Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu

Vị trí, vai trò của dự án LCASP trong các chương trình mục tiêu quốc gia

và của Bộ

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) vay vốn Ngân hàng Phát triển

Châu Á (ADB) với mục tiêu xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân

thiện với môi trường thông qua việc xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển

giao công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hướng tới giảm phát thải khí nhà kính (KNK)

và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), sử dụng hiệu quả tài nguyên

thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả hoạt động chế biến, bảo

quản nông sản sau thu hoạch. Dự án được triển khai để thực hiện những nội dung nêu trong

các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ chủ quản liên quan đến xử lý chất thải nông

nghiệp nhằm giảm thiểu tác động do BĐKH, cụ thể là:

Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/2012 phê duyệt đề

án quản lý chất thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Việc quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ

cácbon nhằm giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp tập trung vào: (i) ứng dụng biện

pháp canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm và giảm chi phí đầu vào; (ii) thu gom, tái

chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải

hữu cơ trong canh tác rau màu, mía, cây công nghiệp ngắn và dài ngày; (iii) phát triển công

nghệ khí sinh học (KSH) và hoàn thiện hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý phân chuồng trong

chăn nuôi gia súc, gia cầm

Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề

án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền

vững. Một số nội dung tái cơ cấu được nêu trong đề án như “sản xuất tập trung gắn với bảo

quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị”, “xử lý chất thải nông nghiệp, áp dụng công

nghệ tưới tiết kiệm”, “áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho

hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, “phát triển nguồn

năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm của ngành chăn nuôi”.

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 7

Trang 7

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 8

Trang 8

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 9

Trang 9

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang baonam 10980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu

Tài liệu Chiến lược nghiên cứu định hướng các hoạt động nghiên cứu về quản lý chất thải nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu
1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP (LCASP) 
CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU 
ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU 
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP THÔNG 
MINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CHỐNG BIẾN ĐỔI 
KHÍ HẬU 
Tháng 07/2015 
2 
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP 
Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp (CSAWMP) 
1 Vị trí, vai trò của dự án LCASP trong các chương trình mục tiêu quốc gia 
và của Bộ 
 Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) vay vốn Ngân hàng Phát triển 
Châu Á (ADB) với mục tiêu xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân 
thiện với môi trường thông qua việc xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển 
giao công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hướng tới giảm phát thải khí nhà kính (KNK) 
và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), sử dụng hiệu quả tài nguyên 
thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả hoạt động chế biến, bảo 
quản nông sản sau thu hoạch. Dự án được triển khai để thực hiện những nội dung nêu trong 
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ chủ quản liên quan đến xử lý chất thải nông 
nghiệp nhằm giảm thiểu tác động do BĐKH, cụ thể là: 
 Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/2012 phê duyệt đề 
án quản lý chất thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Việc quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ 
cácbon nhằm giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp tập trung vào: (i) ứng dụng biện 
pháp canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm và giảm chi phí đầu vào; (ii) thu gom, tái 
chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải 
hữu cơ trong canh tác rau màu, mía, cây công nghiệp ngắn và dài ngày; (iii) phát triển công 
nghệ khí sinh học (KSH) và hoàn thiện hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý phân chuồng trong 
chăn nuôi gia súc, gia cầm 
 Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề 
án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền 
vững. Một số nội dung tái cơ cấu được nêu trong đề án như “sản xuất tập trung gắn với bảo 
quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị”, “xử lý chất thải nông nghiệp, áp dụng công 
nghệ tưới tiết kiệm”, “áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho 
hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, “phát triển nguồn 
năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm của ngành chăn nuôi”. 
 Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển 
Nông thôn (Bộ NN & PTNT), ngày 16/12/2011 phê duyệt đề án giảm phát thải KNK trong 
nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Một trong những mục tiêu chính của đề án là thúc 
đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, phát triển bền vững, ít phát 
thải, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả 
với BĐKH. Cụ thể là đến năm 2020 giảm 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn 
(tương đương 18,87 triệu tấn CO2); đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và giảm tỷ lệ 
đói nghèo theo chiến lược phát triển của ngành. Để thực hiện đề án trên, các hoạt động 
