Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu liệu mức độ tác động của đặc điểm ban

giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đối với việc công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam. Dựa vào dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam

chưa niêm yết hoặc đã niêm yết trên các sàn HOSE, HNX, OTC trong giai đoạn 2008 –

2017, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phân tích hồi quy GMM, chúng

tôi đã xác định được các nhân tố thuộc ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp có ảnh

hưởng đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp

Nhà nước có định hướng phù hợp trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích công bố

trách nhiệm xã hội.

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 9

Trang 9

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 17920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tác động của đặc điểm ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
34 
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM BAN GIÁM ĐỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH 
NGHIỆP ĐẾN CÔNG BỐ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Vĩnh Khương1, Trần Tử Hồ2, Đinh Thị Ngọc Hà3, Nguyễn Thị Phương 
Ngọc4, Nguyễn Phan Bảo Thi5, Cao Thị Tú Uyên6 
1 2 3 4 5 6Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP.HCM 
1khuongnv@uel.edu.vn 
Ngày nhận bài: 13/04/2019, Ngày duyệt đăng: 07/09/2019 
Tóm tắt 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu liệu mức độ tác động của đặc điểm ban 
giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đối với việc công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân 
hàng thương mại Việt Nam. Dựa vào dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam 
chưa niêm yết hoặc đã niêm yết trên các sàn HOSE, HNX, OTC trong giai đoạn 2008 – 
2017, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phân tích hồi quy GMM, chúng 
tôi đã xác định được các nhân tố thuộc ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp có ảnh 
hưởng đến công bố trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả 
nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp 
Nhà nước có định hướng phù hợp trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích công bố 
trách nhiệm xã hội. 
Từ khóa: đặc điểm ban giám đốc, đặc điểm doanh nghiệp, ngân hàng thương mại. 
Influence of board of management and firm characteristics to corporate social 
responsibility disclosure in Vietnamese commercial banks 
Abstract 
The study investigated how much influence of board of management and firm 
characteristics to corporate social responsibility disclosure in Vietnam commercial banks. 
Based on the data from 30 unlisted and listed banks on the Vietnam stock exchange in the 
period 2008-2017. Quantitative research method was used to demonstrate the relationship 
between corporate social responsibility and board of management as well as firm 
characteristics. General view has been figured out; therefore, Government could orient 
felicitous regulations to encourage social responsibility disclosure. 
Keywords: board of management, firm characteristics, commercial banks. 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
35 
1. Giới thiệu 
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” đã 
xuất hiện trong lý thuyết quản trị và kế 
toán trong khoảng 45 năm (Wood, 2010). 
Trách nhiệm xã hội nghĩa là, các tổ chức 
hay doanh nghiệp được coi là một thực 
thể của xã hội, đã sử dụng một số nguồn 
lực của xã hội như lao động, tài nguyên 
thiên nhiên. Vì vậy, các tổ chức hay 
doanh nghiệp có nghĩa vụ bù đắp và 
đóng góp cho cộng đồng và đặc biệt 
là các bên liên quan tới lợi ích của 
doanh nghiệp. 
Trong những năm gần đây, không chỉ 
các tổ chức kinh tế mà cả xã hội ngày càng 
tăng mối quan tâm của họ đối với trách 
nhiệm xã hội (Adams và Frost, 2006; 
Gulyas, 2009). Bên cạnh việc tập trung 
chiến lược cho hoạt động kinh doanh và 
lợi nhuận, gần đây, nhu cầu mở rộng các 
hoạt động của tổ chức xã hội đã trở nên 
cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong 
tư duy chiến lược. Các học giả cho rằng 
những hoạt động như vậy chính là các hoạt 
động trách nhiệm xã hội (Margolis và 
Walsh, 2001). 
