Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018

Yêu cầu đối với học viên

Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Chương trình GDMN, hướng dẫn

thực hiện chương trình theo độ tuổi, tài liệu chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong

trường mầm non, tài liệu mô đun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

dành cho CBQL và GVMN, tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ

làm trung tâm trong trường mầm non,

Nghiên cứu kỹ Chương trình GDMN, tài liệu chuyên đề và căn cứ vào tình

hình thực tế của nhà trường, của lớp, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để thiết kế môi

trường trong và ngoài lớp học phù hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp

ứng với nhu cầu, khả năng của trẻ và thực sự lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt

động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đối với trẻ ở từng độ tuổi.

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 1

Trang 1

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 2

Trang 2

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 3

Trang 3

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 4

Trang 4

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 5

Trang 5

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 6

Trang 6

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 7

Trang 7

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 8

Trang 8

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 9

Trang 9

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang baonam 04/01/2022 16061
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018

Tài liệu Bồi dưỡng giáo dục mầm non - Năm học 2017-2018
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
- NỘI DUNG 2 - 
GIÁO DỤC MẦM NON 
 Quảng Bình, tháng 09/2017 
 2 
TÀI LIỆU NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2- GIÁO DỤC MẦM NON 
NĂM HỌC 2017- 2018 
Một số nội dung cơ bản trong việc xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm 
I. Mục tiêu 
Giúp học viên có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch, áp 
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với trẻ nhằm thực hiện có hiệu 
quả công tác chăm sóc, giáo dục và tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm 
non. 
II. Yêu cầu đối với học viên 
Mỗi học viên cần có đủ các tài liệu như: Chương trình GDMN, hướng dẫn 
thực hiện chương trình theo độ tuổi, tài liệu chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong 
trường mầm non, tài liệu mô đun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 
dành cho CBQL và GVMN, tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm trong trường mầm non, 
Nghiên cứu kỹ Chương trình GDMN, tài liệu chuyên đề và căn cứ vào tình 
hình thực tế của nhà trường, của lớp, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để thiết kế môi 
trường trong và ngoài lớp học phù hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp 
ứng với nhu cầu, khả năng của trẻ và thực sự lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt 
động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đối với trẻ ở từng độ tuổi. 
III. Thời gian: 30 tiết 
Tự học 14 tiết; Học tập trung 16 tiết (lý thuyết 12 tiết, thực hành 04 tiết) . 
IV. Nội dung cụ thể 
Theo nhiều chuyên gia, "học bằng chơi, chơi mà học" là phương pháp giáo 
dục phù hợp nhất cho trẻ mầm non vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế 
giới của các trò chơi. Theo quan điểm của phương pháp học mà chơi, chơi bằng 
học này thì việc học chia làm hai dạng: học một cách thú vị và học một cách khổ sở. 
 3 
Trong đó, học một cách thú vị chính là việc học gắn với việc vui chơi. Vui 
chơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô ích. Nói một cách 
dễ hiểu thì vui chơi có ích chính là học tập. Theo đó, học mà chơi, chơi mà học là 
phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ mầm non. Giữa việc học và chơi phải 
diễn ra một cách tự nhiên, hợp nhất linh hoạt. 
1. Học và vui chơi 
 1.1. Học là gì? 
 - Học nghĩa là sự thay đổi tương đối thường xuyên của những gì mà người 
học biết, hiểu hoặc làm. 
 - Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm. 
 - Việc học sẽ thuận lợi hơn khi được xây dựng trên cơ sở những gì người học 
đã biết hoặc có thể làm. 
 - Việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi mỗi cá nhân làm một việc bất 
