Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội

đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này chủ yếu là các ĐBQH khóa XIII. Bên cạnh đó, một số hoạt

động nghiên cứu hướng tới ĐBQH các khóa trước và cán bộ phục vụ ĐBQH ở trung ương

và địa phương.

Nghiên cứu này áp dụng các phương pháp sau đây:

y Nghiên cứu tài liệu (desk study): nghiên cứu các tài liệu sẵn có về cùng nội dung;

y Tọa đàm nhóm nhỏ: tổ chức một số cuộc tọa đàm nhóm nhỏ với ĐBQH và cán bộ

phục vụ về các nội dung nghiên cứu;

y Phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu một số ĐBQH về các nội dung nghiên cứu;

y Điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: bảng hỏi được thiết kế, gửi cho ĐBQH và cán bộ

phục vụ ĐBQH điền và gửi lại;

y Tham vấn các bên liên quan: nhóm nghiên cứu xin ý kiến góp ý của một số ĐBQH và

chuyên gia về một số sản phẩm của nghiên cứu như bảng hỏi, báo cáo nghiên cứu.

1. Nghiên cứu tài liệu: Nhóm nghiên cứu tập hợp, tổng hợp, phân tích các tư liệu, tài

liệu sẵn có về nhu cầu, ưu tiên về thông tin của ĐBQH gồm có: các quy định pháp luật liên

quan; các tài liệu chính thức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các bài viết, báo cáo

nghiên cứu, kết quả của các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học; phiếu yêu cầu thông tin

của ĐBQH ở các kỳ họp v.v Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu thực tiễn ở một số nước,

các bài viết, các tài liệu của các chuyên gia nước ngoài, của nghị viện các nước về nhu cầu

thông tin của nghị sỹ, cách thức đáp ứng nhu cầu đó ở các nước.

2. Tọa đàm nhóm nhỏ: Cán bộ của Trung tâm đã cùng với các chuyên gia tiến hành bốn

cuộc tọa đàm nhóm nhỏ theo các nội dung trọng tâm, mỗi cuộc khoảng 10-30 ĐBQH và

cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND một số tỉnh. Những người tham dự các cuộc

tọa đàm trao đổi về các nội dung như: yêu cầu, nhu cầu về thông tin của ĐBQH theo vai

trò, chức năng, nhiệm vụ; thực trạng tiếp nhận thông tin của ĐBQH; đề xuất, kiến nghị về

việc cung cấp thông tin cho ĐBQH

3. Bảng hỏi: Từ kết quả tổng quan tài liệu thu được cũng như tọa đàm nhóm nhỏ, nhóm

nghiên cứu đã thiết kế hai bảng hỏi dành cho ĐBQH và cán bộ phục vụ ĐBQH. Hai bảng hỏi

này có quan hệ mật thiết với nhau, được sử dụng để khảo sát ý kiến của 2 nhóm đối tượng trên

về cùng một vấn đề được quan tâm, với mục đích là kết quả khảo sát sẽ phản ánh được thực

trạng và nhu cầu được cung cấp thông tin hiện nay của ĐBQH, cũng như những mong muốn,

đánh giá và góp ý của cả 2 nhóm đối tượng để cải thiện được những vấn đề còn tồn tại.

Sau khi hoàn thành chi tiết, Bảng hỏi đã được gửi đến trực tiếp các ĐBQH và cán bộ phục

vụ. Cụ thể, đối với ĐBQH, số phiếu khảo sát phát ra là 459, và số phiếu thu về là 274. Thành

phần ĐBQH tham gia khảo sát tương đối giống với tỷ lệ của toàn thể ĐBQH khóa XIII, mẫu

khảo sát thu được đảm bảo tính đại diện, và các kết quả trả lời là có tính tin cậy cao.

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 1

Trang 1

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 2

Trang 2

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 3

Trang 3

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 4

Trang 4

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 5

Trang 5

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 6

Trang 6

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 7

Trang 7

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 8

Trang 8

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 9

Trang 9

Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 61 trang baonam 9920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_nhu_cau_thong_tin_cua_dai_bieu_quoc_hoi.pdf