Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Xóa đói giảm nghèo là vấn đề rất quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển

nông thôn gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo là cơ sở và tiền đề để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và

nền tảng cho phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Vấn đề nghèo đói được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm

kể từ năm 1992. Công tác xóa đói giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, nhất là các vùng

nghèo, xã nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đó, những năm qua Chính

phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều Chương trình, Dự án đầu tư phát triển nông thôn nhằm phát triển toàn diện,

giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo đói Bài viết này nhằm cung cấp những tác

động của một số chương trình phát triển nông thôn (134, 135) đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên,

huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 1

Trang 1

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 2

Trang 2

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 3

Trang 3

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 4

Trang 4

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 5

Trang 5

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 6

Trang 6

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 7

Trang 7

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 8

Trang 8

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 9

Trang 9

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Tác động của chương trình phát triển nông thôn đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
Kinh tế & Chính sách 
 118 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
ĐẾN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ CHIỀNG YÊN, 
HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA 
Đặng Thị Hoa1, Đặng Văn Phúc2 
 1,2Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề rất quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển 
nông thôn gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo là cơ sở và tiền đề để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và 
nền tảng cho phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Vấn đề nghèo đói được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm 
kể từ năm 1992. Công tác xóa đói giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, nhất là các vùng 
nghèo, xã nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đó, những năm qua Chính 
phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều Chương trình, Dự án đầu tư phát triển nông thôn nhằm phát triển toàn diện, 
giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo đói Bài viết này nhằm cung cấp những tác 
động của một số chương trình phát triển nông thôn (134, 135) đến xóa đói giảm nghèo tại xã Chiềng Yên, 
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 
Từ khóa: Chương trình, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông 
thôn, đói nghèo không chỉ là vấn đề của một 
vùng, một quốc gia, mà nó còn là vấn đề cấp 
bách của toàn nhân loại. Với thực tế đó, Việt 
Nam - một quốc gia đang phát triển, có tỷ lệ 
đói nghèo cao, là vấn đề đã và đang là mối 
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. 
Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được chú 
trọng và là một chủ trương, chính sách lớn của 
Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong thời kỳ Việt 
Nam đang thực hiên công cuộc Công nghiệp 
hóa – Hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta 
hiện nay, việc xoá đói, giảm nghèo đang hướng 
mạnh tới thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Đây 
