Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân

Về khách hàng vay vốn tại TCTD, có thể là pháp nhân, cá nhân, không có sự

phân biệt doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân.

Về lãi suất, trên cơ sở quy định tại Điều 466, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 và

quy định tại Điều 91 Luật các TCTD năm 2010, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN năm

2016 quy định cụ thể về lãi suất cho vay như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận về

lãi suất cho vay theo cung, cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm

của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa

thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn. Như vậy,

quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng

Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39.

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân trang 1

Trang 1

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân trang 2

Trang 2

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân trang 3

Trang 3

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân trang 4

Trang 4

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 18600
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân

Tác động của chính sách tín dụng ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân
10 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 04/2019 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ 
Tác động của chính sách tín dụng 
ngân hàng đến khu vực kinh tế tư nhân 
Lê Đức Anh - CQ54/11.14 
 Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, sự đổi mới tư duy kinh tế trong nhận thức 
của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân được thể hiện trong Văn kiện 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến 
khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực 
kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Trong các cơ chế, chính 
sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho phát triển mạnh kinh tế tư nhân được Văn kiện 
Đại hội XII đề cập, thì chính sách tín dụng ngân hàng có vị trí quan trọng hàng đầu. 
Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn 
thiện các cơ chế, chính sách về tiền tệ, ngân hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng nói 
chung, kinh tế tư nhân nói riêng tiếp cận vốn vay. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, 
ngày 30/12/2016, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy 
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài đối với khách hàng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu 
dùng của công ty tài chính, quy định cụ thể như sau: 
Về khách hàng vay vốn tại TCTD, có thể là pháp nhân, cá nhân, không có sự 
phân biệt doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân. 
Về lãi suất, trên cơ sở quy định tại Điều 466, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 và 
quy định tại Điều 91 Luật các TCTD năm 2010, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN năm 
2016 quy định cụ thể về lãi suất cho vay như sau: 
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận về 
lãi suất cho vay theo cung, cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm 
của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa 
thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn. Như vậy, 
quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng 
Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39. 
Ở 
11 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 04/2019 
Về thời hạn cho vay, giữa hai bên ngân hàng và kinh tế tư nhân cũng bình đẳng, 
tự thỏa thuận, thống nhất. 
Về công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, thực hiện quy định tại 
Điều 405, 406 Bộ luật Dân sự năm 2015, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN năm 2016 
quy định rõ: Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung 
trong giao kết thỏa thuận cho vay, TCTD phải thực hiện: 
a) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay 
tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của TCTD. 
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 
cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách 
hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin. 
Ngoài ra Thông tư 39 và Thông tư 43 có quy định về đơn giản hóa thủ tục cho 
vay, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng 
vay như: bỏ giấy đề nghị vay vốn tại hồ sơ đề nghị vay vốn; đơn giản hóa yêu cầu về 
phương án sử dụng vốn trong cho vay phục vụ đời sống... Ngân hàng có trách nhiệm 
cung cấp cho khách hàng, kinh tế tư nhân đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa 
thuận cho vay như: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác 
định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi 
suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; 
phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu 
chí xác định khách hàng, kinh tế tư nhân vay vốn theo lãi suất cho vay... 
Về mục đích vay vốn, Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm 2016 không giới hạn 
mục đích vay vốn như quy chế cũ mà chia nhu cầu vay vốn thành 2 nhóm: 
(i) Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. 
(ii) Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, trừ những nhu cầu 
vốn không được cho vay. 
Về phương thức cho vay, Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm 2016 đã bổ sung 
một số phương thức cho vay đối với khách hàng, đối với kinh tế tư nhân cho phù hợp 
với thực tế hoạt động tín dụng như cho vay quay vòng, cho vay tuần hoàn, cho vay lưu 
vụ; đồng thời cũng chỉnh sửa quy định về một số phương thức cho vay cho phù hợp 
với nhu cầu quản lý nhà nước: như cho vay thấu chi tài khoản thanh toán để thực hiện 
các dịch vụ thanh toán trên tài khoản; bổ sung thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay 
dự phòng (không quá 1 năm) đối với phương thức cho vay theo hạn mức cho vay 
dự phòng... 
12 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 04/2019 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ 
Kết quả triển khai các chính sách tín dụng đối với kinh tế tư nhân 
Bằng những nỗ lực của mình trong năm 2017, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh 
hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng để ổn định thị trường tiền tệ, 
góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay 
và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng 
trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao nhất trong 10 năm qua). 
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/9/2017, tăng trưởng tín dụng của 
hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế đạt 11,02% so với cuối năm 2016; tính đến 
31/12/2017, tăng trưởng tín dụng đạt 18.17% so với cuối năm 2016. 
Hiện nay vốn tín dụng cho kinh tế tư nhân chiếm khoảng 90% tổng dư nợ của hệ 
thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 
