Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot

Purpose: To evaluate the surgical result of cuboid decancellation combined with selective

soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot. Surgical result was

classified according to McKay’s system.

Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 127 patients diagnosed

with congenital club foot, in which there were 180 feet, 53 patients with 2 club feet from

January 2008 to December 2012 at the Orthopedics Department of the Vietnam National

Children’s Hospital.

Results: Postoperatively, we got excellent result in 50.6%, good result in 42.2%, fair result

in 6.1% and bad result in 1.1%.

Conclusion: Generally, the procedure of selective soft tissue release combined with cuboid

decancellation showed an outstanding result with good to excellent result of 92.8%. Surgical

procedure is simple, safe, and applicable for all patients with clubfood deformyties.

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 1

Trang 1

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 2

Trang 2

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 3

Trang 3

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 4

Trang 4

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 5

Trang 5

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 6

Trang 6

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 7

Trang 7

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 8

Trang 8

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 6680
Bạn đang xem tài liệu "Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot

Surgical result of cuboid decancellation combined with selective soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot
Research Paper
Surgical Result of Cuboid Decancellation Combined with 
Selective Soft Tissue Release in Children Under 24 Months with 
Congenital Clubfoot
Le Tuan Anh, Nguyen Ngoc Hung
Vietnam National Children’s Hospital, 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 30 December 2020
Revised 30 January 2021; Accepted 29 March 2021
Abstract
Purpose: To evaluate the surgical result of cuboid decancellation combined with selective 
soft tissue release in children under 24 months with congenital clubfoot. Surgical result was 
classified according to McKay’s system.
Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 127 patients diagnosed 
with congenital club foot, in which there were 180 feet, 53 patients with 2 club feet from 
January 2008 to December 2012 at the Orthopedics Department of the Vietnam National 
Children’s Hospital.
Results: Postoperatively, we got excellent result in 50.6%, good result in 42.2%, fair result 
in 6.1% and bad result in 1.1%.
Conclusion: Generally, the procedure of selective soft tissue release combined with cuboid 
decancellation showed an outstanding result with good to excellent result of 92.8%. Surgical 
procedure is simple, safe, and applicable for all patients with clubfood deformyties.
Keywords: Congenital clubfood, forefoot adducted; accessory navicular; medial to posterior 
release; cuneiform bone; cuneiform opening
* Corresponding author.