kỳ hoặc tương tác với người khác. 
 - Ai cũng có khả năng học tập, kể cả trẻ em. 
 1.2. Việc học của trẻ 
 Việc học của trẻ diễn ra khi: 
 - Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè và với thế giới xung quanh. 
- Trẻ khám phá và tìm tòi. 
- Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan (sờ, ngửi, nếm). 
- Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau. 
- Quan sát và lắng nghe. 
- Khi bắt chước và thực hành. 
- Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn. 
- Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất. 
- Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng. 
- Khi nói chuyện. 
 4 
- Khi nhớ mọi thứ. 
- Khi liên hệ với những hiểu biết đang có hoặc với cách thức đang thực hiện 
điều gì đó. 
- Khi giải quyết một vấn đề nào đó. 
- Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sóc. 
1.3. Trẻ chơi mà học, học bằng chơi 
Trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên được cảm nhận và khám phá một cách tích 
cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt 
động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là 
hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới 
xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm 
năng hỗ trợ cho việc học của trẻ. Thông qua chơi, trẻ được: 
- Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ. 
- Mắc lỗi, thất bại và luyện tập. 
- Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề. 
- Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề. 
- Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. 
- Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp. 
- Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội. 
- Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của người khác. 
- Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng. 
- Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe. 
- Trẻ học nhiều thứ theo nhiều cách khác nhau. 
1.4. Hoạt động chơi ở trẻ mầm non 
1.4.1. Đặc điểm hoạt động chơi ở trẻ mầm non 
 5 
- Chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá 
những điều trẻ quan tâm, làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng. 
- Chơi là tự nguyện, trẻ có thể tự quyết định tham gia chơi hay không chơi. 
Trẻ có thể kiểm soát và thay đổi hướng chơi. 
- Chơi là thú vị, dù bất đồng có thể xảy ra trong quá trình chơi. Khi chơi 
không vui, thông thường trẻ sẽ chuyển sang hoạt động khác. 
- Chơi là tượng trưng, chơi cho phép trẻ sử dụng trí tưởng tượng,  ... ình cảm tốt lành với trẻ. 
- Sử dụng các bước hướng dẫn hành vi tích cực. 
- Khuyến khích trẻ tương tác và hợp tác. 
- Cung cấp nhiều trải nghiệm chơi khác nhau. 
6.1.2. Môi trường vật chất 
a) Môi trường vật chất phong phú 
Môi trường vật chất phong phú ở trường mầm non có những đặc điểm như 
sau: 
- Góc hoạt động: 
+ Có nhiều loại khác nhau, gồm cả góc hoạt động trong nhà và ngoài trời. 
+ Được xác định rõ ràng. 
- Đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu: 
+ Có nhiều loại khác nhau: vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, ký hiệu, bao 
gồm cả nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế, đồ dùng thường ngày. 
+ Có thể dùng theo những cách khác nhau và cung cấp những kiểu học khác 
nhau. 
+ Được thay đổi cho phù hợp với mục tiêu học và ý thích của trẻ. 
+ Có nhiều loại khác nhau trong một góc hoạt động. 
+ Đại diện cho các nhóm trẻ em dân tộc thiểu số. 
+ Dễ dàng tìm kiếm. 
b) Môi trường vật chất thuận tiện 
Môi trường vật chất thuận tiện ở trường mầm non có đặc điểm như sau: 
- Bố cục không gian: số lượng, vị trí các góc hoạt động phù hợp với diện tích 
và không gian lớp học, góc động xa góc tĩnh, góc ngoài trời thường có đồ chơi và 
học liệu lớn, động (xe đạp, ô tô, cầu trượt, đu quay, xích đu,). 
 28 
- Tạo ranh giới góc hoạt động rõ ràng bằng đồ chơi hoặc vật dụng an toàn 
(giá, kệ, hoa, cây, ghạch nhựa, thảm,) để trẻ di chuyển dễ dàng, không cản trở 
nhau. 
- Linh hoạt di chuyển góc hoạt động trong nhà và ngoài trời. 
c) Cách xây dựng môi trường vật chất thuận tiện 
Có thể xây dựng môi trường vật chất thuận tiện bằng cách: 
- Chọn đồ chơi, đồ dùng, học liệu an toàn, có kích thước, trọng lượng, chất 
liệu, kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ. 
- Sắp xếp đồ chơi, đồ dùng, học liệu ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. 
Không cất đồ chơi vào tủ để trưng bày, vào túi để cho mới. Không treo trên cao, dán 