Nghiên cứu này đóng góp nhằm lấp 
khoảng trống nghiên cứu về trách nhiệm 
xã hội tại Việt Nam. Thứ nhất, kết quả 
phân tích hồi quy của nghiên cứu cho thấy 
mối liên hệ giữa đặc điểm Ban giám đốc, 
đặc điểm doanh nghiệp và công bố trách 
nhiệm xã hội. Đặc biệt, chưa có nhiều 
nghiên cứu đề cập đến các tác động từ đặc 
điểm ban giám đốc đến công bố trách 
nhiệm xã hội tại Việt Nam. Thứ hai, 
nghiên cứu này gia tăng bằng chứng cho 
tổng quan các nghiên cứu trước đây bằng 
cách kiểm tra mối liên hệ giữa đặc điểm 
ban giám đốc, đặc điểm doanh nghiệp và 
công bố trách nhiệm xã hội. 
Trong khi các nghiên cứu trước đây 
cung cấp một số bằng chứng về mối liên 
quan giữa hiệu quả tài chính doanh 
nghiệp và công bố trách nhiệm xã hội (Li 
và cộng sự, 2013; Hồ Thị Vân Anh, 
2013) và đặc điểm hội đồng quản trị và 
công bố trách nhiệm xã hội (Janggu và 
cộng sự, 2014). Đa số các nghiên cứu 
trên đều nghiên cứu việc công bố trách 
nhiệm xã hội ở các công ty phi tài chính 
và rất ít nghiên cứu thực nghiệm đã xem 
xét mối liên quan giữa đặc điểm ban 
giám đốc, đặc điểm doanh nghiệp và 
công bố trách nhiệm xã hội, cũng như rất 
ít nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở 
ngân hàng thương mại. Cuối cùng, 
nghiên cứu này cung cấp một số hiểu biết 
có giá trị về trách nhiệm xã hội trong bối 
cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt 
Nam dần áp dụng những chuẩn mực đạo 
đức kinh doanh toàn cầu, nên bài nghiên 
cứu hữu ích cho các nhà hoạch định 
chính sách, nhà đầu tư và nhà quản lý. 
Hơn nữa, kiến thức về mối liên hệ giữa 
công bố trách nhiệm xã hội và đặc điểm 
ban giám đốc, đặc điểm doanh nghiệp sẽ 
có giá trị liên quan đến các nhà đầu tư 
trong việc đánh giá khả năng quản lý 
hiệu quả để phát triển bền vững của 
doanh nghiệp. 
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh 
 ...  tổng tài sản 
dao động từ -0,055 đến 0,048 với mức 
trung bình là 0,007 trong giai đoạn từ 2008 
– 2017. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh 
doanh trên tổng tài sản dao động trong 
khoảng từ -0,47 đến 0,368, với giá trị trung 
bình là 0,023. Giá trị tài sản cố định hữu 
hình của doanh nghiệp thuộc khoảng 0,001 
đến 0,039 với giá trị trung bình là 0,007. 
Đòn bẩy tài chính dao động từ 0,075 đến 
0,97 với mức trung bình là 0,892 trong giai 
đoạn từ 2008 – 2017. 
3.2. Phân tích tương quan 
Bảng 3 cho thấy quy mô ban giám 
đốc, giới tính của CEO, quy mô doanh 
nghiệp và đòn bẩy tài chính có tương 
quan thuận với trách nhiệm xã hội, trong 
khi biến còn lại bao gồm tuổi của CEO, tỷ 
số lợi nhuận trên tổng tài sản, dòng tiền 
thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng 
tài sản và tài sản cố định hữu hình có 
tương quan nghịch. Tương quan về dấu 
của các biến phụ thuộc và biến độc lập 
đều phù hợp với lý thuyết, ngoài trừ 
những biến tuổi và giới tính CEO và đòn 
bẩy tài chính. 
Hệ số tương quan giữa các biến độc 
lập với nhau đều bé hơn 0,8. Điều này thể 
hiện không có hiện tượng đa cộng tuyến 
trong mối tương quan giữa các biến. 