là vấn đề có liên quan tới công bằng, bình đẳng 
xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị. Vấn 
đề này được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện 
của Đảng, trở thành hệ thống quan điểm lãnh 
đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - 
xã hội. 
Đảng và Nhà nước ta đã có những định 
hướng, chính sách và biện pháp giải quyết vấn 
đề đói nghèo cho từng địa phương, từng đối 
tượng cụ thể như nâng cao thu nhập và chất 
lượng cuộc sống của nhân dân; tạo cơ hội bình 
đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và 
hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã 
hội; thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm 
nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá 
các nguồn lực và phương thức để bảo đảm 
giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện 
nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn; 
khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng 
nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên; 
có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm 
hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch 
về mức sống giữa nông thôn với đô thị. Các 
chủ trương chính sách xóa đói giảm nghèo 
được cụ thể hóa bằng các chương trình, các dự 
án đã và đang triển khai ở các địa phương trên 
cả nước như chương trình khuyến khích làm 
giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; 
chương trình phát triển nông thôn, thủy lợi, 
giao thông; chương trình định canh định cư; 
chương trình tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa 
học công nghệ; chương trình giải quyết việc 
làm; chương trình tín dụng; chương trình giáo 
dục, y tế; chương trình bảo vệ môi trường 
Chiềng Yên là xã vùng III miền núi, thuần 
nông lâm, nguồn thu của của nhân dân trong xã 
Kinh tế & Chính sách 
 119TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Chiềng Yên 
có 8 dân tộc anh em chung sống đoàn kết, hầu 
hết dân số của xã là đồng bào dân tộc thiểu số 
như: Dao, Thái, Mường, Mông sống chủ yếu 
dựa vào việc trồng trọt, chăn nuôi. Chiềng Yên 
thuộc đối tượng đầu tư của một số chương 
trình, dự án phát triển của Chính Phủ. Trong 
những năm qua, được sự quan tâm của Đảng 
và Nhà nước, một số chính sách đã được triển 
khai trên địa bàn xã như Chương trình 134, 
Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ các xã 
nghèo về cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt, hỗ 
trợ sản xuất Từ khi triển khai các chương 
trình phát triển nông thôn trên địa bàn xã, đời 
sống của bà con trong xã được cải thiện đáng 
kể, điển hình là bản Leo, bản Suối Mực, bản 
Nà Bai là ba bản nhận được nhiều hỗ trợ từ 
chương trình 134, 135. Các chương trình phát 
triển nông thôn đã đem lại nhiều chuyển biến 
tích cực như góp phần trong công tác xóa đói 
giảm nghèo, cải thiện bộ mặt của xã về kinh tế 
- văn hóa – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người 
dân, thúc đẩy sản xuất, giao thông hàng hóa 
giữa các địa bàn lân cận, giảm ô nhiễm môi 
trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai 
các chính sách xóa đói giảm nghèo vẫn còn tồn 
tại một số hạn chế như trình độ văn hóa và 
chuyên môn của cán bộ ... 00 100 100 
3. 
Trẻ em 6 – 11 tuổi 
được uống Vitamin A 
Người 357 478 692 
II. Giáo dục 
1. 
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến 
trường 
% 83 96 100 
2. 
Tỷ lệ học sinh học phổ thông và các 
bậc học cao hơn 
% 14 34 56 
 Nguồn: UBND xã Chiềng Yên 
Kinh tế & Chính sách 
 123TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
* Về giáo dục: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 
đến trường trước và sau khi có các chương trình 
