Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em

Viêm tuyến giáp Hashimoto (Hashimoto’s Thyroiditis - HT) là bệnh lý tự miễn phổ biến gây suy giáp mắc

phải ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phát

triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và điều trị

của bệnh nhân suy giáp do HT. Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm 19 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp

do HT được khám và điều trị tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng

04/2018 đến tháng 12/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 17 bệnh nhi nữ và 2 bệnh nhi nam được chẩn đoán suy

giáp do HT với độ tuổi trung bình là 7,69 ± 2,65 tuổi. Lý do khám bệnh và biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là

bướu cổ. Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu có suy chức năng tuyến giáp được chẩn đoán qua xét nghiệm

hormon giáp với trị số trung bình T3: 1,72 ± 0,56 nmol/l; FT4: 9,81 ± 5,41 pmol/l; TSH: 84,09 ± 80,81 mIU/l, và

kháng thể kháng giáp Anti-Tg: 2462,81 ± 1787,36 U/ml; Anti-TPO: 311,53 ± 237,16 U/ml. Điều trị bằng hormon

thay thế: Levothyroxin 3,12 ± 0,99 mcg/kg/ngày

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 1

Trang 1

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 2

Trang 2

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 3

Trang 3

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 4

Trang 4

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 5

Trang 5

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 12700
Bạn đang xem tài liệu "Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em

Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
26 TCNCYH 140 (4) - 2021
SUY GIÁP DO VIÊM TUYẾN GIÁP HASHIMOTO Ở TRẺ EM
Nguyễn Trọng Thành và Vũ Chí Dũng 
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Từ khóa: Viêm tuyến giáp Hashimoto trẻ em, suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn.
Viêm tuyến giáp Hashimoto (Hashimoto’s Thyroiditis - HT) là bệnh lý tự miễn phổ biến gây suy giáp mắc 
phải ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phát 
triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và điều trị 
của bệnh nhân suy giáp do HT. Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm 19 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp 
do HT được khám và điều trị tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 
04/2018 đến tháng 12/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 17 bệnh nhi nữ và 2 bệnh nhi nam được chẩn đoán suy 
giáp do HT với độ tuổi trung bình là 7,69 ± 2,65 tuổi. Lý do khám bệnh và biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là 
bướu cổ. Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu có suy chức năng tuyến giáp được chẩn đoán qua xét nghiệm 
hormon giáp với trị số trung bình T3: 1,72 ± 0,56 nmol/l; FT4: 9,81 ± 5,41 pmol/l; TSH: 84,09 ± 80,81 mIU/l, và 
kháng thể kháng giáp Anti-Tg: 2462,81 ± 1787,36 U/ml; Anti-TPO: 311,53 ± 237,16 U/ml. Điều trị bằng hormon 
thay thế: Levothyroxin 3,12 ± 0,99 mcg/kg/ngày.
Tác giả liên hệ: Vũ Chí Dũng
Bệnh viện Nhi Trung ương
Email: dungvu@nch.org.vn
Ngày nhận: 26/01/2021
Ngày được chấp nhận: 19/02/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh lý tuyến 
giáp tự miễn phổ biến nhất ở trẻ em, còn gọi 
là viêm tuyến giáp lympho mạn tính. Bệnh gặp 
ở nữ nhiều hơn nam và tỉ lệ mắc tăng lên theo 
tuổi.1 Cơ chế bệnh sinh gây bệnh là tình trạng 
phá hủy mô tuyến giáp thông qua trung gian 
miễn dịch, từ đó gây tổn thương các tế bào biểu 
mô tuyến giáp. Mô bệnh học đặc trưng bởi sự 
xâm nhập của các bạch cầu đơn nhân, chủ yếu 
là bạch cầu lympho B và lympho T đặc hiệu tế 
bào tuyến giáp vào khoảng kẽ giữa các nang 
tuyến giáp, và hình ảnh phá hủy các nang giáp. 
Hầu hết tiến triển cuối cùng của HT đều dẫn 
đến suy giáp, mặc dù tại một thời điểm nào đó 
có thể biểu hiện ở trạng thái bình giáp, thậm chí 
là cường giáp.1,2 Nguyên nhân gây bệnh được 
cho là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và yếu 
tố môi trường.3 Chẩn đoán xác định dựa vào 
sự hiện diện của kháng thể kháng tuyến giáp, 
chủ yếu là Anti-thyroperoxidase (Anti-TPO) và 
Anti-thyroglobulin (Anti-Tg), và/hoặc có hình 
ảnh nhu mô giảm âm trên siêu âm tuyến giáp ở 
những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng. Trên 
lâm sàng, suy giáp do HT có thể bị bỏ qua do 
các triệu chứng tiến triển từ từ và không đặc 
hiệu, chủ yếu là bướu cổ.4 Suy giáp do viêm 
tuyến giáp Hashimoto là một bệnh tự miễn ngày 
càng phổ biến, nếu không được phát hiện, điều 
trị và theo dõi kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến 
phát triển về thể chất, vận động, thậm chí tâm 
thần của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, suy giáp 
do HT là một trong những nguyên nhân cần 
được chú ý và loại trừ khi tiếp cận chẩn đoán 
bướu cổ ở trẻ em.5 Xuất phát từ những vấn đề 
trên, chúng tôi báo cáo 19 trường hợp bệnh nhi 
được chẩn đoán suy giáp do viêm tuyến giáp 
Hashimoto tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 
tháng 04/2018 đến tháng 12/2020.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
27TCNCYH 140 (4) - 2021
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
19 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp do 
viêm tuyến giáp Hashimoto được khám và điều 
trị tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, 
Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 04/2018 
đến tháng 12/2020. 
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giáp do viêm 
tuyến giáp Hashimoto gồm: 
Suy giáp: T3 giảm, FT4 giảm, và TSH tăng.
Viêm tuyến giáp Hashimoto: Kháng thể kháng 
