Tài liệu Bí quyết để thuyết trình hiệu quả
GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY
a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
- Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.
b. Ngôn ngữ cử chỉ̉:
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị Các phương tiện nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn.
- Đơn giản và dễ hiểu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bí quyết để thuyết trình hiệu quả
Bí quyết để thuyết trình hiệu quả GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng. b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều. d. Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình. GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn. - Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. - Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. - Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn. b. Ngôn ngữ cử chỉ̉: - Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn. - Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả. c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị Các phương tiện nhìn nên: - Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ. - Được đặt tại vị trí dễ nhìn. - Đơn giản và dễ hiểu. 6 yêu cầu cho việc học tốt 1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. 3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt. 4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. + Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. + Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan. 5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo 15 lời khuyên học tiếng Anh 1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. Tự học cách khích lệ Zzs225 Có lẽ trong cuộc đ ... ần ôn tập của bạn: - Những điểm đã được nhấn mạnh trên lớp hay trong các bài học. - Những vấn đề mà thầy cô giáo bạn đã khuyên bạn nên học. - Các câu hỏi ở phần hướng dẫn học ở cuối các bài, những câu hỏi trả lời nhanh và phần hướng dẫn ôn tập ở cuối mỗi chương trong sách giáo khoa. Chuẩn bị dạng bài thi: - Đối với các bài thi mang tính chủ quan: hãy ôn tập như đó là bài thi viết vậy. - Đối với những vấn đề cụ thể: cần phải chú trọng: Định nghĩa của một số thuật ngữ cơ bản và các ví dụ; phần liệt kê các ý; viết ra một số câu trả lời sai đối với dạng câu hỏi xác định đúng, sai. - Đối với các bài thi viết: Chú ý đến các khái niệm; liệt kê những câu hỏi có thể gặp trong bài thi; chuẩn bị trước dàn ý trả lời của các câu hỏi và tập trả lời chúng. - Đối với một số vấn đề rắc rối có thể gặp trong bài thi: Học thuộc các công thức nếu cần thiết; tập dượt tình huống gặp phải một số vấn đề rắc rối trong khi thi. Tạo không gian học tập tốt Bất cứ làm một việc gì người ta cũng đều có môi trường và phương tiện riêng để sinh hoạt. Như một vị giám đốc cần có một phòng riêng, một bàn giấy với các phương tiện vật chất khác. Vị bác sĩ phái có phòng mạch và dụng cụ y khoa, thuốc men. Nhà bác học đòi hỏi một phòng thí nghiệm với đầy đủ vật dụng, hóa chất... Là học sinh bạn cũng cần tạo cho mình một nơi chốn để học tập tốt. A. Góc học tập của bạn 1. Ðịa điểm: - Bạn cần chọn một địa điểm tốt, vừa thoáng mát, vừa đầy đủ ánh sáng. Muốn vậy bạn nên kê bàn học sát bên cửa sổ tốt hơn. Nếu như nhà bạn có điều kiện, có vườn thì chọn một cửa sổ mở ra vườn để đặt bàn học thì lý tưởng biết bao. Còn như bạn nói: Nhà bạn ở