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 
 CSR BOARD 
size 
CEO 
age 
CEO 
gender 
size ROA CFO PPE-
LAG 
LEV 
CSR 1,000 
BOARDsize 0,224* 1,000 
CEOage -0,073 0,005 1,000 
CEOgender 0,034* 0,142 -0,135 1,000 
SIZE 0,465* 0.463 -0,007 0,221 1,000 
ROA -0,016* 0,063 0,187 0,017 -0,111 1,000 
CFO -0,088* 0,026 0,053 0,032 -0,010 0,130 1,000 
PPELAG -0,062* -0,152 0,191 -0,367 -0,374 0,210 -0,086 1,000 
LEV 0,225* 0,201 -0,080 0,061 0,591 -0,213 0,030 -0,387 1,000 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
43 
3.3. Kết quả phân tích hồi quy 
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy GMM của mô hình 
 Hệ số hồi 
quy 
Sai số 
chuẩn 
Kiểm 
định t 
Mức ý 
nghĩa 
Ước lượng 
khoảng tin cậy 
Lag.CSR 0,458* 0,063 7,27 0,000 0,329 0,587 
BOARDsize 0,007*** 0,003 2,37 0,024 0,001 0,013 
CEOage 0,0004*** 0,002 0,32 0,753 -0,003 0,004 
CEOgender -0,052** 0,027 -1,94 0,062 -0,106 0,003 
SIZE 0,017*** 0,002 9,91 0,000 0,014 0,021 
ROA -3,839 1,049 -3,66 0,001 -5,985 -1,692 
CFO -0,130** 0,047 -2,76 0,010 -0,226 -0,034 
PPELAG -9,638 3,644 -2,65 0,013 -17,090 -2,186 
LEV -0,357** 0,045 -7,98 0,000 -0,448 -0,266 
Kiểm định Arellano-
Bond 
P-value (AR1) 
0,002 
Kiểm định Arellano-
Bond 
P-value (AR2) 
0,461 
*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% 
Bảng 4 cho thấy kết quả hồi quy liên 
quan đến mối liên hệ giữa các đặc điểm 
Ban giám đốc, đặc điểm doanh nghiệp và 
công bố trách nhiệm xã hội trong giai đoạn 
2008 – 2017 của các ngân hàng thương 
mại niêm yết và chưa niêm yết trên thị 
trường chứng khoán tại Việt Nam. 
Kiểm định AR(2) cho kết quả giá trị p 
lớn hơn 0,1, nghĩa là giả thuyết ban đầu về 
việc không tồn tại mối tương quan chuỗi 2 
bậc bị loại bỏ. Do đó, tất cả các kết quả 
trong GMM đều có ý nghĩa. Như vậy, kết 
quả ước lượng mô hình theo phương pháp 
GMM động phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 
Kết quả cho thấy rằng tất cả các biến 
độc lập trừ biến Tuổi của CEO (CEOage) 
đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy quy mô Ban giám 
đốc (BOARDsize) tác động thuận chiều 
đến công bố trách nhiệm xã hội. Các 
nghiên cứu trước đây đa số đều nghiên cứu 
về quy mô của hội đồng quản trị (Jizi, 
2013; Liao, 2016), chưa đề cập đến số 
lượng thành viên Ban giám đốc có tác 
động như thế nào đến công bố trách nhiệm 
xã hội. Kết quả chỉ ra trong bối cảnh ở 
Việt Nam, quy mô Ban giám đốc tác động 
tích cực đến việc công bố trách nhiệm xã 
hội tại các ngân hàng thương mại. Giới 
tính của CEO (CEOgender) có tác động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
44 
ngược chiều đến công bố trách nhiệm xã 
hội. Điều này phù hợp với quan điểm cho 
rằng phụ nữ có khả năng thực hiện các 
hoạt động từ thiện nhiều hơn nam giới, do 
đó sự có mặt của họ trong Ban điều hành 
sẽ thúc đẩy công bố CSR nhiều hơn (Bear 
và cộng sự, 2010).Quy mô doanh nghiệp 
(size) có ảnh hưởng tích cực đến công bố 
CSR. Điều này phù hợp với kết quả nghiên 
cứu trước đây (Muttakin, 2015; Chang và 
cộng sự, 2015). Hệ số hồi quy của biến lợi 
nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA) thể 
hiện mối quan hệ ngược chiều với công bố 