giáp dương tính (Anti-TPO và/hoặc Anti-Tg).
2. Phương pháp 
Nghiên cứu loạt ca bệnh với mục đích thu 
thập thông tin về tuổi, giới, cân nặng, triệu 
chứng lâm sàng (bướu cổ, táo bón, nuốt 
nghẹn), kèm theo tiền sử phát triển tâm thần, 
vận động của trẻ và tiền sử gia đình về bệnh lý 
tuyến giáp. Các xét nghiệm được tiến hành tại 
khoa Sinh hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương bao 
gồm: Chức năng tuyến giáp (T3, FT4, TSH) và 
kháng thể kháng tuyến giáp (Anti – Tg và Anti – 
TPO). Siêu âm đo kích thước và mật độ tuyến 
giáp được tiến hành tại khoa Chẩn đoán hình 
ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.
3. Xử lý số liệu 
Sử dụng phần mềm STATA 15.0. Các số 
liệu được diễn tả dưới dạng các phân bố về tần 
số hoặc các tham số thống kê mô tả và được 
thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, hoặc trị số 
trung bình ± SD.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với sự tuân thủ 
về mặt y đức, được sự đồng ý của đối tượng 
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 19 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp do 
viêm tuyến giáp Hashimoto. Đặc điểm lâm sàng được tóm tắt tại bảng 1 và 2.
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, giới
Đặc điểm N Tỉ lệ (%)
Giới
Nữ 17 89,4%
Nam 2 10,6%
Tuổi (TB ± SD) tuổi 7,69 ± 2,65
Viêm tuyến giáp Hashimoto chủ yếu gặp ở bệnh nhân nữ.
Bảng 2. Tiền sử và triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng N Tỉ lệ (%)
Lý do vào viện
Bướu cổ 17 89,5%
Rụng tóc, mệt mỏi 1 5,3%
Táo bón, phù niêm 2 10,5%
Chậm phát triển thể chất, tâm thần, vận động 2 10,5%
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
28 TCNCYH 140 (4) - 2021
Triệu chứng lâm sàng N Tỉ lệ (%)
Tiền sử bản thân Bệnh lý nhược cơ 1 9,1%
Tiền sử gia đình Bệnh lý tuyến giáp 4 21%
Lý do khám bệnh và biểu hiện hay gặp nhất là bướu cổ (cổ to tăng dần).
2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp của các bệnh nhân nghiên cứu
Xét nghiệm Chỉ số Chỉ số bình thường
Chức năng tuyến giáp
T3 1,72 ± 0,56 nmol/l 1,9 – 3,7 nmol/l
FT4 9,81 ± 5,41 pmol/l 12 – 22 pmol/l
TSH 84,09 ± 80,81 mIU/l 0,7 – 6,4 mIU/l
Kháng thể kháng tuyến giáp
Anti-Tg 2462,81 ± 1787,36 U/ml < 115 U/ml
Anti-TPO 311,53 ± 237,16 U/ml 0 – 34 U/ml
Bảng 4. Đặc điểm siêu âm tuyến giáp của các bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm siêu âm tuyến giáp N Tỉ lệ (%)
Tuyến giáp tăng kích thước 2 bên, 
nhu mô giảm âm lan tỏa, không đều.
17 89,47%
Tuyến giáp teo nhỏ 2 bên 2 10,53%
Tuyến giáp to lan tỏa là hình ảnh hay gặp nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 
3. Điều trị
19 bệnh nhân suy giáp do HT được dùng liệu pháp hormon thay thế: Levothyroxin liều 3,12 ± 
0,99 mcg/kg/ngày và được khám lâm sàng theo dõi định kỳ bằng xét nghiệm hóa sinh – miễn dịch 
và siêu âm tuyến giáp.
IV. BÀN LUẬN
Trong nhóm 19 bệnh nhân được chẩn đoán 
suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto, tỉ lệ trẻ 
nữ gặp nhiều hơn trẻ nam. Kết quả này tương 
đồng với các kết quả nghiên cứu khác trên trên 
thế giới, HT gặp ở nữ nhiều hơn ở nam, tỉ lệ 
mắc bệnh giữa nữ:nam dao động từ 4:1 – 8:1 
tùy theo nghiên cứu và chủng tộc.4 Trong nghiên 
cứu này, độ tuổi trung bình của trẻ được chẩn 
đoán là 7,69 tuổi. Theo nghiên cứu của tác giả 
Jaruratanasirikul và cộng sự trên 46 bệnh nhi 
bướu cổ và có kháng thể kháng tuyến giáp, độ 
tuổi trung bình là 12,4 ± 1,7 tuổi.5 HT ít gặp trẻ 
dưới 3 tuổi, thường gặp hơn ở trẻ trên 6 tuổi 
và hay gặp nhất ở trẻ 10 -11 tuổi.4 Như vậy độ 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
29TCNCYH 140 (4) - 2021
tuổi của trẻ trong nhóm nghiên cứu của chúng 
tôi thấp hơn một số nghiên cứu khác, đặc biệt 
gặp 1 trẻ ở 31 tháng tuổi. HT bị ảnh hưởng bởi 
2 yếu tố di truyền và môi trường. Các nghiên 
cứu di truyền ở các cặp sinh đôi chỉ ra bằng 
chứng về tính nhạy cảm di truyền.6 Nghiên cứu 
của Dittmar và cộng sự cho thấy trẻ có bố mẹ 
hoặc anh chị em ruột bị HT có nguy cơ mắc 
bệnh cao hơn lần lượt là 32 và 21 lần so với 
trẻ không có tiền sử gia đình. Nghiên cứu về 
