết mục của những nhà biên đạo chuyên nghiệp, dành cho những trẻ có năng khiếu âm nhạc hoặc những trẻ đã được học và luyện tập nhiều qua các trường lớp, nên thường động tác sẽ nhanh và khó. Bới đó mà tôi chỉ tham khảo để từ đó tôi biến đổi chúng thành những động tác mới của riêng mình sao cho phù hợp với lứa tuổi, với khả năng của trẻ trong trường mình. Không yêu cầu quá cao, bắt trẻ tập những động tác khó, nhanh, dễ làm trẻ chán nản, mệt mỏi.Tôi đã biến đổi bằng cách: Thay đổi hướng và vị trí chuyển động. cùng động tác đó, thay vì quỳ sẽ rất khó bạn có thể cho trẻ đứng thực hiện; thay vì di chuyển sang ngang bạn có thể cho trẻ di chuyển lên xuống. Thay đổi cường độ: động tác này thực hiện trong vòng 4 nhịp thì tôi cho trẻ thực hiện trong vòng 8 nhịp. Hoặc nếu không tìm được các video mình họa của bài này ta có thể tìm video minh họa bài khác có cùng tiết tấu, giai điệu với bài này rồi tham khảo động tác cho bài này. Ví dụ: bài “Vui đến trường” ta có thể tham khảo các video những bài hát có cùng tiết tấu, giai điệu với bài “Vui đến trường” như bài “Tay thơm tay ngoan”, “Bông hoa mừng cô”.vv rồi tham khảo động tác cho bài “Vui đến trường”. Đội hình minh họa: Tùy vào từng bài mà tôi thay đổi đội hình. Thay đổi đội hình vào những chỗ nào. Hướng di chuyển ra sao cho đẹp, dễ dàng khỏi rối mắt. Luyện tập: Trẻ tập rất hay bị sai nhịp, vào không đúng lúc (trễ hoặc trật nhịp), việc nhắc trẻ liên tục làm giáo viên mất nhiều công sức và thời gian, tôi đã không nôn nóng mà áp dụng những thủ thật giúp trẻ ghi nhớ. Ví dụ. trẻ nghe nhạc dạo còn tôi dùng tay đánh theo nhịp đến đoạn nhạc chuần bị vào hát tôi đánh tay nhấn mạnh vào nhịp bắt đầu như vậy giúp trẻ vào nhạc chuẩn hơn. +Tập hát: - Cho trẻ nghe và hát theo nhạc có lời để trẻ thuộc lời và hát đúng giai điệu - Khi trẻ chắc nhịp cho trẻ hát hoàn toàn trên nền nhạc không lời + Tập múa minh họa: - Cô làm mẫu theo nhịp đếm - Cho trẻ tập theo nhịp đếm - Cô làm mẫu với nhạc - Cho trẻ tập với nhạc 7.2.4. Giải pháp 4. Phát huy vai trò của nhà trường và Phụ huynh học sinh trong chương trình văn nghệ: Ngày lễ, ngày hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường được giao lưu, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, lễ (Cách trình diễn, trang trí, ý nghĩavv) đồng thời củng cố những điều trẻ đã được học. Để cho chương trình văn nghệ của trẻ thực sự trở nên mới lạ, hấp dẫn không thể thiếu sự ủng hộ của nhà trường và các bậc phụ huynh. 16 Đối với nhà trường: Ban đầu nhà trường chưa có sự quan tâm, khích lệ các chương trình văn nghệ trong các ngày lễ, ngày hội (chỉ tổ chức dưới hình thức sơ sài). Tôi nghĩ bằng lời nói thì khó có thể thuyết phục được sự ủng hộ. Tôi đã họp bàn với một số giáo viên và lên kế hoạch tổ chức chương trình văn nghệ thật phong phú, hấp dẫn. Chúng tôi đã lập kế hoạch từ lựa chọn nội dung, chọn trẻ, kế hoạch tập luyện, trang phục, đạo cụ, dự trù kinh phí.vv. Sau đó trình duyệt với ban giám hiệu nhà trường xin ý kiến và đầu tư về kinh phí hoạt động. Chúng tôi đã dàn dựng được chương trinh văn nghệ chào mừng “ngày hội đến trường của bé” với quy mô vừa, phù hợp với khả năng của trẻ, phát huy được hết giá trị âm nhạc, trẻ vui tươi, hào hứng, phụ huynh phấn khởi khi được chứng kiến con em mình biểu diễn mà không khỏi thán