E-mail address: huongtuanbs71@gmail.com
https://doi.org/10.47973/jprp.v5i2.307
1
Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9
2 L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9
I. Đặt vấn đề
Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn là 
một biến dạng phức tạp thường gặp, cứ mỗi 
1000 trẻ sơ sinh có khoảng 1 - 2 trẻ mắc dị tật 
này [1]. Mục tiêu lâu dài của liệu pháp điều trị 
là giúp bàn chân hoạt động đúng chức năng, 
không bị đau, có thể đi bằng gan bàn chân 
với khả năng linh hoạt cao, không để lại sẹo 
xương, không cần điều chỉnh giày dép [6,7].
Nhiều nghiên cứu đã bước đầu thành công 
điều trị dị tật khoèo chân bằng phương pháp 
nắn chỉnh và bó bột của Ponseti [8,9]. Phẫu 
thuật giải phóng mô mềm diện rộng được tiến 
hành khi phương pháp Ponseti không mang lại 
kết quả đối với những trẻ bị khoèo chân lâu 
ngày hoặc dị tật tái phát làm khả năng khung 
đỡ của bàn chân kém hơn [8,10].
Các phẫu thuật giải phóng mô mềm diện 
rộng thường có kết quả triệt để [11] nhưng lại 
Kết quả phẫu thuật lấy bỏ xốp xương hộp kết hợp với 
giải phóng mô mềm chọn lọc ở trẻ dưới 24 tháng tuổi mắc 
bàn chân khoèo bẩm sinh
Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Hưng
Bệnh viện Nhi Trung ương, 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 30 tháng 12 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 30 tháng 1 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 3 năm 2021
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy bỏ xốp xương hộp và kết hợp giải phóng mô 
mềm chọn lọc điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Kết quả phẫu 
thuật được phân loại theo hệ thống McKay trong khoảng thời gian theo dõi từ 5 năm - 11 
năm.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 127 bệnh nhi dưới 24 tháng tuổi được chẩn 
đoán bàn chân khoèo bẩm sinh, bao gồm 180 bàn chân, 53 bệnh nhân có chân khoèo hai bên 
từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2012 tại Khoa Chỉnh hình Nhi Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả: Sau phẫu thuật, 50,6% trường hợp thu được kết quả rất tốt, 42,2% thu được kết 
quả tốt; 6,1% thu được kết quả khá và 1,1% thu được kết quả kém.
Kết luận: Phẫu thuật giải phóng mô mềm chọn lọc kết hợp với nạo lớp xốp xương hộp cho 
thấy kết quả từ tốt tới rất tốt đạt 92,8%. Quy trình phẫu thuật đơn giản, an toàn và có thể áp 
dụng cho mọi trường hợp khuyết tật khoèo chân.
Từ khóa: Khoèo chân bẩm sinh; khép phần trước bàn chân; ví trí hình thuyền; giải phóng 
phần giữa sau; thủ thuật mở xương nêm xương.
* Tác giả liên hệ
E-mail address: huongtuanbs71@gmail.com
https://doi.org/10.47973/jprp.v5i2.307
L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9 3
có nguy cơ biến chứng và có tới 47% bệnh 
nhân cần phẫu thuật bổ sung [8]. Từ kết quả 
phẫu thuật phần mềm ở trẻ dưới 24 tháng tuổi 
có bàn chân khoèo chúng tôi tiến hành phẫu 
thuật kết hợp làm rời phần mềm mặt trong bàn 
chân, lấy bỏ xốp xương hộp, cố định xương 
hộp, và xương gót với mục tiêu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy bỏ xốp 
xương hộp và kết hợp giải phóng mô mềm 
chọn lọc điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh cho 
trẻ dưới 24 tháng tuổi