chính liên quan đến việc quản lý chất thải nông nghiệp phải thực hiện là: 
3 
 - Trong trồng trọt: (i) Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo 
hướng tiết kiệm nước tưới và chi phí đầu vào để giảm phát thải KNK; (ii) thu gom, tái sử 
dụng và xử lý triệt để rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp khácnhằm hạn chế tối đa tình trạng 
đốt, vứt bỏvừa lãng phí tài nguyên vừa gây phát thải KNK và ô nhiễm môi trường; (iii) 
chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn có 
nhu cầu nước thấp và hiệu quả kinh tế cao hơn . 
 - Trong chăn nuôi: (i) Ứng dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhằm giảm tiêu tốn 
thức ăn trên đơn vị sản phẩm, gián tiếp hạn chế chất thải; (ii) ứng dụng công nghệ KSH để 
xử lý phế thải chăn nuôi, sản xuất nhiên liệu sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch; (iii) ứng 
dụng công nghệ ủ chất thải phù hợp nhằm tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng cao, đồng 
thời giảm phát thải KNK. 
 - Trong thủy sản: (i) Ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến để giảm tiêu 
tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm, qua đó giảm lượng chất thải ra môi trường; (ii) Với 
một số loài thủy sản có thể nghiên cứu, phát triển kỹ thuật nuôi ghép để hỗ trợ xử lý chất 
thải; (iii) ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm mức độ 
phát thải KNK và cung ứng cho nông nghiệp nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao. 
Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ban hành ngày 
31/7/2014 về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai 
đoạn 2014-2020. Mục tiêu của qui hoạch là vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì 
quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp 
phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thí ...  hoạt động 
23 
hỗ trợ kỹ thuật của mô hình theo đúng thiết kế và định mức tài chính. Các hạng mục hỗ trợ 
vật chất (trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, vật tư, ... sẽ được thực hiện thông qua phương thức 
mua sắm phù hợp với quy định của ADB). 
- Bước 5: Kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình 
Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tiến độ và 
kết quả thực hiện mô hình (bao gồm cả việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết và đóng góp 
của doanh nghiệp vào mô hình chuỗi giá trị do dự án hỗ trợ). Dự án LCASP sẽ chi trả kinh 
phí kiểm tra, giám sát và đánh giá mô hình thử nghiệm. Quá trình kiểm tra đánh giá sẽ được 
thực hiện hàng quý và là căn cứ để xác định có tiếp tục triển khai mô hình theo thiết kế hay 
không. 
- Bước 6: Đánh giá, nghiệm thu các mô hình sản xuất thử nghiệm 
 Việc đánh giá nghiệm thu mô hình sản xuất thử nghiệm do Hội đồng Khoa học (do 
Bộ NN&PTNT quyết định thành lập) thực hiện căn cứ vào sản phẩm khoa học, hiệu quả 
nhân rộng của mô hình áp dụng trong sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; khả năng giảm 
phát thải KNK và mức độ hài lòng của nông dân, của doanh nghiệp tham gia mô hình. Tiêu 
chí nghiệm thu mô hình do Bộ NN&PTNT ban hành. Kinh phí nghiệm thu được lấy từ 
nguồn kinh phí của dự án LCASP. 
- Bước 7: Chuyển giao kết quả sản xuất thử nghiệm vào sản xuất 
Bộ NN&PTNT ra quyết định công nhận kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử 