lên tường quá tầm với của trẻ. Không xếp chồng chất đồ chơi lên nhau. Không để ở 
nơi bẩn, tối tăm. 
- Hướng dẫn trẻ phân loại đồ chơi, đồ dùng, học liệu theo góc hoạt động, đưa 
ra quy định chỗ để nhất định; thường xuyên cho trẻ xếp đúng chỗ sau khi hoạt động 
xong. 
d) Xây dựng các góc hoạt động 
- Xác định số lượng và loại hình các góc hoạt động phù hợp với không gian 
lớp học và số lượng trẻ trong lớp học. Khởi đầu tốt là có ít nhất năm góc hoạt động 
trong lớp, thường là các góc: chơi đồ chơi và xếp hình, xây dựng, đóng vai, tạo hình, 
sách truyện. Song cũng có thể mở ra góc hoạt động theo nhu cầu của trẻ. 
- Quyết định về vị trí thích hợp của mỗi góc hoạt động. 
- Xác định các hoạt động chính đối với mỗi góc hoạt động. 
- Đặt các góc có hoạt động ồn ào gần nhau, các góc có hoạt động yên tĩnh như 
Sách truyện và tạo hình gần nhau. 
- Xác định các đồ nội thất, đồ chơi, vật liệu liên quan đến các hoạt động giáo 
dục mà giáo viên muốn thực hiện trong mỗi góc hoạt động. 
- Các tài liệu cung cấp cho góc hoạt động nên có cấu trúc mở và trẻ có thể sử 
dụng theo nhiều cách khác nhau. 
 29 
6.2. Sử dụng các góc hoạt động 
a) Đưa trẻ vào góc hoạt động 
- Với quy mô lớp học lớn, giáo viên có thể đưa trẻ vào góc hoạt động bằng 2 
cách: 
+ Hệ thống luân phiên: trẻ sẽ di chuyển qua từng góc hoạt động một cách có 
hệ thống. Giáo viên có thể sử dụng danh sách lớp để theo dõi sự di chuyển của trẻ 
qua các góc hoạt động. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ đủ thời gian, tài liệu để tham 
gia vào các trò chơi và hướng dẫn trẻ hoàn thành hoạt động. 
+ Tự chọn: Trẻ tự chọn các góc mà mình muốn chơi. Khi kết thúc, trẻ làm 
sạch các vật liệu đang sử dụng, sau đó lại tự chọn một góc, nơi có không gian cho trẻ 
để chơi. Giáo viên theo dõi bằng cách sử dụng bảng hoặc tờ giấy để ghi lại góc trẻ 
đã đến tham gia và các hoạt động mà trẻ hoàn thành. 
- Mở thêm góc hoạt động trong lớp và ngoài trời. 
b) Giúp trẻ tham gia hoạt động trong góc hoạt động 
Giáo viên có thể hỗ trợ trẻ tham gia hoạt động ở một góc hoạt động theo 
những cách sau: 
- Giáo viên cho trẻ sử dụng học liệu mở: Học liệu mở là học liệu có thể dùng 
theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Dùng những viên sỏi khác nhau để so sánh màu 
sắc, hình dáng, kích thước, trọng lượng, số lượng; dùng những sợi dây nhiều màu để 
múa, buộc tóc, tết nơ, làm miến nấu ăn, làm lưới nhện, dây điện thoại để so sánh, 
phân loại,...Học liệu mở cho phép trẻ em tham gia và làm những việc khác nhau. 
- Giáo viên hỗ trợ trẻ hoạt động trong góc bằng các cách sau đây: 
+ Đi đến từng góc, dành thời gian để gợi ý những cách khác nhau khi sử dụng 
vật liệu, khi chơi. 
+ Di chuyển quanh phòng để quan sát những gì đang xảy ra ở các góc, tương 
tác hoặc làm việc với từng trẻ hoặc trong nhóm nhỏ. 
+ Kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng trình độ của trẻ đến một cấp độ cao hơn. 
- Giáo viên thay đổi vật liệu: 
 30 
+ Giáo viên thay đổi vật liệu trong các góc thường xuyên để khuyến khích, 
thu hút trẻ tham gia vào hoạt động và tương tác với những người khác. 
+ Giáo viên thêm vật liệu mới để đáp ứng với những tình huống mà trẻ tham 
gia vào; thêm vật liệu phức tạp để trẻ được khám phá theo ý thích của mình hơn nữa. 
- Giáo viên sử dụng các góc hoạt động trong một ngày: 
+ Những kiến thức, kỹ năng mới được giới thiệu cho trẻ trước khi chơi. Sau 
đó, trong suốt thời gian chơi, trẻ sẽ có cơ hội thực hành, áp dụng và mở rộng. 
+ Trong khi chơi, trẻ sẽ sử dụng tất cả các góc. Đôi khi giáo viên yêu cầu trẻ 
thay đổi góc với nhau. 
c) Hướng dẫn trẻ tự chọn góc hoạt động 
Với trẻ lớn: Giáo viên hỏi cả lớp xem trẻ thích chơi ở góc nào?: “Ai thích chơi 
ở góc đóng vai? Ai thích chơi ở góc xây dựng?”...; cho trẻ vào chơi ở từng góc theo 
ý thích; nói với trẻ rằng, trẻ có thể chơi lần lượt 2- 3 góc trong buổi sáng. 
Với trẻ nhỏ: Giáo viên hỏi từng trẻ hoặc dắt trẻ tới từng góc chơi để hỏi xem 
trẻ có thích chơi ở đó không và cùng chơi ở góc trẻ thích. 
- Trong tuần đầu: 
+ Sau khoảng 15 phút, giáo viên đến từng góc và nói với trẻ rằng: Chỉ còn vài 
phút chơi nữa thôi, sau đó trẻ phải dọn dẹp học liệu gọn gàng. 
- 5 phút sau đó, giáo viên yêu cầu các trẻ trong mỗi góc dừng lại và dọn dẹp 
góc để đến góc chơi khác. 
- Lặp lại chu trình nêu trên cho tới hết 55- 60 phút chơi. 
- Trong những tuần tiếp theo: 