hỗ trợ tăng gần 20%. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ 
lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi là 100% và tỷ 
lệ học sinh học phổ thông đã đạt 56%. Những 
năm gần đây, luôn có những học sinh cố gắng 
vượt khó đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển 
sinh đại học, cao đẳng. 
 Nhìn chung, qua những con số trên, cho 
thấy công tác giáo dục và y tế sau khi có sự 
đầu tư của các chương trình phát triển nông 
thôn đã thu được những kết quả đáng khích lệ. 
Tuy nhiên, chất lượng dạy học, khám chữa 
bệnh vẫn còn là một bài toán khó, cần sự kết 
hợp của nhiều cấp, nhiều ban ngành trong giải 
quyết những vấn đề này nhất là với một xã 
chiếm tới 95% là đồng bào dân tộc thiểu số. 
3.4. Tác động đến môi trường của xã 
Chiềng Yên 
Mục tiêu của các chương trình phát triển 
nông thôn là phát triển theo hướng bền vững, 
có nghĩa là việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã 
hội đi đôi với bảo vệ, nâng cao chất lượng môi 
trường. Các chương trình phát triển này góp 
phần bảo vệ hệ sinh thái tại địa phương. Thông 
qua các dự án giao đất giao rừng cho người 
dân trồng và quản lý, chuyển giao kỹ thuật 
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, một phần làm 
tăng thu nhập của người dân, mặt khác làm 
giảm các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, đốt 
nương làm rẫy. Các đợt tập huấn, hướng dẫn 
các kỹ thuật và phương thức chăn nuôi giúp 
người dân biết cách chăn thả gia súc, gia cầm 
đúng nơi, tránh ô nhiễm môi trường nước và 
môi trường không khí, làm giảm các loại bệnh 
như da liễu, tiêu hóa... 
Cụ thể: những năm về trước, người dân tộc 
Mường (bản Nà Bai), Thái (bản Niên, Bống 
Hà) có tập quán ở nhà sàn, các loại gia súc gia 
cầm như trâu, bò, lợn gà được chăn thả ngay 
bên dưới gầm nhà sàn, gây mất vệ sinh trong 
sinh hoạt của người dân, ô nhiễm không khí và 
ô nhiễm nguồn nước. Từ khi có sự đầu tư của 
Chính phủ, các nhà sàn dần được thay thế bằng 
nhà xây kiên cố, gia súc gia cầm được nuôi 
nhốt trong chuồng trại, cách ly với ngôi nhà và 
nguồn nước sử dụng. Hiện nay, ở các bản trong 
xã đều có tổ bảo vệ rừng của bản để tham gia 
công tác tuyên truyền và bảo vệ khu rừng được 
xã phân công, vì vậy đã hạn chế tương đối nạn 
phá rừng làm nương, nạn săn bắt thú rừng đã 
giảm so với những năm về trước. 
3.5. Các tác động đến kinh tế của các hộ 
điều tra 
3.5.1. Tác động về vốn 
Tình hình vay vốn và hỗ trợ vốn từ các 
chương trình phát triển nông thôn của các hộ 
điều tra được thể hiện trong bảng 5. 
Bảng 5. Vốn cho SXKD và XDCB của các hộ điều tra 
Chỉ tiêu 
Lãi suất 
(%/tháng) 
Số lượng 
(1000đ) 
Cơ cấu (%) 
1. Vốn 
SXKD 
Vốn tự có 112.100 7,5 
Vốn vay NHNN và PTNT 1 220.000 14,5 
Vốn vay NHCSXH huyện Vân Hồ 0,6 456.000 30,1 
Vốn CT 135 hỗ 
trợ không hoàn 
lại 
Cây giống 0 210.400 13,9 
Con giống 0 325.000 21,5 
Thức ăn chăn nuôi, 
phân bón 
0 0 0 
Tổng vốn SXKD 1.323.500 87,5 
2. Vốn 
XDCB 
Vốn tự có 13.400 0,9 
Vốn vay NHCSXH huyện Vân Hồ 0,6 82.000 5,4 
Vốn địa phương hỗ trợ 0 20.600 1,36 
Vốn CT 134 hỗ trợ không hoàn lại 0 73.000 4,83 
Tổng vốn XDCB 189.000 12,5 
Tổng vốn 1.512.500 100 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2016 
Kinh tế & Chính sách 
 124 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
Bảng 5 cho thấy số trong cơ cấu vốn SXKD, 
chủ yếu là vốn người dân vay ngân hàng. Vốn 
từ Chương trình 135 hỗ trợ không hoàn lại 
chiếm 35,4%, bao gồm hỗ trợ về cây giống, con 
giống sự hỗ trợ này đã làm giảm tương 
đương 35,4% chi phí sản xuất mà người dân 
phải bỏ ra, đồng thời có tác động không nhỏ đến 
công tác khuyến khích sản xuất nông nghiệp: hỗ 
trợ những cây giống, con giống có khả năng 
chống chịu tốt, rút ngắn thời gian chăn nuôi, 
canh tác, cho năng suất cao, giúp người dân 
tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. 
Về cơ cấu vốn XDCB, trong số 100 hộ điều 
tra, có 10 hộ thuộc đối tượng đầu tư của 
chương trình 134, được hỗ trợ về xây dựng nhà 
ở. Mỗi hộ được Chương trình hỗ trợ số tiền 
7.300.000 đồng/hộ, địa phương hỗ trợ 
2.060.000 đồng/hộ, Ngân hàng Chính sách Xã 
hội huyện Vân Hồ cho vay số tiền 8.200.000 
đồng/hộ, với mức lãi suất ưu đãi là 
0,6%/tháng. Tổng vốn xây dựng cơ bản của 
các hộ điều tra là 189.000.000 đồng. Chương 
trình hỗ trợ này giúp những người nghèo có 
hoàn cảnh khó khăn xóa nhà tạm, có được cuộc 
sống ổn định hơn, từng bước nâng cao thu 
nhập và mức sống cho gia đình. 
3.5.2. Tác động đến chi phí 
Thực trạng hỗ trợ các loại chi phí cho 
SXNN được thể hiện ở bảng 6 và 7. 
 Đối với chi phí vật nuôi: 
Bảng 6. Chi phí vật nuôi của các hộ điều tra 
Vật 
nuôi 
Thời 
gian/lứa 
(tháng) 
Chi phí (1.000đ) Dịch vụ 
thú y 
(1.000đ) 
Tổng chi 
phí 
(1.000đ) 
Hỗ trợ từ 
chương trình 135 
Giống Thức ăn 
Số vốn 
(1.000đ) 
Tỷ lệ vốn/tổng 
CP (%) 
Trâu 12 230.000 95.500 6.000 331.500 230.000 28,5 
Bò 12 200.000 92.000 6.000 298.000 200.000 24,8 
Lợn 6 120.000 50.000 6.000 176.000 120.000 14,9 
Tổng 550.000 237.500 18.000 805.500 550.000 68,2 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2016 
Bảng 6 thể hiện các loại chi phí cho những 
vật nuôi chính mang lại thu nhập cho các hộ 
dân, chủ yếu là gia súc. Các chương trình 
PTNT hỗ trợ chi phí chăn nuôi của các hộ gia 
đình bằng cách hỗ trợ không hoàn lại tất cả các 
loại con giống (trâu, bò và lợn nuôi với mục 
đích sinh sản), người nuôi chỉ chịu chi phí thức 
ăn và chi phí chăm sóc thú y. Tổng chi phí hỗ 
trợ của Chương trình 135 là 550.000 triệu 
đồng, chiếm 68,2% tổng chi phí chăn nuôi. 
Trong đó hỗ trợ về trâu, bò là nhiều hơn cả, 
chiếm 53,3% tổng chi phí chăn nuôi. 
 Đối với chi phí cây trồng chính: 
Bảng 7 cho thấy năm 2015, Chương trình 
135 hỗ trợ cho ngành trồng trọt bằng hình thức 
hỗ trợ các loại cây giống như lúa, ngô... Đây là 
các loại giống tốt, cho năng suất cao. Tuy 
nhiên, các loại phân bón như đạm, kali, NPK là 
do các hộ dân tự mua. Tổng số tiền hỗ trợ của 
Chương trình 135 là 25.570 triệu đồng, chiếm 
15,7% tổng chi phí cho ngành trồng trọt. Trong 
đó chỉ hỗ trợ về giống cây trồng, do phải hỗ trợ 
với cho tất cả các hộ nghèo trong toàn xã và hỗ 
trợ cả chăn nuôi và trồng trọt nên Chương trình 
135 chỉ hỗ trợ con giống, cây giống và kĩ thuật 
sản xuất. Tuy vậy, những sự hỗ trợ hữu ích này 
làm giảm chi phí mà người dân phải bỏ ra, 
đồng thời giúp người dân tăng thu nhập, nâng 
cao mức sống. 
3.5.3. Tác động đến thu nhập 
Kết quả điều tra 100 hộ cho thấy tác động tích 
cực của các chương trình, dự án được đầu tư trên 
địa bàn xã tới tổng thu nhập, cơ cấu thu nhập và 
thu nhập bình quân của các hộ được điều tra. 
Kinh tế & Chính sách 
 125TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
Bảng 7. Chi phí cây trồng chính của các hộ điều tra 
Chi phí 
ĐVT Cây lúa Cây ngô 
Tổng 
Hỗ trợ từ Chương trình 135 
1. Chi phí vật chất 
Tính thành tiền 
(1.000đ) 
Tỷ lệ hỗ trợ/ tổng 
CP (%) 
a. Giống 
Số lượng Kg 255 340 
25.570 15,7 Giá đ/kg 25.000 85.000 
Thành tiền 1.000đ 6.375 28.900 35.275 
b. Phân 
chuồng 
Số lượng Khối 120 90 
0 0 Giá đ/khối 400.000 400.000 
Thành tiền 1.000đ 48.000 36.000 84.000 
c. Đạm 
Số lượng Kg 65 310 
0 0 
Giá đ/kg 14.000 14.000 
Thành tiền 1.000đ 910 4.340 5.250 
d. Kali 
Số lượng Kg 70 310 
0 0 Giá đ/kg 14.000 14.000 
Thành tiền 1.000đ 980 4.340 5.320 
e. NPK 
Số lượng Kg 85 340 
0 0 Giá đ/kg 6.000 6.000 
Thành tiền 1.000đ 510 2.040 2.550 
f. Thuốc trừ sâu 1.000đ 5.000 0 5.000 0 0 
2. Chi phí lao động LĐ gia đình LĐ gia đình 0 0 
3. Chi phí dịch vụ 0 0 
a. Thuê cày bừa 1.000đ 25.500 0 25.500 