nghiệm theo đánh giá của hội đồng khoa học và cho nhân rộng. CPMU tổng hợp các quy 
trình công nghệ thành tài liệu của dự án để nông dân ứng dụng vào sản xuất. 
8 Kết luận và kiến nghị 
8.1. Dự án LCASP được thiết kế để hỗ trợ thực hiện Đề án giảm phát thải KNK trong nông 
nghiệp, nông thôn đến năm 2020 của Bộ NN & PTNT theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-
KHCN ngày 16/12/2011. Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động của dự án được Bộ yêu 
cầu phải lồng ghép với nội dung của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Chương trình 
xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ. 
8.2. Tiềm năng sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và 10 tỉnh 
tham gia dự án LCASP nói riêng là rất lớn, song, thực tế sử dụng chúng nhằm tạo thu nhập 
cho nông dân và giảm ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế (chưa đến 10% khối lượng phế 
phụ phẩm nông nghiệp). 
8.3. Các công nghệ hiện đang sử dụng để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đều có sức cạnh 
tranh thấp do một số nguyên nhân sau: (i) công nghệ còn khiếm khuyết, chưa phù hợp với 
điều kiện địa bàn ứng dụng; (ii) chuyển giao công nghệ còn manh mún, quy mô hộ gia đình; 
(iii) chưa hình thành được chuỗi sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp gắn kết với nông 
dân; (iv) chưa có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong các khâu: nghiên cứu hoàn thiện 
24 
công nghệ phù hợp với từng địa bàn ứng dụng, hỗ trợ kỹ thuật (chuyển giao công nghệ, 
phân tích hiệu quả đầu tư) và cơ sở vật chất nhằm hình thành chuỗi giá trị bền vững từ đầu 
vào sản xuất đến tiêu thụ có sự liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. 
8.4. Các hoạt động đã được thiết kế trong Hợp phần 3 của dự án LCASP bao gồm đào tạo 
chuyển giao công nghệ CSAWMP, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin về CSAWMP, thực 
hiện các mô hình thí điểm và trình diễn nhằm hoàn thiện công nghệ cho từng địa bàn ứng 
dụng, xây dựng thí điểm các chuỗi giá trị và các mô hình trình diễn nhằm chuyển giao công 
nghệ CSAWMP cho các tỉnh tham gia dự án. 
8.5. Do tính chất phức tạp của việc thực hiện các mô hình thí điểm, phù hợp với các tiêu chí 
trong hướng dẫn mua sắm của ADB về hình thức tự thực hiện, Bộ NN & PTNT đề nghị: (i) 
áp dụng hình thức tự thực hiện (Force Account) đối với các hoạt động điều tra, nghiên cứu 
thí điểm, hỗ trợ kỹ thuật của các mô hình thí điểm; (ii) các nội dung đầu tư xây lắp và trang 
thiết bị, vật tư (nếu có) trong các mô hình thí điểm sẽ thực hiện theo quy định về mua sắm 
đấu thầu của ADB và Chính phủ Việt Nam. 
25 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Số lượng gia súc gia cầm 10 tỉnh năm 2014 
 Đơn vị tính: - Trâu, bò và lợn: con; Gia cầm: 1000 con 
STT Tỉnh Trâu Bò Lợn Gà Vịt Ngan Ngỗng 
1 Sơn La 153.048 205.165 514.364 4.752 426 291 19 
2 Lào Cai 120.143 14.687 433.794 2.686 247 152 4 
3 Phú Thọ 70.587 94.127 777.758 10.519 942 435 3 
4 Bắc Giang 59.522 130.703 1.214.541 14.014 1.312 470 8 
5 Nam Định 6.194 33.340 773.491 7.103 1.322 503 11 
6 Hà Tĩnh 77.582 165.305 359.167 5.200 971 104 3 
7 Bình Định 20.947 252.441 700.931 6.432 2.102 58 8 
8 Tiền Giang 288 78.371 585.061 4.846 1.413 47 3 
9 Bến Tre 1.121 158.838 450.196 4.997 804 317 5 
10 Sóc Trăng 2.713 25.564 290.472 4.658 1.717 114 19 
 Tổng cộng 509.432,0 1.132.977,0 5.809.303,1 60.548,4 9.539,5 2.376,2 63,3 