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tiêu chuẩn chọn: Bệnh nhân có bàn chân 
khoèo bẩm sinh trên 3 tháng đến dưới 24 tháng 
tuổi đã nắn chỉnh hoặc điều trị bảo tồn bằng bột 
thất bại được phẫu thuật tại khoa Chỉnh hình 
Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2008 
đến tháng 12/2012
+ Tiêu chuẩn loại trừ: BN mắc các loại dị 
tật khác như tật nứt đốt sống, bệnh lý thương 
tổn thần kinh, chứng co cứng khớp, tật vẹo 
xương đốt bàn chân vô căn.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận 
tiện từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 
2012. Cỡ mẫu: 127 bệnh nhân
- Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả 
cắt ngang
- Phương pháp tiến hành:
+ Thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án: giới, 
tuổi, Đánh giá và phân loại dị tật khoèo theo 
phương pháp Diméglio [11], đánh giá sau 
phẫu thuật
+ Phương pháp phẫu thuật
Giải phóng mô hay phần mềm chọn lọc
Vết rạch da mở gân Achille. Sau đó có thể 
gập mu bàn chân thêm khoảng 15 đến 20° sau 
khi mở gân. Nếu bàn chân có góc gập mu bàn 
chân <5° khi gối thẳng, thì cần tiến hành mở 
bao xương chày - sên phía sau.
Vết rạch da thứ hai vào vùng ở giữa bàn 
chân dài 5cm theo hình vòng cung bắt đầu 
ngay phía trước của xương bàn I tới bên dưới 
mắt cá trong. Bộc lộ cắt điểm bám gân chày 
sau, mở bao khớp phía trong, xác định cắt dây 
chằng Delta bên và cắt ngang (dây chằng Delta 
phía trên) khi góc vẹo của gót lớn hơn 20˚.
Phẫu thuật cắt bỏ lớp xốp xương hộp
Xương hộp sẽ lộ ra sau vết rạch 4cm theo 
đường dọc cạnh bên của bàn chân, bắt đầu 
ngay ở phía trước giữa xương bàn số 4 và số 5 
tới phía dưới của mắt cá ngoài (hình 1(a)). Tạo 
một nắp đậy hình thoi nhỏ lên trên mặt lưng 
của xương hộp có đường kính từ 5-8cm (Hình 
1(b)), Dùng thìa nạo phẫu thuật nhỏ để nhẹ 
nhàng lấy bỏ lớp xốp xương hộp (xem Hình 
1(c)). Sau đó, xoay bàn chân ra ngoài 20˚ và 
xoay úp sấp phần trước bàn chân tại điểm giữa 
bàn chân để chỉnh sửa tật ngửa bàn chân và 
làm xẹp xương hộp; sử dụng đinh Kirschner 
1.5mm xuyên qua xương đốt bàn chân thứ 5, 
xương hộp và xương gót để đậy cố định xương 
hộp đã làm xẹp (Xem Hình 1 (d), 4, 5, 6).
Chăm sóc sau phẫu thuật
Cố định bàn chân bằng bột bó qua khớp 
gối, giữ phần khớp gối gấp 60˚ và giạng bàn 
chân 20˚. Thay bột sau 1 tuần và 3 tuần sau 
phẫu thuật, bàn chân luôn được đệm lót. Thay 
bột lần thứ 3 sau phẫu thuật 6 tuần. Tổng thời 
gian bó bột là 12 tuần. Tiếp theo, tháo bỏ đinh 
Kirschner và bó bột tròn dưới gối thêm 8 tuần. 
Trẻ dùng giầy chỉnh suốt 6 tháng
(a) (b)
4 L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9
(c) (d)
Hình 1. (a) Rạch da 4cm, bắt đầu ngay từ 
phía trước tâm điểm giữa xương bàn số 4 và 
số 5 tới phía dưới của mắt cá cạnh bên, (b) 
Tạo một nắp đậy hình thoi nhỏ lên trên mặt 
lưng của xương hộp có đường kính từ 5-8cm, 
(c) dùng thìa nạo phẫu thuật nhỏ để nhẹ nhàng 
cắt bỏ lớp xốp xương hộp, (d) xoay úp sấp 
phần trước bàn chân tại điểm giữa bàn chân để 
chỉnh sửa tật ngửa bàn chân và giang rộng 20˚; 
sử dụng dây Kirschner 1.5mm nối qua xương 
đốt bàn chân thứ 5, xương hộp và xương gót 
để đậy và giữ cố định miếng hình thoi