Cho trẻ biết trẻ có thể: 
+ Tự do chọn góc chơi riêng. 
+ Tự quyết định khi nào muốn chuyển đến một góc chơi khác. 
Lưu ý: Không để trẻ chơi mãi ở một góc trong cả buổi sáng. 
 6.3. Những kỹ thuật giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
 31 
 - Tôn trọng sự khác biệt cá nhân: Đánh giá cao điểm mạnh bằng cách khen 
ngợi, tạo cơ hội cho trẻ sử dụng điểm mạnh của mình. Đồng thời, giúp trẻ khắc phục 
điểm yếu: Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động khắc phục được điểm yếu, 
tránh kỳ thị, gắn mác điểm yếu hoặc so sánh với trẻ khác. 
 - Tạo ra nhiều con đường khác nhau cho sự phát triển thành công của mỗi trẻ 
so với chính bản thân trẻ bằng cách sử dụng các loại góc hoạt động khác nhau, các 
hoạt động giáo dục đa dạng (học tập, lao động, tham quan, dã ngoại, lễ hội, trình 
diễn, giao lưu,...), sử dụng nhiều loại trò chơi. 
 - Hướng vào tương tác nhóm và cá nhân thông qua việc hỗ trợ, học hỏi, làm 
việc theo công đoạn, hợp tác trong nhóm nhỏ và cả lớp; cho trẻ cơ hội trò chuyện, 
chia sẽ ý kiến cá nhân, giúp đỡ lẫn nhau. 
 - Kết hợp ngồi yên với làm việc tích cực. 
7. Nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm 
non 
 Lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo mỗi trẻ đều được: 
 - Hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: thể chất, vận động, tình cảm và quan 
hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ. 
 - Học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau. 
 - Hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, 
khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẽ ý tưởng, giải quyết vấn 
đề,... 
 Giáo viên cần: 
 - Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, 
thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng của trẻ. 
 - Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thời 
gian, địa điểm khi hoàn cảnh thay đổi. 
 - Có nhiều cách trình bày kế hoạch giáo dục: có thể theo mục tiêu/nội 
dung/lĩnh vực hoạt động. 
 32 
 - Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần và ngày. 
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non được thể hiện ở vị trí của 
trẻ, vai trò của giáo viên; thông qua kỹ thuật xây dựng môi trường giáo dục, hỗ trợ 
trẻ chơi mà học ở góc hoạt động, lập kế hoạch giáo dục. Các kỹ thuật này cần đảm 
bảo rằng: 
 Trẻ em được tôn trọng, được đáp ứng lợi ích, nhu cầu và khả năng của từng cá 
nhân, tích cực tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. 
 Giáo viên tôn trọng trẻ, mở rộng việc học cho trẻ theo nhiều cách. Học bằng 
chơi là quan trọng nhất. 
 Môi trường giáo dục được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của trẻ. 
 Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động, chú trọng hướng dẫn trẻ bằng 
phương pháp trải nghiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng, thử 
nghiệm, thực hành, giao tiếp, giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn,...tương tác 
theo cá nhân, nhóm và cả lớp, thông qua chơi là chủ yếu. 
 Giáo viên lập kế hoạch giáo dục theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. 
 Giáo viên hỗ trợ mỗi trẻ thành công so với chính bản thân trẻ đó. 
8. Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
Việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và 
tiến bộ hơn nếu việc kế hoạch của giáo viên được thực hiện tốt. 
Quá trình phát triển chương trình giáo dục đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập 
kế hoạch -> Thực hiện-> Đánh giá -> Điều chỉnh -> Lập kế hoạch cho thời gian tiếp 
theo, để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ. 
8.1. Tầm quan trọng của kế hoạch giáo dục ngày và kế hoạch giáo dục tuần 
Có nhiều loại kế hoạch giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo 
dục tháng/chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày nhưng kế 
hoạch giáo dục ngày và kế hoạch giáo dục tuần là rất quan trọng, bời vì: 
- Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp. 
 33 
- Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục 
có hiệu quả. 
- Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ. 
- Kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến đứa 
trẻ. 
- Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ. 
- Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn, sẽ giúp giáo viên đạt mục tiêu 
đặt ra thuận lợi hơn. 
8.2. Những việc cán bộ quản lý cần để giúp giáo viên lập kế hoạch theo quan 