gen di truyền, giải trình tự hệ gen, hoặc phân 
tích toàn bộ hệ gen đã xác định được 7 gen 
liên quan đến bệnh lý tuyến giáp tự miễn (HLA-
DR, CD40, CTLA-4, PTPN22, Thyroglobulin 
(Tg) and TSH receptor).7 Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, chỉ ghi nhận 4 trường hợp tiền sử gia 
đình có bệnh lý tuyến giáp (2 bệnh nhi có mẹ 
và 1 bệnh nhi có bố cường giáp, 1 bệnh nhi có 
bà nội suy giáp do HT), tỉ lệ này thấp hơn rất 
nhiều so với những nghiên cứu khác. Điều này 
có thể do các thành viên trong gia đình trẻ chưa 
được tiến hành sàng lọc bệnh lý tuyến giáp và 
các bệnh lý có liên quan. Do đó, cần sàng lọc 
bệnh lý tuyến giáp tự miễn và theo dõi kéo dài 
cho những thành viên khác trong gia đình, cũng 
như phân tích gen cho trẻ. 
Tại thời điểm chẩn đoán, trẻ em mắc HT có 
thể không có triệu chứng, hoặc triệu chứng chủ 
yếu khiến bố mẹ đưa trẻ đi khám là bướu cổ. 
Chức năng tuyến giáp có thể ở những trạng 
thái khác nhau từ suy giáp đến bình giáp, thậm 
chí là cường giáp.8 Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, hầu hết bệnh nhân đi khám vì bướu 
cổ (89,5%) và hầu hết chưa có triệu chứng của 
suy giáp trên lâm sàng. Tuy nhiên, bệnh nhân 
nhỏ tuổi nhất trong nghiên cứu này đã có biểu 
hiện của suy giáp trên lâm sàng là táo bón và 
phù niêm. Tuyến giáp có chức năng chuyển 
hóa tác động lên mọi cơ quan và tế bào trong 
cơ thể, đặc biệt phát triển của hệ thần kinh, do 
đó trẻ bị suy giáp ở tuổi càng nhỏ thì ảnh hưởng 
của bệnh càng lớn. Do đó cần phát hiện sớm 
để bổ sung hormon thay thế kịp thời.4 Đã có 
nhiều báo cáo về mối liên quan giữa bệnh lý 
tuyến giáp tự miễn và bệnh nhược cơ. Trẻ có 
thể biểu hiện 2 bệnh đồng thời hoặc lần lượt 
từng bệnh. Trong nhóm nghiên cứu, có 1 bệnh 
nhân đã được chẩn đoán và điều trị nhược cơ 6 
năm, sau đó phát hiện suy giáp do HT với biểu 
hiện bướu cổ. Kiểm tra định kì chức năng tuyến 
giáp ở bệnh nhân nhược cơ là cần thiết để phát 
hiện bệnh lý tuyến giáp xuất hiện.9 Không có 
bệnh nhân nào có biểu hiện khó thở hay nuốt 
nghẹn. Điều này có thể là do bướu cổ dừng lại 
ở độ II, chỉ có 1 bệnh nhân bướu cổ độ III. 
Xét nghiệm hóa sinh cho thấy bệnh nhân 
có suy chức năng tuyến giáp với T3, FT4 giảm 
và TSH tăng. Nồng độ TSH trong HT thường 
tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình. Cụ thể trong 
nhóm nghiên cứu, nồng độ TSH trung bình là 
84,09 (17 – 288) mIU/ml. Khi tiếp cận bệnh 
nhân bướu cổ, xét nghiệm giúp chẩn đoán HT 
là 2 kháng thể Anti – Tg và Anti – TPO. Hai 
kháng thể này còn được gọi là kháng thể kháng 
microsom, trong giai đoạn đầu của HT thì Anti 
– Tg tăng rõ, Anti – TPO tăng vừa; sau đó Anti 
– Tg giảm dần và có thể biến mất, nhưng Anti – 
TPO vẫn tồn tại nhiều năm.4 Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, 19 bệnh nhân có tăng cao cả 2 
kháng thể kháng tuyến giáp với nồng độ trong 
máu tương ứng là Anti-Tg 2462,81 ± 1787,36 U/
ml và 311,53 ± 237,16 U/ml. Xét nghiệm kháng 
thể kháng tuyến giáp còn giúp cho việc theo dõi 
và tiên lượng. De Luca và cộng sự nghiên cứu 
trên 608 trẻ (Italy) xét nghiệm có tăng Anti – Tg 
và Anti – TPO, tại thời điểm chẩn đoán có 52,1% 
bình giáp, 41,4% suy giáp và 6,5% cường giáp. 
Theo dõi sau 5 năm, thì 50% số bệnh nhân có 
trạng thái bình giáp tiến triển thành suy giáp, 
50% trẻ suy giáp trở lại trạng thái bình giáp. 
Kháng thể kháng tuyến giáp tăng ở trẻ càng 
nhỏ thì nguy cơ tiến triển suy giáp càng cao.10 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
30 TCNCYH 140 (4) - 2021
Siêu âm tuyến giáp là một công cụ hữu ích để 
hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân. Siêu 
âm giúp phát hiện những nhân đơn độc hay 
bướu đa nhân. Trên siêu âm cho thấy hình ảnh 
tuyến giáp tăng kích thước, nhu mô giảm âm 
lan tỏa, phản ánh việc giảm hàm lượng chất 
keo và tăng lưu lượng máu trong tuyến giáp 
hoặc thâm nhiễm bạch cầu lympho, có thể gây 
ra xơ hóa lan tỏa.4 Trong nhóm nghiên cứu này, 
gần 90% bệnh nhân có hình ảnh siêu âm tuyến 
giáp tăng kích thước 2 bên, nhu mô giảm âm 
lan tỏa, không đều, rất ít bệnh nhân có hình ảnh 