Hình 2. Tạo một nắp đậy hình thoi nhỏ lên 
trên mặt lưng của xương hộp.
Hình 3. Dùng thìa nạo phẫu thuật nhỏ để nhẹ 
nhàng cắt bỏ lớp xốp xương hộp.
Hình 4. Xoay bàn chân úp sấp và giang rộng 20˚
Hình 5. Hình ảnh dây Kirschner nối qua 
xương đốt bàn chân thứ 5, xương hộp và 
xương gót trên phim thẳng
Hình 6. Hình ảnh dây Kirschner nối qua 
xương đốt bàn chân thứ 5, xương hộp và 
xương gót trên phim nghiêng
Theo dõi sau phẫu thuật
Để đánh giá kết quả điều trị, chúng tôi đã 
sử dụng thang điểm của McKay [20]. (Bảng 
2): 175 - 180 điểm: rất tốt, 160 - 174 điểm: tốt; 
125 - 159 điểm: khá; 90 - 124 điểm: kém và 
dưới 90 điểm: thất bại.
L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9 5
Bảng 1. Hệ thống tính điểm chung để đánh giá kết quả điều trị 
dị tật bàn chân khoèo theo McKay [10] 
Danh mục
Điểm trừ từ điểm 
chuẩn 180 điểm
1. Chuyển động của mắt cá chân
Lớn hơn 90˚ Nhó hơn 90˚ Tổng
10 40 50 0
10 30 40 -10
10 25 25 -20
Nhỏ hơn 10 Nhỏ hơn 25 Nhỏ hơn 35 -30
2. Góc giữa mặt phẳng hai mắt cá và mặt phẳng dọc bàn chân 
83˚ đến 90˚ 0
76˚ đến 82˚ -10
50˚ đến 75 -20
3. Sức bền của cơ ba đầu cẳng chân
Cơ thể đứng các ngón chân, chỉ bằng một chân 0
Cơ thể đứng các ngón chân, bằng hai chân -10
Cơ thể không thể đứng bằng ngón chân -20
4. Gót chân
0˚ đến 5˚ vẹo ngoài 0
5˚ đến 10˚ vẹo ngoài -5
Vẹo ngoài lớn hơn 10˚ -10
Vẹo trong -10
5. Phần trước bàn chân
Bình thường 0
Bị khép hoặc giạng ra đến 5˚ -5
Lớn hơn 5˚ -10
6. Cơ gấp dài ngón chân cái
Chức năng bình thường 0
Không hoạt động -10
7. Mức đau mắt cá chân
Thường không thể hoạt động -30
Có thể chịu đựng được trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày -20
Đi khập khiễng vào cuối ngày -10
Chỉ thấy khó chịu khi chạy -5
6 L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9
III. Kết quả
- Tuổi phát hiện bệnh: Trong 127 bệnh nhân 
gồm 180 bàn chân (53 BN bị tật cả 2 chân). Dị 
tật 2 chân chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 12 - 
18 tháng chiếm 44,9%, 6 - 12 tháng: 20,5%; ít 
nhất là độ tuổi 18- 24 tháng (19,7%).
- Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật
* Khả năng xoay:
+170 (94.4%) bàn chân của 119 bệnh nhân 
co khả năng xoay cả bàn chân trong mặt phẳng 
nằm ngang đạt mức như bàn chân bình thường
+ 08 bàn chân của 6 bệnh nhân có thể xoay 
> 5˚m đến ≤ 10˚
+ 02 bàn chân của 2 bệnh nhân có thể xoay 
> 10˚ đến ≤ 20˚.
* Mức độ vẹo:
+ 153 (85.0%) bàn chân của 107 bệnh nhân 
trở về mức bình thường
+ 21 bàn chân của 16 bệnh nhân vẹo vào > 
5˚ đến ≤ 10˚
+ 0 6 bàn chân của 4 bệnh nhân vẹo vào > 
10˚ đến ≤ 20˚.
* Dị tật bàn chân ngựa:
+ 176 (97.8%) bàn chân của 124 bệnh nhân 
có dị tật bàn chân ngựa tiến triển về mức của 
bàn chân bình thường
+ 01 bàn chân của 1 bệnh nhân có dị tật bàn 
chân ngựa > 5˚ đến ≤ 10˚
+ 03 bàn chân của 2 bệnh nhân còn > 10˚ 
đến ≤ 20˚.
- Kết quả X quang sau phẫu thuật
+ Giá trị trung bình của chỉ số góc xương 
sên - gót sau phẫu thuật tăng so với trước khi 
phẫu (26.5˚ so với 73.8˚) với p< 0,05
+ Góc xương sên - gót trên XQ nghiêng: 
Sau phẫu thuật tăng hơn trước phẫu thuật (7.8˚ 
so với 40.7˚).
+ Góc xương sên - gót trên XQ thẳng: ở 
lần khám sau cùng (33.1˚) tăng hơn trước phẫu 
thuật (14.1˚).
