Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bài nghiên cứu tiến hành điều tra mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại và vĩ mô đối
với tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu áp
dụng bốn phương pháp kinh tế lượng bao gồm: mô hình Pooled OLS, mô hình ảnh hưởng
cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ước lượng bình
phương tối thiểu tổng quát (GLS) kết hợp dữ liệu bảng cân bằng của 23 NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có
tương quan với các nhân tố nội tại và vĩ mô. Các phát hiện này hỗ trợ các nhà quản lý
ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của
các NHTM Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, nhân tố nội tại, nhân tố vĩ mô, ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 24 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Bá Hoàng Trường Đại học Văn Hiến HoangNB@vhu.edu.vn Ngày nhận bài: 17/04/2019, Ngày duyệt đăng: 07/09/2019 Tóm tắt Bài nghiên cứu tiến hành điều tra mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại và vĩ mô đối với tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng bốn phương pháp kinh tế lượng bao gồm: mô hình Pooled OLS, mô hình ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) kết hợp dữ liệu bảng cân bằng của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tương quan với các nhân tố nội tại và vĩ mô. Các phát hiện này hỗ trợ các nhà quản lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, nhân tố nội tại, nhân tố vĩ mô, ngân hàng thương mại Việt Nam. The impacts of bank-specific factors and macroeconomic determinants on credit growth in Vietnamese commercial banks Abstract This study investigates the relationship between several bank-specific factors and macroeconomic determinants and credit growth in Vietnamese commercial banks. This research applies four econometric method including Pooled OLS, Fixed effects model (FEM), Random effects model (REM), and Generalized Least Square (GLS) model which are employed with balanced panel data on 23 domestic commercial banks, using annual data for the period of 2010 to 2017. The results of research reveal that credit growth of commercial banks had relationships with both bank-specific factors and macroeconomic determinants. These findings can support bank managers and policy makers in enhancing the credit growth of Vietnamese commercial banks in the future. Keywords: credit growth, bank-specific factors, macroeconomic determinants, Vietnamese commercial banks. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 25 1. Đặt vấn đề Njanike (2009) khẳng định rằng vai trò truyền thống của các NHTM là cho vay và các khoản cho vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng góp phần tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng (Mark Swinburne, 2007). Tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường (Trần Huy Hoàng, 2009). Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, lãi từ tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các NHTM. Vì vậy, hoạt động tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng là vấn đề mà các NHTM rất quan tâm bởi tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý và chất lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho các ngân hàng (Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến, 2011). Tranh luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như: Imran và Nishat (2013) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 1971 – 2008, Sharma và Gounder (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM ở 6 nền kinh tế thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương giai đoạn 1982 – 2009, Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng với mẫu 84 NHTM Việt Nam được thu thập theo 3 quý trong năm 2011. Tuy nhiên, với sự khác biệt về bối cảnh nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, cấu trúc hệ thống tài chính của các quốc gia, đặc thù của các ngân hàng và giai đoạn nghiên cứu, có thể dẫn đến các kết quả nghiên cứu khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của đồng thời hai nhóm nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng bằng mẫu 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017 là cần thiết. Bên cạnh đó, việc vận dụng đồng thời các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng bao gồm: mô hình OLS (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model – FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) giúp khắc phục các khuyết tật của mô hình và gia tăng tính vững cho các kết quả ước lượng là một trong những đóng góp chính của tác giả trong bài nghiên cứu. 2. Khung phân tích 2.1. Lược khảo các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng Imran và Nishat (2013) đã thực hiện nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín ... ử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/ hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 28 và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng là nhân tố quyết định đặc trưng danh mục cho vay, các ngân hàng lớn thường thiên về cho vay bán buôn hơn là bán lẻ. Bán buôn là việc ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn vay những khoản tiền lớn. Như vậy, cho vay bán buôn có đặc điểm là số món ít, nhưng mỗi món lại có giá trị cao. Bán lẻ là việc ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình và công ty nhỏ vay những khoản tiền nhỏ. Như vậy, cho vay bán lẻ có đặc trưng là số món nhiều nhưng giá trị mỗi món lại thấp. Điều này cho thấy khi quy mô ngân hàng càng lớn khả năng tăng trưởng tín dụng càng cao. 2.2.2. Các yếu tố vĩ mô Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các NHTM cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vàosuy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, GDP có tác động thuận chiều đến tăng trưởng tín dụng. Lạm phát Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách lãi suất thực dương, thì người dân có xu hướng chạy trốn khỏi tiền mặt, thay vào đó nắm giữ tài sản thực, điều này khiến cho tỷ lệ tiết kiệm giảm, làm giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, kết quả ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Lãi suất Ngân hàng là một trong số những phát minh có ý nghĩa rất quan trọng. Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Để hoạt động hiệu quả, các NHTM cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi suất huy động không được quá thấp vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Một mức lãi suất huy động hợp lý sẽ giúp các NHTM huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù đắp được các chi phí cũng như rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm các phương án thay thế khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng. Như vậy, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ để bù đắp các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút được nhiều khách hàng,đóng góp vào quá trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa trên nền tảng khung phân tích kết VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 29 hợp lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2017. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit Bảng 2. Mô tả và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu Tên biến Ký hiệu Cách tính Nguồn Biến phụ thuộc Tăng trưởng tín dụng LGR (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tíndụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước Imran và Nishat (2013), Sharma và Gounder (2012),Guo và Stepanyan (2011), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) Biến độc lập Nhân tố nội tại Tỷ lệ vốn huy động DEPTA Tổng vốn huy động/ Tổng tài sản Imran và Nishat (2013), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu/ Tổng dư nợ Guo và Stepanyan (2011) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Imran và Nishat (2013), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản Imran và Nishat (2013), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011),Tamirisa và Igan (2007) Quy mô ngân hàng SIZE Logarith Tổng tài sản Sharma và Gounder (2012), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Nhân tố vĩ mô Lãi suất INR Lãi suất danh nghĩa hàng năm Imran và Nishat (2013), Guo và Stepanyan (2011), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) Tăng trưởng GDP GDP Tăng trưởng GDP hàng năm Imran và Nishat (2013), Sharma và Gounder (2012), Guo và Stepanyan (2011), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Tỷ lệ lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm Guo và Stepanyan (2011), Sharma và Gounder (2012), Imran và Nishat (2013), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 30 3.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu của các nhân tố nội tại được thu thập từ Báo cáo tài chính của 23 NHTM Việt Nam và dữ liệu của các nhân tố vĩ mô được thu thập từ ADB Indicator và Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2010 – 2017. Nghiên cứu vận dụng mô hình OLS (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model – FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM)và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. 4. Kết quả và thảo luận Bảng 2. Tổng hợp kết quả ước lượng Biến Pooled OLS FEM REM GLS LGR LGR LGR LGR DEPTA 0.159 0.158 0.159 0.0127 NPL -2.317 -1.839 -2.382* -0.920*** CAP -0.191 -0.304 -0.158 -1.351*** LIQ 0.395 0.398 0.379 0.245*** SIZE -0.0447* -0.147** -0.0505* 0.000164*** INR 0.0732*** 0.0609*** 0.0717*** 0.0181*** GGDP -0.029 -0.00734 -0.0286 0.0275*** INF -0.0297*** -0.0303*** -0.0295*** -0.00479*** Số quan sát 184 184 184 184 *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% 4.1. Các nhân tố nội tại Tỷ lệ nợ xấu (NPL) thể hiện mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng. Kết quả tìm được phù hợp với những mong đợi của tác giả và kết quả nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011). Điều này đồng nghĩa rằng, sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sứcmạnh của ngành ngân hàng, khối lượng tín dụng được cấp và làm suy giảm tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ vốn (CAP) có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này phản ánh khi các ngân hàng có được tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao thì họ sẽ quản lý tài sản một cách hiệu quả và do đó sẽ làm giảm các tổn thất do việc cấp tín VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 31 dụng, đồng thời làm giảm bớt khối lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả và của Olokoyo (2011). Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê là 1%. Lý giải cho vấn đề trên có thể là trong giai đoạn nghiên cứu, việc có được tỷ lệ thanh khoản cao sẽ khiến các ngân hàng đặt mục tiêu cao hơn trong việc gia tăng khối lượng tín dụng, đồng nghĩa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng. Quy mô ngân hàng (SIZE) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng ở mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những gì tác giả mong đợi và phù hợp với nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011). Như vậy, các ngân hàng lớn sẽ có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và gia tăng khả năng tiếp cận với các khách hàng, từ đó dư nợ tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng sẽ cao hơn. 4.2. Các nhân tố vĩ mô Lãi suất danh nghĩa (INR) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả nghiên cứu tìm được không đúng như kỳ vọng của tác giả khi cho rằng lãi suất cao hơn sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Tăng trưởng GDP (GDP) có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả tìm thấy hoàn toàn phù hợp với mong đợi ban đầu của tác giả và của Imran và Nishatm (2013), khi cho rằng sự tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Như vậy tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong hoạt động của nền kinh tế trong nước và đi kèm với nó là sự gia tăng trong nhu cầu về kinh phí vốn vay. Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012) khi cho ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bởi vì, sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do tỷ lệ lạm phát cao chứ không phải vì sự gia tăng giá trị thực tế của các khoản vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao thường dẫn đến sự gia tăng các mức lãi suất danh nghĩa đòi hỏi trên các khoản cho vay, từ đó gây sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn. 4.3. Hàm ý chính sách Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách như sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, các NHTM cần có những biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm tiếp theo để hạn chế những tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng. Thứ hai, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Mối quan hệ này cho thấy các ngân hàng cần có lộ trình tăng quy mô thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản nhằm tạo ra hiệu ứng lợi thế theo quy mô. Khi quy mô của ngân hàng ngày càng lớn, điều đó sẽ giúp ngân hàng hoạt động được trên nhiều lĩnh vực hơn, có nhiều sản phẩm và gia tăng số lượng khách TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 32 hàng. Quy mô ngân hàng lớn sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn. Thứ ba, tỷ lệ thanh khoản có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, các NHTM cần quản lý tốt các tài sản thanh khoản, cần phải định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng của các nguồn vốn. Việc xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (Các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn) sẽ cung cấp một tấm đệm thanh khoản cho các NHTM, tạo điều kiện gia tăng khối lượng tín dụng của các ngân hàng. Thứ tư, kết quả tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với tăng trưởng tín dụng, do khoảng thời gian nghiên cứu nợ xấu của ngân hàng cao để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định nguồn vốn cần được kiểm soát chặt chẽ hơn đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng tín dụng. Trong thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần xử lý tốt vấn đề nợ xấu nhằm khơi thông nguồn vốn hoạt động. Thứ năm, mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất danh nghĩa với tăng trưởng tín dụng. NHNN cần có những biện pháp điều hành lãi suất danh nghĩa linh hoạt, đồng thời Chính phủ cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để tạo môi trường vĩ mô ổn định cho ngân hàng, tránh những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Hơn nữa, tăng trưởng GDP cũng làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tốt hơn thông qua mối quan hệ cùng chiều được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. NHNN nên đưa ra chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa do tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017 cho thấy các nhân tố nội tại (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng) và các nhân tố vĩ mô (lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát) ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo Chernykh, L. and Theodossiou, A. K. (2011). Determinants of Bank Long-Term Lending Behavior: Evidence from Russia. Multunationanal Finance Journal, 15 (3/4), pp. 193- 216. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011). Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam: Bằng chứng định lượng. Tạp chí Ngân hàng, Số 24, tr. 27- 33. Guo, K. and Stepanyan, V. (2011). Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. International Monetary Fund, European Department, Working Paper, No. 51. Trần Huy Hoàng (2009). Quản trị ngân hàng thương mại. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Lao động Xã hội. Imran, K. and Nishat, M. (2013). Determinants of Bank Credit in Pakistan: A Supply Side VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 33 Approach. Economic Modeling, 35 (C), pp. 384-390. 22 Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 105, tr. 53-61. Maechler, A. M., Mitra, S. and Worrell, D. (2010). Decomposing Finalcial Risks and Vulnerabilities in Emerging Europe. IMF Staff Paper, 57 (1), pp. 25-60. DOI: 10.1057/imfsp.2009.31. Njanike, K. (2009). The Impact of Effective Credit Risk Management on Bank Survival. Annals of the University of Petrosani, Economics, 2009, 9 (2), pp.173-184. Sharma, P. and Gounder, N. (2012). Determinants of bank credit in small open economies: The case of six Pacific Island Countries. Discussion Paper Finance, Griffith Business School, Griffith University, No. 2012-13. Tamirisa, N. and Igan, D. (2006). Credit Growth and Bank Soundness in New Member States. IMF Country Report, No. 6/414.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_cac_nhan_to_noi_tai_va_vi_mo_den_tang_truong_ti.pdf