trách nhiệm xã hội, phù hợp với giả thuyết 
của tác giả. Khi lợi nhuận cao, các ngân 
hàng thương mại Việt Nam có xu hướng 
đầu tư tiếp vào các hoạt động sinh lời hơn 
là các hoạt động liên quan trách nhiệm xã 
hội nhằm tăng năng lực cạnh tranh của họ 
trong điều kiện ngày càng có nhiều ngân 
hàng thành lập ở Việt Nam. Điều này trái 
ngược với các nghiên cứu về trách nhiệm 
xã hội ở các quốc gia khác (Jizi, 2013; 
Zheng, 2014; Li, 2013; Liao, 2016; 
Muttakin, 2015) với kết quả ROA thúc đẩy 
công bố trách nhiệm xã hội. Ngành ngân 
hàng ở Việt Nam đang dần tiếp cận với 
những chính sách thể hiện xu hướng quốc 
tế: quan tâm đến môi trường xã hội, nhưng 
mức độ thực hiện chưa cao, do đó các ngân 
hàng chú trọng vào các hoạt động sinh lời 
hơn là trách nhiệm xã hội.Dòng tiền thuần 
từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản 
(CFO) có tác động ngược chiều đến công 
bố trách nhiệm xã hội. Kết quả này trái 
ngược với nghiên cứu của Chiang (2015) 
và cho thấy mức độ tác động của CFO rõ 
rệt hơn so với Janssen (2017). Tương tự 
ROA, khi ngân hàng có tỷ số CFO cao, tức 
là ngân hàng đang có hiệu quả kinh doanh 
tốt, nên sẽ có xu hướng đầu tư vào hoạt 
động kinh doanh thay vì hoạt động trách 
nhiệm xã hội. 
Giá trị tài sản cố định hữu hình (PPE) 
thể hiện tác động ngược chiều với công bố 
trách nhiệm xã hội, tương đồng với nghiên 
cứu của Cochran và Wood (1984). Ngân 
hàng càng sở hữu nhiều tài sản cố định hữu 
hình, càng thiếu nguồn lực đầu tư vào các 
hoạt động khác, cụ thể là hoạt động trách 
nhiệm xã hội, phù hợp với giả thuyết 
nghiên cứu. Hệ số hồi quy của dòn bẩy tài 
chính (LEV) thể hiện tác động nghịch 
chiều đối với công bố trách nhiệm xã hội 
và có ý nghĩa thống kê, nhất quán với 
nghiên cứu trước đây (Chiu, 2014; Li và 
Zhang, 2010; Zheng, 2014). 
4. Kết luận và kiến nghị 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoại 
trừ tuổi của CEO không cho thấy mức ý 
nghĩa về mặt thống kê, các đặc điểm Ban 
giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đều 
tác động đến công bố trách nhiệm xã hội 
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 
Tác giả cũng đề cập một vài hạn chế 
nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong 
tương lai. Thứ nhất, vấn đề công bố thông 
tin của nhóm ngân hàng trong mẫu dữ liệu 
không đầy đủ nên không thể thu thập tất cả 
dữ liệu để được kết quả chính xác nhất. 
Thứ hai, do thời gian và kiến thức còn hạn 
hẹp nên tác giả chỉ chọn một mô hình để 
đo lường trách nhiệm xã hội. Thứ ba, bài 
viết loại bỏ các doanh nghiệp tài chính 
cũng như dữ liệu trước năm khủng hoảng 
tài chính 2008 nên không sử dụng cho các 
ngành đặc thù như đã đề cập. Thứ tư, các 
nghiên cứu nước ngoài chủ yếu nghiên cứu 
về tác động của hội đồng quản trị cũng như 
sử dụng các biến độc lập trong nghiên cứu 
của tác giả làm biến kiểm soát nên bài viết 
còn hạn chế về nghiên cứu và lý thuyết 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
45 
nền. Nghiên cứu tương lai có thể xem xét 
để lựa chọn đối tượng nghiên cứu, quy mô 
mẫu và phương pháp nghiên cứu đa dạng 
hơn nhằm tăng độ tin cậy cho kết quả. 