+ Giá trị trung bình của góc Sên - Xương 
bàn I từ 25.1˚ (20.9˚ - 39.5˚) trước phẫu thuật 
còn 14.5˚ (11.2˚ - 20.4˚) ở lần khám sau cùng.
+ Góc Gót - Xương bàn V thay đổi từ 24.9˚ 
(19.3˚- 42.3˚) trước phẫu thuật so với 4.2˚ 
(3.1˚ - 5.2˚) ở lần theo dõi sau cùng.
Danh mục
Điểm trừ từ điểm 
chuẩn 180 điểm
8. Mức đau của khớp dưới sên
Thường không thể hoạt động -20
Có thể chịu đựng được trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày -20
Đi khập khiễng vào cuối ngày -10
Chỉ thấy khó chịu khi chạy -5
9. Đi giày
Có thể chọn kiểu giày sản xuất sẵn -5
Bàn chân làm biến dạng giày -10
Không đi vừa giày -15
10. Thể thao
Có thể tham gia cạnh tranh trong thể thao 0
Không thể tham gia vì chân đau -15
L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9 7
+ 69 bàn chân (38.3%) có hiện tượng trật 
khớp xương sên - thuyền nhẹ. Ở lần theo dõi 
sau cùng, biến dạng này còn 7 bàn chân (3.9%).
- Kết quả chung
+ Kết quả rất tốt: 91 (50.6%); Tốt: 76 
(42.2%); Khá: 11 (6.1%); và Kém 2 (1.1%).
+ Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Kết quả rất tốt và 
tốt: 57 bàn chân (89.1%).
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi: Kết quả rất tốt và 
tốt: 110 bàn chân (94.8%).
IV. Bàn luận
4.1. Độ tuổi tiến hành phẫu thuật
Nhiều nhà phẫu thuật chỉnh hình đều cho 
rằng dị tật bàn chân khoèo mức nặng cần phải 
được điều trị bằng phẫu thuật và nên điều trị 
sớm nhất có thể khi bệnh nhân trong giai đoạn 
3 - 6 tuổi. Chúng tôi không tiến hành phẫu 
thuật cho bệnh nhân thuộc mức độ 1 theo hệ 
thống Diméglio và độ tuổi phẫu thuật là 27 
bàn chân ở độ tuổi 4 - 6 tháng, 37 bàn chân 
ở độ tuổi 6 - 12 tháng, 80 bàn chân ở độ tuổi 
12 -18 tháng và 36 bàn chân khoảng 18 - 24 
tháng tuổi. Kết quả thu được tốt nhất ở những 
trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi
4.6. Giải phóng mô mềm chọn lọc (Bàn luận 
theo kết quả)
Việc kéo dài gân Achilles áp dụng đối với 
biến dạng bàn chân ngựa và có thể được thực 
hiện bằng cách kéo dài gân mở hoặc cắt gân 
dưới da. Phẫu thuật cắt gân Achilles dưới da an 
toàn cho trẻ dưới 18 tháng tuổi. Tất cả các bệnh 
nhân trong nghiên cứu này đều dưới 24 tháng 
tuổi và đều được kéo dài gân gót Achilles bằng 
thủ thuật cắt gân dưới da một cách dễ dàng và 
an toàn.
Hình 7. 5 năm sau khi phẫu thuật, bệnh nhân 
có thể tự đứng trên ngón chân của mình.
Hình 8. Tình trạng của gân gót sau 15 năm 
tiến hành phẫu thuật giải phẫu.
4.7. Phẫu thuật xương đối với dị tật bàn chân 
khoèo
Quá trình phẫu thuật của chúng tôi liên quan 
tới việc giải phóng mô mềm chọn lọc ở giữa và 
cắt bỏ lớp xốp xương mà không tiến hành mở 
bao khớp xương gót hộp và chèn xương chêm 
vào xương hộp và theo sau đó là xoay úp sấp 
và giạng bàn chân và sử dụng phương pháp 
cố định thông dụng dùng đinh Kirchner dọc 
từ xương bàn V qua xương hộp tới xương gót. 
Làm như vậy để tránh va chạm giữa xương 
gót hộp và xương bàn số 5. Ở lần theo dõi sau 
8 L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9
cùng, phim chụp X quang đã cho thấy không 
có sự bất thường ở các xương này hoặc không 
xuất hiện viêm khớp xương mãn tính hay thay 
đổi thoái hóa nào khác và xương hộp không bị 
hoại tử ở lần theo dõi sau cùng.