phố không có vườn tược thì sao? Cũng đâu cần đòi hỏi cho được một khung cảnh như vậy. Nếu nhà bạn ớ phố trong chung cư hay trung tâm chợ cũng được thôi. Điều quan trọng là bạn phải tạo cho được một góc học tập tương đối yên tĩnh và thoáng như tôi đã nói trên. 2. Bàn viết: Bàn gỗ gì cũng được, gỗ tốt, mica, hay gỗ tạp tùy hoàn cảnh gia đình. Nhưng với dạng gỗ gì thì kích thước mới là quan trọng. a) Kích thước bàn học cá nhân: - Ðòi hỏi sự vừa tầm, thường để tạo một bàn viết lý tưởng bạn nên theo một kích thước sau đây: + Chiều cao : 0m75 + Chiều dài : 1m20 hay 1m40. + Chiều rộng: 0m60 hay 0m70 b) Ghế cá nhân: Bạn nên sử dụng ghế dựa, tránh dùng ghế đẩu không giúp bạn có điều kiện tốt về sức khỏe. Ngồi lâu mỏi lưng bạn cần có điểm tựa để tựa. Mặt ghế thường là bằng gỗ có bọc nệm hoặc không bọc nệm. Nhưng có thể tốt nhất một loại ghế mặt đan mây. Toàn thân ghế cũng đều đóng bằng gỗ duy có mặt ghế là đan bằng mây. Thường là : - Loại ghế có mặt gỗ: Ngồi lâu bạn sẽ mỏi. - Loại ghế bọc nệm: Ðành rằng êm nhưng ngồi lâu sẽ nóng. Chỉ có loại ghế có mặt đan mây: sẽ giúp bạn vừa êm vừa thoáng, bạn có thể ngồi lâu hai ba giờ đồng hồ liền cũng vô hại. c) Trang bị bàn học: Nếu một phòng ngủ, một phòng khách hay một căn bếp, đều cần gọn sạch và thẩm mỹ, thì góc học tập, nói chung và riêng bàn học của bạn cũng đòi hỏi sự ngăn nắp trật tự đơn giản và đẹp mắt. Làm sao để bàn học của bạn có những yêu cầu trên? Nếu là bàn loại gỗ tạp nên trải lên đó một tấm khăn bàn nilon, màu hồng nhạt, xanh nhạt hoặc có hoa. Bạn có thể chọn loại hoa nhỏ li ti hay to tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên bạn nên chọn màu trang nhã, đừng chọn màu cầu kỳ như những tấm khăn trải bàn trong các tiệc cưới dạ hội, vì như vậy nó giảm đi sự chú ý và ýnghĩa lịch sự nơi học tập của bạn. Trên bàn học cần có gì? Ít ra bạn nên đặt lên bàn một giá sách. Giá sách không cần lớn, nó chỉ vừa tầm. Ðộ khoảng hai đến ba ngăn theo chiều cao. Chiều dài độ bốn ô sách. Bạn có thể ước đo độ dài của giá sách này bằng chiều dài của chiếc bàn học mà bạn đang sử dụng là khéo. Ngoài ra còn bút, mực và một số phương tiện học tập khác. Bạn sử dụng giá sách như thế nào? Trong mỗi ô của sách bạn nên xếp loại sách theo môn loại cho từng ô một. Ví dụ: + Loại sách phổ thông: Nghĩa là sách mà bạn đang cần dùng trong chương trình học tập hiện tại. + Loại sách kỹ thuật khoa học: Loại sách này ngoài chương trình giảng dạy của nhà trường, tuy nhiên bạn cần mua để tham khảo cho ngành học, hoặc tìm hiểu rộng rãi về khoa học kỹ thuật. + Báo chí; Truyện đọc; Các loại từ điển (nếu có)... - Trên mỗi ô của giá sách bạn nên dán nhãn ghi rõ dạng sách, để khi cần bạn dễ tìm hơn. - Nhớ loại nào cho vào ô đó, đừng bỏ lộn xộn. Giá sách cần sắp xếp ngăn nắp, các gáy sách hướng ra ngoài để khi cần tìm bạn chỉ cần nhìn là thấy ngay và xếp đều nhau. Ðừng nên xếp quyển quay gáy vô, quyển quay gáy ra một cách thiếu trật tự. Ngoài ra bạn có thể trang trí cho giá sách của bạn thêm phần thẩm mỹ một chút càng hay. Bạn có thể chừa ra một ô giữa giá sách để đặt vào đó một lọ hoa tươi hay lọ hoa vải nhỏ. Nếu là hoa tươi, bạn nên cắm vào chiếc bình nông và để cắm hoa. Vài bông hoa đồng tiền hoặc hoa marguerite, hoa cẩm chướng hay hoa hồng.v.v... Cách cắm, cần có mỹ thuật (nếu như bạn chưa thạo lắm trong việc này, mời bạn tìm đọc quyển "Hoa, kỹ thuật trồng cắm và ý nghĩa các