Đối với các quy định, chính sách của 
Nhà nước 
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, 
bài nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn 
đầy đủ về việc công bố trách nhiệm xã hội 
đặc biệt là đo lường tác động của đặc điểm 
ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp 
đến công bố trách nhiệm xã hội, từ đó có 
những chính sách khuyến khích thực hiện 
trách nhiệm xã hội cũng như công bố 
những thông tin này một cách hiệu quả 
hơn. Hiện nay, trong thông tư 155/2015-
BTC về công bố thông tin trên thị trường 
chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành, 
chưa đề cập đến công bố thông tin về trách 
nhiệm xã hội, trong khi vấn đề này đang 
ngày càng được nhiều doanh nghiệp nhận 
thức và thực hiện. Các hoạt động trách 
nhiệm xã hội tuy là tự nguyện, nhưng các 
cơ quan nhà nước cũng cần đưa ra những 
chính sách, khung pháp lý cụ thể để các 
doanh nghiệp nhận thức được tầm quan 
trọng của trách nhiệm xã hội, từ đó đẩy 
mạnh thực hiện nghiêm túc và hiệu quả 
các hoạt động này hơn. 
Đối với ngân hàng 
Đối với các ngân hàng niêm yết và 
chưa niêm yết, bài nghiên cứu sẽ giúp 
ngân hàng nhìn nhận về trách nhiệm xã hội 
cũng như vận dụng mối quan hệ giữa đặc 
điểm Ban giám đốc, đặc điểm doanh 
nghiệp và công bố trách nhiệm xã hội phù 
hợp để phát triển ngân hàng một cách bền 
vững và hoàn toàn tự nguyện công bố các 
hoạt động trách nhiệm xã hội. Sự phát triển 
bền vững của doanh nghiệp nói chung và 
các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ 
đóng góp vào sự phát triển bền vững của 
xã hội. Các ngân hàng cần chú trọng hơn 
đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội 
thông qua áp dụng Chiến lược phát triển 
bền vững do Chính phủ phê duyệt, giai 
đoạn từ 2011 – 2020 cũng như tăng cường 
công bố thông tin trên Báo cáo thường 
niên, Báo cáo phát triển bền vững, Hiện 
nay, khi việc phát triển một doanh nghiệp 
không chỉ đơn thuần là phát triển về qui 
mô, doanh thu, lợi nhuận, mà còn là 
phát triển về thương hiệu, niềm tin của 
người tiêu dùng, người lao động cũng như 
chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, công bố 
trách nhiệm xã hội cần được nghiêm túc 
nhìn nhận và thực hiện rộng rãi. 
Tài liệu tham khảo 
Adam, C. and Frost, G. R. R. (2006). 
Accessibility and functionlity of the 
corporate web site: Implication for 
sustainability reporting. Business Strategy 
and the Environment, 15 (4), pp. 275-287. 
Hồ Thị Vân Anh (2013). Trách nhiệm xã hội và 
hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công 
ty niêm yết Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, 
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 
Barnea, A. and Rubin, A. (2010). Corporate 
social responsibility as a conflict between 
shareholders. Journal of Business Ethics, 97 
(1), pp. 71-86. 
Bear, S., Rahman, N. and Post, C. (2010). 
The impact of board diversity and 
gender composition on corporate social 
responsibility and firm reputation. Journal 
of Business Ethics, 97 (2), pp. 207-221 
Branco, M. C. and Rodrigues, L. L. (2008). 
Factors influencing social responsibility 
disclosure by Portuguese companies. Journal 
of Business Ethics, 83 (4), pp. 685-701. 
Chiang, J. J. Taylor, S. E and Bower, J. E. 
(2015). Early adverity, neural development 
and information. Rewiev Article, 75 (8), 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
46 
pp. 887-907. 
Chiu, S. I. (2014). The Relation between 
Life Stress and Smartphone Addiction 
on Taiwanese University Students: 
A Mediation Model of Learning 
Self-Efficacy and Social Self-Efficacy. 
Computer in Human Behavior. 
Cochran, P. L. and Wood, R. A. (1984). 
Corporate social responsibility and 
financial performance. Academy of 
Management Journal, 27 (1), pp. 42-56. 
Cowen, S. S., Ferreri, L. B. and Parker, L. D. 
(1987). The impact of corporate 
characteristics on social responsibility 
disclosure: A typology and frequency-
based analysis. Accounting, Organizations 
and Society, 12 (2), pp. 111-122. 