phục các cô giáo đã dàn dựng những tiết mục đặc sắc. Không khí ngày hội đến trường của bé thêm sôi động, những lời khen của Đại biểu cấp trên, những tình cảm của phụ huynh giành cho nhà trường cùng với mong muốn của phụ huynh muốn nhà trường tổ chức các chương trình văn nghệ để trẻ có cơ hội được thể hiện mình. Bằng những việc làm cụ thể và kết quả thu được sau những chương trình văn nghệ như “ngày hội đến trường của bé”, “ Bé vui trung thu” ban giám hiệu đã có cách nhìn nhận khác về chương trình văn nghệ của trẻ, đã dành sự quan tâm và đầu tư hơn đến các chương trình văn nghệ. (chương trình văn nghệ mừng ngày hội đến trường của bé) Đối với phụ huynh: Việc chúng tôi vận động phụ huynh tham gia vào hoạt động văn nghệ của trường thật khó. Vì trước đây chương trình văn nghệ của trường tôi không mấy phát huy nên phụ huynh chưa quan tâm, vì thế mà khi được mời tham gia tổ chức chương trình văn nghệ cho trẻ họ đều từ chối hoặc tham gia không nhiệt tình. Với mong muốn có được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh trong mọi hoạt động của nhà trường như là nguồn động viên về tinh thần cho cô và trẻ. Tôi đã kiểm diện lại tất cả các phụ huynh trong trường, những phụ huynh có điều kiện về thời gian, về sự nhiệt tình và nhất là những người có uy tín ở địa phương. Rồi cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường gặp trực tiếp để trao đổi, rồi mời họ cùng chúng tôi xây dựng kế hoạch, dàn dựng chương trình và tập luyện cùng trẻ. Trong quá trình hoạt động họ sẽ nhìn nhận được sự vất vả của giáo viên, nhìn nhận được những lợi ích mà các cô mang lại cho trẻ và cả những thiếu thốn về cơ sở vật chất từ đó họ có cái nhìn đúng đắn hơn, quan tâm và ủng hộ về mọi mặt. Họ không ngại thời gian cùng cô và trẻ tập luyện, chờ để đưa đón con em mình tập luyện ngoài giờ, hay làm nên những đạo cụ cho buổi biểu diễn, ủng hộ trang phục biểu diễn.vv. Với đặc thù của trẻ mầm non nên những ngày lễ, ngày hội như: ngày khai giảng, ngày trung thu, ngày 20/11vv được phụ huynh tham dự rất đông, có thể nói 100% phụ huynh có mặt để dự và cũng là để đón chờ xem chương trình văn nghệ của các cháu. (Phụ huynh cùng giáo viên tổ chức tết trung thu cho trẻ) (Phụ huynh cùng giao viên tham gia tập luyện chuẩn bị tết trung thu) 17 Ngoài những đóng góp về mặt tinh thần về kinh phí ủng hộ cho các chương trình văn nghệ của trường, ban đại diện cha mẹ học sinh còn tư vấn góp ý, cùng với nhà trường có nhiều biện pháp chăm sóc trẻ. Chính vì vậy, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng hàng năm, trẻ suy dinh dưỡng giảm đi rõ dệt. chất lượng giáo dục đã từng bước được chuyển biến nâng lên. Có thể nói trong mỗi thành công của nhà trường hôm nay một nửa là của Ban đại diện, của các bậc phụ huynh. 4. Tài liệu cần tham khảo: -[1]- LÊ QUỐC HƯNG (Sưu tầm), 2002, Dân ca ba miền, NXB Mũi Cà Mau. [2]- - Nguyễn Đình San (sưu tầm, tuyển chọn) 2010, 100 bài hát Việt Nam hay nhất thế kỷ 20, NXB Thanh niên. [3]- - 72 ca khúc đặc sắc về Đảng-Bác Hồ-Đoàn-Hội-Đội ( 2009), NXB Văn hóa thông tin [4]- - Lê Quốc Thắng (sưu tầm, tuyển chọn) 2001, Dân ca ba miền, NXB Mũi Cà Mau [5]- Quang Phác, Đào Ngọc Dung (Sưu tầm, tuyển chọn 2001), Dân ca Việt Nam, NXB Hà Nội.
File đính kèm:
- tai_lieu_dan_dung_chuong_trinh_nghe_thuat_tong_hop.pdf