loài hoa" do Lê Lê biên soạn). Ðã xong phần giá sách, bây giờ chúng ta trở về vị trí chính của "cái bàn học". Trên bàn, để tránh lung tung, nhất là sách vở không được vất bừa bãi. Học xong quyển nào bạn nên cho vào giá sách quyển đó ngay. Ðể theo vị trí của nó. Bàn chỉ được để một ống cắm bút. Bạn có thể chọn mua ống cắm bút bằng sành có bán ở các cửa hàng đồ gốm Việt Nam. Ống sành có độ nặng không dễ ngã và có thể cắm được nhiều viết kể cả thước kẻ, compa. Hay bạn có thể cắm vào đâu cũng được, miễn là gọn gàng đẹp mắt thì thôi. Ngoài ra trên bàn học, bạn có thể thêm lọ mực mà một hộp gỗ đựng phấn. Bên trong, có cả miếng giẻ lau bảng. Đèn chụp để học đêm: Ðèn học phải là một bóng điện tròn bên trên có chụp, mắc qua hệ thống dây hay chân đèn, tùy bạn. Chụp đèn giúp ánh sáng phủ xuống trong thế hội tụ không làm bạn chói mắt. Hơn nữa chụp đèn còn giữ được toàn bộ ánh sáng, không bị phân tán ra môi trường chung quanh làm giảm độ sáng cần thiết. Bạn có thể mua loại đèn này ở các tiệm bán đồ điện. Hoặc có thể tự tạo bằng một bóng tròn 75 Watt với cái chụp bằng loại giấy dày, hoặc bằng thiếc mỏng uốn hình cái phễu hơi rộng miệng. Bạn sẽ có một cái đèn thật tốt để học tập. Muốn cho bàn học thêm phần sinh động dịu mát, bạn có thể chưng thêm một lọ hoa. Có thể là một cánh hồng nhung trong một chiếc lọ cao cổ chẳng hạn. Dù sao hoa cũng đem lại cho bạn điều kiện dịu mát, giảm bớt mệt mỏi và có thể kích thích việc học tập và làm sảng khoái tâm hồn bạn hơn. d) Bảng viết: Bảng viết cho cá nhân cũng không cần lớn lắm. Thường là một mét vuông cũng đủ. Nhưng nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng bảng rộng dài 2m càng tốt. Bảng học cần như thế nào? Mặt bảng phải nhẵn láng, tránh tình trạng xù xì sẽ khó viết. Bạn sơn đều lên bảng bằng một loại sơn màu xanh đậm. Có thể sơn thành hai lớp hoặc ba lớp để mặt bảng được trơn láng. Khi viết sẽ được nhanh mà không hao phấn. Bạn có thể tạo bảng bằng một tấm ván ép, chung quanh phải nẹp khung. Bảng nên treo ở góc trên tay phải bàn viết cho thuận lợi. Ví dụ: Bàn học của bạn kê sát cửa sổ xoay về hướng nam, thì ngồi học bạn phải quay mặt về hướng nam. Như vậy bảng viết phải đặt ở hướng tây. Việc sắp xếp này tạo điều kiện cho bạn sử dụng bảng sẽ thuận tay hơn. Ðể cho góc học tập có phần sinh động, hoặc giúp bạn củng cố tinh thần học tập, bạn có thể trang trí thêm các phần sau đây: Bảng ghi thời gian biểu: Ðây là chương trình sinh hoạt của bạn thường ngày. Bạn cần ghi cụ thể và bám chắc thời gian đã qui định trong thời gian bíểu mà bạn đã lập. Bạn cũng nên ghi một vài châm ngôn nhằm củng cố tinh thần học tập. Bạn có thể viết một hàng chữ lớn trên đầu bảng. Ngoài ra, một số câu khác trên các loại giấy bìa cứng được trang trí đẹp mắt. Bạn có thể treo lên ở một vị trí sao cho dễ đập vào mắt bạn nhất. Cũng có thể bạn ghi những câu châm ngôn vào những mảnh giấy hình chữ nhật và dán trên giá sách trước mặt bàn. Những câu phương châm sẽ là lời nhắc bạn luôn tiến bước trên con đường học vấn. Ðại để bạn có thể ghi những câu với nội dung sau đây: "Học, học nữa, học mãi" "Việc học như dòng nước ngược không tiến, ắt sẽ lùi" "Việc hôm nay không để đến ngày mai vv..." Còn nhiều nữa, bạn tự tìm lấy cho bạn những ý tưởng mà bạn thích nhằm giúp bạn phấn đấu trong học tập hơn. B. Những nơi học khác Ngoài góc học tập trong nhà bạn cũng có thể tạo điều kiện để có được những