Gulyás, A. (2009). Coporate social responsibility 
in the British media industries preliminary 
findings. Ter és Tarsadalom Journal, 
23 (2), pp. 155-169. 
Haniffa, R. M. and Cooke, T. E. (2005). The 
impact of culture and governance on 
corporate social reporting. Journal of 
Accounting and Public Policy, 24 (5), 
pp. 391-430. 
Ho, P. L. and Taylor, G. (2013). Corporate 
governance and different types of 
voluntary disclosure: Evidence from 
Malaysian listed firms. Pacific Accounting 
Review, 25 (1), pp. 4-29. 
Holder-Webb, L., Cohen, J., Nath, L. and 
Wood, D. (2009). The supply of corporate 
social responsibility disclosures among 
U.S. firms. Journal of Business Ethics, 84 
(4), pp. 497-527. 
Janssen, D. (2017). Corporate Social Responsibility. 
Culture and Earnings Management. 
Master thesis, Raboud University 
Nijmegen, Netherlands. 
Jizi, M. I., Salama, A., Dixon, R. and Stratling, 
R. (2013). Corporate governance and 
corporate social responsibility disclosure: 
Evidence from the US banking 
sector. Journal of Business Ethics, 125 
(4), pp. 601-615. 
Kaur, A. and K. Lodhia, S. (2014). The state of 
disclosures on stakeholder engagement in 
sustainability reporting in Australian local 
councils. Pacific Accounting Review, 26 
(1/2), pp. 54-74. 
Nguyễn Vĩnh Khương (2018). Quản trị công ty 
và công bố thông tin trách nhiệm xã hội 
tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. 
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 254 (8), 
tr. 81-89. 
Li, Q., Luo, W., Wang, Y. and Wu, L. (2013). 
Firm performance, corporate ownership, 
and corporate social responsibility 
disclosure in China. Business Ethics: A 
European Review, 22 (2), pp. 159-173. 
Liao, L., Lin, T. P. and Zhang, Y. (2018). 
Corporate board and corporate social 
responsibility assurance: Evidence from 
China. Journal of Business Ethics, 150 
(1), pp. 211-225. 
Muttakin, M. B., Khan, A. and Subramaniam, 
N. (2015). Firm characteristics, board 
diversity and corporate social responsibility: 
evidence from Bangladesh. Pacific 
Accounting Review, 27 (3), pp. 353-372. 
Oh, W. Y., Chang, Y. K. and Cheng, Z. 
(2014). When CEOcareer horizon 
problems matter for corporate social 
responsibility: The moderating roles of 
industry-level discretion and blockholder 
ownership. Journal of Business Ethics. 
doi:10.1007/s10551-014-2397-z. 
Pathan, S. (2009). Strong boards, CEO power 
and bank risk-taking. Journal of Banking 
and Finance, 33 (7), pp. 1340-1350. 
Pelled, L. H., Eisenhardt, K. and Xin, K. R. 
(1999). Exploring the black box: An 
analysis of work group diversity, conflict 
and performance. Administrative Science 
Quarterly, 44 (1), pp. 1-28. 
Ullmann, A. (1985). Data in search of a 
theory: A critical examination of the 
relationships among social performance, 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
47 
social disclosure, and economic performance 
of US firms. Academy of Management 
Review, 10 (3), pp. 540-557. 
Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai 
(2015). Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng 
hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 
Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26 
(8), tr. 54-70 
Watson, A., Shrives, P. and Marston, C. (2002). 
Voluntary disclosure of accounting ratios in 
the UK. The British Accounting Review, 34 
(4), pp. 289-313. 
Wood, D. J. (2010). Measuring corporate 
social performance: A review. International 
Journal of Management Reviews, 12, pp. 
50-84. 
Zheng, L., Balsara, N. and Huang, H. (2014). 
Regulatory pressure, blockholders and 
corporate social responsibility (CSR) 
disclosures in China. Social Responsibility 
Journal, 10 (2), pp. 226-245. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dac_diem_ban_giam_doc_va_dac_diem_doanh_nghiep.pdf