Theo kết quả theo dõi lần sau cùng của 
chúng tôi, kết quả rất tốt và tốt khi sử dụng 
phương pháp giải phóng mô mềm chọn lọc và 
lấy bỏ xốp xương hộp là 92,5% và kết quả kém 
chỉ là 1.1% .
V. Kết luận
Sau phẫu thuật 127 bệnh nhân với 180 bàn 
chân khoèo bẩm sinh, chúng tôi rút ra kết luận:
- Kết quả về lâm sàng: 170 bàn chân có khả 
năng xoay như bình thường (chiếm 94,4%); 
153 bàn chân không còn vẹo (85%); 176 bàn 
chân không còn dị tật bàn chân ngựa (97,8%)
- Kết quả về XQ: Góc xương sên - gót sau 
phẫu thuật tăng so với trước phẫu thuật (73.8˚ 
so với 26.5˚) với p< 0,05; Góc Sên - Xương 
bàn I thay đổi từ 25.1˚ trước phẫu thuật còn 
14.5˚ sau phẫu thuật; Góc Gót - Xương bàn V 
thay đổi từ 24.9˚ trước phẫu thuật so với 4,2˚ 
sau phẫu thuật; trước phẫu thuật có 38.3% trật 
khớp xương sên - thuyền nhẹ, sau phẫu thuật 
chỉ còn 3.9%
- Kết quả chung: rất tốt và tốt chiếm 92.8%, 
khá và kém chỉ là 7.2%.
Tài liệu tham khảo
[1] Wynne-Davies R. Genetic and 
environmental factors in the etiology 
of talipes equinovarus. Clin Orthop 
1972;84:9-13
[2] Matthew AH, Jan ED, Jen-Chen H et al. 
Ponseti method compared with surgical 
treatment of clubfoot - A prospective 
comparison. The Journal of Bone and 
Joint Surgery (American) 2010;92-
A:270-278.
[3] Ippolito E, Fatsetti P, Caterini Rv et 
al. Long-Term Comparative Results 
in Patients with Congenital Clubfoot 
Treated with Two Different Protocols. 
The Journal of Bone & Joint Surgery 
2003;85-A(7):1286-1294
[4] Cooper DM, Dietz FR. Treatment 
of idiopathic clubfoot. A thirty-year 
follow-up note. J Bone Joint Surg Am 
1995;77(10):1477-89. https://10.2106/ 
00004623-199510000- 00002
[5] Laaveg SJ, Ponseti IV. Long-term results 
of treatment of congenital club foot. J 
Bone Joint Surg Am 1980;62(1):23-31.
[6] Dobbs MB, Rudzki JR, Purcell DB, 
Walton T et al. Factors predictive of 
outcome after use of the Ponseti method 
for the treatment of idiopathic clubfeet. J 
Bone Joint Surg Am 2004; 86(1):22-27. 
https://10.2106/00004623-200401000- 
00005.
[7] Morcuende JA, Dolan LA, Dietz FR 
et al. Radical reduction in the rate of 
extensive corrective surgery for clubfoot 
using the Ponseti method. Pediatrics 
2004; 113(2):376-380. https:// 10.1542/
peds.113.2.376.
[8] Park SS, Kim SW, Jung BS, Lee HS, Kim 
JS (2009). Selective soft-tissue release 
for recurrent or residual deformity after 
conservative treatment of idiopathic 
clubfoot. J Bone Joint Surg [Br]; 91-
B:1526-1530
[9] Bensahel H, Csukonyi Z, Desgrippes 
Y, Chaumien JP. Surgery in residual 
clubfoot: one-stage medioposterior 
release “à la carte”. J Pediatr 
Orthop 1987; 7(2):145-8. https:// 
10.1097/01241398-198703000-00005
L.T. Anh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 1-9 9
[10] McKay DW. New concept of and 
approach to clubfoot treatment: 
Section III--evaluation and results. J 
Pediatr Orthop 1983; 3(2):141-148. 
https://10.1097/01241398-198305000 
-00001.
[11] Diméglio A, Bensahel H, Souchet 
P et al. Classification of clubfoot. J 
Pediatr Orthop B 1995; 4(2):129-136. 
https:// 10.1097/01202412-199504020-
00002.

File đính kèm:

  • pdfsurgical_result_of_cuboid_decancellation_combined_with_selec.pdf