môi trường học tập thoáng đãng hơn khác như: Một góc vườn: Ngồi hoài một chỗ trên bàn trên ghế chắc là bạn đã mỏi. Vậy bạn cần đứng lên, thay đổi bầu không khí mới để tinh thần bớt căngthẳng, thì khu vườn là nơi lý tưởng cho bạn. Hãy ôm sách vở ra đó, bạn tìm một góc nào trong khu vườn yên tĩnh để học tiếp. Bạn bắt đầu học vừa ngắm nhìn cây cỏ. Nhưng không phải nơi chốn ấy để bạn mộng mơ đâu, mà bạn học giữa bầu không khí thoáng mát để đầu óc dễ tiếp thu mà không phải gò bó trong một góc học tập chật hẹp trong căn nhà. Một góc lan can: Nếu nhà bạn không có vườn tược, bạn cũng có thể thay đối vị trí học tập nhất thời bằng một góc ở lan can, hiên nhà. Trời chiều gió nhè nhẹ thổi, một chiếc ghế mây với mấy quyển sách để ở một góc lan can, hiên nhà có thể giúp bạn"nuốt trôi" mấy trang bài một cách thoải mái.". Trên sân thượng: Nơi ấy cũng cho bạn một chỗ học bài lý tưởng, nhưng khác với những địa điểm trên, ở đây bạn chỉ có thể học buổi chiều. Vì buổi chiều sân thượng mới tắt nắng. Bạn vừa học vừa có thể nhìn xuống phố. Ở đó, bạn sẽ được dịp mục kích nhiều cảnh tượng, biết đâu sẽ giúp bạn nhiều suy nghĩ cho cuộc hành trình còn dài hạn của bạn mà lo nung chí học tập. Vả lại, sân thượng sẽ cách ly mọi người chung quanh, dễ giúp bạn tiếp thu bài hơn. Nếu như nhà bạn thiếu những điều kiện trên thì sao ? Nhà thờ, đền chùa, hay công viên: Vào những lúc vắng người, những nơi đó có thể giúp bạn tiếp thu bài nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tìm một góc vắng của hang đá trong khuôn viên thánh đường để học. Miễn là bạn đừng phá phách, chẳng ai làm phiền bạn. Hay bạn có thể đến một ngôi đền chùa vắng nào đó. Những chùa chiền vào những ngày ngoại trừ rằm và mùng một thường tĩnh lặng. Có thể là môi trường tốt giúp bạn học tập. Ngoài công viên cũng có khi vắng người. Bạn có thể ngồi trên ghế đá hoặc khúc gỗ nào đó bị đốn ngã rồi bạn chú tâm vào bài học của bạn.v.v... Tuy nhiên, dù ở đâu, bạn cũng cần tập trung ý chí đừng để môi trường chung quanh chi phối ảnh hướng đến việc học của bạn. Váy muốn học tập tốt bạn càng có thái độ ra sao ? Chương hai sẽ giúp bạn chuẩn bị đi vào hành trình của việc học một cách cụ thể hơn. Nếu bạn chịu khó thực hiện thì kết quả việc '"học bài mau thuộc" sẽ nắm chắc trong tay. Chuẩn bị tư thế học Muốn quá trình học tập đạt được yêu cầu tốt, bạn cần chuẩn bị trước tư thế sao cho thích hợp với thời gian và môn học của bạn. Chuẩn bị tư thế cũng không kém phần quan trọng trong việc học tập. Vậy bạn phải chuẩn bị tư thế ra sao. A. Thái độ học tập Ngồi trên ghế dựa. Bạn nên ngồi thẳng sống lưng, dù khi ghi chép bạn cũng như khi học bài. Tránh tì ngực vào cạnh bàn, có thể gây nguy hại cho tim và phổi. Lâu lâu nếu mỏi bạn có thể ngồi bật ra sau. Lưng tựa thành ghế. Dưới chân, bạn nên kê một cái đôn nhỏ hoặc vật gì đó vừa tầm để gác chân. Vì ngồi lâu bạn để hai chân sát mặt đất sẽ dễ mỏi và máu bị dồn xuống chân. Ðôn (vật) này có chiều cao khoảng 0,30m, rộng 0,20m và dài 0,40, vừa đủ để bạn gác chân. Ngoài ra nếu như bạn có điều kiện cũng nên tạo những chỗ ngồi khác như ghế xoay hoặc ghế xích đu.Tuy nhiên những chỗ ngồi này chỉ giúp bạn khi bạn đã bắt đầu hơi mệt mỏi từ chỗ ngồi chính thức ban đầu nơi bàn học tại góc học tập của bạn mà thôi. Chỗ ngồi tốt nhất để bạn dễ tập trung tư tưởng vẫn là bàn học cố định mà bạn đã chọn và sắp xếp kỹ lưỡng. Ðể tạo cho mình một