b. Phí bảo vệ nội đồng 1.000đ 0 0 
Tổng chi phí 1.000đ 162.895 25.570 15,7 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2016
Kinh tế & Chính sách 
 126 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
Bảng 8. Thu nhập của 100 hộ điều tra 
ĐVT: 1000đ 
Chỉ tiêu Cây trồng Vật nuôi, thủy sản 
Doanh thu 2.580.000 1.860.900 
Chi phí 162.895 805.500 
Thu nhập 2.417.105 1.055.400 
Thu nhập khác 58.000 
Tổng thu nhập 3.472.505 
TNBQ người/năm 7.388 
TNBQ người/tháng 616 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3, 4 năm 2016 
Bảng 8 cho thấy được thu nhập từ ngành 
trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng hơn 
2/3 tổng thu nhập của các hộ điều tra. Đó là kết 
quả của các Chương trình PTNT, qua các 
hướng đầu tư như hỗ trợ giống tốt, chuyển giao 
kỹ thuật sản xuất, canh tác. Thu nhập khác 
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập, cho 
thấy nguồn thu chủ yếu của người dân là từ 
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thu nhập 
bình quân người/tháng là trên 600.000 đồng, 
vượt xa so với chuẩn nghèo là 400.000 đồng, 
cho thấy mức sống của người dân được nâng 
lên, công tác xóa đói giảm nghèo được thực 
hiện khá tốt, đa số các hộ trong phạm vi điều 
tra đều đã và đang dần thoát nghèo. 
Bảng 9. Tình hình nghèo đói của các hộ điều tra 
Chỉ tiêu 
Trước khi có 135 
và 134 
Sau khi có 135 và 134 
(năm 2015) 
Tổng số hộ 100 
Hộ nghèo (thu nhập dưới 400.000 
đồng/người/tháng) 
99 13 
Hộ cận nghèo (thu nhập từ 401.000 đến 520.000 
đồng/người/tháng) 
1 58 
Hộ thoát nghèo (thu nhập trên 520.000 
đồng/người/tháng) 
0 29 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2016 
Bảng 9 cho ta thấy sự chuyển biến tích cực 
về tình hình nghèo đói trong phạm vi nghiên 
cứu: số hộ nghèo trước khi có các Chương 
trình phát triển nông thôn là 99 hộ, sau khi các 
Chương trình này được triển khai, số hộ nghèo 
giảm đáng kể, qua kết quả điều tra tháng 3 và 
tháng 4, số hộ nghèo trong mẫu 100 hộ đại 
diện chỉ còn 13 hộ. Trên thực tế điều tra thì 
nhiều hộ dù đã thoát nghèo nhưng vẫn xin trở 
thành hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ 
của Nhà nước vì vậy số hộ nghèo và cận nghèo 
rất cao so với thực tế. Hộ cận nghèo và hộ 
thoát nghèo hiện nay chiếm tới 87% số hộ 
được điều tra. Điều đó cho thấy những tác 
động tích cực không nhỏ của các chương trình 
hỗ trợ tới đời sống của người dân, giúp người 
dân từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời 
sống vật chất và tinh thần. 
Kinh tế & Chính sách 
 127TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
IV. KẾT LUẬN 
Chiềng Yên là một xã nghèo vùng núi, 
thuộc một trong những xã đặc biệt khó khăn. 
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của 
đời sống, sinh hoạt và sản xuất thiếu về số 
lượng và kém về chất lượng. Nền kinh tế nông 
nghiệp lạc hậu, chủ yếu là sản xuất manh mún, 
nhỏ lẻ, đời sống của người dân gặp nhiều khó 
khăn. Vì vậy, việc thực hiện, triển khai các 
Chương trình phát triển nông thôn trên địa bàn 
xã là rất cần thiết để nâng cao đời sống của người 
dân trong xã lên mặt bằng chung của xã hội. 
Trong những năm qua, đã có nhiều Chương 
trình, Dự án PTNT được thực hiện trên địa bàn 
xã Chiềng Yên như Chương trình 134, Chương 
trình 135 theo các giai đoạn Với các hình 
thức hỗ trợ xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, 
khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao đời 
sống vật chất và tinh thần của người dân cho 
đến nay đã thu được những thành quả nhất 
định. Có thể thấy rõ nhất là sự phát triển về 
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năm 
2015, các ngành XDCB – TTCN đang dần 
hình thành và ngành dịch vụ đóng góp vai trò 
với khoảng 6,73% cơ cấu thu nhập của xã. 
Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện 
tốt, giai đoạn 2012 – 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm 
từ 66,03% xuống còn 60,5%. Thu nhập bình 
quân của xã đạt khoảng 11,8 triệu 
đồng/người/năm, xấp xỉ thu nhập bình quân 
toàn huyện. Các chỉ tiêu về xã hội cũng được 
cải thiện đáng kể. Về y tế, tỷ lệ trẻ em được 
tiêm chủng luôn đạt 100% qua các giai đoạn. 
Trước và sau khi có tác động của các Chương 
trình, số trẻ em được uống Vitamin A tăng 2 lần. 
Về giáo dục, trẻ Mầm non 5 tuổi được ra lớp đạt 
100%, phổ cập Tiểu học và THCS là 99%. 
Bên cạnh những tác động tích cực của các 
Chương trình, vẫn còn tồn tại một số yếu điểm 
và hạn chế trong công tác thực hiện cần được 
khắc phục như: tốc độ triển khai thực hiện các 
Chương trình chậm, công tác quản lý bộc lộ 
nhiều yếu kém, chưa thu hút được sự quan tâm 
của người dân Nguyên nhân là do trình độ 
quản lý của cán bộ cơ sở còn thấp, công tác 
tuyên truyền chưa tốt, nguồn vốn còn hạn chế. 
Để phát huy những điểm mạnh và đẩy lùi 
những khó khăn, hạn chế, chúng ta cần có các 
hoạt động đồng bộ của các ban ngành, các cấp 
từ Trung ương đến địa phương, cần có sự đồng 
lòng của cán bộ nhân dân trong quá trình thực 
hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các 
Chương trình PTNT tới công tác xóa đói giảm 
nghèo trên địa bàn xã Chiềng Yên. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. UBND xã Chiềng Yên (2005), Báo cáo kết quả 
thực hiện Chương trình 134 giai đoạn 2001 – 2005, 
Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. 
2. UBND xã Chiềng Yên (2005), Báo cáo kết quả 
thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2001 – 2005, 
Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. 
3. UBND xã Chiềng Yên (2010), Báo cáo kết quả 
thực hiện Chương trình 134 giai đoạn 2005 – 2010, 
Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. 
4. UBND xã Chiềng Yên (2010 - 2015), Báo cáo 
tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, 
an ninh quốc phòng, Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. 
5. UBND xã Chiềng Yên (2015), Báo cáo kết quả 
thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, III, trên địa 
bàn xã Chiềng Yên, Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. 
Kinh tế & Chính sách 
 128 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 
EFFECT OF RURAL DEVELOPMENT PROGRAMS 
TO POVERTY REDUCTION IN CHIENG YEN COMMUNE, 
VAN HO DISTRICT, SON LA PROVINCE 
Dang Thi Hoa1, Dang Van Phuc2 
1,2Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Poverty reduction is a critical issue of any country, especially in rural areas. Rural development, which is 
associated with the work of poverty reduction, is the basis and precondition for economic stability, politic, 
society and platform for economic development of each country. Poverty issues have been specially interested 
by Party and State since 1992. Work of poverty reduction has been powerfully implemented in almost all 
provinces, especially poor areas, poor communes in northern mountainous part. In order to solve the problems, 
the Government has built and implemented many programs, investment projects for rural development to 
develop comprehensively and shorten the gap between urban – rural, reduce poverty levels in many years. 
This article aims to provide the effect of some rural development programs (134, 135) on poverty reduction in 
Chieng Yen commune, Van Ho district, Son La province. 
Keywords: Poverty reduction, program, rural development. 
Ngày nhận bài : 15/8/2016 
Ngày phản biện : 12/11/2016 
Ngày quyết định đăng : 25/12/2016 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chuong_trinh_phat_trien_nong_thon_den_xoa_doi_g.pdf