Nguồn: Cục chăn nuôi 2014 
26 
Phụ lục 2: Lượng chất thải chăn nuôi năm 2014 
Tỉnh Phân gia súc, gia cầm, tấn Nước tiểu trâu, bò và lợn, m
3
Trâu Bò Lợn Gia cầm Tổng Trâu, bò Lợn Tổng 
Sơn La 837.938 748.852 469.357 400.624 2.456.771 1.176.730 137.052 1.313.782 
Lào Cai 657.783 53.608 395.837 225.424 1.332.652 442.917 115.584 558.501 
Phú Thọ 386.464 343.564 709.704 868.666 2.308.398 541.085 207.234 748.319 
Bắc Giang 325.883 477.066 1.108.269 1.153.692 3.064.910 624.889 323.614 948.504 
Nam Định 33.912 121.691 705.811 652.489 1.513.902 129.869 206.097 335.966 
Hà Tĩnh 424.761 603.363 327.740 458.307 1.814.171 797.884 95.700 893.584 
Bình Định 114.685 921.410 639.600 627.764 2.303.458 898.080 186.763 1.084.843 
Tiền Giang 1.577 286.054 533.868 460.557 1.282.056 258.395 155.890 414.284 
Bến Tre 6.137 579.759 410.804 446.979 1.443.679 525.465 119.955 645.420 
Sóc Trăng 14.854 93.309 265.056 475.062 848.280 92.890 77.396 170.286 
Tổng cộng 2.836.329 4.064.312 5.737.987 5.961.496 18.368.278 5.488.204 1.625.285 7.113.489 
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Chiến lược trên cơ sở thống kê đầu gia súc, gia cầm của Cục Chăn nuôi 
27 
Phụ lục 3: Tỷ lệ sử dụng chất thải chăn nuôi 
Tỉnh 
Tổng lượng 
phân (tấn) 
Tỷ lệ sử dụng (%) 
Biogas Ủ compost Không xử lý Khác Cộng 
Sơn La 2.456.771 3,0 6,4 75,3 15,3 100,0 
Lào Cai 1.332.652 2,8 5,3 62,0 29,9 100,0 
Phú Thọ 2.308.398 2,7 17,4 65,4 14,5 100,0 
Bắc Giang 3.064.910 4,2 21,6 56,1 18,1 100,0 
Nam Định 1.513.902 5,4 15,3 43,0 36,3 100,0 
Hà Tĩnh 1.814.171 5,0 8,0 64,3 22,7 100,0 
Bình Định 2.303.458 3,6 6,4 57,0 33,0 100,0 
Tiền Giang 1.282.056 4,0 9,2 63,0 23,8 100,0 
Bến Tre 1.443.679 3,7 6,7 68,3 21,3 100,0 
Sóc Trăng 848.280 2,5 3,2 68,0 26,3 100,0 
Tổng cộng 18.368.278 3,7 10,0 62,2 24,1 100,0 
Nguồn: Thống kê Cục Chăn nuôi (2013) 
28 
Phụ lục 4: Nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp năm 2013. 
Đơn vị tính: tấn 
Tỉnh Phế thải trồng trọt Phế thải chăn nuôi Tổng lượng 
Sơn La 1.771.613 4.864.000 6.635.613 
Lào Cai 562.588 2.285.000 2.847.588 
Phú Thọ 657.702 3.826.000 4.483.702 
Bắc Giang 815.744 4.113.000 4.928.744 
Nam Định 1.419.452 1.820.000 3.239.452 
Hà Tĩnh 769.035 1.685.000 2.454.035 
Bình Định 2.314.110 2.466.000 4.780.110 
Tiền Giang 812.176 2.288.000 3.100.176 
Bến Tre 2.280.450 1.885.000 4.165.450 
Sóc Trăng 2.275.768 851.000 3.126.768 
Tổng lượng 13.678.638 26.083.000 39.761.638 
Nguồn:Báo cáo điều tra tiềm năng, công nghệ, sản xuất, tiêu thụ và đề xuất mô hình sản 
xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 
29 
Phụ lục 5: Tỷ lệ sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp 
 Đơn vị tính: % 
Tỉnh 
Chăn 
nuôi 
Đốt bỏ 
Vứt tại 
ruộng 
Trồng trọt Ủ phân Khác* 
Sơn La 10 75 5 5 5 
Lào Cai 4 70 10 8 2 6 
Phú Thọ 5 50 15 10 15 5 
Bắc Giang 20 30 25 15 10 
Nam Định 15 25 30 10 15 5 
Hà Tĩnh 75 5 5 5 10 
Bình Định 90 5 5 
Tiền Giang 10 70 5 5 10 
Bến Tre 30 50 10 5 5 
Sóc Trăng 10 70 5 5 10 
* Khác: Dùng lót các loại quả khi vận chuyển, trồng nấm, đun nấu, độn chuồng. 
Nguồn:Báo cáo điều tra tiềm năng, công nghệ, sản xuất, tiêu thụ và đề xuất mô hình sản 
xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp 
30 
Phụ lục 6: Diện tích, sản lượng và ước phế phụ phẩm thủy sản 
Đơn vị tính: Diện tích: ha; Sản lượng và Phế phụ phẩm: tấn 
Tỉnh 
Tôm Cá tra/basa 
Tổng Diện 
tích 
Sản 
lượng 
phế phụ 
phẩm 
Diện 
tích 