tư thế học tập tốt, bạn nên tránh những thái độ sau đây: - Nằm bò ra bàn. - Ngồi ẹo sống lưng. - Ngủ cả trên bàn học Những thái độ trên tạo cho bạn điều kiện biếng lười. Bạn cần có một quyết tâm: - Ngồi vào bàn để học. - Buộc bản năng phải làm theo ý chí. - Quyết tâm hoàn thành kế hoạch mà bạn đã dự tính. * Muốn thực hiện được các yêu cầu trên bạn phải làm sao? B. Tập trung tư tưởng Đây là điều kiện ban đầu, rất quan trọng mà cần phải có. Nếu không làm tốt khâu này, bạn sẽ ngồi vào bàn học cho dù một, hai, ba hay năm giờ đồng hồ đi nữa thì bạn cũng không thu hái kết quả gì trong học tập. Vậy làm thế nào để tập trung tư tưởng? Cho dù bạn đang làm việc gì, hay đang nghĩ suy điều gì thì khi ngồi vào bàn học bạn cũng hãy: Gạt phăng nó ra: Phải tự nhủ với tâm trí rằng "Bây giờ là giờ học tập". Rồi bạn chỉ nên chú mục vào việc học mà thôi, quên hết những tiếng động, tiếng ồn ào, những tiếng nói chuyện chung quanh, không để nó ảnh hưởng đến việc học tập của mình, nghĩa là bạn cần tập trung cao độ vào việc học." Phải vạch sẵn chương trình. Dù rằng bạn đã có ghi sẵn "thời khóa biểu" đã nắm được môn bài trong ngày, bạn bắt đầu phân chia thời gian cho các môn học ấy. Lấy một ví dụ cụ thể sau đây: Ngày thứ hai bạn có các môn: 1 giờ Sinh + 1 giờ Sử + 1 giờ Văn. Toàn là các môn cần phải học bài. Nhưng bạn còn một lợi điểm là: các môn học này đã được học ở tuần trước, ít nhất bạn cũng đã làm quen với các môn học này qua lời giảng của thầy cô ở lớp. Và để chuẩn bị cho việc trả bài được tốt, bạn cần khảo sát qua các bài ấy trước một bước. Do vậy kết quả sẽ đến với bạn, nếu như: - Bạn quyết tâm tập trung vào việc học. - Quyết tâm thực hiện giờ giấc đúng, "giờ nào viêc nấy". Ví như thời gian học bài ở nhà của bạn (từ 1 giờ đến 5 giờ chiều) với các môn bài đã nêu trên đây, bạn có thể phân chia thời gian như sau: + Từ 1 giờ - 2 giờ: học Sử. + Từ 2 giờ - 3 giờ: học Sinh. + Từ 3 giờ - 5 giờ: học Văn. Đã phân chia môn học và giờ giấc nhất định của ngày đó rồi, chỉ cần nâng cao quyết tâm sao cho môn nào giờ đó thật sít sao. Tránh môn nọ học sang thời gian của môn kia. Đó là qui tắc. Qui tắc này bạn phải nằm lòng và luôn luôn áp dụng thường xuyên không sai chạy. Bạn luôn phải củng cố ý chí, đã quyết tâm làm việc gì thì phải cho xong việc đó. Gặp tình huống nếu bạn đang học môn Sử, do đột nhiên có người bạn nào đó đến thăm và rủ bạn đi chơi. Thái độ của bạn sẽ ra sao? - Vứt bỏ tất cả để đi chơi. - Kiên quyết chối từ. Nếu bạn có quyết tâm cao trong việc học, bạn sẽ quyết định chọn ý thứ hai. Thà mích lòng bạn, nhưng bạn có thêm nghị lực, và tập trung tư tưởng cho việc học. Vì thời gian đi chơi có thể dời lại nhưng thời gian học thì không được. Phương pháp thực hiện: Để tập trung tư tưởng cho việc học tập bạn cần rèn luệyn theo các phương pháp sau đây: 1. Bám chắc việc cần làm. 2. Thực hiện "thời gian biểu" thật gắt gao. Dù cho hoàn cảnh có mang tới cho bạn bao điều hấp dẫn, quyến rũ bạn song bạn cũng kiên quyết chối từ, buộc ý chí làm chủ bản ngã bạn. Điều đó lúc đầu có lẽ khó thực hiện nhưng dần dần sẽ quen thành nếp. Bạn cần biết, thói quen còn là "thiên tính thứ hai". Khi thói quen đã trở thành đức tính của bạn, lúc đó bạn không còn phải khó khăn vất vả nữa. Kế hoạch vạch ra, bạn ung dung làm, hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng.
File đính kèm:
- tai_lieu_bi_quyet_de_thuyet_trinh_hieu_qua.doc