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
- Thay đổi nhận thức về việc lập kế hoạch 
+ Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần phù hợp với trẻ. 
+ Hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch ngày và kế hoạch tuần. 
+ Biết cách tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo tinh thần lấy trẻ 
làm trung tâm. 
- Cho giáo viên nhiều quyền tự chủ hơn trong khi lập kế hoạch. 
- Nắm vững chương trình giáo dục mầm non để phát triển chương trình theo 
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
- Nắm vững tình hình thực tế của các lớp trong trường 
+ Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của trường, lớp, địa phương. 
+ Năng lực và trình độ của giáo viên trong từng nhóm lớp. 
+ Đối tượng trẻ trong từng nhóm lớp (độ tuổi, tình trạng giáo dục...). 
- Hỗ trợ giáo viên trong công tác lập kế hoạch 
+ Khuyến khích giáo viên lập kế hoạch dựa trên việc quan sát và hiểu biết về 
trẻ. 
+ Giúp giáo viên xác định mục tiêu khả thi. 
 34 
+ Khuyến khích giáo viên xác định mục tiêu cho nhóm và cho từng cá nhân 
trẻ. 
+ Gợi ý giáo viên lập kế hoạch cho từng cá nhân trẻ cũng như cả nhóm trẻ 
trong mỗi tuần. 
+ Khuyến khích giáo viên thực hiện việc đánh giá và sau đó lên kế hoạch cho 
ngày hôm sau. 
+ Khuyến khích giáo viên lập kế hoạch cho mục tiêu phát triển các lĩnh vực 
và các nội dung cho từng tuần. 
+ Tôn trọng ý kiến của giáo viên và những hiểu biết về trẻ trong lớp của họ. 
+ Hỗ trợ cho giáo viên khi giáo viên gặp khó khăn trong khi thực hiện nhiệm 
vụ. 
+ Tổ chức các buổi thảo luận trao đổi, chia sẻ giữa các giáo viên trong trường. 
+ Cung cấp cho giáo viên tài liệu, những kinh nghiệm tốt của đồng nghiệp. 
- Luôn nhớ rằng kế hoạch là không cố định mà nó cần linh hoạt để đáp ứng 
nhu cầu và hứng thú học tập của trẻ. 
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì: 
+ Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải 
quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra. 
+ Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên 
không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nội dung khác. 
+ Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát 
triển. 
+ Việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được “học 
bằng chơi, chơi mà học”. 
8.3. Những vấn đề cần thể hiện trong một bản kế hoạch giáo dục 
 Cần phải có suy nghĩ trước và bao gồm các quyết định về: 
- Mục tiêu và kết quả mong đợi với việc học của trẻ. 
 35 
- Các trải nghiệm và các cơ hội hỗ trợ những kết quả mong đợi đó. 
- Vật liệu và đồ dùng. 
- Địa điểm và thời gian cho trẻ trải nghiệm. 
- Vai trò của giáo viên - họ sẽ làm gì và nói gì. 
Nếu một hoạt động không đi theo kế hoạch hoặc nó không diễn ra, giáo viên 
có thể đánh giá xem liệu hoạt động đó có phù hợp với trẻ không và có thể tìm kiếm 
các cơ hội khác để đạt được hoạt động học tập như đã kỳ vọng cho trẻ. 
8.4. Lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
Các kế hoạch này phải được dựa trên những hiểu biết về phương pháp giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm giáo dục và đảm bảo rằng: 
- Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình. 
- Trẻ học thông qua chơi. 
- Trẻ học hỏi bằng nhiều cách khác nhau. 
Nói tóm lại, Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo 
xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non để 
đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng 
và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này. 
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu 
tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo 
dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng 
môi trường giáo dục . Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm 
trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể 
nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. 
Thực tiễn Giáo dục Mầm non của Việt Nam hiện nay đòi hỏi nhà quản lí cần 
hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho GVMN. Việc hỗ trợ 
chuyên môn của nhà quản lí cần rất cụ thể, sát thực, linh hoạt, không áp đặt. Cần 
 36 
khuyến khích sự sáng tạo của GV, tôn trọng giáo viên (bởi giáo viên là người hiểu 
trẻ rõ nhất). 
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GD&ĐT 
 PHỤ TRÁCH CẤP HỌC 
 (đã kí) 
 Trần Thị Hương 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_giao_duc_mam_non_nam_hoc_2017_2018.pdf