Sản 
lượng 
Ước phế 
phụ phẩm 
Nam Định 3.808 4.060 376.992 - - - 376.992 
Hà Tĩnh 2.064 3.100 204.336 - - - 204.336 
Bình Định 1.932 4.409 191.
68 - - - 191.268 
Tiền Giang 5.407 20.533 535.293 108 32.028 11.210 546.503 
Bến Tre 35.953 52.000 3.559.347 717 150.778 52.772 3.612.119 
Sóc Trăng 52.487 67.312 5.196.213 100 15.500 5.425 5.201.638 
Tổng 101.651 99.423 10.063.449 925 198.306 69.407 10.132.856 
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Chiến lược trên cơ sở thống kê Diện tích nuôi trồng thủy sản của Tổng 
cục Thủy sản 
31 
Phụ lục 7: Tổng hợp diện tích đất lúa 
Đơn vị tính: ha 
TT Tỉnh Đất lúa Tổng diện tích đất nông nghiệp 
1 Nam Định 80.192 108.500 
2 Bắc Giang 71.625 273.857 
3 Sơn La 42.307 823.217 
4 Lào Cai 28.215 413.812 
5 Phú Thọ 48.010 282.158 
6 Hà Tĩnh 64.691 476.158 
7 Bình Định 53 347 441 618 
8 Bến Tre 38.123 179.586 
9 Tiền Giang 83.083 179.248 
10 Sóc Trăng 146.970 276.958 
 Tổng 603.216 3.013.494 
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 của 10 tỉnh 
32 
Phụ lục 8: Bảng diện tích đất trồng lúa các bon thấp tại 10 tỉnh thuộc Dự án 
Tỉnh 
Vụ Diện tích, ha SRI, ha 3 Giảm, 
3 Tăng, 
ha 
1 Phải, 
5 Giảm, 
ha 
Lúa các bon thấp 
Đất lúa Gieo 
trồng 
Từng 
phần 
Toàn 
phần 
Diện 
tích, ha 
% 
Nam Định 
Xuân 
80.192 
76.337 21.000 200 300 21.300 27,9 
Mùa 78.899 20.000 200 300 20.300 25,7 
Bắc Giang 
Xuân 
71.625 
52.731 29.224 29.224 55,4 
Mùa 58.752 30,060 30 0,1 
Sơn La 
Xuân 
42.307 
11.147 407,5 408 3,7 
Mùa 18.037 841,4 841 4,7 
Lúa nương 27.581 0 0,0 
Lào Cai 
Xuân 
28.215 
9.860 315 315 3,2 
Hè Thu 9650 0 0,0 
Mùa 10.825 208 208 1,9 
Lúa nương 475 0 0,0 
Phú Thọ 
Xuân 
48.010 
36.694 21.286 800 21.286 58,0 
Mùa 33.116 21.286 800 21.286 64,3 
Hà Tĩnh 
Đông Xuân 
64.691 
54.000 6000 6.000 11,1 
Hè Thu 42.000 6000 6.000 14,3 
Bình Định 
Đông Xuân 
53 347 
47.000 507 507 1,1 
Hè Thu 42.000 507 507 1,2 
Bến Tre 
Đông Xuân 
38.123 
18.973 3.120 3.120 16,4 
Hè Thu 20.118 3.140 3.140 15,6 
Mùa 33.146 3.370 3.370 10,2 
Tiền Giang 
Đông Xuân 
83.083 
79.348 63.478 63.478 80,0 
Hè Thu 118.259 94.607 94.607 80,0 
Mùa 38.018 30.414 30.414 80,0 
Sóc Trăng 
Đông Xuân 
146.970 
7 5 5 5 71,4 
Hè Thu 31.487 869 869 0,4 
Mùa 98.431 5 5 1883 1.888 6,0 
Tổng 603.216 1.146.891 127.622 2.010 198.729 2.752 329.103 
Nguồn: Báo cáo Viện Nước - Tưới tiêu và Môi trường về Lúa các bon thấp và Chuyển đổi đất lúa 
kém hiệu quả tại 10 tỉnh thuộc Dự án, 2015 
33 
Phụ lục 9: Tổng hợp diện tích đất lúa kém hiệu quả 10 tỉnh dự án 
Đơn vị tính: ha 
TT Tỉnh Diện tích đất lúa 
kém hiệu quả 
Nguyên nhân 
1 Nam Định 2.314,0 Thiếu nước + úng trũng khó tiêu 
2 Bắc Giang 1.500, Thiếu nước tưới 
3 Sơn La 423,3 Thiếu nước tưới 
4 Lào Cai 145,3 Thiếu nước tưới 
5 Phú Thọ 4.310,0 Thiếu nước tưới, úng cục bộ 
6 Hà Tĩnh 10.450,0 Thiếu nước tưới, nhiễm mặn và úng ngập 
7 Binh Định 7.672,0 Thiếu nước tưới, nhiễm mặn 
8 Bến Tre 2.060,0 Thiếu nước tưới và úng ngập 
9 Tiền Giang 3.606,0 Thiếu nước tưới và úng ngập 
10 Sóc Trăng 2.554,0 Thiếu nước tưới và úng ngập 
 Tổng 35.035,0 
Nguồn: Báo cáo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 
34 
Phụ lục 10: Bảng tổng hợp kết hoạch chuyển đổi lúa sang đối tượng khác của 10 
tỉnh Dự án 
TT 
Tỉnh Đất 
lúa 
kém 
hiệu 
qủa 
DT đối tượng chuyển đổi (2020) 
CĐ 
sang 
ngô 
CĐ 
sang 
đậu 
tương 
Rau củ 
quả, hoa 
Thức ăn 
chăn 
nuôi 
CĐ 
sang 
cây 
khác 
Lúa + 
cá, 
tôm 
NTTS 