chiếm 19% tổng dư nợ cho vay. Vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển các hoạt 
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp FDI, 
doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác trong mọi 
lĩnh vực, mọi ngành nghề. 
Từ ngày 10/7/2017, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, 
trên cơ sở diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát theo 
mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra, hoạt động các TCTD diễn biến tích cực, NHNN đã 
giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay 
ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. 
Kết quả, các TCTD đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các 
lĩnh vực ưu tiên; tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ 
phát triển doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần của NHNN (thấp hơn khoảng 
0,5-1%/năm); giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh 
vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm; triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung 
dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và 
an sinh xã hội; áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài 
chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm. Trong khi đó, công tác 
tái cơ cấu và xử lý nợ xấu cũng đạt được những kết quả tích cực. Trong năm 2017, 
khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đã dần 
được hoàn thiện. 
Các NHTM cũng đang triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện chính sách hỗ 
trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt 
xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP; chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm 
13 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 04/2019 
và cá tra theo Quyết định số 540/QĐ-TTg, ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ; 
chính sách đối với lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản; cho vay phục vụ 
tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên; Chương trình tín dụng xanh. 
Nguyên nhân khó tiếp cận vốn vay ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân 
Tại các nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi thì các 
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong 
việc vay vốn từ ngân hàng. Theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khả năng tiếp 
cận vốn của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát 
triển nói chung và Việt Nam nói riêng còn thấp. Có rất nhiều nguyên nhân cản trở hoạt 
động cho vay của Ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhưng có thể chỉ ra một 
số nguyên nhân chính như sau: 
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân, đại diện là các 
doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, thiếu vốn, năng lực tài chính yếu kém và thiếu tài 
sản thế chấp. 
Điều này dễ giải thích bởi tại các quốc gia này, khu vực kinh tế tư nhân có quá 
trình phát triển còn non trẻ, thời gian chưa lâu và hoạt động trong một môi trường kinh 
doanh chưa thuận lợi, do vậy khả năng tích lũy vốn thấp, năng lực tài chính yếu kém 
và thiếu các tài sản thế chấp. 
Thứ hai, quy mô khoản vay nhỏ, phân tán dẫn đến tăng chi phí giao dịch khi 
vay vốn. 
Do đa phần các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên các khoản vay ngân 
hàng thường không lớn và điều này làm tăng chi phí giao dịch khi cho vay của các 
ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, do tính chất phân bố hoạt động phân tán về 
không gian và đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cũng gây khó khăn cho ngân 
hàng trong quá trình thu thập các thông tin về người vay vốn, làm tăng các chi phí khi 
cho vay của ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà các Ngân hàng không muốn cho vay các 
doanh nghiệp có món vay nhỏ. 
Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân thường thiếu khả năng xây dựng chiến lược 
kinh doanh dài hạn và bền vững, điều này dẫn tới khó hình thành được mối quan hệ 
lâu dài trong vay mượn vốn ngân hàng. 
Đứng trên góc độ doanh nghiệp, nhận định rằng ngân hàng không thiếu vốn 
nhưng lại thiếu niềm tin với doanh nghiệp tư nhân và đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến khó 
khăn trong việc tiếp cận vốn. DN tư nhân với quy mô nhỏ, năng động và linh hoạt, 
14 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 04/2019 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ 
thích ứng nhanh chóng với các thay đổi của môi trường kinh doanh, nhưng bản thân 
chúng lại thường thiếu một chiến lược kinh doanh dài hạn và bền vững. Chính vì lẽ đó 
mà các ngân hàng thường từ chối các khoản cho vay lớn, bởi họ chưa thấy được tính 
đảm bảo chắc chắn rằng khoản tiền cho vay đó được sử dụng cho một một dự án tiềm 
năng mang tính hiệu quả và an toàn. 
Thứ tư, kinh tế tư nhân mà đại diện là các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều bất 
bình đẳng so với doanh nghiệp Nhà nước trong vay vốn ngân hàng. 
Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như một 
số nước chuyển đổi. Trong nền kinh tế Việt Nam, DN nhà nước được ví như con đẻ, 
bên cạnh đó DN tư nhân chỉ là những đứa con nuôi bị phân biệt đối xử. Trong một thời 
gian khá dài, chính phủ các nước thường dành nhiều ưu đãi hơn trong việc cung cấp tín 
dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước như: cho vay với lãi suất thấp, không 
cần tài sản thế chấp... Mặc dù ngày nay với các cam kết quốc tế về hội nhập và sự thay 
đổi tư duy trong khung chính sách của nhà nước, nhưng ở một chừng mực nào đó dù 
công khai hay không công khai thì khu vực tư nhân ít nhiều còn gặp bất bình đẳng 
trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng so với doanh nghiệp Nhà nước. 
Kết luận: Từ sự phân tích trên cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống ngân 
hàng là kênh cung ứng vốn cho khu vực tư nhân. Tuy nhiên, còn rất nhiều rào cản hạn 
chế khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn này. Để mở rộng hoạt động cho vay của ngân 
hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, cần phải hoàn thiện và phát triển 
hơn nữa thị trường tín dụng bằng các giải pháp như: hạn chế tối đa sự can thiệp của 
Nhà nước tới doanh nghiệp và ngân hàng, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh 
tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng cần 
nâng cao hơn nữa năng lực quản trị và khả năng tài chính, nâng cao vị thế doanh 
nghiệp và xếp hạng uy tín tín dụng, tạo niềm tin đối với các ngân hàng. 
Tài liệu tham khảo: 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-43-2016-TT-NHNN-
cho-vay-tieu-dung-cua-cong-ty-tai-chinh-326281.aspx 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016-TT-NHNN-
hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-338877.aspx 
https://baomoi.com/nut-that-nao-dang-can-tro-dn-tu-nhan-tiep-can-von-ngan-
hang/c/22860729.epi 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chinh_sach_tin_dung_ngan_hang_den_khu_vuc_kinh.pdf