teo nhỏ tuyến giáp.
Điều trị bằng hormon thay thế là cần thiết, 
chỉ định điều trị khi TSH>10 mIU/ml kết hợp với 
bướu cổ hoặc có tăng kháng thể kháng tuyến 
giáp.4 Trong nhóm nghiên cứu, bệnh nhân được 
bổ xung Levothyroxin liều 3,12 ± 0,99 mcg/kg/
ngày x 1 lần/ngày. Theo dõi cẩn thận chức 
năng tuyến giáp là rất quan trọng để xác định 
sự cần thiết và thời gian của liệu pháp thay thế 
hormon. Xét nghiệm T4/FT4 và TSH 4- 8 tuần/
lần khi chưa bình giáp, 6 – 12 tháng/lần khi trẻ 
đã trở về trạng thái bình giáp.
V. KẾT LUẬN
Bướu cổ là triệu chứng lâm sàng hay 
gặp nhất ở trẻ suy giáp do viêm tuyến giáp 
Hashimoto. Xét nghiệm hormon tuyến giáp và 
kháng thể kháng tuyến giáp giúp chẩn đoán và 
điều trị. Điều trị bệnh bằng liệu pháp hormon 
thay thế. Tiếp cận bệnh nhân bướu cổ ở trẻ 
em cần loại trừ nguyên nhân suy giáp do viêm 
tuyến giáp Hashimoto.
VIẾT TẮT
T3: Triidothyronine 
FT4: Free Thyoxin
TSH: Hormon kích thích tuyến giáp
Anti – Tg: Anti Thyroglobulin
Anti – TPO: Anti Thyroid Peroxidase
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Caturegli P, De Remigis A, and Rose 
NR. Hashimoto thyroiditis: Clinical and 
diagnostic criteria. Autoimmunity Reviews. 
2014;13(4):391–397.
2. Wasniewska M, Vigone MC, Cappa 
M, et al. Acute suppurative thyroiditis in 
childhood: relative frequency among thyroid 
inflammatory diseases*. J Endocrinol Invest. 
2007;30(4):346–347.
3. Radetti G, Gottardi E, Bona G, et al. 
The natural history of euthyroid Hashimoto’s 
thyroiditis in children. The Journal of Pediatrics. 
2006;149(6):827–832.
4. Sarı E, Karaoglu A,Yeşilkaya E. 
Hashimoto’s Thyroiditis in Children and 
Adolescents. In: Fang Ping Huang. Autoimmune 
Disorders - Current Concepts and Advances 
from Bedside to Mechanistic Insights. Croatia, 
Rijeka: InTech. 2011:27-40.
5. Jaruratanasirikul S, Leethanaporn 
K, Khuntigij P, et al. The Clinical Course 
of Hashimoto’s Thyroiditis in Children and 
Adolescents: 6 Years Longitudinal Follow-
up. Journal of Pediatric Endocrinology and 
Metabolism. 2011;14(2):177–184.
6. Villanueva R, Greenberg DA, Davies TF 
et al. Sibling recurrence risk in autoimmune 
thyroid disease. Thyroid. 2003;13(8):761–
764.
7. Dittmar M, Libich C, Brenzel T et al. 
Increased familial clustering of autoimmune 
thyroid diseases. Horm Metab Res. 
2011;43(3):200–204.
8. Noczýnska A, Wasikowa R, Zaleska-
Dorobisz U et al. Chronic autoimmune thyroid 
disease in children and adolescents in the 
years 1999-2004 in Lower Silesia, Poland. HJ. 
2005;4(1):45–48.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
31TCNCYH 140 (4) - 2021
9. Mohamed N, Mohd Zin F, Mohd Yusoff 
S. An association of myasthenia gravis with 
Hashimoto’s thyroiditis in a patient with a 
multinodular goitre. Malays Fam Physician. 
2017;12(2):29–31.
10. Wang SY, Tung YC, Tsai WYet al. Long-
term outcome of hormonal status in Taiwanese 
children with Hashimoto’s thyroiditis. Eur J 
Pediatr. 2006;165(7):481–483.
Summary
HASHIMOTO’S THYROIDITIS INDUCED 
HYPOTHYROIDISM IN CHILDREN
Hashimoto’s thyroiditis (HT) is a common autoimmune disease which causes acquired 
hypothyroidism in children and adolescence. Unless diagnosed and treated, patients have growth 
delay, developmental and mental retardation. Our purpose is to describe the clinical characteristics, 
biochemical tests and treatment in patients diagnosed with HT induced hypothyrodism. This is a case 
series study of 19 patients diagnosed with HT induced hypothyroidism receiving inpatient treatment 
at the Vietnam National Children’s Hospital from April 2018 to December 2020. The patients had the 
mean age of 7,69 ± 2,65 years old. Common complaint was goiter. Hypothyroidism was confirmed 
by thyroid hormones tests and circulating antithyroid antibodies. Our patients were treated with 
Levothyroxin at the dose of 3,12 ± 0,99 mcg/kg/day. 
Keywords: Hashimoto’s thyroiditis in children, hypothyroidism, autoimmune thyroiditis.

File đính kèm:

  • pdfsuy_giap_do_viem_tuyen_giap_hashimoto_o_tre_em.pdf