1 Nam Định 2.314 365 591 922 366 
2 Bắc Giang 1500 664 361 245 220 
3 Sơn La 423,3 200 123,3 100 
4 Lào Cai 145,3 79,9 65 
5 Phú Thọ 4310 1336 216 1161 321 1038 
6 Hà Tĩnh 10.450 4900 4085 1000 465 
7 Bình Định 7.672 2300 5372 
8 Bến Tre 2.060 802 558 700 
9 Tiền Giang 3.606 1695 1377 534 
10 Sóc Trăng 2554 954 1200 400 
 Tổng 35.035 4.201 216 15.540 4.506 5.778 2.659 1.816 
Nguồn: Báo cáo Viện Nước - Tưới tiêu và Môi trường về Lúa các bon thấp và Chuyển đổi 
đất lúa kém hiệu quả tại 10 tỉnh thuộc Dự án, 2015 
35 
Phụ lục 11: Đệm lót sinh học 
Diễn giải 
Son 
La 
Bắc. 
Giang 
Lao 
Cai 
Phu 
Tho 
Nam 
Dinh 
Hà 
Tỉnh 
Binh 
Dinh 
Tiền 
Giang 
Bến 
Tre 
Sóc 
Trăng 
Cộng 
Đệm lót SH cho lợn 
Chăn nuôi trang trại 
- Số trang trại 0 0 0 0 1 0 0 3 0 1 5 
-Tổng diện tích (m2) 0 0 0 0 300 0 0 300 0 64 664 
Chăn nuôi hộ 
- Số hộ 15 25 0 10 2 3 0 12 0 0 67 
-Tổng diện tích (m2) 348 2450 0 800 198 54 0 264 0 0 4114 
Đệm lót SH cho gà 
Chăn nuôi trang trại 
- Số trang trại 0 0 0 0 1 1 0 2 0 0 4 
-Tổng diện tích (m2) 0 0 0 0 300 250 0 160 0 0 710 
Chăn nuôi hộ 
- Số hộ 0 0 0 0 16 0 0 29 0 0 45 
-Tổng diện tích (m2) 0 0 0 0 3000 0 0 4400 0 0 7400 
Tổng cộng 
- Số cơ sở 15 25 0 10 20 4 0 46 0 1 121 
-Tổng diện tích (m2) 348 2450 0 800 3198 304 0 4524 0 -64 11560 
Nguồn: Cục Chăn nuôi 2013 
36 
Phụ lục 12: Bảng Hạch toán kinh tế của 1 ha làm theo Lúa các bon thấp và Tập 
quán 
Chỉ tiêu 
Lúa các bon 
thấp 
Tập quán 
Tỷ lệ giữa lúa các bon 
thấp so với tâp quán (%) 
Lượng giống (kg/ha) 13,5 – 18,9 32,4 – 67,5 Giảm: 40 - 80 
Phân đạm giảm (kg/ha) 162-216 216 - 270 Giảm: 20 - 25 
Phân NPK 5.10.3 (kg/ha) 405 540 Giảm: 25 
Phân kali (kg/ha) 108-135 0 - 54 Tăng: 40 - 100 
Năng suất (kg/ha) 
5940 – 7020 
(cá biệt có 
ruộng đạt trên 
8100 kg/ha) 
5400 - 5940 Tăng:10- 18 
Lãi (1000 đồng/ha) 
16375,5 – 
19359,0 
11280,6 - 
14472 
Tăng: 33,7 – 45,1 
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Chiến lược dựa trên số liệu tính theo đơn vị 
“sào” của Báo cáo Viện Nước - Tưới tiêu và Môi trường về Lúa các bon thấp và Chuyển 
đổi đất lúa kém hiệu quả tại 10 tỉnh thuộc Dự án, 2015 
37 
Phụ lục 13: Bảng Hiệu quả khi chuyển đổi các mô hình 
TT Tỉnh 
Đất lúa kém 
hq 
CH4 
(kg/vụ) 
CH4 giảm (kg) 
Lợi nhuận chênh lênh 
với lúa 
(tr đ) 
Tiết kiệm 
nước 
tưới 
Toàn 
bộ 
Mô 
hình 
Vụ 
xuân 
Mùa 
Mô hình Toàn bộ 1 ha Toàn bộ 
Mô 
hình 
m
3
 -Mô 
hình 
1 Nam Dinh 2.314 14 451 410 
12.054 
1.992.354 20 
46.280 
280 
126.000 
2 Bac Giang 1500 20 451 410 
17.220 
1.291.500 20 
30.000 
400 
180.000 
3 Son La 423 10 451 410 
8.610 
364.461 20 
8.466 
200 
90.000 
4 Lao Cai 145 10 451 410 
8.610 
125.103 20 
2.906 
200 
90.000 
5 Phu Tho 4310 5 - 
- 20 
86.200 
100 
45.000 
6 Ha Tinh 10.450 32 451 410 
27.552 
8.997.450 20 
209.000 
640 
288.000 
7 Binh Dinh 7.672 20 451 410 
17.220 
6.605.592 20 
153.440 
400 
180.000 
8 Bến Tre 2.060 150 495 457 
142.800 
1.961.120 20 
41.200 
3.000 
1.350.000 
9 Tiền Giang 3.606 45 495 457 
42.840 
3.432.912 20 
72.120 
900 
405.000 
10 Sóc Trăng 2554 40 495 457 
38.080 
2.431.408 20 
51.080 
800 
360.000 
 Tổng 35.035 346 495 457 
314.986 
27.201.901 
700.692 
6.920 
3.114.000 
Nguồn: Báo cáo Viện Nước - Tưới tiêu và Môi trường về Lúa các bon thấp và Chuyển đổi đất lúa 
kém hiệu quả tại 10 tỉnh thuộc Dự án, 2015 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chien_luoc_nghien_cuu_dinh_huong_cac_hoat_dong_nghi.pdf